Phong thủy của đồ dùng trong nhà bếp có quyết định đến vận may của gia đình. Căn bếp là nơi nấu ăn hàng ngày, cung cấp năng lượng cho con người. Theo phong thuỷ, bếp chủ quản về sức khoẻ, của cải, vị trí lành dữ của bếp có thể ảnh hưởng đến vận mệnh hưng suy của mỗi gia đình, đặc biệt là người vợ.
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Vì thế, khi thiết kế bếp, cần theo nguyên tắc “nhất vị, nhị hướng”, “toạ hung, hướng cát”, tức là đặt bếp ở vị trí (cung) xấu, hướng về cung tốt. Ý nghĩa là đốt khí xấu, đón khí tốt (có ý kiến cho rằng, toạ ở đây không phải là vị trí, mà là hướng lưng bếp).
Nếu nhà có phòng bếp riêng thì phòng bếp đặt ở cung tốt so với tổng thể ngôi nhà, còn bếp đặt tại cung xấu trong phòng bếp. Phòng bếp thường được xem cho người chồng (chủ nhà), còn bếp được xem cho người vợ (vì bếp đại diện cho người vợ – người nấu ăn chính).
Những người thuộc Tây tứ mệnh (Càn, Khôn, Cấn, Đoài) nên đặt bếp tại cung Khảm (phương Bắc), Ly (Nam), Chấn (Đông), Tốn (Đông Nam); mặt bếp hướng về Càn (Tây Bắc), Khôn (Tây Nam), Cấn (Đông Bắc), Đoài (Tây). Những người thuộc Đông tứ mệnh (Khảm, Ly, Chấn, Tốn) thì đặt bếp ngược lại với người thuộc Tây tứ mệnh.
Trường hợp bếp đặt vào cung tốt thì cũng không nên lo lắng, bởi có quan điểm cho rằng, thực phẩm được nấu nướng trên bếp, nếu nơi đó không tốt sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cả nhà, nhất là khi bếp được hướng tốt. Đặc biệt, theo Dương trạch tam yếu, vị trí bếp dù không đặt theo nguyên tắc trên, nhưng hợp với cửa chính, thì vẫn tốt. Ví dụ, người thuộc Đông tứ mệnh đặt bếp tại phương Bắc (Khảm) là xấu, nhưng cửa nhà Đông Nam (Tốn) thì đây lại là sự kết hợp tốt. Bởi lẽ, Khảm là thuỷ, Tốn là mộc, là thuỷ sinh mộc.
Các kiểu kết hợp bếp – cửa nhà tốt thường là: mộc – hoả, hoả – thổ, thổ – kim, kim – thuỷ, thuỷ – mộc. Cần nhớ, Cấn và Khôn có ngũ hành thuộc thổ; Càn và Đoài hành kim; Khảm hành thuỷ; Chấn và Tốn hành Mộc; Ly hành hỏa.
Một số lưu ý khi đặt bếp:
* Hướng bếp không nên ngược với hướng nhà (ví dụ, nhà toạ Bắc hướng Nam thì bếp không nên toạ Nam hướng Bắc).
* Bếp không nên đối diện với cửa bếp, cửa nhà, thậm chí mở cửa không nên nhìn thấy bếp (vì sẽ tạo luồng khí mạnh, khó tích trữ tiền của và người trong gia đình có khuynh hướng ăn uống không điều độ). Hoá giải bằng cách đóng cửa, đặt bình phong, quầy bar hoặc treo màn sáo, chuông gió.
* Bếp không nên đối diện với cửa phòng WC hoặc gần phòng WC hoặc tầng trên là WC (ảnh hưởng đến sức khoẻ).
* Bếp không nên đặt gần hoặc đối diện tủ lạnh, máy giặt, chậu rửa. Bởi lẽ, thủy hoả tương xung, nhưng khoảng cách từ 70 cm trở lên được chấp nhận; nếu gần hơn thì có thể đặt vật mang hành mộc hoặc sơn màu xanh lá cây ở giữa để thuỷ nuôi dưỡng mộc, rồi mộc làm vượng cho hành hoả của bếp.
* Tránh vòi nước chĩa vào bếp hoặc đường ống nước chạy phía dưới bếp.
* Tránh đặt bếp dưới dầm, xà (tủ bếp phía trên bếp cũng không tốt, nhưng nhà bếp hiện đại khó tránh khỏi, vì sử dụng tiện lợi), bởi áp lực từ dầm, xà sẽ đè nén sinh khí từ bên ngoài vào bếp và sinh khí trong bếp, ảnh hưởng đến vấn đề tiền bạc. Hoá giải bằng cách sử dụng trần giả.
