Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,...   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,... Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Vạn Sự !

Tết Nguyên Đán ở Việt Nam

Tết Nguyên Đán lễ hội tết cổ truyền Việt Nam, 23 tháng chạp cúng ông Táo, đêm giao thừa cúng giao thừa ngoài trời, cúng giao thừa trong nhà, xông đất
Tết Nguyên Đán ở Việt Nam

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tết nguyên đán hay còn gọi là Tết Cả, là lễ hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến rộng nhất, từ Nam Quan đến Cà Mau và cả vùng hải đảo, tưng bừng và nhộn nhịp nhất của dân tộc. Từ những thế kỷ xa xưa thời Lý, Trần, Lê, ông cha ta đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách trang trọng.

Tết nguyên đán là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong hệ thống lễ hội tết cổ truyền Việt Nam, mà phần “lễ” cũng như phần “hội” đều rất phong phú cả nội dung cũng như hình thức, mang một giá trị nhân văn sâu sắc và đậm đà.

Việc ông cha ta xác định Tết Cả đúng vào thời điểm kết thúc một năm cũ, mở đầu một năm mới theo âm lịch, là một chu kỳ vận hành vũ trụ, đã phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con người với thiên nhiên (Đất-Trời-Sinh vật), chữ NGUYÊN có nghĩa là bắt đầu, chữ ĐÁN có nghĩa là buổi ban mai, là khởi điểm của năm mới.

Đồng thời, Tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ, thăm hỏi, cầu chúc nhau và tưởng nhớ tri ơn ông bà, tổ tiên.

Xét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Tết – do tiết (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông – có một ý nghĩa đặc biệt đối với một xã hội mà nền kinh tế vẫn còn dựa vào nông nghiệp làm chính. Theo tín ngưỡng dân gian bắt nguồn từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì”, người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ đến các vị thần linh có liên quan đến sự được, mất của mùa màng như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước, thần Mặt trời… người nông dân cũng không quên ơn những loài vật, cây cối đã giúp đỡ, nuôi sống họ, từ hạt lúa đến trâu bò, gia súc, gia cầm trong những ngày này.

Về ý nghĩa nhân sinh của Tết Nguyên Đán, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trước hết đó là Tết của gia đình, Tết của mọi nhà. Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, kể cả những người xa xứ cách hàng ngàn kilômét, vẫn mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, nhìn lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà, nơi mà gót chân một thời bé dại đã tung tăng và được sống lại với bao kỷ niệm đầy ắp yêu thương ở nơi mình cất tiếng chào đời. “Về quê ăn Tết”, đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về nơi cội nguồn, mảnh đất chôn nhau cắt rốn.

Theo quan niệm của người Việt Nam, ngày Tết đầu xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho cả xã hội: tình gia đình, tình thấy trò, con bệnh với thầy thuốc, ông mai bà mối đã từng tác thành đôi lứa, bè bạn cố tri, con nợ và chủ nợ…

Tết cũng là dịp “tính sổ” mọi hoạt động của một năm qua, liên hoan vui mừng chào đón một năm với hy vọng tốt lành cho cá nhân và cho cả cộng đồng. Nhưng rõ nét nhất là không khí chuẩn bị Tết của từng gia đình. Bước vào bất cứ nhà nào trong thời điểm này, cũng có thể nhận thấy ngay không khí chuẩn bị Tết nhộn nhịp và khẩn trương, từ việc mua sắm, may mặc đến việc trang trí nhà cửa, chuẩn bị bánh trái, cỗ bàn, đón tiếp người thân ở xa về… Đối với các gia đình lớn, họ hàng đông, có quan hệ xã hội rộng, đông con cháu, dâu rể, thì công việc chuẩn bị càng phức tạp hơn.

