Cái nhìn tổng quát về kì môn độn giáp
Cái nhìn tổng quát về kì môn độn giáp
Tổng quan về Tam thức của kì môn đôn giáp.
Tam thức là ba mô thức thuật số cơ bản của lý số đông phương, bao gồm: Thái Ất, Độn Giáp, Lục Nhâm đại độn.
Thái Ất được xếp đứng đầu trong tam thức , chủ yếu nghiên cứu các tính toán liên quan đến sự hưng vong của các triều đại, các trận pháp ở tầm cỡ chiến lược.
Độn Giáp (Kỳ môn Độn giáp)ứng dụng vào quân sự là chủ yếu, ngày nay với tư duy " thương trường là chiến trường" thì Độn Giáp cũng có chỗ đứng trong vấn đề kinhdoanh. Ngoài ra Độn Giáp còn là công cụ cơ bản trong tính toán địa lý "Tam Hợp" điều này cũng nói lên sự liên quan mật thiết giữa Độn Giáp với yếu tố "Địa" trong hệ thống tam tài Thiên, Địa, Nhân.
Lục Nhâm đại độn có vị trí khiêm tốn hơn cả, giải quyết những vấn đề liên quan đến chiêm bốc cát hung của người (ở đây yếu tố nhân sinh nổi trội).
Rất nhiều sách nói, nhìn trong hệ thống Tam Tài thì Thái Ất biểu hiện về "Thiên", Độn Giáp biểu hiện cho " Địa", Lục Nhâm đại độn biểu hiện cho "Nhân", xem ra cũng có nhiều ý nghĩa xác thực.
Ý nghĩa của Kỳ môn Độn giáp.
"Độn" trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là ẩn đi, Giáp là mã đầu trong hệ thập can, một hệ mã long cốt mang tính cơ sở đo đếm Thiên, Địa, Nhân.
Các học giả cho rằng can Giáp đứng đầu trong các can, nay ẩn nó thì thì "Cát". Được rút ra theo ý nghĩa của hào dụng cửu quẻ Càn " Quần long vô thủ cát", nghĩa là bày rồng không đầu cát. Tại sao lại như vậy, trong sách dịch nói rồng tượng trưng cho người có tài có đức, cùng hợp tác với nhau mà không có người đứng đầu. Theo quan điểm về quản lý mà nói các nhóm làm việc với nhau phân ra hai hình thức hợp tác cơ bản.
+ 1. Bắt tay: Phù hợp với các nhóm làm việc có nhiều người giỏi và có phương pháp phối hợp với nhau khoa học, hiểu biết.
+ 2. Điểu khiển: Phù hợp với những nhóm người có trình độ nhận thức chưa cao, cần có sự thúc ép chỉ dẫn và trong trường hợp này thì nhu cầu có người lãnh đạo là cần thiết.
=> Phải chăng câu "Quần long vô thủ cát" ứng với trường hợp 1 và dịch lý cho rằng cát.
- Kỳ môn: tách làm 2
+ Kỳ: gồm có tam kỳ (Ất kỳ, Bính kỳ, Đinh kỳ). Trong đó: Ất kỳ tương ứng với Nhật, Bính kỳ tương ứng với Nguyệt, Đinh kỳ tương ứng với Tinh Tú.
+ Môn: là cửa, trong độn giáp bao hàm nghĩa rộng hơn là 8 phương hướngchiến lược hành động cơ bản.
3. Tầm quan trọng của Kỳ môn Độn giáp.
Độn Giáp có tầm quan trọng theo nghĩa hẹp giúp cho quan lại trong chế độ phong kiến có được phương hướng chiến lược trong lĩnh vực quân sự. Nghĩa rộng hơn giúp cho những "yếu nhân" cai trị các mặt chính của đời sống xã hội, như chính trị, kinh tế, giáo duc....
Học thuyết Độn giáp được hình thành trên cơ sở của các mô hình : Tam tài (Thiên-Địa-Nhân), Can chi, Âm Dương Ngũ hành, Tiên thiên bát quái , Hậu thiên bát quái, Cửu cung phi tinh. Hiện nay có nhiều trường phái Độn giáp được phát triển ở Trung Hoa lục địa và rực rỡ ở Đài Loan. Nhưng thông dụng nhất vẫn là các trường phái: Thời gia kỳ môn học, Niên gia kỳ môn học, Nguyệt gia kỳ môn học, Nhật gia kỳ môn học.
- Bát môn bao gồm: Hưu, Thương, Đỗ, Cảnh, Tử, Kinh, Khai, Sinh. Trong đó phân ra tính cát hung mang tính tổng quat như sạu
+ Hưu, Khai, Sinh: Cát môn
+ Cảnh : trung tính, có trường phái cho rằng cảnh là Cát môn.
+ Kinh, Thương, Tử : Hung môn.
- Cửu tinh gồm: Bồng, Nhuế, Xung, Phụ, Tâm , Trụ, Nhậm, Anh, Tâm.
+ Hung tinh: Xung, Bồng, Nhuế, Trụ.
+ Cát tinh: Tâm, Nhậm, Cầm, Phụ.
+ Trung tính: Anh
- Bát thần bao gồm: Trực phù, Đằng xà, Thái âm, Lục hợp, Bạch hổ, Huyền vũ, Cửu địa, Cửu thiên.
4. Các thông số tính toán với trường phái Nhật gia Kỳ môn Độn giáp.
1. Ngày giờ chiêm độn
2. Tiết khí
3. Tam nguyên phù đầu
4. Âm dương cục số
5. Phù đầu nghi
6. Lập công thức
7. Tìm Trực phù Trực sứ
8. Tìm tam kỳ lục nghi, bát môn, bát thần
9. Độn giáp diễn quái
10. Tìm thế ứng
11. Nạp giáp
12. An thế ứng
13.Tìm tứ cát, tam kỳ
14.Tìm Lộc, Mã, Quí.
5. Các tài liệu nghiên cứu Độn giáp có giá trị.
A. Tiếng Hán
1.Độn giáp chỉ quy
2.Kim hàm độn giáp bí kíp toàn thư của Trương Lương, Gia cát Lượng, Lưu Bá Ôn tập.
3. Kỳ môn độn giáp pháp khiếu
4. Quỷ cốc tử bí kíp
5. Độn giáp học đại toàn
B. Tiếng Việt
1. Độn giáp giải lược. Tác giả Đỗ Quân.
2. Độn giáp. Tác giả Nguyễn Mạnh Bảo.
3. Giáo trình độn giáp. Tác giả Vũ Xuân Quang.
4. Phi bàn độn giáp yếu giải. Tác giả Vũ Xuân Quang.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Đoan Trang(##)