Tết Trung Thu
Ý nghĩa và phong tục Xưa Tết Trung Thu ngoài cỗ cúng gia tiên còn có cỗ không cúng mà dành cho trẻ trong nhà, còn gọi đó là cỗ "trông trăng." Sản vật dùng trong cỗ Trung Thu ngày nay rất phong phú, đa dạng. Còn ngày xưa, cỗ Trung Thu đơn giản, có tính chất "cây nhà, lá vườn", vì hầu hết là sản phẩm của từng địa phương như bưởi, hồng, mãng cầu, chuối, mía... Có gia đình cho thêm kẹo bánh. Sang hơn thì có cả cốm Vòng, bánh nướng, bánh dẻo. Sau này, bánh nướng, bánh dẻo được dùng một cách rất phổ biến bới nó được mệnh danh là bánh Trung Thu. Hát trống quân xưa Tết Trung Thu ở miền bắc ngày xưa còn có tục hát trống quân. Đôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận (hát theo vần, theo ý) hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc. Múa lân – múa rồng xưa Vào dịp Tết Trung Thu xưa ở nước ta có tục múa lân. Người ta thường múa lân vào hai đêm 14 và 15. Đám múa lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Đầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra còn có thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân... Đám múa lân đi trước, người lớn trẻ con đi theo sau. Trong những ngày này, tại các tư gia thường có treo giải thưởng bằng tiền ở trên cao cho con lân leo lên lấy. Trẻ em thì thường rủ nhau múa lân sớm hơn, ngay từ mùng 7 mùng 8 và để mua vui chứ không có mục đích lĩnh giải. Tuy nhiên có người yêu mến vẫn gọi các em thưởng cho tiền Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung Thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa. Nghiên cứu về nguồn gốc Tết Trung Thu, theo học giả P.Giran (trong Magiet Religion, Paris, 1912) thì từ xa xưa, ở á Đông người ta đã coi trọng Mặt Trăng và Mặt Trời, coi như một cặp vợ chồng. Họ quan niệm Mặt Trăng chỉ sum họp với Mặt Trời một lần mỗi tháng (vào cuối tuần trăng).
Sau đó, từ ánh sáng của chồng, nàng trăng mãn nguyện đi ra và dần dần nhận được ánh dương quang - trở thành trăng non, trăng tròn, để rồi lại đi sang một chu kỳ mới. Do vậy, trăng là âm tính, chỉ về nữ và đời sống vợ chồng. Và ngày Rằm tháng Tám, nàng trăng đẹp nhất, lộng lẫy nhất, nên dân gian làm lễ mở hội ăn Tết mừng trăng. Còn theo sách “Thái Bình hoàn vũ ký” thì: “Người Lạc Việt cứ mùa Thu tháng Tám thì mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau”. Như vậy, mùa Thu là mùa của thành hôn. Việt Nam là một nước nông nghiệp nên nhân lúc tháng Tám gieo trồng đã xong, thời tiết dịu đi, là lúc “muôn vật thảnh thơi”, người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi Tết Trung Thu. Mua sắm và chuẩn bị Từ đầu tháng Tám, các hàng bán đồ Trung Thu trên thị trường đã bày bán la liệt, các bà, các chị rủ nhau đi chợ sắm Tết cho con em mình. Gặp thứ nào thì mua thức ấy, còn thiếu thì dành phiên chợ sau cho đến tận 13, 14 âm lịch. Mua cỗ Trung Thu nhưng các bà mẹ cũng không quên mua đồ chơi cho trẻ. Nào tiến sỹ giấy, nào đèn ông sao, trống bỏi, đầu lân, mặt nạ, con rối, tò he... Nếu không mua được đủ thì ít nhất cũng phải mua được ông tiến sĩ hoặc chiếc lồng đèn ông sao. Nhà giàu còn làm cả đèn kéo quân. Đồ chơi từ năm trước có thể đem sửa lại cho trẻ. Nhiều em tự sửa sang lại đồ chơi của mình. Không khí chuẩn bị tết Trung Thu nhộn nhịp, vui vẻ, cuốn hút cả n gười lớn, trẻ con trong xóm ngoài làng Thi cỗ và thi đèn Trung Thu Ngày Tết Trung Thu, từ sáng sớm, mọi nhà bắt đầu làm bánh tẻ, bánh đúc là chủ yếu, còn nếu gói bánh chưng, bánh gai, thì làm từ ngày 14 âm lịch. Các bà nội trợ đun nấu sửa soạn cúng gia tiên. Cỗ Trung Thu mới được bày biện. Địa điểm bày cỗ thường là ở sân nhà. Cũng có nơi đặt ở giữa vườn, miễn