Những cách nhìn khác nhau về một số sao (2)
Chỉ có Tử Vi Việt là đưa đủ vào 12 sao của vòng Thái Tuế. Và đặc biệt Tử Vi Việt còn có thêm sao Thiên Không luôn an cùng Thiếu Dương. Tất cả những sách Tử Vi được xem là chính tông đều ghi chép vòng Thái Tuế gồm có 5 sao: Thái Tuế, Tang Môn, Bạch Hổ, Điếu Khách và Quan Phù. Không hiểu từ đâu và do ai mà vòng Thái Tuế của Tử Vi Việt có đủ 12 sao kèm theo sao Thiên Không. Trong khi đó sao Thiên Không của Tử Vi bắc phái chính là sao Địa Không của Tử Vi Việt.
Những sao ăn theo Tử Vi gồm có Đào Hoa, Hồng Loan, Long Trì, Phượng Các, Kiếp Sát, Thiên Mã, Thiên Khốc, Thiên Hư.Những sao này hợp với vòng Thái Tuế để tạo ra những cách cục rất đặc trưng, mệnh có Thái Tuế tất có Long Phượng mà không có Đào Hồng, mệnh thân tạo thành thế Tang Mã Khốc Hư,... từng cách cục này có ảnh hưởng rất mạnh lên toàn bộ lá số.
Ngay như 12 sao của vòng Thái Tuế khi dùng để luận đoán chủ yếu chỉ dùng đến 5 sao đã kể trên kèm theo Khốc Hư, Đào Hồng, Long Phượng, và Thiên Mã, những sao như Tứ Đức, Kiếp Sát, Thiếu Dương, Thiếu Âm, ... hầu như rất ít dùng để luận đoán vì tính chất của nó không rõ ràng, mỗi người nói mỗi kiểu, đến khi xảy ra vận hạn không giải thích được thì lại cứ viện vào những sao này để lí giải, thật là rối rắm đâu thể nào làm khuôn mẫu được.
Cho nên dựa trên những nghiệm lý trên có lẽ khi xem Tử Vi chúng ta nên làm theo nguyên tắc là 1 nhóm nhỏ các sao quan trọng sẽ quyết định đến 90% thông tin về lá số, tất cả những sao còn lại chỉ là sự phụ trợ thêm mà thôi. Những sao quan trọng này bao gồm: 14 chính tinh, lục sát, Tả Hữu Xương Khúc Khôi Việt,Tứ Hóa, Thái Tuế và những sao đi theo, Lộc Tồn và một số sao đi theo. Nó là xương sống của Lá số, còn những sao còn lại chỉ là phụ trợ. Xem như vậy sẽ đơn giản hơn cho người học, mà thông tin luận đoán cũng sẽ chính xác hơn.
Lá số Tử Vi nó là tổng hợp tương tác của Năm, Tháng, Ngày, Giờ lên Lá số, trong đó chỉ duy nhất có 14 chính tinh là phải dùng hết cả 4 tương tác. Các sao theo Giờ, Tháng thực chất là tương đương nhau, qua đó chúng ta có thể thấy những sao đó là thông nhất của 2 dữ kiện Giờ và Tháng. Còn lại địa chi năm sinh đó là Thái Tuế.
5. Tả Hữu và chữ "ĐỚI" trong Ngũ Hành:
Như đã viết ở trên, Tả Hữu khởi an ở hai cung Thìn Tuất theo tháng sinh. Ý nghĩa của hai cung Thìn Tuất cũng đã nói rõ một cung là nơi mặt trời mọc vào ngày Đông Chí, một nơi là mặt trời lặn vào ngày Hạ Chí, một nơi là Thủy vượng, một nơi là Hỏa vượng. Tính của Thủy là nhuận hạ, tính của Hỏa là viêm thượng cho nên Tả Phù khởi ở Thìn được xem là thuận, biểu lộ cho một tính cách nhẹ nhàng, tượng cho Văn còn Hữu Bật khởi ở Tuất được xem là nghịch, biểu lộ cho sự mạnh mẽ, tượng cho Võ.
Khởi từ cung Thìn coi là tháng Giêng, ngày đông chí lại luôn rơi vào thàng Tý trong tự nhiên, cho nên tháng 1 của sao Tả Phù chính là tháng Tý trong tự nhiên, tháng mà Thủy cực vượng. Tương tự như vậy tháng 1 của Hữu Bật chính là tháng Ngọ, khi mà Hỏa cực vượng. Đặc tính của Thủy và Hỏa đều là sự nhanh nhẹn, và quyết liệt, cho nên khi Mệnh ở Thìn Tuất có Tả Hữu đó là người rất tháo vát và nhiều câu phú của Tử Vi khi nói về Tả Hữu cũng nói về tính tháo vát khi có Tả Hữu đóng mệnh.
