Những quan niệm trong quan sát tướng mạo –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)
Màu đen thường gợi sự tối tăm, thiếu sinh khí và gây cảm giác ngột ngạt. Tuy nhiên trong phong thủy, màu đen tượng trưng cho nước (hành Thủy) và là màu ẩn chứa nguồn năng lượng được xem là có thể đem lại tài lộc cho người sử dụng. Muốn phát huy tối đa nguồn năng lượng này, tốt nhất nên sử dụng màu đen ở hướng Bắc, Đông và Đông Bắc.
Mảng trần oval nền đen họa tiết trắng như nét chấm phá độc đáo |
Trong thiết kế nội thất, nếu biết kết hợp khéo léo, màu đen sẽ tôn thêm vẻ đẹp của các màu khác. Ngày nay, màu đen được sử dụng để tạo phong cách hiện đại cho không gian sống. Những bộ bàn ghế, tủ kệ hay những mảng tường màu đen sẽ tạo nên nét chấm phá sang trọng và trang nhã cho căn phòng. Nên sử dụng màu đen cho sảnh đón, phòng khách, phòng làm việc để thu hút những năng lượng chủ về tiền tài và danh vọng.
Hạn chế sử dụng màu đen trong trang trí phòng trẻ em và phòng ngủ. Không nên dùng nhiều màu đen trong việc trang trí những không gian nhỏ hẹp hoặc tường, trần cao… Nếu căn nhà đã được trang trí nhiều mảng màu đen, bạn có thể trổ thêm cửa sổ hoặc bố trí thêm nhiều đèn để tăng ánh sáng và sức sống cho căn phòng.
Hiệu ứng tương phản màu sắc sẽ tạo ra nhiều yếu tố bất ngờ khi kết hợp màu đen với những gam màu khác. Tuy nhiên, không nên kết hợp quá nhiều màu đen với màu đỏ hoặc màu vàng vì chúng là những màu xung khắc. Ngoài ra, tránh dùng màu đen ở hướng Nam (hành Hỏa) vì điều này sẽ gây bất lợi cho gia chủ.
(Theo Afamily)
Tuổi Dậu hợp với tuổi nào? Trong tình yêu hôn nhân, người như thế nào mới là một nửa lý tưởng của người tuổi Dậu? Những người sinh năm Dậu thường có năng khiếu về ngôn ngữ, có tài hùng biện, cũng rất giỏi thuyết phục người khác. Họ tài năng nhưng rất đỗi khiêm nhường, lại thích giúp đỡ người khác.
Trước khi bắt tay vào làm việc, người này có thói quen xem xét vấn đề dưới nhiều góc độ, suy tính kĩ càng. Khi thực hiện, họ cũng rất cẩn thận và chú ý đến từng tiểu tiết để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất.
Tuy nhiên, người tuổi Dậu thường hay mắc một tật xấu, đó là không kiềm chế được sự phù phiếm của bản thân. Họ không có khả năng chống lại các thể loại dụ dỗ, dễ mắc lừa, cần được chú ý thường xuyên.
Vậy trong tình yêu hôn nhân, người như thế nào mới là một nửa lý tưởng của người tuổi Dậu? Tuổi Dậu hợp với tuổi nào? Hôm nay Lịch ngày tốt sẽ tiết lộ cho các bạn lời giải đáp cho câu hỏi này nhé.
Tuổi Dậu và tuổi Thìn Lục hợp, hai người này nếu kết đôi với nhau thì sẽ có hôn nhân cực kì hạnh phúc, là cặp đôi trời sinh, được nhiều người ngưỡng mộ. Tiếp theo, tuổi Tị và tuổi Sửu là hai con giáp khá thích hợp để trở thành bạn đời lãng mạn của người tuổi Dậu.
Dậu Mão tương xung, người sinh năm Dậu nên tránh kết hôn với người tuổi Mão để tránh xung khắc gây ra những hậu quả khôn lường. Ngoài ra, người này cũng không nên thành đôi với người tuổi Tuất vì Dậu Tuất tương hại.
=> Xem phong thủy và những ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn |
Bàn ăn là nơi các thành viên sum họp, quây quần. Nó có ảnh hưởng lớn đến bầu không khí cũng như tâm trạng của mọi người. Vì thế, khi sắp xếp cần lưu ý một số điều sau.
Khi bàn ăn nằm trực diện ngay dưới xà nhà sẽ gây cảm giác đè nén, nặng nề, khiến tinh thần bất ổn. Vì thế, nên dịch chuyển bàn ăn khỏi vị trí đó. Trong trường bất khả kháng, nên treo quả hồ lô bên dưới để hóa giải.
2. Bàn ăn không nên thẳng với cửa lớn
Phong thủy có câu: "Hỉ hồi toàn, kỵ trực xung" (thích vòng quanh, kỵ thẳng). Nếu bàn ăn phạm phải nguyên tắc này sẽ khiến khí tốt trong nhà dễ dàng thoát ra ngoài. Ngoài ra, nếu bàn ăn thẳng hàng với cửa lớn, chỉ cần đứng bên ngoài có thể nhìn thấy mọi thành viên đang dùng bữa. Điều này cũng không hợp mỹ quan.
Cách tốt nhất là dịch chuyển bàn ăn sang vị trí khác hoặc dùng bình phong, vách chắn ngang để che chắn bớt.
3. Bàn ăn tối kỵ đối diện nhà vệ sinh
Theo phong thủy, nhà vệ sinh là nơi sinh ra khí độc. Nếu để nó đối diện với bàn ăn sẽ tạo tâm lý không tốt khi ăn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mọi người.
Nếu không thể di dời bàn ăn, nên đặt giữa bàn bồn nước nhỏ. Trong đó đặt chậu trúc khai vận để hóa giải xú khí.
4. Bàn ăn không nên đặt đối diện với bàn thờ
Đây là không gian linh thiêng thờ phụng tổ tiên, thần thánh. Vì thế, không nên sắp đặt bàn ăn tại đây nhằm đảm bảo sự tôn nghiêm, tĩnh lặng cho nơi thờ cúng và mang lại cảm giác tự do, thoải mái cho người ăn.
5. Bàn ăn không nên quá lớn
Một số người thích bàn ăn có kích cỡ lớn. Tuy nhiên, phải căn cứ theo diện tích căn phòng để bố trí cho phù hợp. Ngoài ra, diện tích bàn quá lớn sẽ tạo khoảng cách, khó tạo không khí ấm cúng, quây quần giữa các thành viên.
(Theo Phong thủy sắp xếp nhà ăn, nhà bếp, phòng tắm)
như chuyên gia khuyên dưới đây.
=> Bói tình yêu để biết nhân duyên của hai người |
- Sắc thái ở bàn tay nóng nảy:- Tính chất bàn tay: Nhỏ, dài, tam giác, có chu vi khác thường, nhiều nếp nhăn và nhiều chỉ,ngón mềm mỏng, nhọn và ngón út ngắn, tay thô. Đường ngang trên có dạng như dâythừng.