là có ánh trăng chiếu tới để con trẻ ngồi phá cỗ. Đầu mâm cỗ trông trăng thường là ông tiến sĩ giấy. Có nơi còn đặt 2 ông phỗng ngồi hầu 2 bên. Một quả bưởi tươi nguyên đặt chính giữa, xung quanh là các loại bánh kẹo và trái cây. Có khi mâm cỗ quá đầy phải đặt thêm ở bên ngoài mâm. Mỗi nhà đều có vài xâu hạt bưởi khô để trẻ thắp chơi trong lúc phá cỗ. Như có sự phân công tự nhiên, việc sắm cỗ cho trẻ thường là nữ giới. Còn việc bày cỗ thường là đàn ông. Có nhà cẩn thận hơn, cha mẹ tập cho con bày cỗ, hướng dẫn cách sắp xếp cho đẹp để năm sau trẻ có thể tự làm lấy. Tất cả còn nguyên đến lúc phá cỗ. Trăng lên dần, trẻ cầm đèn đội đầu sư tử, khoác mặt nạ, vác trống bỏi rủ nhau đi xem đội múa lân của làng đến tận khuya mới về nhà phá cỗ. Người ta bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh. Trẻ em có những cuộc rước đèn và nhiều nơi có mở cuộc thi đèn. Nhiều gia đình bày cỗ riêng cho trẻ em và trong mâm cỗ xưa thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất, xung quanh là bánh trái hoa quả. Sau khi chơi cỗ trông trăng, các em cùng nhau phá cỗ, tức là ăn mâm cỗ lúc đã khuya. “Phá cỗ Trung Thu” Phá cỗ là chia bánh trái, hoa quả đã bày trong mâm cổ Tết Trung thu cho trẻ ăn. Phá cỗ không có giờ quy định. khi trăng đã lên cao, ánh trăng chiếu sáng khắp nơi, trẻ nhà nào đã về đông đủ thì nhà ấy cho trẻ phá cỗ. Không kể những nhà đông con mà ngay cả những nhà hiếm con hiếm cháu, đều được quan tâm đặc biệt. Không khí phá cỗ rất vui. Cả nhà cùng quây quần xung quanh mâm cỗ với lũ trẻ. Trước khi phá cỗ, người lớn thường hướng dẫn cho con cái chia các vật phẩm trong mâm cỗ để ăn như bổ bưởi, cắt bánh, róc mía... Tục phá cỗ trong Tết Trung Thu ở nông thôn ngày xưa chính là cơ hội chăm sóc trẻ em, giúp chúng được hưởng thụ các sản vật còn tươi nguyên, được chọn ăn tùy sở thích, được vui đùa phá cỗ trông trăng. Tục bày cỗ, phá cỗ trông trăng là thể hiện của sự quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ em, cả vật chất lẫn tinh thần một cách cụ thể, tinh tế, sinh động và độc đáo của người Việt Nam. Hình ảnh ông Tiến Sĩ Giấy, chiếc đèn ông sao, con rối múa gậy không chỉ là trò chơi đơn thuần, mà thông qua đó người nông dân còn gửi gắm những ước mơ và niềm tin, mong con cháu học giỏi, mai sau sớm đỗ đạt. Đó cũng là sự thể hiện tinh thần hiếu học, tinh thần thượng võ, ý thức khuyến học khuyến tài của nhân dân ta…
Nguồn Sưu tầm
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Xem Tử vi năm mới, tử vi 12 con giáp tại đây >>
Xem lá số tử vi trọn đời của từng con giáp tại đây >>
Ý Kiến
May mắn chả thấy đâu toàn thấy xui thôi ... ở đấy mà may vs chả mắn
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
May mắn chả thấy đâu toàn thấy xui thôi ... ở đấy mà may vs chả mắn
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Chỉ mong binh yen
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Nhầm của tuổi sửu rồi. Số trâu chó đến thế là cùng.
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Đúng quá hé hi hi
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Cảm ơn ad đọc phần này rất hay
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Đó là điều mình muốn nói
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Tháng này mình dc lộc kakakka
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
hâhhahahahhahahaa thiệt sự vậy luôn hong :)))))))
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Qua cơn bi cực tới hồi thoi lai
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
NGHỆ THUẬT XEM TƯỚNG Qua Những Dòng Thơ Việt Nam, cực hay và chính xác, ngắn gọn dễ hiểu, dễ nhớ.
