Các lễ hội ngày 21 tháng 3 Âm Lịch - Hội Làng Lộng Khê
Các lễ hội ngày 21 tháng 3 Âm Lịch - Hội Làng Lộng Khê
1. Hội Làng Lộng Khê
Thời gian: tổ chức vào ngày 21 tháng 3 âm lịch.
Địa điểm: Làng Lộng Khê, xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn và tưởng nhớ tới công đức của quốc sư Dương Không Lộ, thái úy Lý Thường Kiệt.
Nội dung: Ngày 21 tháng 3 là ngày khai hội, sau tiếng trống khai hội, các giáp trong làng theo ngôi thứ lần lượt vào tế Thánh. Sau lễ tế Thánh là nghi lễ rước nước, dân làng rước kiệu ra bến đò Chanh, dùng thuyền ra tận ngã ba sông làm lễ và thả xuống sông một vòng tròn, nước được múc bên trong vòng tròn đổ vào choé rồi đưa lên kiệu rước về đền. Đây là một nghi lễ không thể thiếu trong lễ hội, thể hiện lòng tôn kính đối với vị thánh của làng, đồng thời thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, cầu mong sự may mắn đến với dân làng trong năm. Rước nước thực chất là nghi lễ nông nghiệp. Đối với người nông dân xưa nước là yếu tố đầu tiên trong các yếu tố “nước, phân, cần, giống”để đảm bảo cho một vụ mùa bội thu.
Cùng với tế lễ và rước nước, lễ hội đền Lộng Khê còn có nhiều trò chơi dân gian như đánh đáo đĩa, đánh cờ người, múa tứ linh, thi bắt vịt, thi thả diều, kéo chữ, hát đúm, múa bát dật, tục rước đuốc và đốt cây đình liệu.
Qua tìm hiểu của các nhà nghiên cứu, múa bát dật hay còn gọi là “Bát dật vũ ơ đình” là một điệu múa cổ có nguồn gốc từ múa cung đình. Múa bát dật được thực hiện ở trung cung để chúc thánh. Về sự có mặt của của điệu múa này tại làng Lộng Khê, các cụ trong làng cho biết: cách đây gần một thế kỷ, một chàng trai người làng Lộng Khê giỏi văn hay chữ làm nghề dạy học để kiếm sống đã truyền dạy cho dân làng. Ông tên là Ngô Quang Nhuệ, lúc trẻ đi rất nhiều nơi để dạy học, lúc già trở về làng ông đã cùng với Lê Đức Ai - người giàu nhất làng Lộng Khê thời đó lập nên đội múa của làng. Múa bát dật do 32 cô gái tuổi từ 13 đến 18 đầu đội mũ kiểu có 3 ngọn đèn đỏ, cổ đeo xiêm, mặc quần đen, áo năm thân màu hoa đào, chân đi hài, tay cầm quạt được chia thành bốn hàng thể hiện. Điệu múa gồm 6 lớp múa chính: bát dật, xe chỉ guộn tơ, múa tiên, múa hoa hồi, múa bát môn, múa bát giác và nghi thức lễ thánh. Theo PGS.TS. Trần Lâm Biền, múa bát dật với những động tác trữ tình, uyển chuyển và mềm mại nhịp nhàng được lặp đi lặp lại là biểu hiện tính nông dân một cách rõ nét; nó phản ánh tính cách của người nông dân Việt là làm việc theo mùa, với một chu trình khép kín. Khi xem múa bát dật ta thấy động tác tay nhiều hơn động tác chân với cánh tay không vươn qua đầu nên còn thể hiện sự gắn bó, thân thiện giữa thần linh với đời thường, với người dân để sẵn sàng nghe những lời nguyện cầu của họ. Đó cũng là tính chất chung của lễ hội, bởi khi thực hiện các nghi lễ, trong mối quan hệ giữa thần linh và con người, người ta dùng động tác tay là chính. Vì thế, múa bát dật phản ánh tâm hồn của người nông dân Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng múa bát dật phù hợp với sân khấu chèo cổ từ trang phục đến động tác múa và nhạc đệm. Có lẽ vì thế nên điệu múa cung đình này đã tồn tại trong sinh hoạt văn hóa của cộng đồng cư dân Lộng Khê một thời gian dài như vậy. Người dân Lộng Khê rất tự hào với điệu múa cổ của quê hương. Hiện nay làng Lộng Khê có hai đội múa bát dật, một đội múa của những người khoảng 30 đến 40 tuổi và một đội múa của các cô gái trẻ từ 15 đến 18 tuổi.