- Cá tánh: Nóng nảy, dục tốc, tự cao, nhiều tưởng tượng, tính bất thường.
II. Sắc thái ở bàn tay lãnh đạm:
- Tính chất bàn tay: Lòng bàn tay mềm, dày, ẩm ướt, ngón ngắn không đều, ít chỉ tay, rộng trắng nhạt. Móng tay rộng, lưng bàn tay có lấm chấm tàn nhang.
- Cá tánh: Người trầm mặc, lạnh lùng, kiên nhẫn, đa tình, chuộng lý luận.
III. Sắc thái ở bàn tay hờn giận:
- Tính chất bàn tay: Vuông hay chữ nhật, có vẻ ốm nhưng thật ra nhiều thịt, nóng ấm, lòng bàn trũng, chỉ tay rõ nét, sậm màu, ngón dài, đầu ngón bè ra. Đường ngang dưới dài và thẳng, ngón cái dài.
- Cá tánh: Tự ái cao, nhiều tham ng, tự kiêu. Sức khỏe: yểu tướng.
IV. Sắc thái ở bàn tay ương ngạnh:
- Tính chất bàn tay: Rộng, ngắn, dày, nóng ướt, màu hồng, lưng bàn tay có nhiều lông, ngón cái ngắn. Gò kim tinh cứng. Chỉ tay đậm, màu hồng nhưng ít chỉ.
- Cá tánh: Ngang ngạnh, không ưa sự bình thản dễ nổi giận, có tư tưởng cao siêu. Không nể nang ai hay lý sự.
Nguồn: Tổng hợp
Kim là ‘Tòng cách”. Tòng giả là tòng thuận, phục tùng; cách giả là biến cách, cải cách. Cải cách, biến cách thi hành cần uy lực, chính vì vậy Kim có 2 đặc tính cương và nhu, kéo dài, biến cách, hư sát, Kim chú là Nghĩa.
Người sinh ra trong Tứ trụ có hành Kim quá vượng là người mặt trắng, xương nhỏ vừa tầm, thân thể khỏe mạnh, nghĩa khí, cương nghị quyết đoán, không vì cường bạo, trọng nghĩa khinh tài ghét kẻ ác như kẻ thù, tự biết trắng đen, trọng nhân cách, rất có liêm sỉ.
Nếu Tứ trụ có hành Kim quá nhiều, làm việc lỗ mãng, hữu dũng vô mưu, hiếu chiến tham lam, bất nhân bất nghĩa; hành Kim quá ít là người yếu đuối, thiếu quả quyết, tham dâm háo sát, hà khắc cay độc.
Kim chủ là Nghĩa, tinh cương, nhiệt tình, vị cay, màu trắng. Người Kim vượng, xương thịt tương xứng, mặt mũi trắng trẻo, mày cao mắt sâu, thân thể khỏe mạnh, cương nghị quả quyết, trọng nghĩa khinh tài… Kim quá nhiều lại là người hữu dũng vô mưu, tham lam bất nhân. Kim mà thiếu thì cơ thể gầy nhỏ, coi thường người khác, kiệt xỉ, tham dâm háo sát, gian tham bỉ lậu.
Tên sao | Đẩu Phận | Âm dương ngũ hành | Hóa | Chủ | Tứ hóa |
Thiên cơ | Nam đẩu thứ 3 | Âm mộc | Thiện | Huynh đệ, trí tuệ | Ất: Lộc, Bính: Quyền - Đinh: Khoa - Mậu:kị |
Thuộc tính âm dương ngũ hành của sao Thiên Cơ là âm mộc, là sao thứ 3 thuộc chòm sao Nam Đẩu, chủ về trí tuệ, tư tưởng, anh em, hệ thần kinh, hóa khí là thiện, Hóa Kị là hung (chủ về tổn thương thần kinh, u não), làm chủ cung huynh đệ.
Đặc trưng của sao Thiên Cơ là đa tài đa nghệ, có tính "động" ở đây không phải là những biến động trong cuộc đời mà là động não, hoạt động, thường phải bôn ba lao lực, vì vậy phản ứng khá nhanh nhạy, giỏi vận động, liên lạc, giao thiệp, vạch kế hoạch và phân tích, xử sự có lý lẽ, điềm tĩnh mà có khí phách. Có lợi khi người làm công việc như phục vụ kỹ thuật chuyên môn, truyền bá phần nhiều là phần thiết kế, vạch kế hoạch chứ không phải thực thi, thực hành, vì thiếu tính ổn định, nên tối kị theo nghề kinh doanh hay tự sáng lập sự nghiệp.
Sao Thiên Cơ còn có tên là sao Thiên Tú, định số trong mệnh là phò tá vua mà hành sự, giải hung hiểm của nghịch cảnh. Nếu gặp cát tinh lại đắc địa thì mọi việc đều tốt đẹp, chăm đi lễ Phật, có hứng thú đặc biệt với tôn giáo hoặc mệnh lí, kính trọng người thân, phù hợp làm tăng đạo ở núi rừng, không có lòng ác độc bất nhân, có khả năng tùy cơ ứng biến, có tầm nhìn xa, làm việc có phương pháp. Nữ mệnh nếu gặp sao Thiên Cơ, phần nhiều chủ về phúc thọ, gặp cát sẽ cát, gặp hung sẽ hung; nếu gặp sao Thiên Lương thì bản thân sẽ có biệt tài về một lãnh vực nào đó.
Sao Thiên Cơ không có năng lực khống chế hóa giải sát tinh, vì e rằng trí tuệ của Thiên Cơ sẽ giúp kẻ ác. Sao Thiên Cơ cũng rất sợ gặp sao Hóa Kị, trong hạn nếu gặp hung sát hội chiếu hoặc Hóa Kị, nếu không được cát tinh cứu ứng, nên đề phòng tai ách, tốt nhất là nên thận trọng phòng thủ mà không nên hành động.
Bốn sao Thiên Cơ, Thái Âm, Thiên Đồng, Thiên Lương nếu hội tụ tại ba cung mệnh, quan, tài, là cách "Cơ Nguyệt Đồng Lương" rất thích hợp với sự nghiệp tôn giáo, văn hóa, truyền bá. Nếu sao Thiên Cơ và sao Cự Môn cùng ở cung mệnh tại Mão, Dậu là cách cục "Cự cơ đồng lâm" có thể là người đứng đầu trong lãnh vực khoa học công nghệ cao. Nếu sao Thiên Cơ, Thiên lương cùng ở tại cung Thìn và cung Tuất, hoặc tại cung Thiên Di chiếu về cung Mệnh, là cách cục "Thiện ấm triều cương", chủ về phúc thọ gồm đủ. Nếu sao Thiên Cơ và Sao Cự Môn cùng thủ mệnh tại cung Dậu, lại đồng cung với Hóa Kị ở tam phương tứ chính, là cách cục "Cự Cơ hóa Dậu", chủ về bôn ba vất vả, gặp nhiều thất bại, nếu là nữ mệnh thì khó tránh lênh đênh phiêu bạt.