Theo tập tục, đến ngày 23 tháng chạp là ngày cúng ông Táo để đưa tiễn ông Táo về trời để tâu việc trần gian, thì không khí Tết bắt đầu rõ nét. Ngày xưa dưới thời phong kiến, từ triều đình đến quan chức hàng tỉnh, hàng huyện đều nghĩ việc sau lễ “Phất thức” (tức lễ rửa ấn, rửa triện). Ở cấp triều đình, trong lễ nầy có sự hiện diện của nhà vua, các quan đều mặc phẩm phục uy nghiêm. Xem thế đủ biết rằng ngày tết được coi trọng như thế nào.

Sau đó, các quan cất vào tủ, niêm phong cẩn thận. Không một văn bản nào được kiềm ấn, mọi pháp đình đều đóng cửa. Con nợ không thể bị sai áp, các tội tiểu hình không bị trừng phạt, tội nặng thì giam chờ đến ngày mồng 7 tháng giêng (lễ khai hạ) mới tiến hành giải quyết. Như vậy, Tết Cả kéo dài từ ngày 23 tháng chạp (một tuần trước giao thừa) đến mồng 7 tháng giêng (một tuần sau giao thừa).

pháo hoa đêm giao thừa tết nguyên đán việt nam
pháo hoa đêm giao thừa tết nguyên đán việt nam

Không biết Tết cổ truyền của dân tộc xuất hiện từ bao giờ, nhưng đã trở nên thiêng liêng, gắn bó trong tâm hồn, tình cảm của mỗi người dân Việt Nam. Những tục lệ trò vui trong dịp Tết, chiếc bánh chưng xanh, mâm ngũ quả trên bàn thờ gia tiên, cành đào, chậu quất khoe sắc trong mỗi gia đình đã trở thành một phần hình ảnh của quê hương để mỗi người Việt Nam dù sống ở nơi đâu mỗi độ xuân về lại bồi hồi nhớ về đất nước với bao tình cảm nhớ nhung tha thiết. Làm sao quên được thuở ấu thơ cùng đám trẻ con ngồi vây quanh nồi bánh chưng sôi sùng sục chờ giờ vớt bánh! Làm sao có thể quên được những phiên chợ Tết rợp trời hoa!

Ngày Tết chính thức bắt đầu từ giao thừa. Đây là thời điểm thiêng liêng nhất trong năm, thời điểm giao tiếp giữa năm cũ và năm mới, thời điểm con người giao hòa với thiên nhiên, Tổ tiên trở về sum họp với con cháu. Cúng giao thừa xong cả nhà quây quần quanh mâm cỗ đã chuẩn bị sẵn, uống chén rượu đầu tiên của năm mới, con cái chúc thọ ông bà cha mẹ, người lớn cho trẻ em tiền quà mừng tuổi đựng trong những bao giấy đỏ.

Sau lễ đêm giao thừa còn có tục đi đến đền chùa làm lễ sau đó hái về một nhánh cây đem về gọi là hái Lộc, hoặc đốt một nén hương rồi đem về cắm trên bàn thờ gia tiên gọi là Hương Lộc. Họ tin rằng xin được Lộc của trời đất thần Phật ban cho thì sẽ làm ăn phát đạt quanh năm. Sau giao thừa người nào từ ngoài đường bước vào nhà đầu tiên là người “xông nhà”, là người “tốt vía” thì cả nhà sẽ ăn nên làm ra, gặp nhiều may mắn, vì vậy người xông nhà thường được chọn trong số những người bạn thân.

Tết là dịp để con người trở về cội nguồn. Ai dù có đi đâu xa vào ngày này, cũng cố trở về quê hương để được sum họp với người thân dưới mái ấm gia đình, thăm phần mộ tổ tiên, gặp lại họ hàng, làng xóm. Ngày Tết cũng làm cho con người trở nên vui vẻ hơn, độ lượng hơn. Nếu ai có gì đó không vừa lòng nhau thì dịp này cũng bỏ qua hết để mong năm mới sẽ ăn ở với nhau tốt đẹp hơn, hoà thuận hơn. Có lẽ đó là ý nghĩa nhân bản của Tết Việt Nam.