Cùng với múa bát dật, tục rước đuốc và đốt cây đình liệu là một trong những nghi lễ độc đáo, thu hút mọi tầng lớp dân cư làng Lộng Khê và các làng lân cận trong dịp lễ hội. Tục đốt cây đình liệu ở làng Lộng Khê bắt nguồn từ một câu truyện mang tính tâm linh huyền bí: cách đây từ rất lâu, vào đêm 24 tháng 3 âm lịch, trong cùng một thời điểm, dân làng Lộng Khê đều nhất loạt thấy vị thần linh độ thế ở trong nhà mình, nhưng sau lại biến mất; vì thế, không ai bảo ai, mỗi gia đình đều đều đốt một bó đuốc để đi tìm vị thần đó và cuối cùng tập trung lại tại sân đền. Những bó đuốc nhỏ được gom thành một bó đuốc lớn cháy sáng cả một khoảng trời. Từ đó đến nay, cứ đến đêm 24 tháng 3 hàng năm, dân làng lại tổ chức rước đuốc và đốt cây đình liệu. Cây đình liệu được người dân Lộng Khê bó bằng tre luồng khô. Việc bó cây đình liệu được phân bổ luân phiên cho từng thôn, ban đầu là những bó nhỏ, sau gộp lại thành một cây lớn, có đường kính gốc từ 1,2 đến 1,5m, ngọn khoảng 0,7m và cao từ 15 đến 18m. Sau khi bó xong, cây đình liệu được sơn màu đỏ, có họa tiết tản vân, lưỡng long chầu nguyệt, quanh thân có treo cờ hội, cờ thần. Ngọn cây đình liệu được tẩm dầu, có dây dẫn xuống phía dưới.
Đến giờ đã chọn, cụ mạnh bái của làng được giao nhiệm vụ làm lễ trong cung cấm để xin lửa thánh- ngọn lửa thiêng. Sau đó lửa thánh được rước từ trong cung cấm ra sân đình và được châm vào các dây dẫn xung quanh cây đình liệu. Lửa sẽ theo dây dẫn có tẩm dầu cháy lên đến ngọn cây. Cùng với pháo hoa, cây đình liệu trở thành bó đuốc khổng lồ chiếu sáng cả một vùng trong tiếng hò reo của người dân quanh vùng. Trên sân đền, dân làng mỗi người một bó đuốc nhỏ được châm từ ngọn lửa thiêng rước từ cung cấm ra và bắt đầu rước đuốc quanh làng. Dân làng tin rằng, việc rước đuốc là đem ngọn lửa của Thánh (mà thực chất là dòng sinh lực) đi quanh làng để sinh lực tràn ra khắp làng. Còn ngọn lửa/dòng sinh lực được truyền từ ngọn cây đình liệu xuống đất cũng mang ý nghĩa là dòng sinh lực từ bầu trời tràn xuống trần gian. Trong khi cây đình liệu cháy các cụ bà niệm Phật cầu mong mọi điều tốt lành, hạnh phúc đến với dân làng Lộng Khê. Ngoài ra, dân Lộng Khê còn tin rằng, làn khói của cây đuốc lớn ấy sẽ chuyển tải những lời cầu nguyện của con người lên tầng trên đến các vị thần linh, để những đấng thiêng liêng thực hiện như điều cầu nguyện của dân làng. Như thế, trong trường hợp này, cây đình liệu đã mang tư cách của “cây phúc”, cây sinh lực, bởi có màu đỏ là mầu của sinh khí, của sự sống. Rõ ràng là, qua lễ hội, qua những nghi thức vừa thực hiện với vị Thánh của mình, người dân có cảm giác được “hoà đồng” với thế giới siêu nhiên và chắc chắn sẽ được ban cho cuộc sống no đủ, hạnh phúc.