Ca quyết:
Thiên cơ huynh đệ chủ, Nam Đẩu chính diệu tinh
Tố sự hữu thao lược, bẩm tính tối cao minh
Sở vi tối hiếu thiện, diệc khả tác quần anh
Hội cát chủ hưởng phúc, nhập cách cư hàn lâm
Cự môn đồng nhất vị, võ chức áp biên đình
Diệc yếu quyền phùng sát, phương khả lập công danh
Thiên lương tinh đồng vị, định tác đạo dữ tăng
Nữ nhân nhược phùng thử, tính xảo tất dâm bôn
Thiên đồng dữ Xương Khúc, tụ củng chủ hoa vinh
Thìn Tuất Tý Ngọ địa, nhập miếu hữu công danh
Nhược tại Dần Mão Thìn, Thất sát tịnh Phá quân
Huyết quang tai bất trắc, Kình Đà cập Hỏa Linh
Nhược dữ chư sát hội, tai hoạn hữu ách kinh
Vũ ám Liêm Phá hợp, lưỡng mục thiểu quang minh
Nhị hạn lâm thử tú, sự tất hữu biến canh
Nghĩa là:
Thiên Cơ chủ cung huynh đệ, là chính diệu nam Đẩu
Làm việc có thao lược, bản tính cực thông minh
Hành vi rất lương thiện, mà cũng là hơn người
Gặp cát tinh sẽ hưởng phúc; nhập cách vào hàn lâm
Đồng cung với Cự Môn, quan võ trấn biên cương
Nhưng cũng cần gặp Hóa Quyền, Thất Sát; mới lập được công danh
Đồng cung với Thiên Lương, số định làm đạo sĩ, sư tăng
Mệnh nữ gặp sao ấy, tính khéo dễ đa tình
Thiên Đồng cùng Xương, Khúc; tụ hội vây chiếu chủ vinh hoa
Cung Thìn, Tuất, Tí, Ngọ; nhập miếu có công danh
Nếu tại Thìn, Dần, Mão; Thất Sát cùng Phá QUân
Dễ nạn tai bất trắc; Dương, Đà cùng Hỏa, Linh
Nếu như gặp hung sát; gặp họa ách tai ương
Vũ ám hợp Liêm, Phá; hai mắt chẳng được tinh
Hai hạn gặp sao đó; việc thay đổi khôn lường
Tổng hợp những câu nói hay nhất về cha. Trong mỗi người chúng ta tuy không ai nói ra nhưng cha mẹ có vị trí vô cùng lớn trong tim và không gì có thể thay đổi được tình cảm thiêng liêng ấy. Mẹ có công sinh thành, cha có công dưỡng dục cũng như luôn dõi theo chúng ta bước đi trong cuộc sống.
Hôm nay xemboituong.com sẽ gửi đến bạn tổng hợp những câu nói hay nhất về cha, mời các bạn cùng đọc và cảm nhận nhé!
Cha đưa cả tấm lưng gầy Chở che con được tới ngày hôm nay.
——-
Cha là tất cả cha ơi ! Cha là hình ảnh trọn đời thiêng liêng.
——-
Cha là tất cả cha ơi ! Ngàn năm con vẫn trọn đời yêu thương.
——-
Khi con tát cạn biển đông Thì con mới hiểu tấm lòng của cha.
Cha là bầu trời, con là hạt bụi Con lẫn vào cha từ bé đến muôn đời.
Cha tôi lắm nỗi gian nan Vì con cơ cực chẳng màng tấm thân.
Cha ơi bóng cả cây cao Chở che con những lao đao cuộc đời.
Mồ hôi cha đăm đăm nhỏ giọt Con níu giọt mồ hôi đứng dậy làm người.
Cha có nghĩa là khởi đầu cho sức mạnh, ý chí và niềm tin.
Cha là bóng cả ngã che con Là cả tình thương chẳng xói mòn.
Thảnh thơi Tùng Trúc xanh nguồn cuội Mây trắng đầu non tựa dáng cha.
Cha là núi con hoài xanh cỏ dại Cha là trời cho mây trắng con bay.
Cha là bóng mát giữa trời Cha là điểm tựa bên đời của con.
Công cha như núi như non Hy sinh tất cả cho con nên người.
Anh em trên dưới thuận hoà Anh nhường em kính mẹ cha vui lòng
Đừng bao giờ quên cha mẹ bạn, bởi họ chính là lý do tại sao bạn có mặt trên đời và bạn là ai trong xã hội này.
Trở thành người cha thì dễ , làm bổn phận người cha mới khó – Diderot
Người ta chẳng bao giờ trả xong nợ cho cha mẹ – Aristote
Một người cha nghiêm khắc luôn nặng lời khi khiển trách con cái nhưng vẫn là người cha tốt trong mọi hành động – Menandre.
Người ta có thể mua tất cả, trừ cha và mẹ – Danh ngôn Anh.
Cha mẹ giống như Chúa trời bởi bạn luôn muốn biết họ ở đâu, muốn họ lúc nào cũng nghĩ cho mình, nhưng bạn lại chỉ thực sự nhớ tới cha mẹ khi cần thứ gì đó – Chuck Palahniuk.
Tôi luôn có niềm tin vào bậc sinh thành. Nếu yêu thương, họ sẽ luôn che chở và đặt ta ngoài vùng “nước xoáy nguy hiểm”. Điều đó có nghĩa đôi khi ta không thể biết thực sự những gì cha mẹ đã phải chịu đựng để rồi sau đó đối xử không tốt với họ theo cách mà ta không bao giờ phải trải qua – Mitch Albom.
Cha mẹ có thể đưa ra những lời khuyên tốt nhất hoặc hướng ta đi trên con đường đúng đắn, nhưng cuối cùng việc hình thành tính cách mỗi đứa con lại nằm trong tầm tay của chúng – Anne Frank .
Chúng ta không bao giờ biết được tình yêu bao la mà cha mẹ dành cho mình chỉ tới khi chúng ta trở thành những ông bố, bà mẹ thực sự – Henry Ward Beecher.
Trên trái đất này, không có món quà nào ngọt ngào bằng tình yêu thương của người cha dành cho con mình – Cicero.
Đã bao nhiêu lần cha mẹ nói về những việc bạn nên và không nên làm? Để rồi sau đó bạn nhận ra rằng bạn chưa thực hiện bất cứ điều gì – Michael Jordan.
Những người làm cha làm mẹ không quan tâm tới công lý, cái họ muốn là sự yên bình và hạnh phúc cho con cái của mình – Bill Cosby.