Tả Hữu vốn hành Thủy, Hữu Bật vốn hành Hỏa. Đến tháng trọng xuân trong tự nhiên (tức là tháng 2) hay là tháng 4 của Tả Hữu thì Tả Hữu đồng cung tại Mùi. Đến tháng trọng thu trong tự nhiên (tức là tháng 8) hay là tháng 10 của Tả Hữu thì Tả Hữu đồng cung tại Sửu. Trọng xuân thì mộc vượng, cho nên người có tướng Mộc cách thì đầy đặn, cao; phú Tử Vi cũng có câu Tả Hữu cư Mệnh vi trọng hậu, đó chẳng phải là để chỉ người Mộc vượng đó ư. Ngược lại trọng Thu thì kim vượng, chủ về cứng rắn quyền hành, cho nên phú Tử Vi cũng có câu nói Tả Phù, Hữu Bật vị đến tam thai, đây chẳng phải là tính của Kim ư. Như vậy bản thể Ngũ Hành của Tả Hữu cũng thay đổi theo 4 điểm quan trọng nhất của một năm : trọng xuân, trọng thu, trọng hạ và trọng đông. Tại 4 vị trí này Tả Hữu đều ở những cung Tứ Mộ, cho nên mới nói 4 mộ cung Ngũ hành tạp vì táng chứa đầy đủ ngũ hành. Và để mô tả cho Ngũ Hành có sự biến động, người xưa dùng chữ ĐỚI, và đó cũng là nguyên nhân vì sao một số sách Tử Vi ghi Hữu Bật hành Thổ đới Hỏa, và nhiều ví dụ khác.
Qua đó cũng có thể thấy, khi xem về Tả Hữu, cần biết rõ, tháng sinh của mình để an Tả Hữu tương ứng thật sự với tháng nào trong tự nhiên để đoán về tính cách của Tả Hữu. Ví dụ sinh tháng 9 âm, Tả Phù an ở Tý, tháng 9 của Tả Hữu tức là tháng 7 trong tự nhiên, Kim vượng, lúc này nếu có Tả Hữu thủ Mệnh nó sẽ mang đặc tính của quyền lực, đương số sẽ không còn tính trọng hậu nữa mà sẽ là người quyền bính, cứng rắn, đặc tính này gia giảm, tăng lên và biến đổi còn phải tùy thuộc và chính tinh đi kèm. Tả Hữu lúc này sẽ có đặc điểm của một quyền tinh.
Như vậy cầm một lá số Tử Vi lên, nhìn vị trí của Tả Hữu có thể cho ta thấy cả một sự biến đổi của Ngũ Hành trên lá số, một bức tranh của Nguyệt lệnh.
6. Xương Khúc
Xương Khúc như đã nói ở trên nó chính là cặp sao đối chọi với Không Kiếp. Đã có Không Kiếp ở Mệnh tất không thể có Xương Khúc, cả 4 sao đều có thể an theo cả ngày sinh và tháng sinh. Không Kiếp là sát tinh hạng nặng vậy còn Xương Khúc thật sự là gì, liệu nó có mang cái ý sát tinh hay không?
Xương Khúc nổi bật nhất của nó là vai trò hỗ trợ giống như Tả Hữu và Không Kiếp, đi kèm nhiều cát tinh thì sẽ tăng sự cát lên, đi kèm nhiều hung tinh thì Xương Khúc sẽ hỗ trợ cho cái hung, ví dụ đi kèm chính tinh miếu vượng Nhật Xương vị đến Tam thai, đi kèm dâm tinh Xương Riêu là cách dâm dật.... như vậy bản chất của Xương Khúc không phải cát không phải hung mà phải xem nó đi kèm cùng những tinh đẩu nào để mà luận đoán. Đó là đặc tính nổi bật của Xương Khúc.
Xương Khúc có hoàn toàn như nhau? Không hoàn toàn như nhau. Cả 2 sao đều mang nghĩa là duyên dáng có tài ăn nói khi đi kèm những sao hùng biện như Thái Tuế, Lưu Hà, nhưng Văn Xương nó còn mang nghĩa là bằng sắc trong khi Văn Khúc thì không? Sao Văn Xương luôn có Thai, Cáo đi cùng đó là chỉ bằng sắc, ấn tín tài năng đã được công nhận một cách chính thức.
Ngoài ra an theo Xương Khúc còn có bộ Quang Quý chủ về quý nhân ân điển. Như vậy chỉ một bộ Xương Khúc mà đã có đến 4 sao an theo Thai Cáo Quang Quý, Tả Hữu thì có Thai Tọa an theo, trong khi đó KK lại chẳng có sao nào an theo nó cả. Khởi an từ trục Tỵ Hợi là nơi nghiêng lệch hẳn về âm dương, còn trục Thìn Tuất là nơi nhất âm nhất dương sinh nơi La Võng kìm hãm, đó chính là đặc điểm nổi bật của KK là sự mạnh liệt và nhanh bất ngờ, còn của XƯơng Khúc Tả Hữu là sự từ từ nhưng vững chãi. Tử Vi là vậy làm gì có chuyện cát tinh cứu giải, hung tinh gây họa, sao nào cũng là hung mà cũng là cát, chúng tổ hợp hòa quyện vào nhau khăng khít để tạo nên sự mã hóa tuyệt vời cho số mệnh của con người thông qua năm, tháng, ngày , giờ sinh... còn tiếp ...
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)