Ngày nay, lễ hội đền Lộng Khê vẫn được dân làng và chính quyền địa phương hết sức quan tâm nên tổ chức lễ hội rất công phu và thu hút được mọi tầng lớp nhân dân tham gia với lòng thành kính vị thánh của mình. Họ cũng mong muốn qua lễ hội, sẽ quảng bá được những nét văn hóa đặc sắc của Lộng Khê tới với nhân dân Thái Bình nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Qua trao đổi với các cụ cao niên trong làng, nguyện vọng của người dân muốn được nhà nước đầu tư kinh phí để tu bổ và quy hoạch lại di tích một cách hợp lý, đồng thời để lễ hội làng Lộng Khê đến được với nhân dân cả nước qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Đây không chỉ là mong muốn của người dân địa phương mà còn là trách nhiệm của những người làm công tác văn hóa, những người có trách nhiệm tìm hiểu và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống trong các sinh hoạt văn hóa tại các làng quê. Lễ hội là nơi để người dân giao lưu, thể hiện hết khả năng của từng cá nhân trong sinh hoạt cộng đồng, tạo ra sự gắn bó trong đời sống hàng ngày. Lễ hội cũng nhắc nhở người dân nhớ tới công lao của tổ tiên, của những người có công với dân với nước thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và để những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp mãi trường tồn trong nhân dân.
2. Hội Chùa Đọi
Thời gian: tổ chức vào ngày 21 tháng 3 âm lịch.
Địa điểm: xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Đối tượng suy tôn: nhằm thờ Phật và vua Lý Nhân Tông (Là vị vua hiền tài, có nhiều chính sách trấn hưng đất nước).
Nội dung: Từ sáng sớm, đoàn rước kiệu đã hành lễ từ chân núi lên chùa làm lễ, dâng hương tưởng niệm Lý Nhân Tông, người có công mở mang xây dựng chùa. Sau phần lễ dâng hương là các đội tế nam quan, tế nữ quan tạ ơn Trời Phật. Về phần hội, vào ngày lễ hội chùa Đọi Sơn, có nhiều trò vui được tổ chức như nấu cơm thi, thi dệt vải, bơi thuyền, hát chèo, hát đối, hát giao duyên, hội chọi gà, tổ tôm điếm, múa tứ linh, dấu vật, đánh cờ người.
3. Hội Nghinh Ông
Thời gian: Tổ chức vào ngày 21 tháng 3 âm lịch.
Địa điểm: xã Kinh Ba, huyện Long Phú, tỉnh Sóc trăng.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn cá Ông.
Nội dung: Hàng năm, vào sáng ngày 21/3 ÂL, nhân dân vùng biển Kinh Ba cùng đông đảo du khách trong và ngoài huyện hội tụ về Lăng Ông để bắt đầu lễ hội. Đoàn Đào Thầy (Hầu Ông) tiến hành những nghi thức lễ truyền thống sau đó tham gia diễu hành cùng đoàn múa lân rồi lên tàu ra biển cúng Ông. Tàu chính được trang trí như thuyền rồng, chở kiệu, cờ, lọng, đồ cúng tế. Phò kiệu Ông là các học trò lễ và một số nghệ sỹ của đoàn hát bội sẽ xuất phát đầu tiên, theo sau là hàng trăm chiếc tàu đánh cá của những ngư dân cùng nhân dân địa phương và du khách đến tham quan. Trên đường ra biển, đoàn tiến hành các nghi thức cúng vái, cầu cho mưa thuận gió hòa, ngư dân có mùa bội thu… Lễ vật cúng được bày đặt khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là thịt heo, thịt vịt, rượu, trái cây cùng hoa tươi,… Sau khi cúng vái xong, đại diện Đoàn nghi lễ sẽ cầu nguyện xin keo, xin thành công có nghĩa là Ông đã chứng cho tấm lòng thành của ngư dân. Tàu chính sẽ phát tín hiệu để các tàu khác cùng quay vào bờ.
Đến bờ, đoàn nghi lễ sẽ diễu hành và hầu Ông về Lăng. Đúng 7 giờ 30, đoàn sẽ thực hiện các nghi thức rước Ông vào lăng rất trang trọng với phần nhạc lễ, múa lân và dâng lên Ông những sản vật mà ngư dân đã thu hoạch được. Đến 9 giờ 30 là Lễ cúng Tiên sư, 12 giờ 30 Lễ cúng Tiên giảng, 13 giờ 30 làm Lễ cúng Ông, kết thúc phần lễ.