Khi bạn nhìn vào mắt của một người mẹ, bạn sẽ biết được tình yêu tinh khiết nhất mà mình có thể tìm thấy trên trái đất – Mitch Albom.
Khi bạn là một người mẹ, bạn không bao giờ thực sự cô độc trong suy nghĩ của mình. Một người mẹ luôn phải nghĩ hai lần, một lần cho bản thân và một lần cho con cái – Sophia Loren.
Chúa đã gửi những đứa trẻ xuống trần gian để mở rộng trái tim mỗi người và giảm bớt chút ích kỷ, vun đắp thêm sự cảm thông và tình yêu thương – Mary Howitt.
Để duy trì một gia đình hòa thuận đòi hỏi rất nhiều từ cả cha mẹ và những đứa con. Theo một cách đặc biệt nào đó, mỗi thành viên trong gia đình phải trở thành một “đầy tớ” của những người còn lại – Pope John Paul II
Trái tim của người mẹ là vực sâu muôn trượng mà ở dưới đáy, bạn sẽ luôn tìm thấy sự thứ tha – Balzac
Không chỉ có con trẻ mới trưởng thành, cả những bậc làm cha làm mẹ cũng vậy. Chừng nào mà chúng ta dõi theo hành động của các con, đồng nghĩa với việc chúng cũng sẽ biết được những gì mà bạn đang làm. Tôi không thể bảo những đứa con hãy chạm tới mặt trời, tất cả những gì tôi có thể làm là tự bản thân mình thực hiện điều đó – Joyce Maynard
Mẹ có thể tha thứ tất cả mọi lỗi lầm của chúng ta và không bao giờ đề cập tới những sai lầm mà ta gây ra dù là một, hai hay nhiều sai lầm.
Có hai nụ hôn không thể quên trong cuộc đời, là nụ hôn đầu tiên trao cho người yêu và nụ hôn cuối cùng của mẹ – Ngạn ngữ Tây Ban Nha.
Tìm cơ hội khen tặng ba người mỗi ngày
Ngắm bình minh mỗi lần một năm
Khi nói chuyện với ai đó, luôn nhớ nhìn vào mặt họ
Luôn nói ‘Cảm ơn’ cho những gì mình nhận được
Sống thật với chính mình
Đối xử với mọi người giống như muốn họ đối xử với mình
Có bạn mới nhưng không quên bạn cũ
Biết giữ bí mật
Thừa nhận lỗi lầm nếu mắc phải
Hãy ngẩng cao đầu, ngay cả khi chưa thực sự dũng cảm
Tiêu tiền ít hơn số tiền con có được
Đừng bao giờ lừa dối
Đọc lại kinh thánh ít nhất một lần một năm
Học cách lắng nghe tinh tế nhất, vì cơ hội luôn đến bất ngờ
Đừng bao giờ dập tắt hy vọng của người khác
Đừng bao giờ cầu nguyện để xin xỏ, hãy cầu nguyện cho được sáng suốt và dũng cảm
Đừng bao giờ hành động khi đang giận dữ
Luôn giữ dáng vẻ thanh lịch và tự tin
Đừng bao giờ trả tiền khi việc chưa hoàn thành
Đừng ngồi lê đôi mách, buôn chuyện chưa bao giờ là hành vi của người lương thiện
Luôn cẩn thận với những người không còn gì để mất
Khi gặp một việc khó khăn, đừng bao giờ bắt đầu bằng ý nghĩ thất bại
Nếu phải từ chối, hãy nói một cách lịch sự và mau chóng
Cuộc đời không bao giờ công bằng, đừng chờ đợi vào điều đó
Lòng vị tha luôn ẩn chứa sức mạnh tinh thần
Cao thượng và trung thực
Đừng ngại ngùng nếu phải nói ‘không biết’
Đừng sợ hãi nếu phải nói lời ‘xin lỗi’
1. Đôi môi dày - Có trách nhiệm trong tình yêu
Chàng trai có đôi môi dày sống trách nhiệm, biết gánh vác mọi chuyện lớn nhỏ trong nhà. Dù mệt mỏi hay khó khăn thế nào, họ cũng không oán than nửa lời. Không chỉ là việc nhà, họ sẽ vì người mình yêu mà làm bất cứ chuyện gì. Lời khuyên tốt nhất dành cho họ là hãy biết tự quan tâm đến bản thân hơn.
2. Môi mỏng - Dẻo miệng dễ ngoại tình
Chàng trai có đôi môi mỏng thường rất dẻo miệng, tài ăn nói. Cùng họ tranh luận sẽ chỉ phí công bạn mà thôi. Có thể bạn không tin tưởng lời họ nhưng bạn cũng không thể tìm nổi lý do để phản bác, cho nên tốt nhất đừng tranh luận. Bạn cũng đừng nên để tâm đến ý nghĩa từng câu nói của họ, vì hầu hết đều là nói dối.
3. Khóe môi lớn - Biết bảo vệ tình yêu, khóe môi nhỏ - nhút nhát
Kích thước môi cũng phản ánh tính cách của một chàng trai, người có khóe môi lớn sẵn sàng dùng tất cả sức mạnh của mình để bảo vệ người họ yêu thương, còn bản thân có gặp phải chuyện gì cũng không sợ. Khóe môi bé thì lại là người nhút nhát, khó làm nên sự nghiệp.
4. Môi lớn nhưng mỏng - Dễ gây tổn thương tình cảm
Chàng trai có tướng môi như vậy thường thích uống rượu, nhưng tửu lượng không cao, còn hay tức giận với người mình yêu, làm tổn thương người yêu cũng như tổn thương tình cảm hai người. Không những thế, tuýp người này còn thường dùng lời ngon ngọt để đánh lừa người khác. Họ rất giỏi trong việc dùng lời nói dối để che đậy một lời nói dối khác.
5. Môi trên dày - trọng tình cảm, môi dưới dày - dễ thành công
Chàng trai có môi trên dày hơn môi dưới rất trọng tình, đã yêu ai sẽ yêu rất say mê. Còn chàng trai có môi dưới dày hơn môi trên là nhà lãnh đạo bẩm sinh, có chủ kiến, gặt hái được nhiều thành tựu, nhưng lại tùy hứng trong tình yêu - lúc cuồng nhiệt, lúc lại hờ hững, lạnh lùng đến khó hiểu.
Kunie (Theo Inka)
► Cùng đọc những câu nói hay về cuộc sống và suy ngẫm |
Chúng tôi có nhiều dịp gặp gỡ, trò chuyện cùng một số nhà nghiên cứu văn hóa, khảo cổ học. Trong những câu chuyện về văn hóa tâm linh, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, còn nhiều người vẫn hiểu một cách mơ hồ khi thực hiện hành vi văn hóa tín ngưỡng, chính vì thế nên việc giới thiệu cho người dân biết được nguồn gốc, ý nghĩa của tục thắp hương tổ tiên, thần, thánh, Phật... là điều cần thiết.