* Bếp không nên đặt giữa phòng, giữa nhà, vì bếp kị trống trải, dễ bị gió tạt (bếp cần có chỗ dựa phía sau). Đồng thời, hoả đặt tại trung cung trở nên rất mạnh, không tốt cho sức khoẻ. Bếp cũng không nên đặt cạnh phòng ngủ, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, nếu bếp đối diện phòng ngủ còn ảnh hưởng đến tính khí và tình cảm vợ chồng. Ngoài ra, tránh đặt bếp cạnh cửa sổ (kị nắng gió), cửa sau (dễ bị thất thoát tiền bạc). Hoá giải bằng bình phong, chuông gió.
* Tránh các vật nhọn, góc nhọn (các tia xấu, khí xấu) chiếu vào bếp.
* Không nên có hai chiếc bếp hoặc gương/đồ sáng bóng phản chiếu bếp (việc này giúp tăng của cải, nhưng chồng có thể có ngoại tình!).
* Không nên đặt bếp ở phía Tây Bắc (Tây Bắc đại diện cho chủ nam, mà bếp là nơi cực hoả, không tốt cho sức khoẻ).
* Ống thông hơi nên đặt tại cung xấu. Giữa ống thông hơi và bếp không nên có cửa sổ (dễ thất thoát tiền bạc).
Phong thủy cho đồ dùng nhà bếp
* Hũ gạo:
Lương thực chính của người phương Đông là gạo, đặc biệt là người phía Nam, với họ bữa ăn không thể thiếu gạo để thổi cơm, vì vậy nhà nào cũng có hũ gạo để đựng gạo, hũ gạo là đồ dùng không thể thiếu trong nhà bếp của mỗi gia đình.
Là vật dụng quan trọng như vậy, cuối cùng nó sẽ được đặt chỗ nào trong bếp? Đặt hũ đựng gạo ở phương vị “thổ” đương vượng là có lý, vì rằng:
(1) Gạo của thóc lúa là thứ được cấy trồng từ đất.
(2) Người xưa cất giữ lúa gạo trong hang động dưới đất,
Nói tóm lại hũ gạo nên đặt ở hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc của bếp và để sát mặt đất (tất nhiên phải chú ý đến chống ẩm) không phù hợp đặt hướng Đông và để cao.
Ngoài ra theo tập quán truyền thống của phương Đông là cất giữ thóc gạo ở chỗ kín vì vậy hũ gạo nên đặt chỗ kín đáo, nên đặt nó ở trong chum chôn dưới đất.
12 64 Chọn vị trí thùng đựng gạo và tủ lạnh trong nhà bếp theo phong thủy
* Tủ lạnh
Tủ lạnh cũng như hũ gạo là những công cụ không thể thiếu được trong nhà bếp mỗi gia đình, nay xin nói về những điều cấm kỵ khi đặt tủ lạnh.
Tủ lạnh dùng để cất giữ đồ ăn thức uống hàng ngày cho mỗi gia đình, ngày nay ở thành phố tủ lạnh rất phổ biến vì vậy mọi người đều muốn biết tủ lạnh nên để vị trí nào trong nhà bếp là thích hợp?
Về vấn đề này có rất nhiều quan niệm khác nhau, đến nay vẫn chưa có ý kiến chung. Có 1 số người cho rằng tủ lạnh nên đặt tại hướng dữ, vì rằng tủ lạnh đã lạnh lại còn nặng, đặt nó ở hướng dữ là để chấn áp các sao dữ. Tuy nhiên, có 1 số người lại có ý kiến ngược lại, rằng tủ lạnh nên đặt ở hướng lành!
Ý kiến thứ 2 được xem là hợp lý:
(1) Tủ lạnh là chỗ bảo quản thức ăn đồ uống cho cả nhà nếu đặt nó ở hướng dữ là không thích hợp.
(2) Tủ lạnh là may móc nó vận hành liên tục cả 24h trong ngày, nếu như đặt ở hướng dữ sẽ làm chấn động đến các sao dữ, kích động nó đi gây rối vì thế đặt tủ lạnh ở hướng dữ không thích hợp. trong phong thủy học có nói rằng: “Phương vị dữ phù hợp với yên tĩnh chứ không phù hợp với chấn động” cũng chính là nguyên nhân giải thích ở trên.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Khánh Linh (##)