Sau khi tổ chức lễ xong, Ban trị sự Lăng Ông tổ chức tiếp đãi quan khách đến tham dự lễ hội, mọi người hòa cùng chén trà, ly rượu thể hiện tình đoàn kết, gắn bó của nhân dân trong vùng, tính hào phóng, lòng mến khách của ngư dân nơi đây nói riêng và người dân Nam Bộ nói chung. Song song với lễ thì những hoạt động của hội cũng diễn ra sôi nổi, hấp dẫn thu hút đông đảo mọi người tham gia với những trò chơi dân gian, thi đấu thể thao … đến tối (Ngày 21, 22, 23 tháng 3) tại Lăng Ông tổ chức hát bội, đờn ca tài tử phục vụ các nhu cầu vui chơi, giải trí của nhân dân và du khách. Lễ hội kết thúc với việc đưa tàu ra biển khơi trong niềm hân hoan, tin tưởng của mọi người.
Khác với một số làng biển trong nước, cạnh bên Lăng Ông còn có miễu thờ bà Thiên Hậu thể hiện lòng thành kính của ngư dân, mong “Bà” giúp đỡ người đi biển gặp nhiều may mắn.
Đến với Lễ hội Nghinh Ông, du khách được hòa mình vào trong không gian văn hóa đặc sắc nhưng hết sức bình dị, mộc mạc của cư dân địa phương. Đồng thời du khách cũng có thể tham quan Cảng cá Trần Đề, bãi biến Mỏ Ó, Rừng ngập mặn, Cầu Mỹ Thanh 2, Hồ Bể (Thị xã Vĩnh Châu giáp với huyện Trần Đề). Lễ hội Nghinh Ông ngày càng được tổ chức long trọng, ngoài sự đóng góp của Ban trị sự Lăng Ông, sự hưởng ứng, tham gia tích cực của ngư dân địa phương cùng sự quan tâm, hỗ trợ của các ban, ngành địa phương, các cơ quan tỉnh đóng trên địa bàn huyện Trần Đề đã giúp cho lễ hội thành công tốt đẹp, tạo ấn tượng sâu sắc cho du khách khi đến tham quan.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Đoan Trang(##)
Xem Tử vi năm mới, tử vi 12 con giáp tại đây >>
Xem lá số tử vi trọn đời của từng con giáp tại đây >>
Ý Kiến
Ko làm ở đấy mà đợi cứt nó đổ vào xoong cho .kkkkkkkkkkkk
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Sẽ làm lại sau 10nam
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Tôi tin ad lần này nửa thôi đó
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Tôi tin ad lần này nửa thôi đó
Đó là điều mình muốn nói
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Qua cơn bi cực tới hồi thoi lai
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
vui đâu man
tao đau quá man
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Nhầm của tuổi sửu rồi. Số trâu chó đến thế là cùng.
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Tôi tin ad lần này nửa thôi đó
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
NGOI DAY MA HA MOM CHO SUNG RUNG VAO MOM Y KO LAM DOI CO TIEN CO
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
NGHỆ THUẬT XEM TƯỚNG Qua Những Dòng Thơ Việt Nam, cực hay và chính xác, ngắn gọn dễ hiểu, dễ nhớ.