Loài người đã thắp hương cách đây gần 6.000 năm
Theo một số nhà nghiên cứu văn hóa và khảo cổ học thì chúng ta chưa thể khẳng định được cái nôi của tục thắp hương cho tổ tiên, thần linh... là ở đâu. Tuy nhiên, từ những tư liệu khảo cổ học cho thấy, tục thắp và dâng hương cho tổ tiên, thần linh có từ cách đây gần 6.000 năm.
PGS.TS Trình Năng Chung, Viện Khảo cổ học Việt Nam cho biết: “Trong một khu mộ thuộc thời đại đá mới ở vùng Punjab, Ấn Độ người ta đã phát hiện được những lọ gốm bên trong có tro than của một loại chất đốt có mùi thơm. Đây có lẽ là dấu tích sớm nhất về tục đốt hương dành cho người quá cố. Khu mộ có niên đại cách ngày nay 5.700 năm. Ngoài ra, trong các đền thờ của vua chúa Ai Cập cổ đại có tuổi gần 5.000 năm cách nay cũng phát hiện được nhiều hình chạm khắc tường miêu tả cảnh dâng hương lên các vị thần.
Từ những tư liệu này, các nhà khảo cổ học đã đi đến kết luận đây chính là dấu hiệu của việc thắp hương thờ cúng người chết và thần linh. Ở Trung Quốc, trong một khu mộ thời Chiến Quốc (2.500 năm cách nay) ở vùng Chiết Giang, người ta đã phát hiện những chiếc đỉnh gốm, bên trong bị ám khói do một loại thực vật có hương thơm bị đốt. Còn ở Việt Nam, trong truyền thuyết vùng đất Tổ Phú Thọ có nhắc đến việc các Vua Hùng có nghi thức dâng hương khấn trời đất, thần linh trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Điều này đưa đến giả thuyết rằng, tục thắp hương của người Việt cổ đã có cách đây khoảng gần 4.000 năm”.
Dân gian quan niệm thắp hương là sự kết nối giữa con người và thần thánh... |
Bí ẩn số 3
Tục thắp và dâng hương đã đi vào đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam như một nét đẹp truyền thống, rất gần gũi, thiêng liêng.
Khi tìm hiểu thông tin về tục thắp hương, chúng tôi đã nhận được nhiều lý giải thú vị về con số 3. Theo lý giải của PGS. TS Trình Năng Chung thì “trong thuyết âm dương lưỡng hợp, số lẻ tượng trưng cho cõi dương, số chẵn tượng trưng cho cõi âm. Số dương nhỏ nhất là 1, số âm nhỏ nhất là 2, cộng hai số nhỏ của âm và dương bằng 3 (1 + 2 = 3). Đây là con số tượng trưng cho sự hòa hợp giữa âm và dương, là sự phát triển bền vững trường tồn, may mắn, thuận lợi. Trong đó, bội số của 3 là 9, tượng trưng cho đỉnh cao hạnh phúc, an lành viên mãn.
Do vậy, trong khi thực hành hành vi thắp và dâng hương trong lễ cúng tổ tiên, thần, thánh người ta thắp hương theo con số lẻ là 1, 3, 5, 7, 9. Tuy nhiên, khi thắp hương người ta thường thắp 3 nén, vừa đủ gói trọn triết lý sâu xa con số 3 như trên đã diễn giải. Trong thực tế, có người thắp 1 nén hương khi thờ cúng cũng được, nhưng đây chưa phải là con số đẹp, mà phải là 3 nén. Điều cốt yếu là chính ở lòng thành người thắp và dâng hương”.
Trong tang ma, khi thắp hương cho người chết thì có sự khác biệt so với thắp hương cho tổ tiên. Theo quan niệm dân gian cho rằng, người mới chết chỉ được thắp 2 nén hương, bởi từ lúc chết đến 3 ngày sau, linh hồn vẫn còn ở lại chốn trần gian. Vì vậy, 3 ngày sau khi chết người ta mới thắp 3 nén hương với ý nghĩa rằng, linh hồn người chết đã siêu thoát.
Nhà Phật quan tâm đến “tâm hương” hơn là thắp bao nhiêu nén hương. |
Nói về sự khác biệt trong quan niệm thắp 3 nén hương khi cúng tổ tiên, thần, thánh... Hòa thượng, Đại đức Thích Tâm Kiên, Trụ trì chùa Một Cột giải thích: Đối với nhà Phật, việc thắp hương có đôi chút khác biệt so với chúng sinh. Theo đó, người đến chùa thắp hương có thể thắp 1, 2 hoặc 3 nén... cũng được. Sở dĩ có điều này là do nhà Phật quan niệm việc thắp hương là xuất phát từ cái tâm của con người, chỉ cần tâm hướng Phật thì tấm lòng được thanh thản... Vì điều này nên nhà chùa thường không đặt ra luật lệ nào đối với chúng sinh khi dâng hương cửa Phật.
Đại đức Thích Tâm Kiên cho rằng, mặc dù nhà Phật không đặt ra luật lệ chặt chẽ đối với chúng sinh khi lên chùa thắp hương, nhưng xét quan niệm văn hóa truyền thống thì người dân nên thắp 3 nén hương khi lên chùa là đẹp nhất, nó tượng trưng cho sự kết nối giữa người trần với Đức Phật, giúp tâm hồn thanh tịnh, trong sáng hơn.
“Trong quy định của nhà Phật có 5 loại hương chính là giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát hương và giải thoát tri kiến hương. 5 loại hương này được phân theo cấp độ cao thấp khác nhau. Thấp nhất là giới hương dùng để tâm hồn con người tự trút bỏ những ác ma, tham sân, si... cao nhất là giải thoát tri kiến hương, đây là loại hương chỉ có những người tinh thông giáo lý nhà Phật, một lòng hướng Phật mới có được và loại hương này chỉ có trong tâm mỗi người chứ không thể tìm thấy ở ngoài”. Hòa thượng, Đại đức Thích Tâm Kiên |
Theo Văn Quách
Kiến thức
1. nếu vì lý do gì giường ngủ không kê trên đường chéo góc với cửa ra vào thì treo một giương soi để chiếu ra cửa đó.
2. ở vị trí này giường ngủ còn xấu hơn nữa vì nó giống như quan tài.
3-4 Trong phòng ngủ này, người ở đây sẽ tõ ra quá mức bén nhạy tới cửa ra vào và tiếng động nào cũng khiến họ tỉnh giấc, cuối cùng thì ảnh hưởng đến đời sống của họ còn vượt đi rất xa khỏi giường ngủ.
► Cùng đọc: Danh ngôn cuộc sống, những lời hay ý đẹp và suy ngẫm |
Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Nốt ruồi khai vận tại huyệt Thái Dương
Trong nhân tướng học, huyệt Thái Dương được gọi là Cung Thiên Di, hay Cung Dịch Mã. Cung này thể hiện sự di chuyển của mỗi người. Nếu vị trí này có nốt ruồi xấu sẽ là dấu hiệu cho thấy bạn thường gặp bất trắc khi đi du lịch hoặc làm ăn buôn bán bên ngoài. Ngược lại, nốt ruồi tốt tại vị trí này có thể đem lại vận may cho bạn trong những chuyến du lịch hoặc làm ăn ở phương xa.
Nốt ruồi khai vận giữa hai đầu lông mày
Trong nhân tướng học, vị trí giữa hai đầu lông mày được gọi là Ấn Đường, tượng trưng cho sự nghiệp, vận mệnh của mỗi người. Có thể nhìn sắc khí của vùng này để đoán định cát hung, họa phúc của cuộc đời. Nếu ở vị trí này có nốt ruồi tốt, sự nghiệp của bạn sẽ vô cùng sáng sủa. Ngược lại, nếu tại đây có nốt ruồi xấu tối màu, rất có thể, bạn sẽ gặp trục trặc lớn trong hôn nhân hoặc tình cảm trước 28 tuổi.
Nốt ruồi khai vận mọc ở vị trí giữa mắt và lông mày
Theo nhân tướng học, vị trí giữa mắt và lông mày được gọi là “Cung Điền Trạch”. Nốt ruồi tốt mọc tại cung này cho thấy “khổ chủ” là người đa tài đa nghệ, thanh tú liêm khiết. Trong công việc, bạn dễ được cấp trên coi trọng; trong hôn nhân, tình cảm phu thê cũng vô cùng mĩ mãn.
Ngược lại, nếu có nốt ruồi xấu mọc tại cung này, bạn thường chuyển nhà và gặp phải những chuyện khó hiểu tại nơi cư ngụ, ví dụ như bị rỉ nước trong nhà…Vì vậy, bạn chớ nên đầu cơ trong lĩnh vực bất động sản, kẻo thất bại ê chề.
Nốt ruồi khai vận mọc ở môi trên
Nốt ruồi mọc ở môi trên được xem là phúc tướng trong nhân tướng học, biểu thị cho cuộc đời yên ấm, không phải lo lắng chuyện cơm áo gạo tiền. Ngoài diễm phúc thường xuyên được mọi người mời ăn cơm, người như bạn cũng thuộc tuýp sành ăn và rất biết thưởng thức những món cao lương mĩ vị.
Bạn cũng rất cừ trong kinh doanh buôn bán và tạo dựng quan hệ xã hội . Nhược điểm của người có nốt ruồi mọc ở môi trên là đôi khi ăn nói quá thẳng, nên dễ đắc tội với người. Bạn kị nhất là thủy. Trong cuộc đời, chắc chắn bạn sẽ nhiều lần gặp nạn vì nước.
Nốt ruồi khai vận mọc ở cằm
Nốt ruồi mọc gần cằm, chủ về điền địa, nô bộc. Những người có nốt ruồi tốt mọc tại vị trí này thường có nhà cửa ruộng vườn khang trang lúc về già. Bạn cũng là người rất chú trọng phong vị của cuộc sống.
Nốt ruồi khai vận mọc trong lòng bàn tay
Người có nốt ruồi quý mọc tại vị trí này thường rất thông minh và không thiếu tiền tiêu. Về già, cuộc sống của bạn sẽ rất viên mãn vì tận hưởng những thành quả gặt hái được suốt bao năm phấn đấu.
Nếu nốt ruồi mọc ở mu bàn tay chứng tỏ bạn rất biết quản lí tiền bạc và cầm trịch về kinh tế trong gia đình . Người như bạn cũng có nhu cầu chiếm hữu mạnh mẽ.
Theo Kiến thức
Các hướng khác thì bình thường.
Khác với thuật chiêm tinh tử vi gồm hệ thống các sao phong thần, Nhị thập bát tú gồm 28 ngôi sao có thực nằm ở gần kề đường Hoàng đạo theo chiêm tinh phương Tây và được phân bố ở 4 hướng trên bầu trời. Đó là những ngôi sao chính, mỗi sao còn kéo theo một chùm sao khác theo quỹ đạo của nó.
Nhà anh Đặng Bá Phong (Thanh Xuân, Hà Nội) đang trong giai đoạn hoàn thiện. Vì diện tích chật nên anh dự định bố trí bếp ăn bên dưới nhà vệ sinh. Tuy nhiên, nhiều người quen lại khuyên anh không nên bố trí vị trí bếp ăn như vậy để tránh xui xẻo.
Không nên cho bếp cạnh vòi nước. |
► ## giải mã giấc mơ theo tâm linh chuẩn xác |
Văn Xương, Văn Khúc: Xương Khúc tượng trưng cho tình cảm và trí tuệ. Xương Khúc rất xuất sắc trong những ngành học nào mình thích còn Hóa Khoa thì giỏi về nhiều môn. Xương Khúc thiên về chuyên khoa nên khó ai vượt nổi Xương Khúc trong chuyên môn sở trường. Vì nặng về tình cảm nên ngành học của Xương Khúc là văn chương, triết lý, thi ca, nhạc kịch, vốn là các bộ môn làm rung động mãnh liệt tâm hồn con người.
Thiên Khôi, Thiên Việt: biểu tượng cho học trò giỏi và đỗ đạt. Khôi Việt chỉ sự lỗi lạc, xuất chúng trong nhiều ngành. Khôi còn có nghĩa là đứng đầu, cầm đầu, vì thế có tinh thần ganh đua mãnh liệt để chiếm giải nhất, không chấp nhận nổi sự thua thiệt. Đức tính quý báu của Khôi Việt là óc lãnh tụ, sự mưu cơ, tài tổ chức, chí hướng chỉ huy, lãnh đạo vì vậy Khôi Việt hữu dụng cho xã hội trong khi Hóa Khoa và Xương Khúc thường đắc dụng cho học đường, cho ngành giáo dục thuần túy. Khôi Việt vừa là người có học vừa biết ứng dụng cái học vào trường đời, cũng bằng ý chí tranh thắng thi đua, vốn là động cơ thành công trong nhiều lãnh vực.
Long Trì, Phượng Các: bằng cấp của hai sao này rất cao, đặc biệt là khi đồng cung ở Mùi (với người tuổi Mão) hoặc ở Sửu (với người tuổi Dậu).
Thiên Hình: chỉ năng khiếu nhận xét tinh vi, phê phán phân minh, óc phân tích tỷ mỉ và sự lý luận sắc bén. Sao này đắc dụng cho người khảo cứu, cho luật gia, cho học trò, cho nhà phê bình nghệ thuật, văn chương. Văn của Thiên Hình lại khô khan, kỹ thuật, nhưng vô cùng chính xác.
Thái Tuế: sao này lanh lợi, nói giỏi, nhiều ý và nhất là nhiều lời, hoạt bát. Thái Tuế chỉ hợp với luật sư, công tố, ứng cử viên tranh cử, chính trị gia ...