Tục Lệ Trong Ðêm Giao Thừa

Trong Ðêm Giao Thừa, sau khi làm lễ giao thừa xong, có những tục lễ riêng mà cho tới ngày nay từ thôn quê đến thành thị vẫn còn nhiều người theo giữ.

Lễ chùa, đình, đền: Lễ giao thừa ở nhà xong, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầy phúc cầu may, để xin Phật, Thần phù hộ độ trì cho bản thân và cho gia đình. Và nhân dịp người ta thường xin quẻ đầu năm.

Kén hướng xuất hành: Khi đi lễ, người ta kén giờ và kén hướng xuất hành, đi đúng hướng đúng giờ để gặp sự may mắn quanh năm. Ngày nay, người ta đi lễ nhưng ít người kén giờ và kén hướng.

Hái lộc: Ði lễ đình, chùa, miếu, điện xong, lúc trở về người ta có tục hái một cành cây mang về ngụ ý là lấy lộc của Trời đất Phật Thần ban cho. Trước cửa đình cửa đền, thường có những cây đa, cây đề, cây si cổ thụ, cành lá xùm xòa, khách đi lễ mỗi người bẻ một nhánh, gọi là cành lộc. Cành lộc này mang về người ta cắm trước bàn thờ cho đến Với tin tưởng lộc hái về trong Ðêm giao thừa sẽ đem lại may mắn quanh năm, người Việt Nam trong buổi xuất hành đầu tiên bao giờ cũng hái lộc. Cành lộc tượng trưng cho tốt lành may mắn. Về tục xuất hành cũng như tục hái lộc có nhiều người không đi trong Ðêm giao thừa, mà họ kén ngày tốt giờ tố trong mấy ngày đầu năm và Ði đúng theo hướng chỉ dẫn trong các cuốn lịch đầu năm để có thể có được một năm hoàn toàn may mắn.

Hương lộc: Có nhiều người trong lúc xuất hành đi lễ, thay vì hái lộc cành cây, lại xin lộc tại các đình đền chùa miếu bằng các đốt một nắm hương hoặc một cây hương lớn, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó cắm tại bình hương bàn thờ Tổ tiên hoặc bàn thờ Thổ Công ở nhà. Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt. Lấy lửa tự các nơi thờ tự mang về, tức là xin Phật Thánh phù hộ cho được phát đạt tốt lộc quanh năm. Trong lúc mang nấm hương từ nơi thờ tự trở về, nhiều khi gặp gió, nấm hương bốc cháy, người ta tin đó là một điềm tốt báo trước sự may mắn quanh năm. Thường những người làm ăn buôn bán hay xin hương lộc tại các nơi thờ tự.

Xông nhà: Thường cúng giao thừa ở nhà xong, người gia chủ mới đi lễ đền chùa. Gia đình có nhiều người, thường người ta kén một người dễ vía ra đi từ lúc chưa đúng giờ trừ tịch, rồi khi lễ trừ tịch tới thì dự lễ tại đình chùa hoặc ở thôn xóm, sau đó xin hương lộc hoặc hái cành lộc về. Lúc trở về đã sang năm mới, người này đã tự xông nhà cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình. Ði xông nhà như vậy tránh được sự phải nhờ một người tốt, vía khác đến xông nhà cho mình. Nếu không có người nhà dễ vía để xông nhà lấy, người ta phải nhờ một người khác trong thân bằng cố hữu tốt vía để sớm ngày mồng một Tết đến xông nhà, trước khi có khách tới chúc Tết, để người này đem lại sự dễ dãi may mắn lại.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem Tử vi năm mới, tử vi 12 con giáp tại đây >>