Có thể bạn quan tâm:
- TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Tiên Đoán Tử Vi Trọn Đời Tuổi Đinh Mùi 1967 - Nữ mạng, giải mã từ tuổi trẻ đến lúc già Tuổi Đinh Mùi 1967 - Nữ mạng, để nắm bắt cơ hội và chuẩn bị những tình huống trong tương lai nhé
- TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Tiên Đoán Tử Vi Trọn Đời Tuổi Đinh Mùi 1967 - Nam mạng, giải mã từ tuổi trẻ đến lúc già Tuổi Đinh Mùi 1967 - Nam mạng, để nắm bắt cơ hội và chuẩn bị những tình huống trong tương lai nhé
- TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Tiên Đoán Tử Vi Trọn Đời Tuổi Ất Mùi 1955 - Nữ mạng, giải mã từ tuổi trẻ đến lúc già Tuổi Ất Mùi 1955 - Nữ mạng, để nắm bắt cơ hội và chuẩn bị những tình huống trong tương lai nhé
- TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Tiên Đoán Tử Vi Trọn Đời Tuổi Ất Mùi 1955 - Nam mạng, giải mã từ tuổi trẻ đến lúc già Tuổi Ất Mùi 1955 - Nam mạng, để nắm bắt cơ hội và chuẩn bị những tình huống trong tương lai nhé
- TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Tiên Đoán Tử Vi Trọn Đời Tuổi Kỷ Mùi 1979 - Nam mạng, giải mã từ tuổi trẻ đến lúc già Tuổi Kỷ Mùi 1979, để nắm bắt cơ hội và chuẩn bị những tình huống trong tương lai nhé
- TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Tiên Đoán Tử Vi Trọn Đời Tuổi Kỷ Mùi 1979 - Nữ mạng, giải mã từ tuổi trẻ đến lúc già Tuổi Kỷ Mùi 1979, để nắm bắt cơ hội và chuẩn bị những tình huống trong tương lai nhé
- Âm Dương kỳ môn độn giáp, Full - Toàn tập
- Độn toán thần diệu, Full - Toàn tập
- Khâm Thiên Tứ Hóa Sơ Cấp của Chiến Nguyễn, Full - Toàn tập
- Kỳ môn độn giáp toàn thư, Full - toàn tập
- Kỳ môn độn giáp của Đàm Liên, Tìm hiểu văn hóa Phương Đông, Full - toàn tập
- Lạc Việt độn toán, Full - toàn tập
1. Ứng dụng Lịch vạn sự, nhịp sinh học, tử vi, bói,... cho điện thoại và máy tính bảng:
Ứng dụng Vạn Sự gồm tập hợp nhiều tính năng hữu ích cho cuộc sống hoặc bạn cũng có thể dùng để giải trí...
Tính năng hiện tại gồm:
* Lịch vạn niên là tiện ích giúp bạn tra cứu lịch vạn sự, xem ngày âm lịch, ngày dương lịch, ngày tốt, ngày xấu ở bất cứ thời điểm nào, ở bất cứ đâu.
* Xem nhịp sinh học: cho bạn biết thông tin về trạng thái biến đổi của sức khỏe, tình cảm, trí tuệ của mình để sắp xếp thời gian làm việc phù hợp.
* Dự đoán tương lai qua tên.
* Dự đoán tương lai qua ngày sinh.
* Các tính năng khác được cập nhật thường xuyên.
* Ứng dụng của chúng tôi hoàn toàn miễn phí, chạy offline hoặc online, trên ứng dụng chỉ có banner quảng cáo của Google. Chúng tôi không thu thập dữ liệu người dùng, không cài cắm các phần mềm độc hại, không gây tốn pin,...
Cài miễn phí và an toàn khi sử dụng trên Google Play, TẠI ĐÂY >> . Hoặc cài qua mã QRCODE dưới
Cài miễn phí và an toàn khi sử dụng cho iPhone và iPad, trên Appstore TẠI ĐÂY >>. Hoặc cài qua mã QRCODE dưới
2. Ứng dụng La Bàn Phong Thủy, hoàng đạo, con giáp... cho điện thoại và máy tính bảng.
* La bàn phong thủy: cho phép định vị tự động bát trạch nhà ở, phòng làm việc, bếp,... theo phong thủy bát trạch.
* Ứng dụng cho phép bạn tìm hiểu về tính cách của từng người theo cung hoàng đạo.
* Xem sự tương hợp của hai bạn theo cung hoàng đạo
* Xem tính cách người theo nhóm máu
* Sự tương hợp về tính cách của hai người theo nhóm máu
* Và nhiều khám phá khác được cập nhật trong những bản nâng cấp tiếp theo.
* Ứng dụng của chúng tôi hoàn toàn miễn phí, chạy offline hoặc online, trên ứng dụng chỉ có banner quảng cáo của Google. Chúng tôi không thu thập dữ liệu người dùng, không cài cắm các phần mềm độc hại, không gây tốn pin,...
Cài miễn phí và an toàn khi sử dụng cho Android, trên Google Play TẠI ĐÂY >>. Hoặc cài qua mã QRCODE sau
Cài miễn phí và an toàn khi sử dụng cho iPhone và iPad, trên Appstore TẠI ĐÂY >>. Hoặc cài qua mã QRCODE sau