Có thể bạn quan tâm:
- TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Tiên Đoán Tử Vi Trọn Đời Tuổi Đinh Mùi 1967 - Nữ mạng, giải mã từ tuổi trẻ đến lúc già Tuổi Đinh Mùi 1967 - Nữ mạng, để nắm bắt cơ hội và chuẩn bị những tình huống trong tương lai nhé
- TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Tiên Đoán Tử Vi Trọn Đời Tuổi Đinh Mùi 1967 - Nam mạng, giải mã từ tuổi trẻ đến lúc già Tuổi Đinh Mùi 1967 - Nam mạng, để nắm bắt cơ hội và chuẩn bị những tình huống trong tương lai nhé
- TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Tiên Đoán Tử Vi Trọn Đời Tuổi Ất Mùi 1955 - Nữ mạng, giải mã từ tuổi trẻ đến lúc già Tuổi Ất Mùi 1955 - Nữ mạng, để nắm bắt cơ hội và chuẩn bị những tình huống trong tương lai nhé
- TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Tiên Đoán Tử Vi Trọn Đời Tuổi Ất Mùi 1955 - Nam mạng, giải mã từ tuổi trẻ đến lúc già Tuổi Ất Mùi 1955 - Nam mạng, để nắm bắt cơ hội và chuẩn bị những tình huống trong tương lai nhé
- TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Tiên Đoán Tử Vi Trọn Đời Tuổi Kỷ Mùi 1979 - Nam mạng, giải mã từ tuổi trẻ đến lúc già Tuổi Kỷ Mùi 1979, để nắm bắt cơ hội và chuẩn bị những tình huống trong tương lai nhé
- TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Tiên Đoán Tử Vi Trọn Đời Tuổi Kỷ Mùi 1979 - Nữ mạng, giải mã từ tuổi trẻ đến lúc già Tuổi Kỷ Mùi 1979, để nắm bắt cơ hội và chuẩn bị những tình huống trong tương lai nhé
- Âm Dương kỳ môn độn giáp, Full - Toàn tập
- Độn toán thần diệu, Full - Toàn tập
- Khâm Thiên Tứ Hóa Sơ Cấp của Chiến Nguyễn, Full - Toàn tập
- Kỳ môn độn giáp toàn thư, Full - toàn tập
- Kỳ môn độn giáp của Đàm Liên, Tìm hiểu văn hóa Phương Đông, Full - toàn tập
- Lạc Việt độn toán, Full - toàn tập
1. Ứng dụng Lịch vạn sự, nhịp sinh học, tử vi, bói,... cho điện thoại và máy tính bảng:
Ứng dụng Vạn Sự gồm tập hợp nhiều tính năng hữu ích cho cuộc sống hoặc bạn cũng có thể dùng để giải trí...
Tính năng hiện tại gồm:
* Lịch vạn niên là tiện ích giúp bạn tra cứu lịch vạn sự, xem ngày âm lịch, ngày dương lịch, ngày tốt, ngày xấu ở bất cứ thời điểm nào, ở bất cứ đâu.
* Xem nhịp sinh học: cho bạn biết thông tin về trạng thái biến đổi của sức khỏe, tình cảm, trí tuệ của mình để sắp xếp thời gian làm việc phù hợp.
* Dự đoán tương lai qua tên.
* Dự đoán tương lai qua ngày sinh.
* Các tính năng khác được cập nhật thường xuyên.
* Ứng dụng của chúng tôi hoàn toàn miễn phí, chạy offline hoặc online, trên ứng dụng chỉ có banner quảng cáo của Google. Chúng tôi không thu thập dữ liệu người dùng, không cài cắm các phần mềm độc hại, không gây tốn pin,...
Cài miễn phí và an toàn khi sử dụng trên Google Play, TẠI ĐÂY >> . Hoặc cài qua mã QRCODE dưới
Cài miễn phí và an toàn khi sử dụng cho iPhone và iPad, trên Appstore TẠI ĐÂY >>. Hoặc cài qua mã QRCODE dưới
2. Ứng dụng La Bàn Phong Thủy, hoàng đạo, con giáp... cho điện thoại và máy tính bảng.
* La bàn phong thủy: cho phép định vị tự động bát trạch nhà ở, phòng làm việc, bếp,... theo phong thủy bát trạch.
* Ứng dụng cho phép bạn tìm hiểu về tính cách của từng người theo cung hoàng đạo.
* Xem sự tương hợp của hai bạn theo cung hoàng đạo
* Xem tính cách người theo nhóm máu
* Sự tương hợp về tính cách của hai người theo nhóm máu
* Và nhiều khám phá khác được cập nhật trong những bản nâng cấp tiếp theo.
* Ứng dụng của chúng tôi hoàn toàn miễn phí, chạy offline hoặc online, trên ứng dụng chỉ có banner quảng cáo của Google. Chúng tôi không thu thập dữ liệu người dùng, không cài cắm các phần mềm độc hại, không gây tốn pin,...
Cài miễn phí và an toàn khi sử dụng cho Android, trên Google Play TẠI ĐÂY >>. Hoặc cài qua mã QRCODE sau
Cài miễn phí và an toàn khi sử dụng cho iPhone và iPad, trên Appstore TẠI ĐÂY >>. Hoặc cài qua mã QRCODE sau