Văn Tinh, Lưu Hà, Bác Sỹ: Văn Tinh chỉ sự ham học. Lưu Hà và Bác Sỹ chỉ sự hùng biện sự diễn đạt tư tưởng thâm thúy. Cả ba đều cần cho học trò, giáo sư, thuyết khách.
Hỏa Tinh, Linh Tinh đắc địa: Đi với Thái Dương sáng sủa, Hỏa Linh làm tăng thêm sự mẫn tiệp, có lợi cho sự học hỏi và khảo cứu, điều tra. Cả ba cùng là sao hỏa nên rất sắc bén, linh động.
Thiên Không: chỉ sự thông minh của hạng mưu sĩ, lưu manh, cắc cớ, gian xảo, dùng trí để hại, để phá, để diệt kẻ khác.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)
Đại Thế Chí Bồ Tát cùng với Quan Thế Âm Bồ Tát là thị giả theo hầu Phật A Di Đà, xưng tụng là Tây Phương Tam Thánh, tiếp dẫn và độ hóa chúng sinh bằng trí tuệ.
Mục Lục
Đại Thế Chí Bồ Tát là tên phiên phiên âm từ tiếng Phạn Mahastamaprapta, dịch ý là Đại Thế Chí hoặc Đại Tinh Tiến, gọi tắt là Thế Chí Bồ Tát. Ngoài ra còn những tên khác như Đắc Đại Thế Bồ tát, Đại Tinh Tấn Bồ Tát, Vô Biên Quang Bồ Tát. Mỗi cái tên, danh xưng đều có ý nghĩa quan trọng, gắn liền với đạo hạnh và chức trách mà Ngài mang.
Cái tên Đại Thế Chí xuất phát từ việc Ngài dùng ánh sáng trí tuệ chiếp khắp muôn nơi để chúng sinh mười phương thoát khỏi đau khổ, đạt thành tựu Bồ Đề, có đạo hạnh chuyên tu. Đắc Đại Thế Bồ Tát có nghiêng về diễn tả đại hùng đại lực đại từ bi của Ngài, dùng hạnh nguyện của mình để điều phục và tiếp độ chúng sinh trong thế giới Ta bà.
Đại Tin Tấn hay Đại Tinh Tiến tức là vị Bồ Tát có sức tinh tiến vĩ đại, vô biên, càng ngày càng tiến lên để hóa giải mọi phiền não và giáo hóa chúng sinh, không mệt mỏi, không lùi bước, không ngại chướng khổ. Vô Biên Quang là vị Bồ Tát có ánh sáng vô biên, tỏa khắp pháp giới để chúng sinh hữu duyên thấy được ánh sáng quang minh tinh diệu vô lượng của Ngài khắp mười phương.
Quán Vô Lượng Thọ Kinh có ghi, Đại Thế Chí Bồ Tát lấy ánh sáng trí tuệ làm ngọn đèn soi đường cho chúng sinh thoát khỏi ba cõi ác, đạt được sức mạnh vô biên, hướng tới thân tâm an lạc. Khi Ngài di chuyên, thập phương mười hướng như đang xảy ra một cơ địa chấn, trí tuệ quét sạch u mê nên có tên gọi Đại Thế Chí.
Ngài là một trong Tây Phương Tam Thánh, cùng Quan Thế Âm Bồ Tát theo hầu Phật A Di Đà, một trong các vị Thượng thủ trong chúng hội Bồ Tát. Đại Thế Chí bên phải, Quan Thế Âm bên trái, một bên đại diện cho tinh thần đại trí, một bên biểu thị cho tinh thần đại bi. Người tu hành muốn tu tập viên mãn, đạt thành tựu Phật giáo thì phải có cả hai yếu tố là tấm lòng và trí tuệ.
Từ bi bên trái, trí tuệ bên phải, trí tuệ dẫn đường cho từ bi để từ bi đi đúng hướng, từ bi thấm nhuần trí tuệ để trí tuệ không cứng nhắc, không trên đời mà giúp đời, cứu đời thoát khỏi u tối. Đó chính là ý nghĩa cao nhất, sự hòa hợp tốt đẹp nhất của Phật giáo. Là Phật tử, là những người hướng Phật nhất định phải hiểu được đạo lý này, đồng thời trang bị cho mình hai hạnh này, có như vậy thờ Phật mới chân chính, kính Phật mới chuyên tu.
Trí của Thế Chí Bồ tát là trí của ánh sáng và niềm tin, quyết tâm giáo hóa chúng sinh tránh khỏi đường mê lối lạc. Ngài là vị Bồ Tát Đẳng Giác hầu cận Đức Phật A Di Đà ở cõi Cực Lạc, trợ giúp Phật hóa, tiếp dẫn chúng sinh mười phương thế giới, giáo hóa Thánh chúng tại Cực Lạc, chờ tới khi công quả viên mãn sẽ bổ xứ thành Phật.
Đây là vị Bồ Tát có nhân duyên sâu nặng với chúng sinh khắp cõi, tuy đã thành Phật trong kiếp quá khứ nhưng kiếp này thừa nguyện tái lai vì lòng thương chúng sinh, hiện thân làm Bồ Tát ở thế giới Tây Phương Cực Lạc, trợ duyên cho Phật A Di Đà giáo hóa và tiếp dẫn chúng sinh thoát khỏi bể khổ.
Bồ Tát được Phật Bảo Tạng thọ ký rằng, trong vô lượng vô biên kiếp, sau khi Đức Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Sơn Vương Như Lai nhập Niết Bàn, tức là Quan Thế Âm Bồ Tát thành Phật trong đời vị lai thì Đại Thế Chí sẽ thay Ngài tiếp quản chánh pháp và thế giới Tây Phương, thành Phật hiệu là Thiện Trụ Trân Bảo Sơn Vương Như Lai.
Đại hùng đại lực đại từ bi của Thế Chí Bồ Tát chính là tinh thần và trí tuệ cao nhất để Ngài hoàn thành nguyện cũng như trọng trách mà Phật đạo giao phó. Sức mạnh ấy thể hiện ở các phương diện dưới đây:
Trong kinh Lăng Nghiêm, chương Niệm Phật viên thông, khi Đức Phật Thích Ca hỏi về pháp môn tu hành, Đại Thế Chí Bồ Tát cho biết Ngài tu theo pháp môn niệm Phật. Nhân lành mà Ngài gặt hái được là dùng tâm niệm Phật, vô sinh pháp nhẫn, vì thế Ngài quyết dùng đại hùng đại lực đại bi mà mình có để tiếp dẫn những người niệm Phật vãng sinh tịnh độ.
Khi niệm Phật, n hất định phải chuyên tâm, người lâm chung muốn vãng sinh thì độ niệm phải có tâm chuyên nhất. Nếu trong lòng tưởng nhớ đến Phật, thấy đường Phật hướng thì Phật cách không ca, không cần phương pháp tu nào khác mà thành được Phật. Nói cách khác, “Nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm nối nhau, được Tam ma địa, đó là bậc nhất”. Đây là điểu quan trọng nhất là người tu niệm Phật cần phải nhớ khi hành trì.
Theo phong thủy và tâm linh, Bồ Tát Đại Thế Chí là Phật bản mệnh của người tuổi Ngọ.
Trong Tây Phương Tam Thánh, Thế Chí Bồ Tát đứng bên phải Đức Phật A Di Đà, bên phải là Quan Thế Âm Bồ Tát, hiện thân là hai cư sĩ có cách ăn mặc tương tự nhau. Thế Chí cầm cành hoa sen màu xanh, Quan Âm cầm nhành dương liễu và bình tịnh thủy.
Xem thêm bài viết Tại sao Quan Thế Âm Bồ Tát được nhiều người kính ngưỡng?
Trên chóp mũ của Bồ Tát có hình ngôi chùa, đại diện cho trí tuệ. Thân tỏa ra màu vàng tím lấp lánh, soi chiếu thập phương để chúng sinh hữu duyên đều có thể tận mắt nhìn thấy ánh sáng của Phật pháp và tịnh diệu. Vì thế mà Bồ Tát Đại Thế Chí cũng được gọi là Bồ Tát Vô Lượng Quang.
Thiên quan của Ngài có 500 bảo hoa, trên mỗi bảo hoa có 500 bảo đài, mỗi bảo đài hiện lên quốc độ tịnh diệu của chư Phật thập phương. Tóc búi hình hoa sen đỏ, trên có bảo bình, trong bảo bình chứa ánh sáng trí tuệ - nguồn lực để độ hóa chúng sinh.
Cũng có hình tượng Bồ Tát Đại Thế Chí hiện thân là tướng người cư sỹ, nơi cổ có đeo chuỗi ngọc anh lạc và trên tay cầm một hoa sen màu xanh, tượng trưng cho sự thanh tịnh. Có ý rằng nhờ trí tuệ sáng suốt mà dứt sạch được mọi phiền não mê lầm nơi tự thân và đưa tay cứu với chúng sanh ra khỏi mê lầm tội lỗi.
Trí tuệ là thanh gươm tinh nhuệ cắt đứt mọi ràng buộc, vướng mắc trong cõi trần ai mà đức Đại Thế Chí đã đạt được trải qua nhiều kiếp tu hành tích lũy biết bao công phu. Dùng trí của mình để độ kiếp lầm than, theo đúng tinh thần của Phật giáo.
Tại sao Bồ Tát lại hiện thân cư sĩ? Điều này cho thấy hạnh nguyện của Ngài gần gũi với chúng sinh, muốn chúng sinh nghe pháp, thấu hiểu pháp thì cần phải cảm thông cho chúng sinh. Chỉ khi gần gũi và trở thành bạn lành của chúng sinh thì mới có thể làm được điều này. Bồ Tát là vị cư sĩ giản dị, dễ dàng đi khắp nhân gian để tiếp xúc với mọi người.
Muốn cứu vớt chúng sanh về tịnh độ, trước phải dạy họ dứt sạch phiền não uế ô. Vì thế, danh hiệu Ngài đã nói lên ý nghĩa vận dụng ánh sáng trí tuệ chiếu soi cho chúng sanh thấy rõ những uế trược nơi mình, đồng thời giúp cho họ có sức mạnh đoạn trừ những uế tạp, hướng về tịnh độ.
Ngày 13/7 âm lịch là ngày vía Đại Thế Chí Bồ Tát, tức ngày Bồ Tát đản sinh. Ngày này chúng Phật tử và những người hướng Phật cùng làm lễ kính ngưỡng công đức, hạnh nguyện của người. Không chỉ cúng dường, tụng niệm mà còn hướng về Phật pháp, học hỏi Phật pháp, noi gương Ngài ứng dụng vào đời sống để đạt tới lý tưởng tu hành của bản thân.
Ngoài ra, tích cực hành thiện, tổ chức phóng sinh, bố thí, gieo thêm căn lành, hạnh lành cho cuộc đời. Mỗi việc tốt là ngọn nguồn của một cây thiện, đâm ra trái ngọt quả lành mà con người cần phải nhân rộng, đẩy lùi xấu xa ác nghiệt, coi như hoàn thành ý nguyện của Bồ Tát Thế Chí.
Xem thêm bài viết Bố thí đúng cách - hưởng thụ khi học Phật
Dưới đây là lời Bồ Tát Thế Chí nguyện hứa trước Đức Phật khi quyết đi theo con đường tiến tu, học đạo, hướng Phật và tu đạo Bồ Tát.
“Bạch Đức Thế Tôn! nay tôi xin đem công đức cúng dường Phật và chúng tăng trong ba tháng, và những hạnh tu tập của tôi đã từng làm, như là:
Ba nghiệp thân
Bốn nghiệp miệng
Và ba nghiệp ý
Tôi xin tiếp tục tu đạo Bồ Tát, làm việc Phật sự, khuyên bảo chúng sinh, mang lại lợi ích cho chúng sinh để mau chóng hoàn thành những hạnh nguyện tôi đã thề. Đến chừng nào Phật Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai diệt độ, thì tôi sẽ thành đạo, kế ngôi Phật truyền Chánh Pháp mà độ hóa chúng sinh”.
Thế Chí Bồ Tát là vị Bồ Tát có trí tuệ và tinh thần từ bi, cứu độ chúng sinh vô biên, vô điều kiện, muốn gặp Phật phải có Phật trong tâm, muốn được Phật độ chứng phải thành tâm tụng niệm. Muốn thỉnh nguyện tới Ngài thì hướng về Phật pháp, chuyên tâm tu dưỡng và cúng dường, làm lễ công quả.
Thế gian còn lao khổ, Thế Chí còn miệt mài cứu độ chúng sinh tiến tới cõi Niết Bàn. Cách thỉnh nguyện tốt nhất, hiệu quả nhất chính là học tập đại hùng đại lực đại từ bi của Ngài, không chỉ giữ lập trường tu hành, trọn vẹn tinh thần hoằng pháp mà còn đẩy lui phiền não khổ sở. Chẳng những để bản thân giác ngộ mà còn giác ngộ những người xung quanh để cuộc sống ngày càng tốt đẹp, ngày càng an lạc.
Chăm làm việc thiện, thiện giả thiện báo, phóng sinh cứu độ, giữ tâm chân thành, bố thí hoạn nạn, đường tới thỉnh nguyện Đại Thế Chí Bồ Tát ở ngay phía trước.
Địa Tạng Vương Bồ Tát - Địa ngục chưa trống thề không thành Phật Văn Thù Bồ Tát - bậc Đại Trí dùng trí tuệ dẫn đường chúng sinh
Tâm Lan