Xem lá số tử vi trọn đời của từng con giáp tại đây >>


Ý Kiến

Nam mô a di đà Phật
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Nhà minh đc cả tuổi dậu lẫn tuổi mùi,may mắn chỉ 1 phần cần cố gắng nỗ lực thì mới mong có cơ hội kiếm tiền nhiều chứ
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Đợi ny đưa đi thì ta cũng đi đc mấy vòng trái đất r quay lại
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Chuẩn Hay gặp thị phi và hay gặp cái bọn thối mồm-ăn ko ngồi rồi đem chuyện người khác để nói
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Nam mô a di đà Phật
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Sau dug zu zay ta kaka
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

NGOI DAY MA HA MOM CHO SUNG RUNG VAO MOM Y KO LAM DOI CO TIEN CO
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Tình cảm méo thấy chi cả
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Đó là điều mình muốn nói
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Chán thí bà luôn
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

NGHỆ THUẬT XEM TƯỚNG Qua Những Dòng Thơ Việt Nam, cực hay và chính xác, ngắn gọn dễ hiểu, dễ nhớ.

Có thể bạn quan tâm:

 


Quý thính giả nhớ đăng ký kênh và chia sẻ bài, để ủng hộ Vạn Sự làm thêm nhiều clip bổ ích nhé! Truy cập website Vạn Sự để khám phá và xem giải mã những huyền bí phương đông và phương tây.

1. Ứng dụng Lịch vạn sự, nhịp sinh học, tử vi, bói,... cho điện thoại và máy tính bảng:

Ứng dụng Vạn Sự gồm tập hợp nhiều tính năng hữu ích cho cuộc sống hoặc bạn cũng có thể dùng để giải trí...
Tính năng hiện tại gồm:
* Lịch vạn niên là tiện ích giúp bạn tra cứu lịch vạn sự, xem ngày âm lịch, ngày dương lịch, ngày tốt, ngày xấu ở bất cứ thời điểm nào, ở bất cứ đâu.
* Xem nhịp sinh học: cho bạn biết thông tin về trạng thái biến đổi của sức khỏe, tình cảm, trí tuệ của mình để sắp xếp thời gian làm việc phù hợp.
* Dự đoán tương lai qua tên.
* Dự đoán tương lai qua ngày sinh.
* Các tính năng khác được cập nhật thường xuyên.
* Ứng dụng của chúng tôi hoàn toàn miễn phí, chạy offline hoặc online, trên ứng dụng chỉ có banner quảng cáo của Google. Chúng tôi không thu thập dữ liệu người dùng, không cài cắm các phần mềm độc hại, không gây tốn pin,...

Cài miễn phí và an toàn khi sử dụng trên Google Play, TẠI ĐÂY >> . Hoặc cài qua mã QRCODE dưới

van su android

Cài miễn phí và an toàn khi sử dụng cho iPhone và iPad, trên Appstore TẠI ĐÂY >>. Hoặc cài qua mã QRCODE dướivan su ios

2. Ứng dụng La Bàn Phong Thủy, hoàng đạo, con giáp... cho điện thoại và máy tính bảng.

* La bàn phong thủy: cho phép định vị tự động bát trạch nhà ở, phòng làm việc, bếp,... theo phong thủy bát trạch.
* Ứng dụng cho phép bạn tìm hiểu về tính cách của từng người theo cung hoàng đạo.
* Xem sự tương hợp của hai bạn theo cung hoàng đạo
* Xem tính cách người theo nhóm máu
* Sự tương hợp về tính cách của hai người theo nhóm máu
* Và nhiều khám phá khác được cập nhật trong những bản nâng cấp tiếp theo.


* Ứng dụng của chúng tôi hoàn toàn miễn phí, chạy offline hoặc online, trên ứng dụng chỉ có banner quảng cáo của Google. Chúng tôi không thu thập dữ liệu người dùng, không cài cắm các phần mềm độc hại, không gây tốn pin,...

Cài miễn phí và an toàn khi sử dụng cho Android, trên Google Play TẠI ĐÂY >>. Hoặc cài qua mã QRCODE sau


Cài miễn phí và an toàn khi sử dụng cho iPhone và iPad, trên Appstore TẠI ĐÂY >>. Hoặc cài qua mã QRCODE sau

bian ios android

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd