Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,...   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,... Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Vạn Sự !

Vạn Sự

Quy tắc quan trọng để đánh giá phong thủy ở một địa phương –

Nhìn chung, khi các nhà phong thuỷ nhìn nhận trực quan về phong thủy của một nơi nào đó sẽ có mấy quy tắc quan trọng như sau: 1. Chọn đất mua nhà Đất là nhân tố then chốt khi xem xét mua nhà ở. Sự tốt xấu của khu đất ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ ti

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Nhìn chung, khi các nhà phong thuỷ nhìn nhận trực quan về phong thủy của một nơi nào đó sẽ có mấy quy tắc quan trọng như sau:

item_category_s708
1. Chọn đất mua nhà

Đất là nhân tố then chốt khi xem xét mua nhà ở. Sự tốt xấu của khu đất ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ tiện lợi trong cuộc sống và tiềm lực tăng giá trị của nhà ở sau này.

Vấn đề chọn đất còn một tiêu chuẩn cần xem xét khác chính là môi trường nhỏ xung quanh. Ví dụ, có hai hạng mục công trình nhà ở cách nhau 1000m, một thì thường xuyên ồn ào, một thì có lúc ồn ào có lúc yên tĩnh, vậy thì khi mua nhà nên chọn ở hạng mục thứ hai. Có khu nhà tuy nằm cạnh đường giao thông chính nhưng muôn vào được một tiểu khu nào đó lại rất khó khăn; có khu nhà tuy cách thành phố khá xa, nhưng đường đi đến khu vực bạn thường hoạt dộng nhất lại gần, vậy thì bạn nên chọn ở khu nhà thứ hai, nó sẽ mang lại thuận lợi nhiều hơn cho bạn.

2. Không nên chọn nơi thường có gió to

Khi mua nhà nên đi dạo một lượt xung quanh ngôi nhà đó để kiểm tra môi trường gần đó xem có gì khiếm khuyết không?

Đầu tiên phải chú ý đến thế của gió. Nếu phát hiện gần nhà có thế gió mạnh thì không nên mua. Vì cho dù ngôi nhà đó vốn dĩ có khả năng ngưng tụ vượng khí, nhưng vì thế gió mạnh nên vượng khí đó rất dễ bị thổi bay mất. Phong thuỷ học rất coi trọng “tàng phong tụ khí”, nơi có thế gió mạnh chắc chắn không thể là nơi vượng khí. Tuy nhiên cần phải lưu ý một điểm, thế gió quá lớn tất nhiên là không hay, nhưng nếu thế gió quá yếu, không khí không lưu thông, như vậy cũng không tốt. Môi trường ở lý tưởng nhất là nơi có gió thổi dịu êm vừa phải, trong lành sảng khoái, đó mới hợp với đạo lý phong thuỷ.

3. Đầy đủ ánh sáng

Phong thuỷ dương trạch chú ý nhiều đến không khí và ánh sáng, cho nên khi chọn nhà ở phải chọn được nơi có không khí trong lành, ánh sáng đầy đủ. Nếu nhà ở thiếu ánh sáng, thường là âm khí quá nặng khiến cho gia trạch không yên ổn, không nên ở trong nhà như vậy.

Ví dụ về một ngồi nhà thiếu ánh sáng, khi bước vào cửa ta thấy có một đường hành lang rất hẹp, phòng khách và bếp hầu như không có cửa sổ, ánh sáng bên ngoài vì thế không thể vào nhà. Nhà như vậy không khí và ánh sáng đều thiếu có thế nói đó là ngôi nhà u ám, tử thuỷ, thiếu sức sông.

4. Nhà ở chỗ cao

Hướng ra mặt sông hoặc mặt hồ nước phẳng lặng, kiến trúc như vậy là địa điểm tốt để lựa chọn, sẽ dễ được hưởng khí tốt của môi trường.

5. Nhà ở hướng Nam

Trước nhà thoáng rộng, bằng phang, đó là nhà có phong thuỷ rất hay. Vì gió Nam vào mùa hè sẽ liên tục mang lại khí mới trong lành.

6. Không nên chọn nhà hướng Bắc hoặc Đông Bắc vì gió Bắc sẽ mang đến bụi bặm.

7. Môi trường bên ngoài của một kiến trúc

Nên thấp phía trước và cao phía sau, trước có khe suối, biển hoặc vùng đất thấp, sau có đồi đất, núi hoặc khu đất cao, nhà như vậy mới có nơi tựa vững chắc và thu nạp được khí tốt. Nếu như trước nhà là một khoảng đất thấp xuống hình viên đạn, phía sau nhà mặt đất nhô lên không cao lắm, đó là nơi có thể miễn cưỡng mà ở.

8. Địa điểm lựa chọn phải là nơi khá rộng thoáng để tiện cho thải nước.

9. Trồng cây xanh là biện pháp thích hợp

Cây xanh có thể làm giảm sự ồn ào phức tạp phát sinh ra từ đường cái, mang lại cảm giác thanh tịnh cho người trong nhà. Tuy nhiên không nên trồng quá nhiều, nếu không sẽ gây trở ngại đến việc lấy ánh sáng cho nhà, ảnh hưởng đến sự lưu động không khí.
10. Nhìn từ góc độ phong thuỷ

Một ngôi nhà nằm ở cuối của ngách chết là có địa thế không tốt. Vì như vậy sẽ phải hứng chịu quá nhiều sát khí từ đường lớn xâm nhập vào. Và sẽ càng không tốt nếu như đối diện trước nhà lại là nơi giao nhau của các con đường.

Tương tự như vậy, nếu như một ngôi nhà đối diện với chỗ giao nhau hình chữ T, chữ Y của các con đường sẽ phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của sát khí.

11. Cửa chính của nhà phải được lựa chọn kỹ

Trong phong thuỷ dương trạch, cửa chính là nơi rất quan trọng. Trong “Dương trạch tam yếu” thì “cửa”, “chủ”, “táo” được gọi là tam yếu. Trong “Bát trạch minh kính” có viết: “Yếu tố quan trọng hàng đầu của dương trạch là cửa chính, cửa là nơi dung nạp khí, nếu nạp khí vượng thì cát, nếu nạp khí suy thì hung”; “Nhà ở hung cát do cửa, đường đi trợ giúp, hướng cửa phải rõ ràng”.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Quy tắc quan trọng để đánh giá phong thủy ở một địa phương –

Chú ý nhà cửa ngày Tết để hóa sát, chiêu tài

Trước thềm năm mới, cả gia đình lại cùng nhau tổng vệ sinh để chào đón nhiều điều may mắn cũng như xóa sạch điềm xấu của năm cũ.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tết là dịp lễ truyền thống quan trọng nhất trong một năm để những người con xa quê trở về tụ họp cùng gia đình. Mọi người cùng nhau quây quần, ôn lại chuyện cũ và vạch ra những kế hoạch mới. Nhắc đến Tết, người ta không chỉ nghĩ đến sự rộn ràng, niềm mong đợi, mà còn nghĩ đến sự linh thiêng.

1. Quét dọn nhà cửa.

Trước 30 Tết nên quét dọn nhà cửa, điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong phong thủy, giúp bỏ đi những điều không may trong năm cũ, đặc biệt là những vật vô nghĩa hoặc dễ gợi đến những chuyện buồn. Tránh xa những vật này, cuộc sống sẽ tươi sáng hơn.

 chu y nha cua ngay tet de hoa sat, chieu tai - 1

Quét dọn giúp bỏ đi những điều không may trong năm cũ, đặc biệt là những vật vô nghĩa hoặc dễ gợi đến những chuyện buồn.

2. Dán câu đối.

Dán câu đối ngày Tết có thể đem lại vận may. Nếu như cuối năm dán chữ “Phúc” may mắn ở trên cửa, sẽ có tác dụng chiêu gọi tài lộc. Tuy nhiên dán câu đối cũng nên chú ý một số điều:

- Câu đối nên biết phân cao thấp, tuân theo trình tự mà dán chứ không được đảo lộn. Ngoài ra còn phải dán câu đối phù hợp với gia đình. Không nên dán mà không cần nhìn nội dung, sẽ bị người khác chê cười.

 chu y nha cua ngay tet de hoa sat, chieu tai - 2- Nếu như dán chữ “Phúc”, nên tuân theo trình tự từ ngoài vào trong. Đầu tiên dán ở cổng rồi đến phòng khách. Thời xưa các cụ thường dán chữ “Phúc” theo Thiên can địa chi, số lượng và vị trí đều phải cân nhắc kĩ càng. Ngày nay chúng ta không cần cầu kỳ như vậy, nhưng cũng không nên đảo lộn trật tự.

Thông thường mà nói, chữ “Phúc” nếu dán theo chiều thuận thì không bao giờ sai, còn nếu dán theo chiều ngược thì cần chú ý là không phải chỗ nào cũng có thể dán, ví dụ như không nên dán ở cửa chính.

3. Đốt hương.

Mùa xuân việc đốt hương cầu phúc ở gia đình, đền chùa không thể thiếu. Đi chùa dâng hương có thể khiến tâm tình thoải mái cũng như thông qua khí  trường của đền chùa để điều chỉnh khí trường của bản thân. Nếu như năm trước vận thế không thuận lợi, đi chùa cầu hương sẽ có thể giảm những năng lượng tiêu cực của bản thân. Tuy nhiên nên đi lúc sáng hoặc trưa thì tốt hơn.

 chu y nha cua ngay tet de hoa sat, chieu tai - 3

Nếu như năm trước vận thế không thuận lợi, đi chùa cầu hương sẽ có thể giảm những năng lượng tiêu cực của bản thân.

4. Cây cảnh.

Trong tháng Giêng, trong nhà nên đặt một hai cây cảnh có thể có tác dụng hóa sát, chiêu tài. Khuyến khích dùng các loại cây có lá rộng hoặc dùng nước để nuôi, đặt ở vị trí phong thủy tốt trong phòng khách, hoặc đặt ở hai góc trong phòng khách cũng được.

 chu y nha cua ngay tet de hoa sat, chieu tai - 4

5. Hướng may mắn.

Nên quét dọn sạch sẽ hướng cát sẽ tăng thêm may mắn. Còn quét dọn hướng hung, có thể giảm hung khí. 

Đại Cát

hướng Bắc, hướng Tây Nam

Tiểu Cát

hướng Đông, hướng Đông Bắc

Tiểu Hung

hướng Nam, hướng Tây Bắc và chính giữa

Đại Hung

hướng Tây, hướng Đông Nam


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chú ý nhà cửa ngày Tết để hóa sát, chiêu tài

Ý nghĩa sao Liêm Trinh - Tính tình nóng nảy

Sao Liêm Trinh đơn thủ tại Dần, Thân: Cha mẹ nghèo nhưng có đức. Sớm xa cách hai thân. Làm con nuôi họ khác mới tránh được hình khắc.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ý nghĩa sao Liêm Trinh - Tính tình nóng nảy

Ý nghĩa sao Liêm Trinh - Tính tình nóng nảy

Phương Vị: Bắc Đẩu Tinh

Tính: Âm

Hành: Hỏa

Loại: Quyền Tinh, Đào Hoa Tinh, Tù Tinh

Đặc Tính: Uy quyền, quyền lực, hình ngục

Tên gọi tắt thường gặp: Liêm

Một trong 14 Chính Tinh. Sao thứ 6 trong 6 sao thuộc chòm sao Tử Vi theo thứ tự: Tử Vi, Thiên Cơ, Thái Dương, Vũ Khúc, Thiên Đồng, Liêm Trinh.

- Thuộc Bộ (Cách) Sát Phá Liêm Tham.

- Có thêm sao chính tinh trong cùng một cung, nên gọi là 2 sao đồng cung.

- Trường hợp lá số mẫu này là sao Liêm Trinh đồng cung với sao Thất Sát (gọi tắt là Liêm Sát đồng cung) tại Cung Huynh Đệ.

- Đây là 2 sao quan trọng nhất đối với tất cả các sao khác đóng trong cùng một cung.

- Sao Liêm Trinh khi tọa thủ trong các Cung Tý, Cung Dần, Cung Thìn, Cung Ngọ, Cung Thân, Cung Tuất là các Cung Dương thì thuộc bộ hay cách Tử Phủ Vũ Tướng.

Vị Trí Ở Các Cung của sao Liêm Trinh:

Miếu địa ở các cung Thìn, Tuất.

Vượng địa ở các cung Tý, Ngọ, Dần, Thân.

Đắc địa ở các cung Sửu, Mùi.

Hãm địa ở các cung Tỵ, Hợi, Mão, Dậu.

Ý Nghĩa Liêm Trinh Ở Cung Mệnh

Tướng Mạo

Cung Mệnh có Liêm Trinh miếu, vượng, đắc hay hãm địa thì thân hình cao lớn, xương to và lộ, mặt hơi dài, sớm có nếp nhăn, vẻ mặt không được tươi nhuận, mắt lồi, sáng, lông mày rậm, lộ hầu.

Tính Tình

Sao Liêm Trinh nếu ở cung miếu địa, vượng địa, đắc địa thì có tính liêm khiết, thẳng thắng, đôi khi nóng nảy, cứng cỏi, đứng đắn và sáng sủa, đẹp đẽ, minh mẫn, tài giỏi, quả quyết, thanh cao, can đảm, cương quyết, được hưởng phú quý và có tuổi thọ.

Ngoài ra sao Liêm Trinh còn có thêm đặc tính như sao Đào Hoa, đẹp người, đẹp nết, có tinh thần nghệ sĩ, phong lưu khoái lạc mà vẫn giữ được sự nghiêm túc, nhưng vẫn có sức thu hút đối với người khác. Còn đối với người nữ có sao Liêm Trinh ở cung miếu địa, vượng địa, đắc địa là người nghiêm nghị, đoan chính, thanh cao, đảm đang, thông minh, tài giỏi.

Sao Liêm Trinh ở cung hãm địa thì có óc kinh doanh, khéo tay, giỏi về tài gia công chế biến, tính nóng nảy, ngoan cố, ương ngạnh, thích đua chen, tính toán, thủ đoạn. Có vị giác đặc biệt, thích ăn ngon mặc đẹp, nên còn có năng khiếu về thủ công.

Công Danh Tài Lộc Phúc Thọ

Sao Liêm Trinh đắc địa thì hưởng ương sự được phú quý và thọ. Đặc biệt có tài kiêm nhiếp cả văn võ, rất thao lược và quyền biến. Nếu được thêm Xương Khúc đồng cung thì là bậc anh hùng.

Những Bộ Sao Tốt khi đi với sao Liêm Trinh:

Liêm Trinh, Thiên Tướng: Dũng mãnh, oai quyền, danh giá, thường là quân nhân. Thiên Tướng đi với Liêm Trinh rất lợi vì có tác dụng khắc chế nóng tính của sao Liêm Trinh.

Liêm Trinh, Hồng Loan, Thiên Khôi, Văn Xương, Văn Khúc: Mưu sĩ giỏi, đắc dụng.

Liêm Trinh, Văn Xương, Văn Khúc: Có tài thao lược, quyền biến.

Liêm Trinh, Thiên Hình đắc địa: Quan võ giỏi, thẩm phán sắc. Nhưng cách này rất dễ bị hình tù vì cả hai sao đều cũ về tù tội.

Những Bộ Sao Xấu khi đi với sao Liêm Trinh:

Liêm Trinh, Phá Quân, Hỏa Tinh hãm địa: Tự tử, trong đời chắc chắn có lần tự tử.

Liêm Trinh, Phá Quân, Hóa Kỵ, Tham Lang: Chết cháy.

Liêm Trinh, Địa Kiếp, Kình Dương ở Mão, Dậu: Bị hình tù, bị ám sát (cũng như Liêm, Kình, Đá, Hỏa, Linh).

Liêm Trinh, Địa Kiếp ở Tỵ, Hợi: Tự ải trong tù.

Những bộ sao nói trên có ý nghĩa tương tự nhau. Tất cả đều báo hiệu sự tự tử, tai nạn đau thương, và ngục tù; không bị nạn này tất phải bị nạn kia. Cho nên Liêm Trinh là một sao tối nguy hiểm nếu đi với sát tinh mà thiếu sao giải.

Ý Nghĩa Liêm Trinh Ở Cung Phụ Mẫu:

Sao Liêm Trinh đơn thủ tại Dần, Thân: Cha mẹ nghèo nhưng có đức. Sớm xa cách hai thân. Làm con nuôi họ khác mới tránh được hình khắc.

Liêm Trinh, Thiên Phủ đồng cung: Cha mẹ giàu có, nhưng bất hòa. Con cái thường không hợp tánh với cha mẹ.

Liêm Trinh, Thiên Tướng đồng cung: Cha mẹ khá giả.

Liêm Trinh, Phá Quân đồng cung: cha mẹ vất vả, hay gặp tai nạn, con cái thường sống xa cách, hoặc lúc nhỏ đã ở nhờ nhà người khác.

Liêm Trinh, Thất Sát đồng cung: sớm khắc một trong hai thân. Nếu không, cha mẹ và con cũng không thể chung sống được với nhau.

Ý Nghĩa Liêm Trinh Ở Cung Điền Trạch

Sao Liêm Trinh đơn thủ tại Dần, Thân: Gặp nhiều trở ngại trong việc tạo dựng cơ nghiệp, hay phá tán. Ông cha để lại nhà đất cũng không được hưởng.

Liêm Phủ đồng cung: Được hưởng nhà đất, giữ được cơ nghiệp của ông cha.

Liêm Tướng: Cơ nghiệp ngày càng phát đạt.

Liêm Phá: Hay phá tán, sau mới khá giả.

Liêm Sát: Nhà cửa tự lập, vất vả ban đầu, sau mới khá giả.

Liêm Tham: Có sản nghiệp của tiền nhân để lại nhưng cũng bị phá tán hoặc không được hưởng, rất bực mình vì điền sản, về già cũng không có nhà ở cố định. Dù có nơi ăn chốn ở cố định cũng không thường ở, hay đi, hoặc cho thuê, hoặc nhà đất mỗi nơi mỗi có, xa cách.

Ý Nghĩa Liêm Trinh Ở Cung Quan Lộc

Sao Liêm Trinh ở cung Quan Lộc rất tốt vì Liêm Trinh hợp với Quan Lộc tại Dần Thân, hoặc đồng cung với Thiên Phủ hay Tướng Quân: Võ nghiệp vinh danh, kiêm nhiếp cả chính trị, có uy quyền, được người kính nể.

Liêm Trinh, Thiên Tướng đồng cung, làm ngành nghề quân sự, tư pháp, kỹ thuật, công nghệ thành danh nhưng không bền.

Liêm Trinh, Phá Quân đồng cung, công danh lận đận, làm về công kỹ nghệ hay buôn bán thì tốt.

Liêm Trinh, Tham Lang đồng cung, làm chỗ đông người làm ăn danh giá nhưng chức vụ thường nhỏ, hợp nghề địa ốc, thanh tra, thuế, nghề quân sự, tư pháp, kỹ thuật, công nghệ thành danh, nhưng cũng hay lận đận, không bền.

Ý Nghĩa Liêm Trinh Ở Cung Nô Bộc

Liêm Trinh ở cung Nô thông thường người giúp việc, bè bạn thường hay nói xấu mình, làm ơn nên oán.

Ý Nghĩa Liêm Trinh Ở Cung Thiên Di

Liêm Trinh đơn thủ ở Dần, Thân: Luôn luôn gặp được quý nhân. Được nhiều người kính trọng, tài lộc dễ kiếm, có danh giá, trấn áp được tiểu nhân.

Liêm Trinh, Thiên Phủ đồng cung: Ra ngoài lợi ích hơn ở nhà, tài lộc dễ kiếm, có quý nhân phù trợ.

Liêm Trinh, Thiên Tướng đồng cung: Hay lui tới chỗ sang trọng, được nhiều người kính nể.

Liêm Trinh, Phá Quân đồng cung: Ra ngoài may rủi đi liền nhau.

Liêm Trinh, Thất Sát đồng cung: Ra ngoài bất lợi, hay gặp tai nạn giữa đường.

Ý Nghĩa Liêm Trinh Ở Cung Tật Ách

Sao Cung Tật Ách có sao Liêm Trinh thì thường có tì tật ở chân tay hay ở lưng.

Sao Liêm Trinh ở cung hãm địa thì suốt đời lận đận, bị nhiều bệnh tật, sức khỏe suy kém, hay bị tai nạn, phải ly tổ lập nghiệp, giảm thọ.

Liêm Trinh đơn thủ Dần, Thân có sao Hóa Kỵ đồng cung, dễ gặp tai nạn bất ngờ, ngộ độc.

Liêm Trinh, Tham Lang: Mắt kém, dễ bị vướng vào pháp luật.

Ý Nghĩa Liêm Trinh Ở Cung Tài Bạch

Liêm Trinh đơn thủ tại Dần, Thân: Phải cạnh tranh ráo riết mới kiếm được tiền. Làm giàu chậm nhưng chắc chắn.

Liêm Phủ đồng cung: Làm ăn thẳng thắn, liêm khiết, giàu có lớn, giữ được của.

Liêm Tướng đồng cung: Làm ăn lương thiện, giàu có lớn, giữ được của bền vững.

Liêm Trinh, Thất Sát đồng cung: Dễ kiếm tiền trong lúc náo loạn. Nhưng tai ương thường đi liền với tiền bạc.

Liêm Trinh, Phá Quân đồng cung: Tiền bạc thất thường hay hoang phí, hao tán nhưng hết rồi lại có.

Liêm Trinh, Tham Lang đồng cung: Túng thiếu. Suốt đời khổ sở vì tiền hay mắc tai họa vì tiền.

Ý Nghĩa Liêm Trinh Ở Cung Tử Tức

Cung Tử Tức có sao Liêm Trinh có những đặc tính chung là ít con, muộn con trừ khi đồng cung với Thiên Phủ. Khó nuôi con nếu gặp Thiên Tướng, Sát Phá Tham.

Ý Nghĩa Liêm Trinh Ở Cung Phu Thê

Sao Liêm Trinh ở Cung Phu Thê hầu hết các vị trí đều bất lợi cho gia đạo như muộn lập gia đình, duyên nợ khó khăn, trắc trở, chắp nối, góa bụa. Duyên nợ dễ gặp cảnh lập gia đình nhiều lần, hoặc chắp nối, lấy nhau lúc còn nghèo khó, hoạn nạn, bị hình khắc gia đạo tức là bất hòa, xa cách.

Sao Liêm Trinh ở Dần, Thân: Vợ chồng nghèo, làm ăn khó khăn.

Sao Liêm Trinh, Thiên Phủ đồng cung: Gia đình thịnh vượng, giàu sang, nhưng cũng phải muộn gia đạo mới tốt, vợ chồng không hạp tính nhau nhưng bách niên giai lão.

Sao Liêm Trinh, Thiên Tướng đồng cung: Vợ chồng giàu sang, hòa thuận nhưng hình khắc nhau (tại Ngọ thì đỡ khắc).

Sao Liêm Trinh, Thất Sát đồng cung: Vợ hay chồng là người có tài nhưng hay gặp rủi ro, khó chung sống.

Sao Liêm Trinh, Phá Quân đồng cung: Vợ chồng làm ăn khó khăn, hay bất hòa, xung khắc.

Sao Liêm Trinh, Tham Lang đồng cung: Vợ chồng nghèo khổ, bất hòa, hay gặp tai nạn, xa cách.

Liêm Trinh Khi Vào Các Hạn

Liêm Trinh, Tham Lang, Tỵ, Hợi: Bị tù hình. Nếu gặp Hóa Kỵ hay Tuần, Triệt thì giải được.

Liêm Trinh, Tham, Sát, Phá: Bị đau, bị oán trách.

Liêm Trinh, Phá đồng cung bị Kiếp, Kình: Kiện, tù, ám sát.

Liêm Trinh, Kình hay Đà: Rủi ro nhiều, ưu tư lắm.

Liêm Trinh, Hình, Kỵ, Kình hay Đà: Bị ám sát, lưu huyết thanh toán.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ý nghĩa sao Liêm Trinh - Tính tình nóng nảy

Nốt ruồi son ở tay –

Nốt ruồi là gì? Nốt ruồi là những chấm có màu sắc đen, nâu, xanh hay đỏ hồng (nốt ruồi son), nổi trên toàn thân người, còn không nổi mà bằng phẳng có những màu đen xám, xanh vàng, to gấp nhiều lần nốt ruồi gọi là bớt. Nố
Nốt ruồi son ở tay –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Nốt ruồi son ở tay –

Những vấn đề cần chú ý trong phong thủy cửa ngôi nhà –

Cứa là bộ phận nối thông giữa nhà và xã hội bên ngoài, là diện mạo của ngôi nhà. Cửa của kiến trúc nhà xây dựng trên mặt đất là nơi dẫn khí từ bên ngoài vào nhà, cửa giống như cái miệng, cái mùi của con người, miệng dùng để ăn, mũi dùng để ngửi, tính

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

quan trọng đó của nó mọi người đều biết. Vì vậy, hướng cửa là hướng nhập khí. Hướng cát hay hướng hung, hướng suy hay hướng vượng là vấn đề cần dược nghiên cứu. về thiết kế cửa chính và cửa các phòng, kích thước cửa phái thích hợp, to quá hay nhỏ quá đều không được. Cửa chính nhỏ gọi là bế khí, chủ nhà sinh bệnh; nhà nhỏ mà cửa lớn gọi là lọt khí, thất tán của cải. Không nói đến vấn đề sinh bệnh tật hay thất tán của cải, ở vào ngôi nhà như vậy chúng ta sẽ có cảm giác khó chịu. Chỉ khi phối hợp hài hoà, thích đáng thì nhà đó mới thực sự là ngôi nhà tốt.

phong-thuy-xay-nha-1357384217

Ngoài ra, Phong thuỷ cửa còn phải chú ý đến những vấn đề sau:

(1)  Khi lắp đặt cửa, phải xem vân trên gỗ thuận hay nghịch. Thông thường, vân lượn từ dưới lên trên là vân thuận, vân lượn từ trên xuống dưới là vân nghịch. Cửa gỗ vân thuận làm cho gia trạch yên ổn thuận hoà, cửa vân nghịch sẽ làm cho gia trạch có nhiều biến đổi, trong nhà không thuận hoà.

(2)   Độ cao của cửa phải hợp với tỉ lệ. Thông thường lấy 7 thước làm chuẩn. Cửa chính không được quá cao, cao quá trông như cửa nhà tù (quá nhổ thì bế tắc, gặp việc gì cũng không thuận, vượng khí không vào được nhà), là hung tướng. Cửa quá cao có thể làm cho người trong nhà làm việc gì cũng mất lý trí, bản tính tham lam trỗi dậy. Cửa quá thấp làm cho người trong nhà làm việc gì cũng thiếu lòng tin, gặp nhiều rắc rối.

(3)  Trong nhà cố gắng tránh cửa đối cửa. Nếu không sẽ dễ xảy ra tình trạng bất hoà, dễ sinh ra cãi cọ xung đột.

(4)   Màu sắc cửa tốt nhất là loại màu sạch và sáng, kị màu đen. Cũng một cánh cửa tuyệt đối không được có hai màu hoặc trên hai màu, nếu không dễ làm cho người trong nhà phải phân tán.

(5)  Cố gắng tránh dùng cửa vòm. Hình vòm tiêu biểu cho sự động, mà nhà ở thì cần tĩnh, vì vậy hết sức tránh. Hơn nữa cửa vòm là loại thường dùng cho cửa hẳm mộ, rất không may mắn, dùng cửa này mọi vận khí tốt trong nhà se đi hết, dẫn đến thất tán tài vận, phá sản.

(1)     Tuyệt đối không được để cửa hướng theo chiều thuận dòng nước, nếu không dễ sinh phá sản liên miên, về màu sắc thì kị xanh da trời đậm (tối kị), kị màu đen, màu đỏ. Màu trắng sữa là tốt.

(2)    Cửa đối diện với đầu hể là không có lợi: Cửa văn phòng hoặc khách sạn không được đối diện với đầu hổ hoặc ống khói, gọi là “đầu hổ” ở đây là chỉ góc nhọn của kiến troặc là một kiến trúc đặc thù khác, nếu như cửa chính hoặc cửa sổ chính đối diện với góc tường của kiến trúc khác hoặc đối diện với một kiến trúc đặc thù khác thì chẳng khác gì đối diện một lưỡi dao nhọn, rất bất lợi.

(3)     Trước cửa kị rác thải: Trước cửa nhà có nhiều đồ vật ô tạp hoặc rác bẩn sẽ làm cho người trong nhà dễ sinh bệnh tật và bất lợi cho công việc.

(4)   Vị trí cứa chính Cửa chính được chia làm cửa chính ngoài và cửa chính trong, hai cửa này phải cùng hướng, nếu không dễ sinh chuyện bất hoà trong nhà. Cửa chính ngoài nên đặt bên long (trái) mới hay. Trừ khi bên trái có xung sát khí thì mới chuyển sang bên hổ (phải).

Cứa chính ngoài, cửa chính trong, cứa trong nhà không được cùng nằm trên một đường thẳng, nếu không sẽ phạm xuyên tâm sát.Cửa chính ngoài phải bền và chắc chắn.

(5) Màu sắc và chất liệu cua cửa chính bên trong

Tốt nhất là dùng màu sạch và sáng cho cửa, kị màu đen. Mặt trong của cửa không được treo tranh ảnh. Mặt trong màu trắng sữa, màu ngà voi, màu bạc hoặc màu gỗ đều được.

Chất liệu cửa không cần cầu kỳ, dùng gỗ gì cũng được, quan trọng là ở màu sắc.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những vấn đề cần chú ý trong phong thủy cửa ngôi nhà –

Tam Ban Xảo Quái cách cục hiếm có trong Phong Thủy

Trong “Phụ mẫu Tam ban quái” còn được chia ra làm 2 loại là “Thất tinh đả kiếp” và “Tam ban Xảo quái”. Riêng trong mục này chỉ xin bàn qua “Tam ban Xảo quái” mà thôi.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trong những cách cục có thể giúp cho trạch vận của căn nhà được lâu dài, bền bỉ thì ngoài cách “Hợp Thập” còn có những cách cục “Tam ban quái”.

Nói “Tam ban quái” là vì trong toàn trạch bàn, các vận-sơn-hướng tinh tại mỗi cung hoặc là nối liền nhau thành 1 chuỗi như 1-2-3, 2-3-4, 3-4-5, 4-5-6, 5-6-7, 6-7-8, 7-8-9, 8-9-1, 9-1-2, hoặc là tạo thành những chuỗi số cách đều nhau 3 số như 1-4-7, 2-5-8, 3-6-9. Cách có những chuỗi số nối liền nhau được gọi là “Tam ban quái”, còn cách có những chuỗi số cách đều nhau 3 số được gọi là “Phụ mẫu Tam ban quái”.

tam ban

Trong “Phụ mẫu Tam ban quái” còn được chia ra làm 2 loại là “Thất tinh đả kiếp” và “Tam ban Xảo quái”. Riêng trong mục này chỉ xin bàn qua “Tam ban Xảo quái” mà thôi.

Gọi là “Tam ban Xảo quái” là vì đây là trường hợp “Tam ban quái” kỳ diệu và hiếm có nhất, và do đó cũng là cách cục quý giá và tốt đẹp nhất trong mọi cách cục của Huyền không Phi tinh. Nó chỉ xuất hiện khi các vận-sơn-hướng tinh tại mỗi cung kết hợp thành 1 trong 3 cặp số: 1-4-7, 2-5-8, 3-6-9. Điều kiện tiên quyết là tất cả các cung phải có 1 trong 3 cặp số này, tức là toàn bàn đắc Tam ban quái thì mới được coi là đắc “Tam ban Xảo quái”.

Thí dụ: nhà tọa THÂN hướng DẦN (tức hướng 60 độ), nhập trạch trong vận 8.



Nếu lập trạch vận thì ta thấy tất cả các cung đều có 1 trong 3 cặp số 1-4-7, 2-5-8 hay 3-6-9, cho nên căn nhà này toàn bàn là cuộc Tam ban quái, và được coi là đắc “Tam ban Xảo quái”.

Vì cách cục như trên là rất hiếm, nên trong tổng số 1944 cách cục của Phi tinh thì chỉ có 16 cách là hội đủ điều kiện của “Tam ban Xảo quái” như sau:

- Nhà tọa CẤN hướng KHÔN: trong các vận 2, 5 và 8.
- Nhà tọa KHÔN hướng CẤN: trong các vận 2, 5 và 8.
- Nhà tọa DẦN hướng THÂN: trong các vận 2, 5 và 8.
- Nhà tọa THÂN hướng DẦN: trong các vận 2, 5 và 8.
- Nhà tọa SỬU hướng MÙI: trong các vận 4 và 6.
- Nhà tọa MÙI hướng SỬU: trong các vận 4 và 6.

Đối với Huyền không Phi tinh, những nhà đắc “Tam ban Xảo quái” được coi là kỳ diệu, vì chẳng những là mỗi con số được cách nhau 3 số, “giống như 1 chuỗi ngọc đính liền nhau, (thuận hay nghịch đều cách 3), hoàn toàn tự nhiên, không chút gượng ép” như Trạch vận Tân án đã nói, mà còn vì trong 3 cặp số đó, mỗi cặp đều có 1 số tiêu biểu cho Thượng Nguyên – Trung Nguyên – Hạ Nguyên. Như 1-4-7 thì 1 là số của Thượng nguyên, 4 là số của Trung nguyên, 7 là số của Hạ nguyên. Với cặp 2-5-8 thì 2 là số của Thượng nguyên, 5 là số của trung nguyên, 8 là số của Hạ nguyên. Với cặp 3-6-9 thì 3 là số của Thượng nguyên, 6 là số của Trung nguyên, 9 là số của Hạ nguyên. Các số 1-4-7 lại đều là những số khởi đầu của Tam nguyên, 2-5-8 đều là những số giữa, 3-6-9 đều là những số cuối, nên vừa có thể làm cho tương thông (hay thông khí) hết cả 3 Nguyên, lại vừa không bị rối loạn hoặc pha tạp. Những cặp số có thể làm thông khí cả Tam Nguyên há không phải là lâu dài hay sao? Lại không bị rối loạn hoặc pha tạp, há không phải là quý khí hay sao? Cho nên những nhà đắc được cuộc “Tam ban Xảo quái” chẳng những vận khí sẽ rất lâu dài trong suốt Tam Nguyên Cửu Vận, mà vì còn đắc quý khí, nên nếu biết cách xử dụng thì dòng họ đời đời sẽ phú quý, danh gia vọng tộc. Nếu không biết cách xử dụng thì cũng chỉ bình thường, thậm chí có thể mang lấy nhiều tai họa tùy theo từng trường hợp.
Những trường hợp Tam Ban Quái phát sinh tai họa

Tuy một số nhà đắc cách “Tam ban Xảo quái” chẵng những đã không gặp được điều gì tốt lành, lại bị nhiều tai họa liên tiếp xảy ra, hại người tốn của... là do những nguyên nhân sau đây:

1) Nhà thường chỉ có cửa trước, chứ không có cửa sau. Lý do là vì những nhà đắc “Tam ban Xảo quái” hầu như bao giờ cũng gặp trường hợp “Thượng Sơn, Hạ Thủy”, vượng tinh của Hướng sẽ tới phía sau nhà, còn vượng tinh của Sơn sẽ tới phía trước. Nếu phía sau nhà không có cửa hoặc hồ tắm... thì vượng tinh của Hướng đã bị “Thượng Sơn”, nên tài lộc sẽ gặp nhiều khó khăn, bế tắc. Nếu như phía trước nhà đã có cửa mà còn trống, thoáng, thì vượng tinh của Sơn đã bị “Hạ thủy”, chủ phá bại về nhân đinh. Đó là chưa kể trong 16 cách cuộc đắc “Tam ban Xảo quái” thì đa số lại còn bị Phản-Phục Ngâm, nên làm sao tránh được tai họa? Cho nên tối thiểu là nhà phải có cổng, cửa, hay thủy tại khu vực có vượng khí của Hướng tinh, dùng cách “Nhất chính đương quyền” để hóa giải những cuộc “Thượng Sơn, Hạ Thủy” và Phản-Phục ngâm thì mới có thể tránh được tai họa (nên nhớ là cách “Thượng Sơn, Hạ Thủy” của Phi tinh chỉ là về hình thức, tức là vì Hướng tinh chiếu tới phía sau nhà, nên trên danh nghĩa thì nó đã bị “lên núi” tức “Thượng Sơn”. Nhưng nếu phía sau nhà có thủy hoặc cửa ra vào thì nó đã “gặp nước”, nên biến thành cách “Đáo Hướng”, chứ không còn là cách “Thượng Sơn” nữa. Tương tự với Sơn tinh tới hướng trên danh nghĩa là “Hạ Thủy”, nhưng nếu phía trước có núi hay nhà cao thì Sơn tinh đã “gặp núi”, nên lại biến thành cuộc “Đáo Sơn”. Còn về Phản-Phục ngâm thì chúng chỉ gây tai họa trong trường hợp là khí suy, tử mà thôi. Nên nếu phương có vượng khí mà có cửa hoặc sông hồ... thì cái họa do Phản-Phục ngâm cũng không còn nữa).

2) Phía sau nhà đã không có cửa, lại còn có núi cao hay nhà cao. Phía trước nhà đã có cửa, lại còn thêm trống, thoáng thì tai họa càng nặng.

3) Nếu đã phạm các điều ở trên, mà hướng nhà lại kiêm nhiều, vị trí cửa, bếp, bàn thờ... còn phạm Không vong thì tai họa càng nghiêm trọng.
4) Phía sau nhà đã không có cửa hay thủy, còn cửa trước tuy không nằm ngay đầu hướng, nhưng lại nằm trong 1 khu vực làm tiết thoát nguyên khí của hướng tinh nơi đầu hướng (tức Hướng tinh ở hướng phải sinh cho Hướng tinh nơi cửa) thì cũng gặp nhiều tai họa.

5)Những nhà tuy phía sau có cửa, nhưng lại bị nhà hàng xóm cao hoặc áp sát, phía trước tuy không có cửa, nhưng có sân trống hay thủy... thì cũng vẫn là cách cục phá bại và gặp nhiều tai họa.

Gần đây, có 1 số nhà Phong thủy lại cho rằng những nhà đắc “Tam ban Xảo quái” cần phải vuông vức, để tất cả các cung của Bát quái đều nằm gọn trong căn nhà và chiếm 1 phần bằng nhau, chứ không thể có cung nào bị lọt ra ngoài nhà hay chiếm 1 phần quá ít so với những cung khác!!! Họ cho rằng chỉ có những nhà như thế mới phát phúc, lộc, còn những nhà không vuông vức thì sẽ gặp nhiều tai họa. Tuy nhiên, nếu gặn hỏi lý do thì họ thường chỉ trả lời được rằng nếu các cung không đồng đều, hay có 1, 2 cung lọt ra ngoài cửu cung thì Tam ban quái sẽ không đầy đủ, nên khí sẽ “không thông” mà gây ra tai họa. Nhưng thật ra nếu xét kỹ “tiêu chuẩn” này thì có thể nhận thấy là ngay chính họ cũng không biết lý do tại sao những nhà đắc “Tam ban Xảo quái” mà cũng vẫn bị họa, nên mới đưa ra “tiêu chuẩn” nhà cần vuông vức. Và vì không tìm được lý do giải thích, cho nên họ mới xoay sang “kết hợp” đủ mọi lý thuyết khác để tìm câu giải đáp như sau:

- Về hình cục loan đầu: thì những gì vuông vức đều được coi là tốt đẹp, làm cho khí lưu thông điều hòa, còn những gì méo mó, lệch lạc đều bị coi là xấu, là làm cho khí bị bế tắc hoặc trì trệ, thiên lệch... mà làm hỏng cuộc “Tam ban Xảo quái”.

- Về vận khí: hầu hết các cuộc đắc “Tam ban Xảo quái” đều xuất hiện trong các vận 2, 5, 8 tức là Thỗ vận, nên nếu nhà vuông vức thì tướng nhà sẽ hợp với nguyên vận (hình vuông thuộc Thổ) mà làm cho tốt đẹp.

- Về phương vị: vì chỉ có những nhà nằm trong tọa hướng CẤN-KHÔN, KHÔN-CẤN (tức trục ĐÔNG BẮC –TRUNG CUNG - TÂY NAM) là đắc “Tam ban Xảo quái”, mà Ngũ hành của trục này đều thuộc Thổ, cho nên hình dáng của căn nhà mới “cần” vuông vức để hợp với Ngũ hành của tọa-hướng và trung cung mà giúp cho thông khí hoặc tăng thêm cái tốt, chế hóa được cái xấu...

Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều nhà đắc “Tam ban Xảo quái”, lại vuông vức nhưng vẫn gặp tai họa như 1 số trường hợp dưới đây:

- Trường hợp 1: nhà tọa SỬU hướng MÙI (210 độ), nhập trạch trong vận 6 (1965). Nhà hình chữ nhật, chiều dài của mặt tiền là 9m, chiều sâu 4m 5, có cửa trước tại khu vực phía TÂY NAM, cửa hông tại khu vực phía TÂY. Phía sau không có cửa, chỉ có nhà hàng xóm áp sát ngay sau tường.

Nếu lập tinh bàn thì thấy có vượng khí Lục bạch của Hướng tinh tới phía sau, cửa trước có hướng tinh Cửu Tử, cửa hông có Hướng tinh Ngũ Hoàng. Sau khi vào ở được 2 năm thì người ông nội mất, sau đó 8 năm thì người cha mất (lúc đó mới có 49 tuổi). Về kinh tế thì gia cảnh ngày 1 túng thiếu, trong nhà luôn có người bệnh hoạn.

- Trường hơp 2 (trong Trạch vận Tân án, trang 412): nhà tọa MÙI hướng SỬU kiêm KHÔN-CẤN 3 độ (tức hướng 33 độ), nhập trạch năm CANH NGỌ (1930, tức thuộc vận 4). Trong sách không nói kích thước bao nhiêu, nhưng theo hình vẽ thì nhà hình vuông. Phía sau không có cửa, ở hướng cũng không có cửa, chỉ có 1 cửa duy nhất nằm tại phương KHẢM để ra, vào mà thôi.

Nếu lập tinh bàn thì thấy vượng khí của Hướng tinh tới phía sau, phía trước có hướng tinh Nhất bạch, nơi cửa ra vào có Hướng tinh Tam bích. Nhà này sau khi vào ở làm ăn thất bại, hao tài tốn của, xung đột với khách hàng, lại còn bị thầy Phong thủy tiên đoán “sẽ có giặc cướp đến quấy nhiễu, hoặc bị kẻ xấu vu khống khiến phải hao tổn nhiều tiền của”, nên khuyên 1 là làm cửa và đường đi thông phía sau, 2 là “tìm ngay 1 căn nhà khác để thuê và chuyển đến sẽ tránh được tổn thất”.

- Trường hợp 3 (cũng trong Trạch vận Tân án, trang 202): nhà của 1 đại phú gia, xây dựng vào vận 2, tọa CẤN hướng KHÔN (tức hướng TÂY NAM – 225 độ). Đây là 1 dinh thự “có quy mô hùng tráng, trông như lâu đài vua chúa”. Nhà có cổng, cửa ra vào tại khu vực phía NAM, phía sau (tức khu vực ĐÔNG BẮC) có biển mênh mông.

Nếu lập tinh bàn thì sẽ thấy phía ĐÔNG BẮC đắc vượng khí Nhị Hắc, phía NAM đắc sinh khí Tam bích, nên tuy trong sách không vẽ hình dáng ra sao, nhưng trong vận 2, vượng khí chiếu đến phía ĐÔNG BẮC, mà nơi này có đại thủy mênh mông, nên “phát đạt vô hạn, tiến triển mạnh mẽ, có thể nói là nhà phát phúc duy nhất trên quần đảo”. Qua vận 3, hướng tinh Nhị Hắc tuy đã biến thành thoái khí, nhưng cửa khẩu nơi phía NAM lại đón được vượng khí, nên “vẫn tiếp tục phát triển thịnh vượng như vận trước”. Cuối vận 3, vượng khí đã hết, công việc làm ăn gặp thất bại nặng, sự nghiệp trong phút chốc ra tro, chủ nhân đau buồn mà chết. Nhìn vào trạch vận này, Thẩm điệt Dân tiên sinh (tức con trai của Thẩm trúc Nhưng) đã từng nhận định:”Toàn bộ cục diện này hợp thành Tam ban quái, nên vận 2 đại vượng, vận 3 vẫn có lợi. Nhưng khi sắp sang vận 4 thì sẽ thất bại nặng, chỉ e còn có tai họa khác đáng sợ hơn”.

Qua 3 trường hợp trên, ta thấy ngay cả đối với những nhà đắc “Tam ban Xảo quái” thì họa, phúc vẫn là do cổng, cửa hay những phương vị có sơn-thủy... quyết định, chứ không phải là do nơi hình dạng của căn nhà có vuông vức hay không. Ngay cả trong trường hợp 3 tuy không biết hình dạng căn nhà như thế nào, nhưng nếu nó thiên lệch thì tại sao trong vận 2 và 3 vẫn vượng phát, cực thịnh 1 thời? Còn nếu nó vuông vức thì tại sao khi sắp qua vận 4 cơ nghiệp lại hóa thành tro, bụi? Cho nên nguyên do tạo ra họa, phúc cũng vẫn là cổng, cửa và những phương vị có Son, Thủy... mà thôi. Ngoài ra, có 1 vài trường hợp nhà đắc “Tam ban Xảo quái” cũng đòi hỏi nhà cần vuông vức, nhưng là để thỏa mãn những yếu tố khác, chứ hoàn toàn không liên quan gì tới cách cục này cả. Sau cùng, tuy trong lý thuyết thường nói những nhà hay mộ đắc cách này đều sẽ được “thông khí” và phát suốt Tam Nguyên Cửu Vận, nhưng thật ra muốn đạt được sự “thông khí” thì cần phải thỏa mãn 1 số điều kiện cần thiết thì phúc lộc mới được trường cửu, lâu dài.
.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tam Ban Xảo Quái cách cục hiếm có trong Phong Thủy

Phong thủy cho người độc thân dễ có tình yêu –

Bạn vẫn còn độc thân và đang rất buồn vì chưa tìm được tình yêu như ý? Hãy chú ý đến phong thủy để có thể đón chờ người yêu thương… Đồ vật Nếu những đồ dùng hay vật trưng bày trong nhà bạn còn đơn lẻ thì hãy mua thêm một thứ nữa để nó có đôi có cặp.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Bạn vẫn còn độc thân và đang rất buồn vì chưa tìm được tình yêu như ý? Hãy chú ý đến phong thủy để có thể đón chờ người yêu thương…

120721kplove08_f7fad

Đồ vật

Nếu những đồ dùng hay vật trưng bày trong nhà bạn còn đơn lẻ thì hãy mua thêm một thứ nữa để nó có đôi có cặp.

Thủy tinh màu rất có tác dụng trong việc tăng vận may tình duyên. Các bạn gái có thể để bột thủy tinh màu vào một chiếc túi vải nhỏ, coi như là một lá bùa may mắn cho tình yêu. Đặt chiếc túi nhỏ này ở đầu giường hoặc luôn mang theo bên mình, bạn sẽ sớm gặp được người trong mộng.

Màu sắc và hình dạng

Những đồ vật màu hồng sẽ mang đến năng lượng cho tình yêu. Hãy sử dụng màu này cho những vật dụng hàng ngày như chăn màn, ga gối, rèm cửa… Không nên sử dụng màu đen.

Hình tròn tượng trưng cho sự đủ đầy, trọn vẹn. Đối với nữ giới, tránh đặt gương trang điểm ở vị trí nhìn thẳng ra cửa vì khi bạn ra vào phòng ngủ, hình phản chiếu trong gương sẽ làm bạn giật mình. Không nên đặt gương trang điểm thẳng đầu giường, nếu không bạn rất dễ thấy ác mộng và tinh thần không được tốt.

Trong phong thủy, việc gìn giữ tình yêu kỵ nhất là những đồ kỷ niệm gợi nhớ về hình bóng của người cũ. Vì thế, nếu bạn muốn thoải mái, nên bỏ hết những bức thư tình cũ, những món quà tặng không cần thiết của người cũ. Như vậy bạn mới sẵn sàng để đón nhận tình yêu mới và không để cho quá khứ làm tổn thương bạn.

Cây và hoa

Khi trồng cây, không nên chọn những cây quá nhỏ, dài, nhọn hoặc xù xì, nhiều nhánh như hoa li ti hay cây cỏ… Tất cả những đặc điểm này không phù hợp với người độc thân. Nên chọn cây cảnh có lá to bản, gốc to, màu xanh tươi, tượng trưng cho sự ổn định, bền vững.

Cần chú ý khi cắm hoa tươi trong phòng. Nếu là con trai thì hãy đặt lọ hoa ở bên phải của phòng khách. Nếu là con gái thì đặt bình hoa ở bên trái của phòng khách. Tránh dùng hoa nhựa hay hoa vải.

Nên dùng bình sứ hoặc bình gốm, cố gắng đừng để có hoa rụng vì đó là một điềm chẳng lành báo hiệu sự bi thương.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phong thủy cho người độc thân dễ có tình yêu –

Dân Phượt và những câu nói hay bất hủ

Dân Phượt và những câu nói hay bất hủ. Sau những chuyến phượt là những trải nghiệm sâu sắc về cuộc sống. Hãy tham khảo bài viết sau đây nhé
Dân Phượt và những câu nói hay bất hủ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Dân Phượt và những câu nói hay bất hủ. Sau những chuyến phượt là những trải nghiệm sâu sắc về cuộc sống. Mời các bạn cùng xemboituong.com tham khảo những câu nói hay bất hủ của dân phượt.

Những câu nói hay bất hủ được viết từ những trải nghiệm sau các chuyến đi của dân phượt. Phượt là gì?

Phượt hay du lịch bụi là một cách gọi quen thuộc cho chủ nghĩa xê dịch của nhiều người hiện đại. Mỗi vùng đất đến, một vùng đất đi qua để lại những trải nghiệm thú vị và những câu nói hay dành cho những con người của tự do.

Dân Phượt và những câu nói hay bất hủ

1. Đi là kẻ thù chết người của định kiến, mù quáng và thiển cận. – Mark Twain

2. Một cuộc hành trình thực sự được tính không phải bằng dặm, mà bằng những người bạn. – Tim Cahill

3. Không có mảnh đất nào là xa lạ. Chỉ có kẻ lữ hành là người lạ. –Robert Louis Stevenson

4. Ích lợi của việc đi là để điều chỉnh trí tưởng tượng với thực tế, và thay vì ngồi hình dung ra mọi chuyện, cứ đi để xem nó thực sự thế nào. – Samuel Johnson

5. Những chiếc va li tồi tàn của chúng tôi lại một lần nữa chất đống ngoài vỉa hè; con đường phía trước thậm chí còn dài hơn nữa. Nhưng có hề chi, con đường đi chính là cuộc sống. – Jack Kerouac

6. Ai không đi thì sẽ không hiểu được giá trị con người. – Ngạn ngữ Moorish

7. Con người đi đến những mảnh đất xa xôi để nhìn ngắm một cách say mê những kẻ mà họ thường bỏ qua khi ở nhà. – Dagobert D. Runes

8. Hành trình giống như hôn nhân vậy. Cách chắc chắn nhất để phạm sai lầm là tin rằng mình điều khiển nó. – John Steinbeck

9. Không ai nhận ra rằng đi đẹp đến nhường nào cho đến khi họ về đến nhà và ngả đầu lên chiếc gối cũ kỹ, thân quen. – Lin Yutang

10. Đi luôn luôn có ích. Nếu bạn đến một đất nước tốt đẹp hơn, bạn sẽ học hỏi để cải thiện đất nước mình. Nếu chẳng may bạn đến một đất nước tệ hơn, bạn sẽ học để yêu đất nước của chính mình. – Samuel Johnson

11. Còn tôi, tôi đi không phải để đến một nơi nào cụ thể, mà chỉ để đi thôi. Điều tuyệt vời chính là sự dịch chuyển. – Rober Louis Stevenson

12. Kẻ lữ hành nhìn thấy những gì họ thấy. Khách du lịch nhìn thấy những gì họ đến để thấy. – G. K. Chesterton

13. Đích đến của chúng ta không phải là một vùng đất, mà là một cách nhìn mới. – Henry Miller

14. Kẻ lữ hành mà không quan sát thì chẳng khác nào một con chim mà không có cánh. – Moslih Eddin Saadi

15. Tỉnh dậy hoàn toàn đơn độc trong một thị trấn xa lạ là một trong những cảm xúc tuyệt vời nhất trên thế giới. – Freya Stark

16. Hai mươi năm về sau bạn sẽ hối hận về những gì bạn không làm hơn là những gì bạn làm. Vậy nên hãy tháo dây, nhổ neo ra khỏi bến đỗ an toàn. Hãy để cánh buồn của bạn đón trọn lấy gió. Thám hiểm. Mơ mộng. Khám phá. – Mark Twain

17. Đi không chỉ là việc nhìn thấy bằng mắt; nó là một sự thay đổi luôn tiếp diễn, sâu đậm và vĩnh cửu, cách nhìn nhận cuộc sống. – Miriam Beard

18. Mọi hành trình đều có những điểm đến bí mật mà ngay cả kẻ lữ hành cũng không thể ngờ tới. – Martin Buber

19. Chúng ta sống trong một thế giới tuyệt vời đầy rẫy những vẻ đẹp, quyến rũ và phiêu lưu. Những chuyến phiêu lưu sẽ là bất tận, chỉ cần chúng ta tìm nó với đôi mắt luôn rộng mở. – Jawaharial Nehru

20. Khách du lịch không biết nơi nào họ từng đến, kẻ lữ hành không biết nơi nào họ sắp đến. – Paul Theroux

21. Trong tâm trí tôi, phần thưởng và hạnh phúc lớn nhất của việc đi là ngày nào ta cũng có thể trải nghiệm những thứ như thể là lần đầu, để không có gì là thân thuộc đến mức ta nhìn nhận nó như điều hiển nhiên. – Bill Bryson

22. Đừng đi theo nơi mà đường mòn có thể dẫn đến. Hãy đi vào nơi không có lối mòn và để lại dấu vết. – Ralph Waldo Emerson

23. Hai con đường tách nhau đi vào trong rừng và tôi – tôi chọn con đường ít người đã đi. – Robert Frost

24. Cuộc hành trình ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân nhỏ bé. – Lão Tử

25. Nếu bạn từ chối đồ ăn, bỏ qua phong tục, sợ hãi tôn giáo và lảng tránh người lạ, tốt hơn là bạn nên ở nhà. – James Michener

26. Điều quan trọng không phải là sự đến, mà là sự đi. – T. S. Eilot

27. Thế giới là một cuốn sách, và ai không đi chỉ đọc được một trang. – St. Augustine

28. Kẻ lữ hành giỏi không có lịch trình cố định, và cũng chẳng có ý định cập bến. – Lão Tử

29. Tôi nhận ra rằng để biết rằng mình yêu hay ghét một người, không có cách nào tốt hơn là đi với người đó. – Mark Twain

30. Một khi bạn đã đi, cuộc hành trình sẽ không bao giờ kết thúc. Nó sẽ tái hiện liên tục trong những góc yên tĩnh nhất của tâm trí bạn. Tâm hồn bạn sẽ không bao giờ dứt ra khỏi cuộc hành trình. – Pat Conroy

31. Không phải ai lang thang cũng là đi lạc. – J. R. R. Tolkien

32. Như tất cả những kẻ lữ hành vĩ đại, tôi đã thấy nhiều hơn tôi có thể nhớ, và nhớ nhiều hơn tôi có thể thấy. – Benjamin Disraeli

33. “Đi” tái tạo lại sự hài hoà nguyên thuỷ đã từng tồn tại giữa con người và vũ trụ. – Anatole France

34. “Đi” là để phát hiện ra rằng tất cả mọi người đều hiểu sai về những đất nước khác. – Aldous Huxley

35. Toàn bộ mục đích của việc đi không phải là để đặt chân lên những mảnh đất xa lạ, mà là để cuối cùng đặt chân lên đất nước của chinh mình như thể một mảnh đất xa lạ. – G. K. Chesteron

36. Khi bạn đi, hãy nhờ rằng một đất nước xa lạ không được thiết kế để cho bạn cảm thấy thoải mái. Nó được thiết kế để người dân của đất nước đó cảm thấy thoải mái. – Clifton Fadiman

37. Một kẻ lữ hành khôn ngoan không bao giờ chê bai đất nước của chính mình. – Carlo Gordoni

38. Quá thường xuyên … Tôi nghe người ta khoe khoang về số dặm người ta đi, hơn là những gì người ta thấy. – Louis L’Amour

39. Hãy thôi lo lắng về những ổ gà trên đường và tận hưởng cuộc hành trình. – Fitzhugh Mullan

40. Chỉ đi với những ai tương đương với bạn hay tốt hơn bạn; nếu không tìm được, hãy đi một mình. – The Dhammapada

41. Thỉnh thoảng, người ta giật mình khi nhận ra rằng họ không bị buộc phải trải nghiệm thế giới theo cách họ vẫn được bảo. – Alan Keightley

42. Một nửa cái thú của việc đi là nghệ thuật đi lạc. – Ray Bradbury

43. Tôi muốn dành cả đời mình để đi đến những nơi xa lạ, nếu như tôi có thể mượn một đời khác ở đâu đó để sau đó sống ở nhà. – William Hazlitt

44. Tôi thích đi, nhưng tôi ghét phải đến. – Albert Einstein

45. Đừng nói với tôi bạn học hành thế nào, hãy nói với tôi bạn đi bao nhiêu. – Mohammed

46. Chúng ta bắt đầu tha thứ một vùng đất ngay khi chúng ta rời bỏ nó. – Charles Dickens

47. Khi ai đó nhận ra rằng cuộc đời của mình là vô giá trị, họ hoặc là tự tử, hoặc là xách ba lô lên và đi. – Edward Dehlberg

48. Tôi hoàn toàn thay đổi sau khi đã nhìn thấy ánh trăng chiếu soi ở nửa bên kia thế giới. – Mary Anne Radmacher Hershey

49. Chỉ khi nào đi một mình trong im lặng, không hành lý, ta mới có thể đi vào trái tim của sự hoang dã. – John Muir

50. Mỗi ngày là một cuộc hành trình, và cuộc hành trình bản thân nó chính là nhà. – Matsuo Basho
Lão Còi st


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Dân Phượt và những câu nói hay bất hủ

'Phán' giàu nghèo qua nốt ruồi ở chân

Người có nốt ruồi mọc ở giữa các kẽ chân, lòng bàn chân thường có mệnh giàu sang, tiền tài phát triển không ngừng.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

not-ruoi-1-3055-1408524053.jpg not-ruoi-2-7986-1408524053.jpg not-ruoi-3-7428-1408524053.jpg
1. Mu bàn chân 2. Ngón chân cái 3. Các ngón chân khác
not-ruoi-4-3955-1408524053.jpg not-ruoi-6-2612-1408524053.jpg not-ruoi-5-8603-1408524053.jpg
4. Mất cá chân 5. Gót chân 6. Lòng bàn chân

Mr.Bull (theo DYXZ)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 'Phán' giàu nghèo qua nốt ruồi ở chân

Ý nghĩa sao Long Đức

Sao Long Đức có thể giải trừ được những bệnh tật nhỏ và tai họa nhỏ, mang lại một số may mắn, hỷ sự. Do đó, sao này giống như các sao Thiên Giải, Địa Giải, Giải Thần, Thiên Quan, Thiên Phúc, Thiếu Âm, Thiếu Dương, Quang Quý, Tả Hữu, Sinh, Vượng.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ý nghĩa sao Long Đức

Ý nghĩa sao Long Đức

Hành: Thủy

Loại: Thiện Tinh

Đặc Tính: Khoan hòa, nhân hậu, đoan chính, phúc thiện, giải được tai nạn hung nguy

Phụ tinh. Sao thứ 8 trong 12 sao thuộc vòng sao Thái Tuế theo thứ tự: Thái Tuế, Thiếu Dương, Tang Môn, Thiếu Âm, Quan Phù, Tử Phù, Tuế Phá, Long Đức, Bạch Hổ, Phúc Đức, Điếu Khách, Trực Phù. Phân loại theo tính chất là Thiện Tinh.

Ý Nghĩa Long Đức Ở Cung Mệnh:

Tính Tình:

Ôn hòa, nhân hậu, đức hạnh, đẹp nết.

Từ bi, từ thiện hay giúp đỡ, làm phúc.

Phúc Thọ Tai Họa:

Sao Long Đức có thể giải trừ được những bệnh tật nhỏ và tai họa nhỏ, mang lại một số may mắn, hỷ sự. Do đó, sao này giống như các sao Thiên Giải, Địa Giải, Giải Thần, Thiên Quan, Thiên Phúc, Thiếu Âm, Thiếu Dương, Quang Quý, Tả Hữu, Sinh, Vượng. Sự kết hợp càng nhiều giải tinh càng làm tăng hiệu lực cứu giải.

Ý Nghĩa Long Đức Ở Cung Phụ Mẫu:

Cha mẹ nhân hậu, từ thiện, có nghề khéo.

Ý Nghĩa Long Đức Ở Cung Phúc Đức:

Thiên Đức, Nguyệt Đức đồng cung thì họ hàng phúc hậu, mồ mã thuận vị.

Ý Nghĩa Long Đức Ở Cung Điền Trạch:

Đi đâu cũng có người giúp đỡ về nhà cửa, nơi ăn chốn ở.

Ý Nghĩa Long Đức Ở Cung Quan Lộc:

Công danh hay gặp may, có lương tâm nghề nghiệp.

Ý Nghĩa Long Đức Ở Cung Nô Bộc:

Bè bạn, người làm, người giúp việc, nhân hậu.

Ý Nghĩa Long Đức Ở Cung Thiên Di:

Ra ngoài khiêm tốn, hay gặp quý nhân.

Ý Nghĩa Long Đức Ở Cung Tật Ách:

Giải trừ được tai nạn, bệnh tật nhỏ.

Ý Nghĩa Long Đức Ở Cung Tài Bạch:

Kiếm tiền chính đáng, có lòng từ thiện.

Được giúp đỡ hoặc gặp may về tiền bạc.

Ý Nghĩa Long Đức Ở Cung Tử Tức:

Con cái hòa thuận, hiếu thảo.

Thiên Đồng, Nguyệt Đức: Vợ chồng có con sớm.

Ý Nghĩa Long Đức Ở Cung Phu Thê:

Người hôn phối có nhan sắc, đứng đắn.

Có Thiên Đức, Nguyệt Đức, Đào Hoa thì vợ chồng tốt đôi, tương đắc.

Ý Nghĩa Long Đức Ở Cung Huynh Đệ:

Anh chị em hòa thuận.

Long Đức Khi Vào Các Hạn:

Nguyệt Đức, Đào Hồng: Gặp giai nhân giúp đỡ nên tình duyên (có phụ nữ làm mai mối được vợ chồng).


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ý nghĩa sao Long Đức

Cuộc đời huyền thoại của thiền sư Pháp Loa - Vị Tổ thứ hai dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử

Những thành tựu mà Pháp Loa có được đã khiến cuộc đời của ông được bao quanh bởi vô số những câu chuyện đẫm tính huyền thoại
Cuộc đời huyền thoại của thiền sư Pháp Loa - Vị Tổ thứ hai dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Là một người lãnh đạo sáng suốt, dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng Pháp Loa đã đưa Thiền phái Trúc Lâm phát triển tới một đỉnh cao mới. Ông cũng là người tổ chức ấn hành Đại Tạng Kinh, một cuốn sách quan trọng của Phật giáo tại Việt Nam… Những thành tựu mà Pháp Loa có được đã khiến cuộc đời của ông được bao quanh bởi vô số những câu chuyện đẫm tính huyền thoại.

>> Xem TỬ VI 2016 mới nhất!

>> Xem VẬN HẠN 2016 mới nhất!

1./ Giấc mơ kì lạ khi Nhị Tổ Pháp Loa ra đời

Nhị Tổ Pháp Loa sinh ngày 7 tháng 5 niên hiệu Thiệu Bảo thứ 4, tức năm 1284, quê ở làng Cửu La, huyện Chí Linh, lộ Lạng Giang (nay là huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Người vốn tên thật là Đồng Kiên Cương, sau này đi tu mới đổi pháp hiệu là Pháp Loa. Cha của Ngài là Đồng Thuận Mậu, mẹ tên là Vũ Từ Cứu. Câu chuyện về sự ra đời của Ngài lưu truyền từ trước tới nay đẫm màu huyền thoại, vẫn chưa thể biết là thật hay giả.

Cuộc đời huyền thoại của thiền sư Pháp Loa - Vị Tổ thứ hai dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử

Tương truyền, có lần bà Vũ Từ Cứu có lần nằm mộng thấy một vị thần đến trao cho thanh kiếm, bà vui vẻ nhận rồi sau đó thì mang thai. Trước khi sinh Pháp Loa, cha mẹ ông đã sinh tới 8 người con nhưng đều là gái, vì vậy sợ lần này cũng sinh ra con gái nên mẹ ông đã dùng thuốc để bỏ cái thai đi. Tuy nhiên, thuốc không có công hiệu dù mẹ ông đã cố gắng dùng thuốc tới 4 lần. Và cuối cùng, Pháp Loa đã được sinh ra.

Cuộc đời huyền thoại của thiền sư Pháp Loa - Vị Tổ thứ hai dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử

Chuyện cũng kể rằng, khi Pháp Loa mới sinh ra, người ta cảm thấy có một mùi thơm kỳ lạ bay tỏa khắp nhà. Mọi người đều cho rằng đó là điềm lành và đứa bé này chắc chắn sẽ làm nên sự nghiệp lẫy lừng. Cha mẹ Pháp Loa sinh được con trai lại là một đứa bé kỳ lạ nên rất vui mừng. Nhân việc mẹ ông dùng thuốc phá thai tới 4 lần mà vẫn sinh ra được Pháp Loa nên cha mẹ ông mới quyết định đặt tên cho ông là Kiên Cương (nghĩa là cứng rắn).

2./ Thời niên thiếu và cơ duyên với Phật pháp của Nhị Tổ Pháp Loa.

Không hề phụ sự kỳ vọng của cha mẹ, ngay từ nhỏ, Pháp Loa đã tỏ ra là một đứa trẻ thông minh, học một biết mười. Tuy tuổi còn rất trẻ nhưng Pháp Loa đã rất uyên bác. Ông không chỉ tinh thông Phật học mà cả Nho, Lão cũng rất am tường. Một điều đặc biệt là từ nhỏ tới lớn, Pháp Loa tuyệt đối không dùng các thứ thịt, cá. Ngoài ra, ông cũng không hề nói lời xấu, ác và rất biết trọng đức hiếu sinh, giống hệt như một đệ tử nhà Phật.

Cuộc đời huyền thoại của thiền sư Pháp Loa - Vị Tổ thứ hai dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử

Năm Hưng Long thứ 12, tức năm 1304, Hoàng Giác Điếu Ngự Trần Nhân Tông, vị Tổ của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử cùng với đoàn sứ giả du hành khắp nơi trong cả nước để hoằng pháp, bố thí và khuyên dân phá bỏ những miếu thờ thần không chân chính, hướng tâm vào các việc phúc thiện. Khi đoàn sứ giả của Trần Nhân Tông tới huyện Nam Sách quê của Pháp Loa, ông đã tìm đến yết kiến Hoàng Giác Trần Nhân Tông và cầu xin được đi xuất gia.

Hoàng Giác Trần Nhân Tông nhìn cậu bé Pháp Loa khôi ngô, tuấn tú vui mừng nói: “Kẻ này có tuệ nhãn, ắt sau này làm long thịnh cho Phật pháp!” thế rồi cho ông đi theo hầu về chùa Long Động, làm lễ xuống tóc và cho thụ giới sa di. Sau đó, Hoàng Giác Trần Nhân Tông gửi Pháp Loa tới tham học với hòa thượng Tính Giác ở Quỳnh Quán. Ở đây, Pháp Loa chuyên nghiên cứu kinh Lăng Nghiêm, khi đọc phần chính tông, khi nói về việc đệ tử A Nan bảy lần hỏi về cái “tâm” đến đoạn nói về “khách trần” thì bừng tỉnh, nhận ra là, “tính thấy vốn không sinh, diệt” thì Pháp Loa có được sở ngộ.

Cuộc đời huyền thoại của thiền sư Pháp Loa - Vị Tổ thứ hai dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử

Một hôm, Pháp Loa về gặp thầy mình là Hoàng Giác Trần Nhân Tông và trình kiến giải của mình bằng một bài tụng về “tam yếu”.

Tuy nhiên, bài tụng của ông bị Hoàng Giác Trần Nhân Tông gạch một gạch dài từ trên xuống dưới. Sau đó, Pháp Loa thỉnh cầu mấy lần nhưng Trần Nhân Tông đều làm thinh, bảo: “Hãy tự mình tham khảo lấy”. Đêm ấy, Pháp Loa về phòng nhập thiền, tâm trí bị dao động mạnh với bao ý nghĩ vụt hiện, vụt tắt. Đến quá nửa đêm, nhân thấy hoa đèn tàn rồi rụng xuống, Pháp Loa chợt đại ngộ. Sáng hôm sau, Pháp Loa lên trình chỗ sở ngộ của mình tối hôm qua và được Hoàng Giác Trần Nhân Tông ấn chứng.

Từ đó, Pháp Loa nguyện tu theo mười hạnh đầu đà và phát lời nguyện nổi tiếng: “Chư Phật và Bồ Tát, có những hạnh nguyện nào, tôi xin học và thực hành theo; dù chúng sinh khen hay chê, dù khinh hay trọng, dù bố thí hay cướp đoạt, khi mắt thấy, tai nghe cũng đều hỉ xả, khiến cho tất cả cùng bước lên nấc thang giác ngộ”.

Đến năm Hưng Long thứ 13, tức năm 1305, Hoàng Giác Trần Nhân Tông lập đại giới đàn để Pháp Loa thụ Tỳ khưu và Bồ tát. Lúc này, Hoàng Giác Trần Nhân Tông mới quyết định đổi pháp danh Thiên Lai của ông thành Pháp Loa. Qua nhiều lần khảo chứng, nhận thấy Pháp Loa đã ngộ đạo, lại tinh thông kinh điển nên Hoàng Giác Trần Nhân Tông đã cử ông làm chủ giảng tại chùa Báo Ân ở Siêu Loại (nay thuộc Bắc Ninh).

Năm 1307, Pháp Loa cùng với năm vị pháp hữu tới am Ngọa Vân cầu thỉnh Trần Nhân Tông dạy bộ Đại Tuệ Ngữ Lục.Tháng 5 năm đó, trên am Ngọa Vân, khi làm lễ bố tát xong, ngài được Hoàng Giác trao y bát và tâm kệ.

Cuộc đời huyền thoại của thiền sư Pháp Loa - Vị Tổ thứ hai dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử

Tới đúng ngày mồng 1 Tết năm 1307, Pháp Loa ngài chính thức được Hoàng Giác cử giữ chức trụ trì chùa Báo Ân, và được suy tôn là Tổ thứ 2 của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Lúc đấy Ngài mới bước sang tuổi 23. Ngày 3 tháng 11 năm Hưng Long thứ 14, tức năm 1308, Trần Nhân Tông qua đời. Pháp Loa phụng mệnh đưa xá lợi vua về kinh đô.

3./ Sự nghiệp tu hành, phật pháp của Nhị Tổ Pháp Loa.

Sau khi Pháp Loa chính thức được suy tôn là Tổ thứ 2 Thiền phái Trúc Lâm, trở thành người lãnh đạo Phật tử trong cả nước, số người xin xuất gia và quy y học đạo rất đông, số lượng lên tới hàng vạn. Do đệ tử ngày một đông nên Pháp Loa phải nhờ hai vị sư huynh là Tông Cảnh và Bảo Phác về chùa Báo Ân dạy luật Tứ phần cho các đệ tử.

Khi đó, Tông Cảnh trụ trì chùa Tiên Du và Bảo Phác trụ trì chùa Vũ Ninh, cả hai người lúc đó đều đã được triều đình tôn là quốc sư. Pháp Loa nhận trách nhiệm giảng các bộ kinh lớn như Kim Cương, Lăng Nghiêm, Hoa Nghiêm, Lăng Già, Viên Giác, Pháp Hoa và Niết Bàn, các bộ ngữ lục như: Đại Tuệ Ngữ Lục, Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục… Ngoài ra, ông còn tới thuyết pháp cho tín đồ tại các chùa Quỳnh Lâm, Dưỡng Phúc, Xí Thịnh Quang, An Lạc Tàng Viện và Kiến Xương phủ.

Cuộc đời huyền thoại của thiền sư Pháp Loa - Vị Tổ thứ hai dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử

Trong số các đệ tử kể trên, đắc pháp khoảng 3.000 người. Số tự viện cũng được xây dựng rất nhiều, gồm 800 sở, dựng hai đài giảng kinh, xây 5 cây bảo tháp, đúc 1.300 tượng Phật lớn nhỏ bằng đồng. Trong thời gian này, Pháp Loa cũng là người tổ chức in bộ Đại Tạng Kinh đời nhà Trần nổi tiếng còn được lưu truyền đến ngày nay. Chưa bao giờ Phật giáo phát triển thịnh vượng đến thế.

Tới năm Đại Khánh thứ 4, tức năm 1317, đời Trần Minh Tông, Pháp Loa bị ốm nặng liền viết tâm kệ và lấy bộ pháp y của Hoàng Giác trao cho mình khi trước để trao lại cho đệ tử Huyền Quang, pháp khí và tích trượng thì trao cho Cảnh Nguyện, phất tử trao cho Cảnh Huy, gậy trúc trao cho Huệ Quán, pháp thư trao cho Huệ Nhiên, linh vàng trao cho Hải Ân, mỏ vàng trao cho Huệ Chúc… Tuy nhiên, chỉ sau đó ít ngày, sức khỏe của Pháp Loa lại bình phục trở lại.

Cuộc đời huyền thoại của thiền sư Pháp Loa - Vị Tổ thứ hai dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử

Tới năm 1318, Thượng hoàng Trần Anh Tông mời Pháp Loa vào cung Thiên Trường để giảng cho mình về bộ Tuyết Đầu Ngữ Lục. Sau khi khóa giảng kết thúc, Anh Tông tự tay viết 4 chữ “Phổ Tuệ Tôn Giả” tặng Pháp Loa. Người ta nói rằng, vua Anh Tông rất tôn kính Pháp Loa, thường khiêm tốn xưng với ông là đệ tử.

Không chỉ Trần Anh Tông, các thành viên hoàng thất và quý tộc triều Trần cũng rất tôn kính Pháp Loa. Quốc vụ thượng tể Quốc Chấn cũng mời ông vào phủ An Hoa giảng Đại Tuệ ngữ Lục. Cũng năm ấy, Pháp Loa còn trao giới tam quy tại gia cho công chúa Hoa Dương.

Tới ngày 2/5/1330, niên hiệu Khai Hưu thứ 11, lúc đang giảng kinh Hoa Nghiêm cho chúng đệ tử tại viện An Lạc thì Pháp Loa bỗng dưng cảm thấy trong người khó chịu. Ông đành nhờ trưởng lão Bích Phong thay mình giảng tiếp rồi lui về phòng nghỉ ngơi. Từ hôm đó cho tới ngày 11 thì bệnh của ông ngày càng nặng hơn. Ngày 13, các đệ tử đưa ngài về viện Quỳnh Lâm tĩnh dưỡng. Tại đây, Thượng hoàng Minh Tông đích thân tới thăm và gọi ngự y tới chẩn mạch, cắt thuốc cho Pháp Loa nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm. Tới lúc này, các đệ tử mới quỳ xuống thưa: “Xưa nay các bậc đại ngộ, lúc sắp tịch, đều có những lời kệ để lại cho đời sau, sao riêng thầy không có?”.

Cuộc đời huyền thoại của thiền sư Pháp Loa - Vị Tổ thứ hai dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử

Pháp Loa liền ngồi dậy, cầm bút viết bài kệ rằng:

Vạn duyên tài đoạn nhất thân nhàn,

Tứ thập dư niên mộng huyễn gian,

Trân trọng chư nhân hưu tá vấn,

Na biên phong nguyệt cánh man khoan

Nghĩa là:

Muôn duyên cắt đứt,

Một thân nhan,

Trót nửa cuộc đời mộng thế gian,

Hỡi các môn đồ đừng gạn hỏi,

Bên kia trăng gió đẹp mênh mang

Viết xong bài kệ, Pháp Loa an nhiên viên tịch, hôm đó nhằm ngay 3 tháng 3 năm 1330, thọ 42 tuổi. Sau khi được tin Pháp Loa viên tịch, Thượng hoàng Trần Minh Tông ngự bút truy tặng ngài là Tịnh Trí Đại Tôn Giả. Các đệ tử theo di chúc của Pháp Loa, đưa nhục thể ông về an táng tại ngọn tháp trên núi Thanh Mai.

Tượng Nhị tổ Pháp Loa thờ tại Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Mặc dù qua đời khá sớm nhưng trong suốt 24 năm ròng rã, Pháp Loa đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh mà thầy mình là Trần Nhân Tông giao phó, trở thành vị tổ nổi tiếng của dòng thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

>> Xem TUỔI XÔNG ĐẤT 2016 mới nhất!

>> Xem NGÀY TỐT XẤU 2016 mới nhất!

Theo Phật giáo Việt Nam


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Cuộc đời huyền thoại của thiền sư Pháp Loa - Vị Tổ thứ hai dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử

Phong thủy chữ ký –

Theo Phong thủy học thì nét khởi đầu và nét kết thúc theo hướng đi lên là chữ ký đẹp và thành đạt nhất. Điều này tượng trưng cho sự khởi đầu và kết thúc tốt đẹp đối với mọi dự án, công việc đảm nhiệm. Cũng là mẫu chữ ký sự thịnh vượng đảm bảo cho v

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Theo Phong thủy học thì nét khởi đầu và nét kết thúc theo hướng đi lên là chữ ký đẹp và thành đạt nhất. Điều này tượng trưng cho sự khởi đầu và kết thúc tốt đẹp đối với mọi dự án, công việc đảm nhiệm. Cũng là mẫu chữ ký sự thịnh vượng đảm bảo cho vận may luôn có xu hướng đi lên.

Trên thực tế chữ ký có thể biểu hiện vận trình một con người tốt hay xấu, cũng như nói lên vận thế đang mạnh hay yếu. Mỗi một người có lộ trình Vận Mệnh của mình, thuộc vào một ngũ hành cụ thể, hành vận vì thế cũng khác nhau, bởi vậy muốn ứng dụng thay đổi chữ ký cũng có những điểm khác nhau. Như nên tròn, nên nghiêng, nên cao, nên ngắn, nên ngang, nên hẹp mọi cái đều theo Ngũ Hành Hỷ Dụng Thần mà lựa chọn.

Nội dung

  • 1 Chữ ký mang lại thịnh vượng, thăng tiến trong công việc
  • 2 Chữ ký không mang lại may mắn
  • 3 Chữ ký cho người Mệnh Kim
  • 4 Chữ ký cho người mệnh Mộc
  • 5 Chữ ký cho người mệnh Thủy
  • 6 Chữ ký cho người mệnh Hỏa
  • 7 Chữ ký cho người mệnh Thổ

Chữ ký mang lại thịnh vượng, thăng tiến trong công việc

Chữ ký được cho là có khả năng thu hút sự thịnh vượng và thành công của con người nếu nó bắt đầu bằng nét vững chắc hướng lên, kết thúc bằng nét đi lên mạnh mẽ, đó được gọi chung là phong thủy chữ ký. Bạn có thể tham khảo những nét chữ ký sau đây để mang lại thành công cho mình.

Theo phong thủy, đây là kiểu chữ ký thành đạt nhất. Nét khởi đầu và nét kết thúc theo hướng đi lên. Điều này tượng trưng cho sự khởi đầu và kết thúc tốt đẹp đối với mọi dự án, công việc mà bạn đảm nhiệm.

Chữ ký kiểu này cũng rất tốt. Bạn hãy chú ý, nét khởi đầu và nét kết thúc đều hướng lên. Đường gạch dưới chữ ký cũng được xem là 1 bộ phận của chữ ký cũng phải có hướng đi lên.

chu-ky-phong-thuy-02

 

Nếu chữ ký của bạn không kết thúc bằng nét hướng lên thì có thể thêm nét gạch dưới vững chắc theo chiều tiến lên để may mắn, tài lộc.

chu-ky-phong-thuy-03

 

Chữ ký này có nét kết thúc theo hướng xuống dần. Điều này cũng không mang lại tốt đẹp.

Nếu chữ ký của bạn có nét giống như thế này thì nên thay đổi sao cho nét chữ có hướng đi lên. Bởi có thêm đường gạch dưới chữ ký theo hướng đi lên cũng rất tốt. Bạn hãy chú ý, nét khởi đầu và nét kết thúc đều hướng lên. Đường gạch dưới chữ ký cũng được xem là 1 bộ phận của chữ ký cũng phải có hướng đi lên.

chu-ky-phong-thuy-04

 

Chữ ký này chỉ mang lại cho bạn một nửa tốt đẹp. Vì nét chữ bắt đầu khá vững chắc và hướng lên.

Chữ ký không mang lại may mắn

Chữ ký này có nét kết thúc theo hướng xuống dần. Điều này cũng không mang lại tốt đẹp. Nếu chữ ký của bạn có nét giống như thế này thì nên thay đổi sao cho nét chữ có hướng đi lên.

Chữ ký này chỉ mang lại cho bạn một nửa tốt đẹp. Vì nét chữ bắt đầu khá vững chắc và hướng lên. Tuy nhiên, nó lại kết thúc bằng nét đi xuống. Điều này sẽ không mang lại tốt đẹp và thường có chuyện buồn

Chữ ký cho người Mệnh Kim

Chữ ký đơn giản, khá tròn trịa của Bill Gates – nhà sáng lập tập đoàn công nghệ Microsoft. Ông sinh năm 1955, mệnh Kim, khá đúng với nguyên tắc nêu trên khi chữ ký có ký tự gần như những hình tròn.

Người mệnh Kim chữ ký nên có hình tròn làm chủ đạo (có hình tương tự hình tròn và các nét nên uốn lượn tròn); kỵ nhất với các đường gấp khúc, sắc nhọn.

Chữ ký cho người mệnh Mộc

Theo phong thủy, người mệnh Mộc kỵ với hình tròn và sắc nhọn. Vì thế, các nét nên cao, rộng, chữ ký dài thoáng.

Chữ ký cho người mệnh Thủy

Người mệnh Thủy chữ ký cần có hình lượn sóng, hình tròn, hoặc hình bán nguyệt; kỵ với các loại hình vuông góc.

Chữ ký cho người mệnh Hỏa

Chủ tịch Tập đoàn FPT – ông Trương Gia Bình sinh năm 1956, thuộc mệnh Hỏa. Chữ ký của vị Chủ tịch FPT được đánh giá là hợp phong thủy khi cũng có nhiều nét nhọn và không theo quy tắc.

Người mệnh Hỏa cần sử dụng nhiều nét nhọn, sắc, không theo quy tắc cụ thể; kỵ với hình bán nguyệt và lượn sóng.

Chữ ký cho người mệnh Thổ

Người có mệnh Thổ chữ ký hợp nhất là có hình chữ nhật nằm dài hoặc hình vuông, chữ cần có tư thế ổn định, chắc chắn; kỵ với hình chữ nhật đứng cao.

Việc bạn thay đổi chữ ký không ảnh hưởng gì đến các giấy tờ tùy thân và bằng cấp cả. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc trong một số lĩnh vực nhất định như Giám đốc, kế toán trưởng, thủ quỹ hoặc các chức danh nhất định… thì bạn phải đăng ký mẫu chữ ký theo đúng quy định của pháp luật có liên quan điều chỉnh. Số lần đăng ký thay đổi không giới hạn

 


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phong thủy chữ ký –

Xem tướng mạo chàng trai họ Sở –

Trong thế giới con người có rất nhiều tốt nhưng người xấu đặc biệt là sở khanh thì cũng không hề ít. Bạn nên tránh xa những con người này vì họ sẽ làm tổn hại đến bạn. Tuy nhiên đặc điểm để nhận biết những chàng trai sở khanh là gì? hay nói một cách

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trong thế giới con người có rất nhiều tốt nhưng người xấu đặc biệt là sở khanh thì cũng không hề ít. Bạn nên tránh xa những con người này vì họ sẽ làm tổn hại đến bạn. Tuy nhiên đặc điểm để nhận biết những chàng trai sở khanh là gì? hay nói một cách khác là những chàng trai sở khanh có tướng mạo thế nào? Hãy cùng đọc bài viết sau để sớm nhận ra người tốt hay sở khanh bên cạnh mình nhé!

Nội dung

  • 1 Tướng mạo chàng trai họ Sở
    • 1.1 Mũi chim ưng
    • 1.2 Xương hàm bành ra, nhìn từ phía sau vẫn thấy
    • 1.3 Mắt đong đưa, môi mỏng
    • 1.4 Mắt lờ đờ, to nhỏ không đều, miệng nhọn

Tướng mạo chàng trai họ Sở

Mũi chim ưng

Đặc điểm nhận diện mũi chim ưng là sống mũi hẹp, hơi nhô lên cao, chóp mũi dài và nhọn cong quặp xuống như mỏ con chim ưng. Nam giới có tướng mũi này tuy tài giỏi, năng động nhưng lại tham vọng, không bao giờ chịu thiệt thòi, sẵn sàng chèn ép người khác hoặc giở chiêu trò để đạt mục đích.

Người có tướng này thường không biết giữ lời hứa hoặc chỉ hứa suông để làm hài lòng người khác. Tính cách họ thường lạnh lùng, thờ ơ và không mấy quan tâm đến cảm xúc của mọi người xung quanh.

Xương hàm bành ra, nhìn từ phía sau vẫn thấy

Nam giới có tướng này khá đa nghi, không biết giữ lời hứa. Họ thường nắm uy quyền hoặc ưu thế trong tay nhưng lại dùng nó để gây áp lực hoặc khống chế người khác. Trước mặt mọi người, họ tỏ vẻ quan tâm theo kiểu kẻ mạnh muốn cứu vớt kẻ yếu, sẵn sàng hứa hẹn nhiều điều phi thực tế nhằm đánh lạc hướng của mọi người và “thừa nước đục thả câu”.

Khi ai đó uy hiếp hoặc làm tổn hại đến lợi ích của họ, họ sẽ bất chấp thủ đoạn để ngăn chặn, thậm chí làm cho đối phương thân bại danh liệt. Làm bạn hoặc đối tác của những người sở hữu tướng mạo này, bạn sẽ luôn là người chịu thiệt hoặc là vật hy sinh tội nghiệp.

120830afamilyhnanh1-copy-1172c-6323-1406069325

Mắt đong đưa, môi mỏng

Người có đôi mắt lúc nào cũng đong đưa, liếc nhìn người khác, cộng với đôi môi mỏng thường khá ích kỷ, không hiểu sự đời nên dễ bị cô lập với mọi người xung quanh. Khi gặp khó khăn họ cũng không có ai ra tay giúp đỡ, các mối quan hệ xã giao kém, là người khá đơn điệu và vô tình vô nghĩa.

Ngoài ra, họ thường tính toán chi ly trước khi làm việc gì đó để mang lại lợi ích lớn nhất cho bản thân. Họ cố gắng không làm phật ý mọi người, tích cực tham gia các hoạt động tập thể, nhưng vì tính ích kỷ quá lớn, nên mọi sự cố gắng để hòa đồng với mọi người của họ đều vô ích. Trong mắt người khác, họ chỉ là “ngụy quân tử” mà thôi.

Mắt lờ đờ, to nhỏ không đều, miệng nhọn

Nam giới sở hữu tướng mạo này thường dễ bị kích động, không kiểm soát được cảm xúc, lời nói và hành động không mấy nhất quán. Họ luôn giấu chặt suy nghĩ nội tâm và tìm cách áp đảo người khác để bảo vệ lợi ích của mình.

Những người này chỉ biết đến cái lợi trước mắt của bản thân mà sẵn sàng làm tổn hại đến lợi ích của người khác.

Xem thêm:

  • Xem Tướng Eo Và Tướng Mông Của Phụ Nữ
  • Xem Tướng Trẻ Em Có Số Phận Tốt Và Xấu 
  • Xem Tướng Khuôn Mặt Đoán Phúc Phận
  • Xem tướng khuôn mặt
  • Xem tướng cổ
  • Xem vận mệnh của mình qua hình dáng móng tay


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem tướng mạo chàng trai họ Sở –

Mơ thấy tranh chấp: An toàn bộc lộ tình cảm bản thân –

Mơ thấy cảnh tranh chấp, chứng tỏ người nằm mơ có khả năng bộc lộ tình cảm bản thân một cách an toàn, có thể là một vài việc quấy rối phá bĩnh, hay một vài chuyện tình cảm mạo hiểm nào đấy. Nếu phân tích trên phương diện tâm lý, người nằm mơ có thể đ
Mơ thấy tranh chấp: An toàn bộc lộ tình cảm bản thân –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mơ thấy tranh chấp: An toàn bộc lộ tình cảm bản thân –

Xem tướng người có lông mày rậm

Lông mày là bộ phận đã có từ khi con người sinh ra. Với những người có lông mày rậm thì mang một ý nghĩa nhất định và khác biệt so với các kiểu lông mày khác. Vậy, Chân mày rậm có ý nghĩa gì?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Lông mày (hay Chân mày) là Yếu tố để nhận diện được tướng số, tài vận v,v hẳn đã rất quen thuộc đối với nhiều người. Tuy nhiên, lông mày lại có nhiều kiểu dáng và độ rậm, nhạt khác nhau. Vậy, Lông mày rậm có ý nghĩa gì? Cùng Phong thủy số tìm hiểu lời giải mã có trong bài viết dưới đây nhé.

Giải mã ý nghĩa của lông mày rậm

Xem thêm những bài viết hữu ích khác tại:

+ Nốt ruồi ở gót chân phải có ý nghĩa gi?

+ Răng khểnh có ý nghĩa gì đối với con gái 

+ Màu mắt nâu tiết lộ gì về con người bạn

+ Nốt ruồi trong mắt phải có ý nghĩa gì?

+ Ý nghĩa của việc đeo nhẫn ở các ngón tay

Khái quát chung về Lông mày rậm có ý nghĩa gì?

Lông mày là bộ phận đã có từ khi con người sinh ra. Nhưng kiểu dáng, độ ngắn dài, rậm nhạt thì mỗi người lại khác nhau. Với những người có lông mày rậm thì mang một ý nghĩa nhất định và khác biệt so với các kiểu lông mày khác. Vậy, Chân mày rậm có ý nghĩa gì?

Theo nghiên cứu và ghi chép của nhân tướng học, những người có lông mày rậm đa phần là những người có tính cách mạnh mẽ, độc lập trong suy nghĩ, thích làm theo ý muốn của bản thân, theo đuổi ước mơ và đặc biệt là những người có suy nghĩ, lựa chọn khá riêng biệt, không theo khuôn mẫu nhất định.

Ở một góc độ khác, Chân mày rậm có ý nghĩa gì lại có ý nghĩa khác. Nam giới lông mày rậm thường cho là ba hoa, lăng nhăng và khá “đểu”. Còn với phụ nữ thì những người có lông mày rậm thường bị suy đoán là người có nhu cầu sinh lý cao.

Tuy nhiên, câu trả lời này thường không được ủng hộ vì tính cách của mỗi người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và có thể là tình trạng sức khỏe (ví dụ phụ nữ bị đa nang buồng trứng thì tuyến lông phát triển nên lông mày rậm chứ không liên quan đến vấn đề sinh lý).

Nhìn chung những người có chân mày rậm thường nhận được sự yêu quý của mọi người. Và đặc biệt là họ có sự cuốn hút, quyến rũ khác biệt mà không phải ai cũng có.

Ý nghĩa lông mày rậm ở các trường hợp khác nhau:

Trên là ý nghĩa lông mày rậm nói chung còn Chân mày rậm có ý nghĩa gì có thể được xem ở việc kiểu dáng, kích thước, độ ngắn dài nữa.

Với lông mày dài và rậm:

Những người có lông mày dài và rậm là những người rất đáng yêu, thích những câu truyện hài, truyện cổ tích và luôn mang đến cho người xung quanh sự vui vẻ từ những câu truyện của mình. Họ được mọi người yêu thương, tin tưởng, rất dễ hòa nhận. Tuy nhiên về đường tình duyên thì có sự lận đận và chông gai.

Lông mày mảnh và rậm:

Vậy còn Lông mày rậm có ý nghĩa gì khi nó mảnh? Họ là người có tính cách lãng mạn, thích ngẫu nhiên. Đặc biệt là với con gái thì thường mơ mộng, tin vào tiếng sét ái tình và thường rất đáng yêu. Cũng có ý kiến chỉ ra rằng người có lông mày rậm và mỏng thì có tính nghệ thuật cao, hầu hết là dễ mến.

Lông mày rậm và thô:

Họ là những người nóng tính, dễ giận và hấp tấp. Là người hay ghen, kiểm soát người yêu và dễ nổi cáu. Tuy nhiên không phải ai lông mày rậm và thô thì đều như thế.

Nhìn chung, câu trả lời cho Chân mày rậm có ý nghĩa gì đa phần là tốt đẹp, họ là người được yêu thích bởi nó mang lại nét đẹp riêng, dễ nhìn cho đôi mắt và thu hút người đối diện. Còn trong tâm linh, lông mày rậm sẽ có nhiều may mắn, có thế lực bảo vệ để luôn gặp nhiều điều thuận lợi, tránh điều xui xẻo.

Tìm kiếm liên quan: con trai lông mày rậm, phụ nữ lông mày rậm, lông mày rậm nữ giới, người có lông mày rậm, xem tướng lông mày rậm, con gái có lông mày rậm, đàn ông có lông mày rậm, đôi lông mày rậm và giao nhau, lông mày rậm là người như thế nào, phụ nữ có lông mày rậm, mắt sâu lông mày rậm, đàn ông mắt sâu lông mày rậm, cách làm rậm lông mày cho nam giới, xem tướng đàn ông lông mày rậm, làm lông mày rậm cho nam, lông mày rậm có ý nghĩa gì, tướng lông mày rậm, con trai lông mày rậm có ý nghĩa gì


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem tướng người có lông mày rậm

Những lời khuyên rất hay cho sức khỏe

Những lời khuyên rất hay cho sức khỏe. Dưới đây là những lời khuyên rất hay, mạng lợi ích cho sức khỏe của bạn mà ## đã sưu tầm và tổng hợp lại
Những lời khuyên rất hay cho sức khỏe

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Những lời khuyên rất hay cho sức khỏe. Dưới đây là những lời khuyên rất hay, mạng lợi ích cho sức khỏe của bạn mà xemboituong.com đã sưu tầm và tổng hợp lại từ những chuyên gia sức khỏe. Hi vọng các bạn xem qua để có ý thức bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

Những lời khuyên rất hay cho sức khỏe

4 nhóm thực phẩm sau đây bạn cần tránh nếu không muốn bị viêm xoang trong mùa lạnh:

  1. Đồ uống có chứa caffein
  2. Thực phẩm lạnh
  3. Rượu
  4. Gia vị cay

10 lối sống nguy hiểm cho tuổi thọ của bạn. Muốn sống lâu, hãy lưu ý những điều sau đây bạn nhé:

  1. Thức khuya
  2. Không thèm khám bệnh
  3. Lười đọc
  4. Tình dục thái quá
  5. Khoái tốc độ
  6. Khoái nhậu
  7. Hay giận dữ
  8. Nghiện tivi
  9. Hút thuốc lá
  10. Ăn quà vặt quá nhiều

Những lời khuyên rất hay cho sức khỏe

Những điều sau đây cần lưu ý:

1.Nghe điện thoại bằng tai trái

2.Không uống cafe 2 lần/ngày

3.Không uống thuốc bằng nước lạnh

4.Không ăn quá no sau 5 giờ chiều

5.Giảm lượng thức ăn có dầu trong khẩu phần ăn

6.Không nên để sạc di động ở gần mình

7.Uống nước nhiều vào buổi sáng và ít hơn vào buổi tối

8.Không nghe tai nghe liên tục trong một thời gian

9.Thời gian ngủ tốt nhất là từ 10 giờ tối đến 6 giờ sáng

10.Không nên nằm ngủ ngay sau khi uống thuốc

11.Khi vạch pin của điện thoại ở nấc cuối cùng, không nên trả lời điện thoại vi lúc này bức xạ lớn hơn 1000 lần so với bình thường.

Những lời khuyên rất hay cho sức khỏe

Những tác hại cho cơ thể nếu bạn bỏ qua bữa ăn sáng:

-Cơ thể thiếu năng lượng, yếu và các cơ quan trong cơ thể hoạt động kém

-Gây viêm loét dạ dày

-Với trẻ em, gây kém thông minh và hoạt động thế chất yếu

-Tụt đường huyết, hạ huyết áp, có thể gây ngất

-Nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, xơ vữa động mạch

-Nhanh già

-Ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và hiệu suất làm việc

Những lời khuyên rất hay cho sức khỏe

Bị bệnh gì thì kiêng gì?

1.Người bị bênh gan nên kiêng uống rượu bia

2.Người bị bệnh túi mật nên kiêng dầu mỡ

3.Người bị cảm nên kiếng chốn đông người

4.Người bị bệnh tuyến tụy kiêng ăn no

5.Người bị cao huyết áp nên kiêng ồn ào

6.Người bị bệnh mạch vành nên tránh bị mệt mỏi

7.Người bị tiểu đường nên kiêng ngọt

8.Người bị viêm mạch hoại tử nên kiêng hút thuốc

9.Người có bệnh hô hấp mãn tính nên tránh bị cảm lạnh

10.Người bị viêm dạ dày, kiêng thức ăn chua cay

11.Người bị viêm dạ tràng nên kiêng thức ăn xào, rán

12.Người bị trào ngược, kiêng cafe

Những lời khuyên rất hay cho sức khỏe

Trên đây là những lời khuyên rất hay dành cho sức khỏe. Các bạn hãy lưu ý để có một sức khỏe thật tốt, cơ thể cường tráng. Bởi lẽ sức khỏe là yếu tố quan trọng nhất của mỗi con người chúng ta.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những lời khuyên rất hay cho sức khỏe

Sao Thiên Đồng tổng luận các đặc tính và cách cục

Tử vi tổng luận và biện luận các đặc tính của sao Thiên Đồng trong lá số, các cách cục nổi bật và đặc thù tính chất của chúng khi xuất hiện trong lá số tử vi

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

1. Thiên Đồng tổng luận

Như chúng ta đã biết, Thiên Đồng là sao thứ tư của Nam Đẩu, thuộc dương thủy. Trong Đạo giáo có thuyết "Nam Đẩu chủ về sinh, Bắc Đẩu chủ về Tử ", cho nên các sao Nam Đẩu mang nhiều hòa khí, còn các sao Bắc Đẩu thì có nhiều sát khí. Thiên Đồng là sao Nam Đẩu, mà còn là sao có nhiều hòa khí nhất trong Nam Đẩu, nên cổ nhân gọi là "sao giữ mạng sống và thêm phúc " (ích phúc bảo sinh chi tinh).

Thiên Đồng hóa khí làm "phúc". Nhưng "phúc" ở đây lại không phải là phúc do trời ban, mà thường thường là phải trải qua bao trở ngại rồi mới được yên ổn và hưởng thụ. Cho nên Thiên Đồng tương tự như Thiên Lương, Thiên Lương chủ về "âm" (che chở), nhưng cần phải có tai nạn xảy ra, rồi mới hóa giải trong vô hình; hoặc biến tai họa trọng đại thành tai ách nhẹ, gọi là "ấm" (che chở). "Phúc" của Thiên Đồng có sắc thái trước nghèo sau phúc, trước không có sau có, do đó thường thường cũng tượng trưng cho một đoạn đời gian khổ.

Cổ nhân nói: "Thiên Đồng trong 12 cung đều là phúc", chúng ta cần phải hiểu rõ định nghĩa của "phúc" trong câu này.

sao thiên đồng tổng luận

Người xưa luận Thiên Đồng, thường ví nó với vị quan chuyên lo việc yến ẩm vui chơi của hoàng đế. Vì vậy đặc tính khác của Thiên Đồng là hưởng thụ.

Trong Đẩu Số, các sao chủ về hưởng thụ tổng cộng có bốn sao, gồm Thiên Đồng, Liêm Trinh, Tham Lang, Thiên Lương. Liêm Trinh và Tham Lang là một cặp, so sánh thì Liêm Trinh nặng về tinh thần, Tham Lang nặng về vật chất. Thiên Đồng và Thiên Lương là một cặp, so sánh thì Thiên Lương nặng về tinh thần, Thiên Đồng nặng về vật chất.

Nhưng hai cặp "Liêm Trinh, Tham Lang" và "Thiên Đồng, Thiên Lương" lại có sự phân biệt. "Liêm Trinh, Tham Lang" mang sắc thái đào hoa, do đó thiên nặng về ham mê tửu sắc; "Thiên Đồng, Thiên Lương" thì thanh nhã hơn, do đó thiên nặng về phong hoa tuyết nguyệt.

Cũng chính vì vậy mà, tuy Thiên Đồng có tính thiên về hưởng thụ vật chất, nhưng lại không giống như Tham Lang có thể tích cực chủ động tranh thủ, vì vậy nó có biểu hiện mềm yếu hơn, đồng thời hơi lãng phí.

Cổ nhân không ưa Thiên Đồng tọa nữ mệnh, là do nguyên nhân này. Thời cổ đại người ta không ưa phái nữ có tính cương, nhưng lại cần phải có đức tính trinh liệt, mà Thiên Đồng thì chìm đắm trong hưởng thụ, lãng phí, mà lại mềm yếu, thế là biến thành tinh thần trống rỗng, thời xưa những tính cách này trùng hợp với bản chất của tì thiếp. "Đẹp mà dâm" là đánh giá phổ biến của cổ nhân đối với trường hợp Thiên Đồng tọa nữ mệnh.

Do Thiên Đổng mềm yếu, nhưng lại có bản năng "hóa phúc"; do đó ở trong những tình hình thích đáng, nên gặp sát tinh để thêm vào đó sự kích thích, hoặc gặp "Hóa Kị" để thêm vào đó sự kích phát. Xin bạn đọc chú ý, cần phải ở trong tình hình thích đáng, chứ chẳng phải hễ Thiên Đồng gặp các sao sát kị đều thành kết cấu tốt.

Cổ nhân có các thuyết, "Thiên Đồng và Kình Dương đồng cung, thân thể bị thương", "Thiên Đồng và Thái Âm cùng thủ mệnh ở cung Ngọ, hội hợp với tứ sát tình, thì chủ về tàn tật, cô độc và hình khắc". Đây là chứng minh chẳng phải lúc nào Thiên Đổng cũng ưa gặp sát tinh.

Trong tình hình nào thì Thiên Đổng thích sát tinh?

Thiên Đồng có sao lộc thì không sợ sát tinh đến xâm hại. Thích nhất là Hóa Lộc. Thực ra cổ nhân đã có luận định về trường hợp này, Hóa Lộc là "thiện", gặp cát tinh là "tường" (điềm lành).

Nếu không Hóa Lộc mà gặp Lộc Tổn, có tứ sát tinh cùng bay đến chiếu, thì cũng không phải là cách cục tốt. Có Hóa Lộc kềm chế rồi mới ưa kích phát.

Thiên Đổng hội các sao cát, cũng không sợ hội họp với sát tinh. Rất nên có Văn Xương, Văn Khúc mà gặp sát tinh. Bởi vì Văn Xưong, Văn Khúc làm tăng sự thông minh tài trí của Thiên Đồng. Người thích hưởng thụ mà thông minh tài trí, tính cách càng dễ trở thành mềm yếu, tình thần càng dễ trông rỗng, lúc này lại thích có sát tính kích phát.

Cho nên Thiên Đồng ở trong các tinh hệ thuộc loại "Mã đầu đới kiếm", tức Thiên Đồng và Thái Âm ở cung Ngọ có Kình Dưomg đồng độ, người sinh năm Bính Tuất mới đúng cục. Năm Bính, Thiên Đồng Hóa Lộc; năm Mậu, Thái Âm là sao tiền tài Hóa Quyền, đều có ý vị sao lộc gặp sát tính.

Ngoại trừ những trường hợp ưa sát tinh, trong tình hình thích đáng Thiên Đổng cũng ưa gặp sao kị. Đây là cách cục "phản bối" của tinh hệ Thiên Đồng, có kết cấu Thiên Đổng độc tọa cung Tuất, người sinh năm Đinh là Hóa Quyền; gặp Thái Âm Hóa Lộc, Thiên Cơ Hóa Khoa ở cung sự nghiệp; Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa hội hợp, khiến cho sự chìm đắm trong hưởng thụ của Thiên Đổng biến thành mềm yếu, nhưng ở đối cung lại có Cự Môn Hóa Kị đến xung, trở thành sức mạnh kích phát, đây gọi là "qua cơn mưa trời lại sáng", biến thành cách cục đại quý.

Thiên Đồng ưa Thiên Khôi, Thiên Việt, bởi vì chủ về cuộc đời gặp nhiều cơ hội. Có Tả Phụ, Hữu Bật hội hợp, tuy có nhiều trợ lực, nhưng có thể làm tăng tính ỷ lại. Gặp Văn Xương, Văn Khúc thì nên đồng thời gặp Kình Dương; gặp Hóa Lộc thì không sợ sát tinh xâm phạm, quấy nhiễu; gặp tam cát hóa thì ưa Hóa Kị, đây là đặc tính của Thiên Đồng.

Thiên Đồng không ưa ở trong tình huống Thiên Mã, Thiên Đồng và Thiên Lương đồng độ, hoặc Thiên Đồng đối chiếu với Thiên Lương. Bởi vì Thiên Đồng và Thiên Lương nhân sinh quan đã có sắc thái thiếu tích cực, còn gặp thêm Thiên Mã, thì tính trôi nổi, hiếu động sẽ không có căn cơ, biến thành thuần lí tưởng mà thiếu thực tế.

Thiên Đồng cũng không ưa Hỏa Tinh, không ưa nhất là Linh Tinh. Hai sát tinh này có tính cứng rắn, tương phản với tính do dự,  

thiếu quyết đoán của Thiên Đồng; khí chất hai bên xung đột, vì vậy phần nhiều chủ về gặp nghịch cảnh.

Phân bố trong 12 cung, Thiên Đồng tất nhiên sẽ đồng độ hoặc đối chiếu với ba sao Thái Âm, Cự Môn, Thiên Lương.

Ở bốn cung Tí, Ngọ, Mão, Dậu là tổ hợp "Thiên Đồng, Thái Âm"; ở bốn cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi là tổ hợp "Thiên Đồng, Cự Môn"; ở bốn cung Dần, Thân, Tị, Hợi, là tổ hợp "Thiên Đồng, Thiên Lương".

Ngoại trừ hai cách cục đặc biệt "Mã đầu đới kiếm" và "phản bối" thuật ở trên, thông thường, trường hợp "Thiên Đồng, Thiên Lương" ở hai cung Dần hoặc Thân là bình ổn nhất, chỉ cần gặp "cát hóa" (bất kể là Hóa Lộc, Hóa Quyền hay Hóa Khoa), hoặc có Lộc Tồn đồng độ hay đối nhau, đều chủ về cuộc đời phát triển một cách bình ổn, không có sóng gió gì lớn.

Trái lại, trong tình hình Thiên Đồng gặp các sao sát kị, dù cấu tạo thành cách cục tốt, ắt cũng chủ về phải trải qua gian nguy trước rồi mới phát phúc sau, hoặc cuộc đời ít gặp cơ hội ngồi không mà hưởng.

2. Thiên Đồng biệt luận

- Thiên Đồng có phải là phúc tinh không?

Trong Tử Vi Đẩu Số có một sao rất dễ bị người ta hiểu lầm, đó là Thiên Đồng.

Các sách Đẩu Số thông thường hay gọi Thiên Đồng là "sao phúc", ấn tượng này khiến người ta quá xem trọng phúc khí của Thiên Đồng. Cổ thư nói: "Thiên Đồng thủ mệnh thì phúc tự nhiên sâu dầy, không sợ các sao hình, sát, kị xâm phạm", càng làm cho người ta hiểu lầm nặng thêm về tính chất của Thiên Đồng. Trên thực tế, sao này có rất nhiều khuyết điểm.

Thực ra nếu nghiên cứu cẩn thận, tỉ mỉ tất cả các ca quyết và luận giải có liên quan đến Thiên Đồng, người ta sẽ biết khuyết điểm của nó ở đâu. Cổ thư nói: "Thiên Đồng và Kình Dương đồng cung, thân thể bị thương"; "Thiên Đồng đồng cung với Thái Âm, nữ mệnh tuy đẹp nhưng ắt sẽ dâm"; "Nữ mệnh Thiên Lương và Thiên Đồng, nên làm nhị phòng hay tì thiếp."

Tuy cổ nhân tiết lộ không nhiều về khuyết điểm của Thiên Đồng, nhưng cũng có thể thấy Thiên Đồng không phải là hoàn toàn không sợ sát tinh như các sao Hỏa Tinh, Linh Tinh, Kình Dương, Đà La, Thiên Hình, Hóa Kị. Người xưa thích giấu nghề, không chịu công khai toàn bộ, cho nên chỉ tiết lộ khuyết điểm của Thiên Đồng khi có Kình Dương tương hội. Thuyết "Thiên Đổng không sợ các sao hình, sát, kị xâm phạm" là cổ nhân tự mâu thuẫn với chính mình, đã hé mở cánh cửa cho người đời sau nghiên cứu.

Vương Đình Chi kể, lúc ông xem tinh bàn cho một vị độc giả của mình, đã hỏi: "Ông muốn tự sát hả?" Vị độc giả này lập tức bật khóc, nói đúng là mình đã từng có ý định tự sát, chỉ vì muốn tìm Vương Đinh Chi để nhờ đoán mệnh, xem hậu vận như thế nào, mới tạm hoãn quyết định. Nghe câu trả lời này, Vương Đình Chi toát mồ hôi lạnh.

Theo Mẫn phái, Thiên Đồng không Hóa Kị, nhưng Trung Châu phái lại cho rằng Thiên Đồng có thể Hóa Kị. Nhờ đoán mệnh cho vị độc giả kể trên mà Vương Đình Chi cho rằng thuyết của phái Trung Châu hợp lí hơn. Nếu đúng là "sao phúc" thì không sợ Hóa Kị, thực ra Thiên Đồng ở 12 cung đều có khuyết điểm, thậm chí ngay cả ở cung phúc đức cũng sẽ khiến cho mệnh tạo có tinh thần tiêu cực.

- Ba tổ hợp Thiên Đồng

Thiên Đồng ở trong 12 cung, có 6 cách phối hợp, bị ba sao gây ảnh hưởng, như sau:

  • Ở cung Tí, cung Ngọ, Thiên Đồng đồng cung với Thái Âm.
  • Ở cung Mão, cung Dậu, Thiên Đồng đối nhau vói Thái Âm.
  • Ở cung Sửu, cung Mùi, Thiên Đồng và Cự Môn đổng cung.
  • Ở cung Thìn, Cung Tuâ't, Thiên Đồng đối nhau với Cự Môn.
  • Ở cung Dần, cung Thân, Thiên Đồng và Thiên Lương đổng cung.
  • Ở cung Tị, cung Hợi, Thiên Đồng đối nhau với Thiên Lương.

"Tí Ngọ Mão Dậu" là cung đào hoa, ở đây cũng ảnh hưởng đến tính chất của Thiên Đồng, cho nên cổ nhân cho rằng nữ mệnh gặp phối hợp này thì "tuy đẹp mà dâm". Trong đó, nếu lại đồng cung với Thái Âm thì tình hình này khá nặng; nếu ốôi nhau với Thái Âm thì mức độ có thể giảm nhẹ.

"Thìn Tuất Sửu Mùi" là cung Tứ Mộ, nhưng Cự Môn lại lạc hãm ở cung Tứ Mộ ( cổ ca: "đất Mộ nên ngại hãm Cự Môn."), cho nên cũng ảnh hưởng đến Thiên Đồng đồng cung với nó, hoặc Thiên Đồng đối nhau với nó.

"Dần Thân Tị Hợi" là cung Tứ Trưởng Sinh, rất có lợi đối với Thiên Đồng, có thể làm tăng "phúc trạch" của nó, nhưng trong đó có một kết cấu nguy hiểm, tinh bàn của vị độc giả mà Vưong Đình Chi đã kế ở trên là thuộc kết cấu này. Kết cấu này rất nhiều lúc lại không sợ gặp các sát, hình, kị, mà lại sợ một số cát tinh. Lí lẽ của nó rất là vi diệu. Kết câu này còn có một đặc điểm nữa là, không nên là nữ mệnh, nữ mệnh gặp Thiên Đồng và Thiên Lưong, nhiều lúc sẽ biến thành "phòng không chiếc bóng", cho nên cũng dễ sa chân lõ bước, nhưng nhât định thông minh hơn người. Nhưng khi phối hợp vói một hai tá diệu hoặc tạp diệu, có thể xảy ra thay đổi rất lớn, nhiều lúc chủ về là người thông minh mà trinh liệt, cho nên gặp nữ mệnh "Thiên Đồng, Thiên Lương" phải luận đoán thật cẩn thận.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Sao Thiên Đồng tổng luận các đặc tính và cách cục

Những tướng cách phụ nữ

( Hy Trương ) Theo quan niệm “ Nam ngoại nữ nội” dưới nhãn quang tướng học Á đông, những tướng tốt đối với đàn ông không bắt buộc phải là tốt với đàn bà. Chẳng hạn : -Đàn ông mà trán cao, rộng, sáng sủa, đầy đặn là biểu hiện của trí tuệ sâu sắc, kiến thức rộng rãi, dễ thành đạt lúc thanh niên. Ở đàn bà, kẻ có tướng trán như vậy lại là kẻ long đong về đường gia thất.
Những tướng cách phụ nữ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


-Đàn ông có lưỡng quyền cao rộng và nảy nở là tướng có thực quyền, quả cảm ưa phấn đấu. Ở đàn bà, quyền cao và nảy nở là kẻ có khí khái trượng phu, có khuynh hướng ăn hiếp chồng và khắc chồng.
-Đàn ông có tiếng nói cao và vang xa hoặc trầm hùng ngân lâu như tiếng chuông là tướng âm thanh thượng cách, chủ về thông minh tháo vát, hoặc công danh đầy hứa hẹn. Ngược lại, đàn bà mà có âm thanh kể trên lại là tướng âm thanh khắc phu, dâm loạn, phá bại hoặc trùng hôn.
Trong phép xem tướng diện mạo nữ giới, ngũ quan cần phải để ý đã đành nhưng ba bộ phận mà người xem tướng đặc biệt phải chú trọng là Mắt, Mũi, Môi và Miệng. Mắt cho ta biết được trạng thái qua tinh thần của nữ giới, Mũi chủ về chồng, Môi và Miệng liên quan mật thiết đến con cái.
Nói một cách tổng quát, đàn bà có mũi ngay ngắn, dài và đầy đặn, sắc da tươi mát và không có tỳ vết được xem là tướng vượng phu.
Miệng không lớn, không nhỏ, hay môi dày mỏng tương xứng, lưỡng quyền bằng phẳng không quá cao, không nổi, toàn thể da mặt hồng nhuận không có nốt ruồi. Tàn nhang hay bã chè làm mất vẻ mỹ quan là tướng ích tử.
Lục phủ (hiểu theo nghĩa rộng là toàn thể xương khuôn mặt) chủ về tiền tài, sinh kế mà người chồng có thể hưởng thụ khi lập gia đình với phụ nữ đó*. Nếu khuôn mặt phụ nữ đầy đặn phúc hậu, xem tướng cân phân (trong trường hợp nếu là người gầy thì dĩ nhiên mặt không thể bầu bĩnh. Lúc đó, chỉ cần xương lưỡng quyền không lộ cao, mặt mũi không hốc hác) là tướng vượng tài.
*Nói như vậy không có nghĩa là người chồng sẽ được hưởng của hồi môn mà chỉ hàm ý rằng nhờ sống chung với người vợ đó mà công việc làm ăn của người chồng sẽ vượng thịnh về mặt tiền bạc.
Dưới nhãn quan tướng học nam giới, người đàn bà có đủ cả tam vượng là người vợ lý tưởng trong đời sống gia đình. Nói khác đi, đó là loại cát tướng của phụ nữ.
Ngược lại, Mũi lệch cong queo hoặc trơ xương, lỗ mũi hếch hoặc quá ngắn là tướng lấy chồng khiến phu quân tổn thương, khắc hãm hoặc ly hôn. Vì vậy, tướng thuật có câu : “Mũi đàn bà là phu tinh”. Miệng quá lớn và mỏng, môi sáng hoặc trắng bệch, lưỡng quyền cao nhọn : vừa khắc chồng lại vừa lận đận về đường tử tức. Khu vực quanh mắt thâm đen, sâu hõm là tướng không con.
Đàn bà tối kỵ tướng cách cô thần nghĩa là mắt tròn và trắng dã, mũi hếch, môi vẩu và lộ cả chân răng, tai khuyết hãm, trán lẹm hoặc lồi, hoặc có loạn văn, đầu quá lớn, mũi sư tử, mũi sống kiếm mà lưỡng quyền cao rộng, mắt lồi, lông mày dựng đứng, thân hình quá ngắn mà mặt lại quá dài. Pháp lệnh quá dài và sâu lúc còn trẻ, tiếng nói như phèng la bể v.v… người có tướng cách cô thần vừa khắc chồng, vừa tổn con, về già cô đơn khốn khổ.
Về phong thái có loại phụ nữ vừa thoáng nhìn đã khiến ta sinh lòng tà vạy là loại dâm tướng, vì mọi cử động hành vi, ngôn ngữ, đầu, mặt, đuôi mắt đều khơi động xuân tình. Lại có loại phụ nữ thoáng thấy sinh dạ nể vì do ở ánh mắt nghiêm, tinh thần nghiêm túc, đó là tướng tôn quý; lại có tướng người vừa thấy mặt đã nảy sinh lòng coi rẻ là loại tiện tướng; còn loại người thoáng qua có cảm giác kinh sợ là tướng hình khắc.
Một số người khảo cứu về sự tương quan hợp hình tướng của đời sống nội tâm phụ nữ, sau khi quan sát và phỏng vấn một số phụ nữ thành gia thất đã phân chia phụ nữ thành 3 loại điển hình chính yếu sau đây :
Loại hướng nội :Loại có tâm hồn hướng nội, phần lớn có dáng người thấp, cổ ngắn, đầu khá lớn, miệng rộng, môi dày. Cá tính trội yếu của họ là trầm mặc, không ưa gây gổ lạc quan, dễ dàng thông cảm, thích ăn uống, tham lợi ích nho nhỏ, tâm địa thẳng thắn, không thích thủ đoạn.Trong đời sống gia đình, họ là hiền thê, lương mẫu, thai kỳ đều đặn, chính thường, dễ sinh sản và lắm con, nấu nướng khéo, không ưa nhõng nhẽo, chung thuỷ với chồng. 
Loại hướng ngoại:Phần lớn có dáng người cao và thon, vai xuôi mông nhỏ, tứ chi dài, mũi cao, môi mỏng cằm hơi lộ, cổ nhỏ và dà, da dẻ hơi khô và mỏng. Cá tính của họ dễ vui, dễ buồn, thích hoạt động nhưng mau chán.Về mặt sinh lý, họ dễ bị bệnh phụ khoa, tính lãnh cảm. Trong đời sống gia đình, họ không ưa nấu nướng, kém tháo vát, dễ cáu kỉnh. 
Loại trung tính: Loại này là trung gian giữa hai loại trên nên thân hình có thể cao hơn và khá mập, có thể hơi thấp và gầy, môi miệng không quá đầy, không quá mỏng. Các bộ phận khác cũng ở mức trung dung. Họ có thể là kết tinh phần tốt hay phần xấu của hai cá tính hoặc nội hay hoặc ngoại tuỳ theo sự tốt xấu của từng bộ vị. Quan sát loại tướng trung tính này rất khó, cần phải có kinh nghiệm và nhãn quang bén nhạy mới đạt được mức độ tương đối chính xác.
Tuy nhiên, các điểm nêu trên chỉ có tính cách khái lược. Việc xem tướng trong thực tế không quá đơn giản như vậy. Muốn có một ý niệm rõ ràng, chúng ta cần phải đào sâu vấn đề hơn nữa, xuyên qua việc khảo sát một số lãnh vực bao gồm nhiều trọng đề dưới đây :

a ) Lãnh vực cá tính 
1 - Tướng người ham mê nhục dục 
Tính dục thì ai cũng có, nhưng người quá trọng nhục dục thường ít ra cũng có một vài nét tướng đặc biệt :-Đàn bà trời phú sắc da mặt trắng hơi pha màu hồng lạt gọi là đào hoa sắc, hoặc mặt trắng mà có nhiều tàn nhang đều chủ về háo dâm -Lông mày nhỏ hẹp, uốn cong dài quá mắt, mắt lớn và sáng -Phía dưới mắt (Lệ đường) có lằn xếp hay gân màu xanh xám hoặc hồng chạy về phía đuôi mắt (Ngư vĩ), là tướng đàn bà thường có khuynh hướng ân ái vụng trộm -Mắt đào hoa thấy người đàn ông xa lạ, ưa nhìn, thừơng hay cười tình liếc xéo-Phía dưới mắt có nốt ruồi đen nổi rõ hoặc mắt không khóc mà vẫn ướt và nhìn cặp mắt không rõ cười hay khóc : tiện dâm -Miệng lớn và khóe đi xuống lưng ong -Ngồi hai bàn chân bắt chéo, hai bàn tay đan nhau và bó lấy gối hoặc hay rung gối là tướng đàn bà trong đó ít ra cũng vài ba bận thông dâm -Eo lệch, rốn quá sâu, lòng trắng pha hồng, tiếng nói liến thoắng hầu hết là những người dễ bị quyến rũ vào đường sắc dục -Bước đi uốn éo như rắn, nhún nhẩy như chim sẻ và thường ngoảnh lại là tướng háo dâm -Nhân trung gẫy khúc, quanh mép miệng sắc da xanh xám một cách tự nhiên không vì bệnh tật -Mặt ngăm đen, đầu tóc rậm, ánh mắt ướt và sắc, da bóng bẩy -Có thói quen lấy đầu lưỡi khoa động nước răng, hoặc cận răng đen xám, không cười mà thường lộ chân răng -Trường hợp phụ nữ hút thuốc lá, kẻ có thói quen thở khói rất mạnh là kẻ háo dâm 
Những nét tướng cho thấy rằng có thể căn cứ vào nhiều bộ vị, nhiều lãnh vực sinh hoạt để biết khái quát về cá tính tiềm ẩn của một cá nhân về mặt tình dục. Hơn nữa, mọi nét tướng thể hiện dục của nữ giới, dù đứng trên bình diện sinh lý hay đạo lý, không có chung cùng một giá trị : có những nét tướng khả chấp, có những nét tướng bất khả chấp. Dục tính không phải đương nhiên là xấu xa như các nhà Nho cổ hủ vẫn thường lên án, mà xấu hoặc tốt còn tùy người, tuỳ trường hợp. Đặc điểm này cần phải được quan tâm đặc biệt để có thể nhận định đúng đắn cá tính của người phụ nữ, đồng thời có thể chế ngự hay hướng dẫn họ tuỳ theo sở nguyện của mình. 
Ngoài ra, người phụ nữ có tính trăng hoa, chưa hẳn họ đã có dịp thực hiện được cá tính đó. Muốn biết người phụ nữ đã có cơ hội thực hiện được tính trăng hoa của họ hay không, cần phải lưu ý các khu vực sau :
a ) Nhân trung có tía đỏ : Phía trên Nhân trung là mũi, phía dưới là miệng, mũi và miệng có hình dạng tương tự như bộ phận sinh dục của nam và nữ giớ . Tướng học căn cứ vào đó để phát hiện ra rằng phần lớn phụ nữ chìm đắm trong hoan lạc nhục dục đều có một đường vạch ngang màu đó hoặc hồng ( tuỳ theo truy hoan nhiều hay ít ), nhỏ như sợi tơ nhện, phải tinh mắt lắm mới thấy. Nếu như ta thấy dấu hiệu đó xuất hiện thì có thể biết là người phụ nữ đó quả là đã có gì rồi . 
b ) Mắt tam bạch : Bình thường nếu người đàn bà đó không có loại mắt này nhưng vì đắm say nhục dục nên có thể sau một thời gian ngắn, khu vực xung quanh lòng đen bị thu hẹp dần nhường lại chỗ cho lòng trắng khiến lòng đen đều bị lòng trắng bao bọc, biến thành một loại tam bạch nhãn tạm thời. Còn như nếu bình thường vẫn là hạ tam bạch nhãn, thì nếu có thông gian ta sẽ thấy Nhân trung có vạch hồng hoặc đỏ như trên vừa nói. 
c ) Khu vực Lê đường : Bình thường không có màu sắc xanh đen nhưng nếu giao hoan đầy lạc thú, tinh dịch tiết ra quá nhiều thì thường biến sang màu xanh đen. 
d ) Khu vực Sơn căn và Ngư vĩ : Đột nhiên có màu xám đen ở hai bên hoặc rõ rệt hơn lúc bình thường.
Tất cả các dấu hiệu về màu sắc ở bộ vị nói trên là các bằng chứng cụ thể của kẻ lặn hụp trong tình dục. Những đàn ông chưa từng ân ái với tình nhân, những đấng phu quân xa nhà một thời gian dài khi gặp mặt tình nhân hoặc vợ nhà chưa mây mưa mà đã thấy có hầu hết các dấu hiệu dẫn thượng thì quả là đáng ngại, cần phải lưu tâm theo dõi hành tung của người nữ đó hầu tránh những hậu quả tai hại có thể xảy ra.

2 - Tướng người trinh thục : 
Trong nền luân lý á đông cổ điển, người ta đặc biệt quý trọng cá tính trinh tiết thuần thục của phụ nữ, coi đó là một đức tính tối cần thiết của hôn nhân, là một hãnh diện của người chồng. Muốn coi tướng đàn bà con gái để xem đức tính trên của họ cao thấp tới mức độ nào, điểm tối trọng yếu là cặp mắt, vì mắt là cửa sổ tâm hồn. Cặp mắt đối xứng qua sơn căn, mục quang ôn hoà thanh tĩnh, không liếc xéo là một bảo đảm đáng kể. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa được đầy đủ. Những người đàn bà lấy chồng giữ vững được ái tình thủy chung như nhất, ngoài cặp mắt kể trên thường có tướng kết hợp một số đặc điểm sau : 
-Trán tròn nhưng không cao, không lồi -Lông mày đẹp và phối hợp với cặp mắt, tạo ra một phong thái khiến mọi người phải kính nể -Môi hồng, răng đều và trắng -Mũi ngay ngắn, không trơ xương, không quá cao -Đi đứng, ngồi chững chạc, đoan trang -Tính nết ôn hoà nhưng không nhu nhược, ít nói, ít cười 

3 - Tướng người hung tợn Đại để đàn bà tính nết hung tợn, mạnh bạo, thường phạm vào nhất vài ba dấu hiệu sau đây :
-Miệng thô, môi lộ xỉ -Giọng nói khô khan, tóc cằn cỗi và ít -Quyền cao và lộ, hầu lộ, tiếng nói rè như tiếng phèng la bể -Mũi gầy và lộ khổng, mắt có hung quang -Mặt đen, lông mày thô, thân hình kệch cợm -Mắt nhỏ, miệng túm, giọng đàn ông, chân tay lông mao rậm như đàn ông -Thân dài, giọng đớt, tay chân thô, ngón tay mập và quá ngắn -Mắt lộ tứ bạch mà mục quang lại lỗ liều 
4 - Tướng người không thích ràng buộc trong gia đình Những phụ nữ thích tự do phóng khoáng không có năng khiếu của người nội trợ cổ điển Á đông là những kẻ có nét tướng sau :-Lông mày đậm và khá lớn, mọc xa nhau và không có giữa lông mày với mắt khá rộng, miệng rộng, da mỏng -Mắt tròn, lớn, mục quang thuộc loại cương nhi cô, tính thích cạnh tranh, đua đòi, ưa được người xu phụng, đi lanh lẹ và cao -Khéo ăn nói, giao thiệp rộng và thích tự quyết định thân mình, coi rẻ tiền bạc, không thích săn sóc con cái, bếp 
5 - Tướng người cần kiệm 
Tóc den mướt, lông mày hình dạng vừa phải, màu xanh đen, lòng đen lòng trắng phân minh và mục quang mạnh mẽ nhưng ẩn tàng thức khuya không mệt mỏi, dậy sớm mà thần sắc thư thái, nói năng chậm rãi từ tốn, không mấy khi than thở oán hận, không cạnh tranh hơn thua với người về công việc ….là những đặc điểm của tướng người giúp việc có năng suất cao, người vợ đảm đang tháo vát. 
6 - Tướng người biếng nhác 
Những kẻ biếng nhác hoặc vô tài bất tướng trong mọi hoạt động ( đặc biệt là trong việc tề gia ) đều thuộc các tướng cách sau :-Tóc nhiều, thô lộ mày thô và giao nhau -Mắt tròn, nhỏ, đen trắng không rõ ràng, mục quang hôn ám, hoặc trắng nhiều đen ít -Mắt lớn hơi lồi, đen trắng phân minh nhưng mục quang lúc nào cũng ngơ ngác khiếp hãi như mắt nai, mắt hươu -Mắt lúc nào cũng như kẻ ngái ngủ -Ham ăn, ham ngủ, thích rong chơi
b ) Lãnh vực vận mạng 
1 - Tướng người cao quý Đại để tướng người cao quý toàn thân toát ra vẻ quý phái sang cả. Những người như vậy diện mạo không hẳn là xinh đẹp, đôi khi còn dưới mức trung bình, nhưng hầu hết đều có một số nét tướng sau đây :-Mục quang sáng sủa, chính đính và mạnh mẽ khiến người đối diện phải kính nể.-Vành tai đầy đặn và hơi hồng, trái tai trái trắng hơn da mặt.-Mũi thẳng và phối hợp thích nghi với lưỡng quyền tạo thành một khối cơ thể vững vàng, mang tai xuôi thẳng.-Lông mày thanh nhã có thần khí.-Trán tròn, không thấp không cao, tóc đen mịn thanh nhã, cổ dài.-Xương và thịt của mặt cân xứng, môi hồng răng trắng và đều.-Tiếng nói trong và ấm, giọng điệu thong thả nghiêm trang -Ngón tay thon và thẳng, chỉ tay mịn và rõ.
2 - Tướng người phú túcĐàn bà có số no đủ thường có : khuôn mặt đầy đặn và hồng nhuận nhưng phải không được thành đào hoa sắc hoặc có tàn nhang, mày thanh, mục quang sáng một cách hiền hoà, tai dày và cứng, mũi thẳng và dài (án đài, đình uý rõ và cân xứng đầy đặn ) nhân trung dài, địa các tròn đầy và vững, mang tai nảy nở nhưng không bạnh ra phía sau, môi hơi dày và có sắc hồng tự nhiên, lòng bàn tay hồng hào và dày, bụng tròn, lưng nở, tướng đi rậm rãi, thân thể có mùi thơm tự nhiên.
3 - Tướng người khốn khổTướng đàn bà khốn khổ nghèo đói hoặc long đong được biểu hiện qua những nét tướng sau đây :
-Trán hẹp và thấp, tóc khô và vàng mắt sâu, mày đậm: long đong về sinh kế hiếm con-Bụng quá sẹp, eo quá nhỏ, lưng quá hẹp suốt đời không có lộc-Mũi nhỏ hẹp lệch ngắn, chuẩn đầu không thịt-Môi quá dày, miệng quá rộng mà tay ngắn, ngón tay mập ngắn và thô-Tiếng nói nhỏ và khàn, mặt lúc nào cũng có sắc thái sầu thảm-Mặt lúc nào cũng như ngửa lên trời dáng dấp và giọng nói có vẻ đàn ông-Sơn căn thấp, gãy lệ đường khô hãn tròng mắt vàng lạt có gân máu
4 - Tướng người có nhiều conNhững bộ vị quan trọng để quan sát về đường tử tức của phụ nữ là Lê đường (còn gọi là Ngoa tàm), nhân trung, vú, mông, kế đó là hai mắt và hai tai.Thông thường trừ một vài loại mắt tối kỵ như mắt tam tứ bạch, mắt dê, mắt heo, mắt đào hoa không kể còn phần đông nên có lòng đen lòng trắng rõ ràng, mí mắt dài, mục quang sáng sủa, phía dưới hai mắt đầy đặn không không có tỳ vết thiên nhiên như nốt ruồi, tàn nhang, gân máu, Nhân trung sâu và thẳng, trên nhỏ dưới rộng, chỉ tay rõ và tươi, vú lớn và núm vú sạm, không được quá nhỏ và lệch lạc : miệng đều đặn, môi có nhiều vằn, mông tương xứng với thân người.Riêng về tai, một vài tác phẩm cổ điển ghi rằng : tai giúp ta biết được đứa con dầu lòng sẽ là trai hay gái. Theo lý thuyết này, nếu tai phía trái của người mẹ mà đầy hơn tai phía phải thì con đầu lòng sẽ là trai, tai phía mặt đầy hơn thì con đầu lòng là con gái. 
5- Tướng người hiếm con hoặc không con Ngược lại với tướng đàn bà nhiều con và sinh đẻ dễ dàng nói trên là tướng phụ nữ hiếm hoi hoặc không con. Các dấu hiệu này thể hiện ở nhiều phía của cơ thể.Tại diện mạo ta thấy có : tóc thô và vàng; mày ngắn, hẹp, thưa và mỏng hầu như không có hoặc thô ngắn, trán quá cao : mắt sâu hãm và khu vực Lệ đường khuyết hãm cả về phẩm lẫn lượng; mắt mông lung, hỗn tạp: có quyền mà không có mang tai thích nghi : mũi hoặc quá gãy, thấp hoặc quá cao, nhọn và có gân hay vết hằn tự nhiên : môi vểnh và xanh xám hoặc trắng bệch, hoặc môi trên bao phủ môi dưới : nhân trung hẹp và bằng phẳng, da mặt không có huyết sắc : mặt nhỏ nhọn, tai quá nhỏ.
Tai thân hình : vú gẫy, đầu vú hướng xuống, núm vú thụt sâu vào thịt : da mỏng mà xương quá ít, thịt khô hoặc thịt nhiều mà xương quá nhỏ.Nếu chỉ có vài ba khuyết điểm nhỏ liên quan đến mắt, môi, tai v.v… thì đó là tướng hiếm hoi nhưng khả dĩ còn cơ duyên tử tức. Nếu cả đầu mặt lẫn thân hình đều có khuyết điểm trầm trọng như lệ đường,vú, Nhân trung, trán bị phá thì rất ít hy vọng về đường con cái. 
6 - Tướng đàn bà khắc chồng :Danh xưng hình khắc ở đây có nghĩa rất rộng rãi. Nhẹ thì hàm ý rằng khi lấy chồng, vợ chồng sẽ xung đột, gia đạo sóng gió, ít khi có hạnh phúc, nặng thì biểu lộ sự hung hiểm xảy đến cho người chồng công danh sự nghiệp, sức khoẻ hoặc sinh mạng, vợ chồng chia ly hay đứt đoạn. Ngoài ra khi luận đoán về sự hình khắc của đàn bà đối với chồng, ta còn cần phải đặc biệt chú ý đến chính bản thân người chồng nữa. Nếu toàn thể bộ vị của người chồng tốt đẹp, nhất là mạng cung thê thiếp không khuyết hãm thì sự tai hại của hình khắc giảm thiếu rất nhiều. Trái lại, bản thân người chồng (cả hình tướng lẫn tâm tướng) đều dưới mức trung bình thì sự tác dụng của hình khắc do người vợ đem lại sẽ rất lớnvà có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi lãnhvực sinh hoạt của đấng phu quân. Xin độc giả lưu ý điểm này trước khi đoán xét về tướng hình khắc chồng của phụ nữ.
Đại để các dấu sau đây đều bị tướng học liệt kê vào tướng đàn bà khắc chồng :- Phía dưới hai mắt vô bệnh tật mà có sắc khí xanh xám - Mắt lớn lồi ( nhỏ và dài mà lồi thì đỡ tai hại hơn ). Lông mày thưa vàng và ngắn- Mày thô, mắt có sát khí- Hai mép miệng và hai phát lệnh đều có nốt ruồi - Phần sống mũi ( Niên thượng, thọ thượng ) nổi gân máu - Trán cao, hai phần Nhật Nguyệt giác nổi cao và hướng lên - Tiếng nói như nam giới hoặc oang oang như sấm động hoặc âm thanh sắc cao như sói vào tai người nghe - Trán vuông, mày lớn cao và đậm - Xương lưỡng quyền vừa thô vừa lộ- Tán lồi, cổ ngắn, hoặc trán cao mặt hãm - Mũi hếch thấp, mắt thuộc loại tam tứ bạch, hoạc hình tam giác mà lộ hung quang. Có đủ tất cả là tướng đại hình khắc và yểu - Sắc da mặy thô xạm như màu đất chết - Mặt chè bè về chiều ngang (phần Trung đình) mà lại sát thanh nghĩa là tiếng nói lanh lảnh như tiếng kim khí va chạm nhau khiến người nghe cảm thấy ớn lạnh xương sống .- Trán hẹp, nhọn, tai thấp hoặc trán nhỏ nhọn hẹp và lông mày giao nhau - Trán có tật bẩm sinh (vết sẹo, vằn trán thuộc loại loạn văn rất rõ lúc còn niên thiếu) .- Mũi hếch, tai khuyết hãm, mày thô và mắt có tia máu ăn lan từ tròng trắng xuyên qua lòng đen đén đồng tư, thuật ngữ tướng học gọi là Xích mạch xâm đồng - Sơn căn có nốt ruồi và dưới mắt có nhiều vết nhăn ( đây nói phụ nữ ở trung niên trái lại ) - Xương lưỡng quyền nổi cao và nhọn như chỏm núi - Tác có phù quang (trơ trẽn không có sinh khí), da trắng và khô mốc - Mặt dài quá, cộng với miệng lớn ( thành ngữ nói là miệng ngoác tới tận mang tai như miệng cá sấu) - A án đường có một lằn sâu chạy thẳng lên trán, thuật ngữ tướng học gọi là Luyến trâm văn .- Lông mày thưa và mường tượng như co rút lại ( nghĩa là đầu và lông chân mày lớn ngang nhau trái với lẽ thường là đầu lông mày thon dần còn chân lông mày lớn ) - Cốt cách thô lỗ, tóc cứng như rễ tre- Xương che lỗ tai (mạng môn cốt) nổi cao.
Đi xa hơn nữa, Nghiễn Nông cư sĩ trong bộ Quan nhân ngư cho rằng có một số tướng cách của phụ nữ giúp ta biết được bụng dạ của người đó đối với chồng hiền thục hay hung dữ thậm chí có thể vì lý do nào đó manh tâm hãm hại chồng. Theo tác giả trên, phàm đàn bà lông mày mọc ngược chiều tự nhiên, mắt hình tam giác hoặc lộ tam tứ bạch, hoặc phía dưới mũi có hằn giống như móc câu, sắc mặt xanh xám ( tục gọi là mặt gà mái). Lệ đường ảm đạm, sơn căn có sợi máu rất nhỏ chạy thẳng đến giữa trán, chuẩn đầu có màu đỏ, Ngư vĩ xanh xám, nốt ruồi (sống càng xấu hơn chết ) ở mang tai đối với chồng dễ nổi hung tính và là các dấu hiệu khắc phu nặng nề. Kết duyên với họ không có hạnh phúc thật sự. Nếu kẻ đó còn có thêm nhiều tia đỏ ở lòng trắng mắt. Sống mũi có khí sắc xanh chạy luôn ấn đường thì tâm tính tàn nhẫn. Những người có tướng cách như vậy chẳng những sẵn sàng đoạn nghĩa phu thê khi bất hoà mà còn có thể đi đến chỗ mưu hại hạ độc thủ với chồng khi bị cơn gian làm mất lý trí.
7 -Tướng đàn bà vương phụ ích tử Đặc điểm của tướng bà vương phụ về mặt mạng vận là khi lập gia đình dú chỉ về nhiều lãnh vực đặc biệt là sự nghiệp và tiền bạc. Đại để phụ nữ như vậy thường có nhiều nét tướng thuộc các loại sau đây :
- Nói một cách tổng quát thân hình diện mạo đôn hậu, đẹp một cách oai vệ, cử chỉ ngôn ngữ thư thái ôn hoà : khuôn mặt cân phận về cả tam đình, Ngũ nhạc và tứ đậu. Nếu đi sâu vào từng chi tiết ta thấy :- Aán đường rộng rãi không xung phá, diện mạo tươi tỉnh.- Mũi thuộc loại Huyền đảm tỵ đúng cách : màu da khuôn mặt tươi nhuận đặc biệt là chuẩn đầu và tỵ lương sáng sủa, phối hợp với mày thanh mắt đẹp.- Lòng bàn chân hoặc trong thân thể ( rốn hoặc khu vực trên dưới rốn một chút, phần ngực dưới hai vú, hai bên háng ) có nốt ruồi đen huyền hoặc son.- Bất kể gầy mập mà lòng bàn tay mập, nếu lòng bàn tay có thịt quá đầy thì đa dâm và có thể ngoại tình mặc dầu vẫn vượng phụ : màu sác hồng nhuận ấp áp, ngón tay thon dài, thẳng, khít nhau, chỉ tay rõ và đẹp.
Thường thường tướng đàn bà vượng phụ đi đôi với tướng ích tử. Vì người đem lại thịnh vượng cho chồng đa số đem lại ích lợi cho con cái. Trong một số ý nghĩa chuyên biệt hơn, ích tử còn có ý nghĩa là sinh con trai quý hiếm, làm rạng rỡ gia môn lo tròn đạo hiếu và giữ vững dòng giống (không phân biệt vợ lớn vợ bé ). Về điểm này các sách tướng hầu như đều đồng ý về một số dấu hiệu sau :Ngũ quan phối hợp đúng cách đặc biệt là sắc mặt trắng ngà, mắt phượng môi hồng.- Rốn hoặc khu vực dưới rốn đôi chút có nốt ruồi sống màu son tàu.- Xung quanh khu vực bụng có thịt nổi rõ như một vành đai.
Người đàn bà có hai đặc điểm về tướng cách cuối cùng như trên dường như chắc chắn sẽ sinh quý tử bất kể diện mạo xấu đẹp ra sao. Vì đó là hai nét tướng ngầm có khả năng chế ngự tất cả các phá tướng khác (dĩ nhiên là trong trường hợp như vậy ông chồng phải có khả năng truyền giống thì quý tướng trên mới phát huy được kết quả thực tiễn).

1) Nhân tướng học & tiên liệu vận mạng
2) Ứng dụng Nhân tướng học vào việc xử thế
3) Tướng Phát  Đạt
4) Tướng Phá Bại
5) Thọ, Yểu qua tướng  người
6) Đoán tướng tiểu nhi
7) Phu Luân về tướng Phụ nữ
8) 36 tướng hình khắc
9) Những tướng cách phụ nữ
10) Nguyên lý Âm Dương Ngũ hành
11) Ứng dụng của Âm Dương trong Tướng Học
12) Tương quan giữa Sắc và con người
13) Ý niệm Sắc trong tướng học Á Đông
14) Bàn tay và tính tình
15) Quan điểm của  Phật giáo về vấn đề xem Tử Vi - Bói Toán

(Trích Lược Tử Vi : Tuổi Mùi,  năm nay số mệnh ra sao? 12 Con Giáp và những đặc tính)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những tướng cách phụ nữ

3 con giáp nữ khiến con trai đặc biệt e ngại

Trừ phi chịu được những lời phê phán, hay càu nhàu của cô nàng tuổi Tuất, nếu không ít chàng trai nào đủ bình tĩnh để ở bên cạnh lâu dài với các nàng này.
3 con giáp nữ khiến con trai đặc biệt e ngại

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Cô nàng tuổi Dần

Cô nàng tuổi Dần có cá tính mạnh mẽ, quật cường khiến con trai vừa kinh ngạc vừa nể phục. Nhưng họ lại khiến cánh XY khó tiếp cận và nói chuyện yêu đương bởi tính khí “bá đạo”, thích xem mình là trung tâm và cho rằng mình luôn đúng. Đứng trước cô nàng này, con trai thường cảm thấy bị tước quyền nam nhi, thậm chí đôi khi còn mất cả thể diện, cho nên họ chỉ dám đứng nhìn từ xa, ít khi tiến tới sâu hơn.

3-con-giap-nu-khien-con-trai-dac-biet-e-ngai

Cô nàng tuổi Tuất

Trừ phi có người chịu đựng được những lời phê phán, quát mắng hay càu nhàu của cô nàng tuổi Tuất, nếu không ít có ai đủ bình tĩnh để ở bên cạnh lâu dài với các nàng này. Mặc dù cô nàng tuổi Tuất rất chung thủy trong tình cảm, biết cho đi vì đối phương nhưng khuyết điểm lớn của họ là cái miệng không tự chủ được. Nàng thích xét nét, chỉ trích và lời nói vô cùng sắc bén, cho dù là lời quan tâm đôi khi cũng bị nàng “cường điệu” thành ra khó nghe, đặc biệt là tính khí ưa cằn nhằn nữa nên con trai rất ngán.

Cô nàng tuổi Ngọ

Nhiệt tình, sinh động và thích vui chơi, cô nàng tuổi Ngọ dễ hòa đồng với mọi người, cả con gái lẫn con trai. Ở bên cạnh nàng, các chàng trai ít khi phải chịu “áp lực đàn ông” như thường lệ. Vấn đề là chỉ ở mối quan hệ bạn bè mới thế. Một khi tiến triển xa hơn, thái độ quá tự nhiên và bạo dạn của nàng sẽ khiến con trai đi từ bất ngờ đến bất ngờ khác. Con trai sẽ phải đắn đo không biết cô nàng có đáng tin cậy và một lòng trong tình yêu hay không.

Khang Ninh (theo Meiguoshenpo)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 3 con giáp nữ khiến con trai đặc biệt e ngại

Phong thủy sân vườn –

"Mặt tiền" vườn cần phải quang đãng, thoáng, có thể thiết kế hòn non bộ, hồ nước hay dòng nước chảy nhẹ để tạo sinh khí cho gia viên. Phía sau vườn cần đặt vật kiên cố, có nét vững mạnh như đá tảng, cây cao to, cụm tre... Ông Đinh Quang Diệp, Trưởng

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

“Mặt tiền” vườn cần phải quang đãng, thoáng, có thể thiết kế hòn non bộ, hồ nước hay dòng nước chảy nhẹ để tạo sinh khí cho gia viên. Phía sau vườn cần đặt vật kiên cố, có nét vững mạnh như đá tảng, cây cao to, cụm tre…

Ông Đinh Quang Diệp, Trưởng Bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên, Khoa Môi trường và Tài nguyên, Đại học Nông Lâm TP HCM, cho biết, việc bố trí gia viên theo thuyết phong thủy hiện đại giúp con người xây dựng một cuộc sống hài hòa với thiên nhiên dù ở đô thị hay vùng quê.

Lý luận trong lĩnh vực này chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. “Phong” tức là gió và các tác động của gió, trạng thái thời tiết. “Thủy” là nước, ao, hồ, sông, rạch và tác động của nó đến môi trường. Phong thủy là cách sắp xếp mọi thứ chung quanh để tạo nên môi trường sống hài hòa “âm – dương, ngũ hành”. Phong thủy sân vườn giúp điều khiển sự lưu thông của khí để sinh khí trong vườn luôn hài hòa và hiện diện trong mọi ngóc ngách của vườn.

Xuất phát từ nguyên lý “sơn thủy họa”, sân vườn cần có sự tương phản giữa các hình sắc, thể chất. Ví dụ: vẻ cứng mạnh, cường tráng của núi đá, non bộ tương phản với ao nước sâu lắng; giữa sự tĩnh mịch và tiếng chim ríu rít, nước róc rách; giữa ánh sáng và bóng tối; giữa sắc đỏ, cam rực rỡ và lục, xanh sẫm.

Nhìn chung một khu vườn lý tưởng cần kết hợp được các vật liệu, màu sắc, hình dạng theo phương hướng ngũ hành. Ví dụ các vật dụng trang trí tượng trưng cho 5 yếu tố như: ao hồ (Thủy), tượng đồng (Kim), cây (Mộc), vật có màu đỏ và cam (Lửa), đất vườn (Thổ). Căn cứ vào bảng tóm tắt các biểu tượng của âm dương sau đây, gia chủ có thể lựa chọn màu sắc, hình dáng của vật trang trí hài hòa:

phongthuyok-1355203368_500x0

Hướng sân vườn:

Là hướng mà chủ nhân ra vào vườn. Ví dụ vườn ở mặt trước nhà thì hướng vườn là hướng từ ngoài đường vào vườn. Trong phong thủy, hướng vườn được xác định trùng với hướng của cung danh vọng (trong bát quái đồ, xem ở hình dưới). Ngoài ra, với các vườn có nhiều lối vào thì hướng vườn được quan niệm là hướng sinh khí có ảnh hưởng nhiều nhất.

Sau khi xác định hướng vườn, đặt bát quái đồ (ảnh phía dưới) lên trên sơ đồ vườn sao cho hướng “cung danh vọng” của bát quái đồ trùng với hướng vườn. Từ đó sẽ xác định được các cung vị còn lại tương ứng với từng lĩnh vực sinh hoạt của gia đình.

Trong trường hợp nhà có 2 khu vườn phía trước và phía sau: Nếu 2 vườn có mối liên hệ với nhau và cùng với nhà là một chỉnh thể thống nhất, đặt bát quái đồ với tâm là tâm khu đất, hướng cung danh vọng trùng với hướng cổng; ngược lại, hai vườn tách biệt nhau thì mỗi vườn được xét riêng biệt.
phongthuyghep1-1355203368_500x0

phongthuy10-1355203368_500x0

Bát quát đồ giản lược (trái). Xoay bát quái đồ sao cho hướng vườn trùng hướng với “cung danh vọng” để xác định hướng bố trí các khu vực sinh hoạt của gia đình.

 

Bát quái đồ xoay cung danh vọng theo hướng sân vườn, ta sẽ biết cách sắp xếp bố cục trang trí sân vườn như sau:

– Khu vực cung danh vọng: Đây là nơi lý tưởng để tiếp đãi khách hoặc trồng hoa để tạo ấn tượng. Đừng sử dụng khu vực này vào bất kỳ việc gì riêng tư cần sự yên tĩnh.

– Cung sức khỏe: Là nơi lý tưởng để thư giãn, nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe, nên đặt suối hay vòi nước phun. Tiếng nước róc rách và những loại thảo dược trồng ở đây có tác dụng thư giãn, trị bệnh.

– Cung hoan hỷ: Khu vực vườn này dành cho vui chơi, có thể đặt bàn tiếp đãi bạn bè, hay hồ bơi hồ tắm lộ thiên.

– Cung sự nghiệp: Có thể đặt ở đây nhà kính hay nơi ươm cây tượng trưng cho việc nghiên cứu, hay sự phát triển liên tục các mầm sống mới.

– Cung Quan hệ: Thích hợp trồng các cây lưu niên, hoặc cây ăn quả hoặc là nơi diễn ra các hoạt động chia sẻ, tâm tình với người thân. Điều này tượng trưng cho việc muốn luôn lưu giữ mối quan hệ tốt đẹp với nhau.

– Cung Gia đạo: Với các gia đình có trẻ em, đây là góc thích hợp dành cho bé chơi đùa, có thể là một bãi cỏ rộng với các trò chơi, các tiểu kiến trúc trẻ trung.

– Cung Tri thức: Phần vườn này thích hợp là nơi đọc sách, học hành và các hoạt động phát triển trí tuệ lẫn tâm hồn.

– Cung Tài lộc: Đây là cung mang ý nghĩa thịnh vượng về tiền tài, vật chất, của cải. Có thể đặt nhà kho cất giữ các đồ có giá trị như máy cắt cỏ, đồ gỗ ngoài trời. Có thể là nơi ươm trồng hoa, cây cảnh để bán.

Lối đi và cổng vào vườn:

Nhằm cân bằng không gian trong và ngoài nhà, một khu vườn được xây dựng phía trước như khoảng trung gian quy tụ và cải thiện sinh khí trước khi vào nhà. Lối vào cổng vừa là lối đi chính của khí. Do đó cần tạo sự cuốn hút khí và tạo lối đi cho khí hài hòa, uyển chuyển trong vườn. Tránh lối vào quá thẳng, vì như vậy khí vào vườn quá mạnh, không quân bình luồng khí ở mọi điểm. Hướng lối vào và loại khí nhận được ở mỗi phương có một tính chất khác nhau.

– Hướng Nam (căn cứ vào la bàn): Hướng cát khí, dương khí, tuy nhiên có thể cần tiết chế vì sẽ thừa dương khí. Vì vậy, lối vào vườn cần thông thoáng nhưng không quá rộng tránh khí ùa vào quá nhanh.

– Hướng Bắc: Lối vào vườn từ hướng này cần rộng với lối đi thẳng hoặc hơi cong vì khí đến từ phương này vốn chậm chạp và nặng nề.

– Hướng Tây: Khí đến là khí dữ nên hạn chế sinh khí vào vườn bằng hướng này.

– Hướng Đông: Đây là khí lành nên cần được khuyến khích, lối vào vườn từ hướng này thông thoáng và rộng rãi, cũng cần tiết chế một ít.

Hình dạng của cổng vườn: Nếu quá rộng khí sẽ bị thổi vụt đi mất, nếu quá hẹp khí sẽ trở nên quẩn. Thông thường nên dùng loại cổng song thưa, chỉ nên dùng cổng kiên cố nếu bên ngoài là khí độc hại cần cản trở. Với nhà ở hướng Đông, ứng với hành Mộc, nên dùng cổng gỗ. Nhà ở hướng Tây, ứng với hành Kim, nên dùng cổng kim loại.

Vật liệu lối đi trong vườn có thể thay đổi và sử dụng nhiều loại với màu sắc sáng hay tối tùy thuộc vào tương quan với các thành phần tạo cảnh lân cận.

vuonphongthuyoik-1355203368_500x0

Ngoài ra có thể sắp xếp sân vườn theo nguyên tắc Tứ Linh (lấy ngôi nhà làm tâm để xác định 4 hướng còn lại). Bố cục này thực chất dựa vào mô hình cảnh quan lý tưởng nhằm tạo ra môi trường mà trong đó nhà được che chở bốn bề, khí vào nhà luôn được điều tiết và thanh lọc thông qua mô hình: Tiền án (Chu tước) – Hậu chẫm (Hắc quy), Tả Thanh long – Hữu Bạch hổ.

Cụ thể áp dụng nguyên tắc này như sau: người đứng trước cửa nhà, trước mặt là hướng “tiền”, sau lưng là “hậu”, bên tay trái là “tả”, tay phải là “hữu”. Việc bố trí vật ở 4 hướng phải đạt yêu cầu sau:

– Tiền: ở khu này cảnh quan phải quang đãng, thoáng, có thể thiết kế hòn non bộ, hồ nước hay dòng nước chảy nhẹ để tạo sinh khí cho gia viên.

– Tả: Cần thêm đá và cây cỏ um tùm hay đồi thấp Bố trí vật ở bên tả làm sao để cao hơn “Thanh long” trấn được “Bạch hổ”.

– Hữu (Bạch hổ) nên bố trí bằng phẳng để hàng phục tiềm năng bất kham của mãnh hổ.

– Hậu: Cần vật liệu kiên cố, có nét vững mạnh như đá tảng, cây cao to, cụm tre.

Ngoài ra có thể dùng la bàn để xác định hướng: Bắc bố trí vật tương ứng với “hậu”. Hướng Đông tương ứng “tả”. Hướng Tây là “hữu”. Hướng Nam là “tiền”.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phong thủy sân vườn –

Thiên Tướng quý nhân

Thiên Tướng là sao vừa chủ về văn vừa chủ về võ. Người có Thiên Tướng trong tứ trụ thường có khả năng nắm quyền, được mọi người tín phục. Người trong tổ hợp tứ
Thiên Tướng quý nhân

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

trụ có Thiên Tướng lại có thêm các sao tốt khác như Kình Dương, Thiên Mã thì sự nghiệp vô cùng hiển đạt.

Tượng Quan Công đọc sách

Cách tra Thiên Tướng là lấy chi ngày sinh hoặc chi năm sinh làm cơ sở để tra các địa chi trong tứ trụ. Nếu tứ trụ nào ở vào một trong các trường hợp dưới đây là có sao Thiên Tướng nhập mệnh.

1. Chi ngày (hoặc chi năm) là Dần, Ngọ, Tuất thấy chi Ngọ.

2. Chi ngày (hoặc chi năm) là Thân, Tý, Thìn thấy chi Tý.

3. Chi ngày (hoặc chi năm) là Tỵ, Dậu, Sửu thấy chi Dậu.

4. Chi ngày (hoặc chi năm) là Hợi, Mão, Mùi thấy chi Mão.

Ví dụ

Người sinh lúc 6 giờ ngày 14/9/1999 (âm lịch) có tổ hợp tứ trụ là: giờ Quý Mão, ngày Đinh Mùi, tháng Giáp Tuất, năm Kỷ Mão.

Theo trường hợp 4, chi ngày Mùi (Đinh Mùi) gặp chi Mão của năm (Kỷ Mão), do vậy tổ hợp này xuất hiện Thiên Tướng.

(Theo Dự đoán theo tứ trụ)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Thiên Tướng quý nhân

Thoát nghèo nhờ nghe lời Phật dạy

Hãy để cuộc đời đơn giản hơn với lời Phật dạy: Thay đổi số phận, đổi giàu thành nghèo.
Thoát nghèo nhờ nghe lời Phật dạy

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Hãy để cuộc đời đơn giản hơn với lời Phật dạy: Thay đổi số phận, đổi nghèo thành giàu.


► Khám phá tử vi trọn đời của bạn bằng công cụ xem bói tử vi chuẩn xác

Thoat ngheo nho nghe loi Phat day hinh anh goc
 
    Hà Xuyên
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Thoát nghèo nhờ nghe lời Phật dạy

Bật mí cách biến đổi vận mệnh của 12 con giáp

Người tuổi Dần cần biết đủ để mệnh bớt vất vả, người tuổi Ngọ cần nghĩ kỹ trước khi làm để tránh gây họa...
Bật mí cách biến đổi vận mệnh của 12 con giáp

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

ti-5980-1394185638-3254-1395704691.jpg suu-3178-1394185638-8731-1395704691.jpg dan-8805-1394185639-6200-1395704691.jpg mao-2068-1394185639-7978-1395704691.jpg
Sửu Dần Mão
rong-4823-1394185639-3308-1395704691.jpg ran-3844-1394185639-2079-1395704691.jpg Ngo-5545-1394185639-8561-1395704692.jpg mui-8120-1394185639-3749-1395704692.jpg
Thìn Tỵ Ngọ Mùi
than-6980-1394185639-7894-1395704692.jpg d-u-2496-1394185639-1722-1395704692.jpg tuat-3626-1394185640-9365-1395704692.jpg hoi-6816-1394185640-3719-1395704692.jpg
Thân Dậu Tuất Hợi

Tuệ Anh (theo Diyixz)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bật mí cách biến đổi vận mệnh của 12 con giáp

Sơn Tùng M-TP: Chàng trai Cự Giải tâm điểm của... đạo nhạc

Ngay từ khi bước chân vào làng nhạc Việt, Sơn Tùng M-TP đã liên tục gặp rắc rối với những bản hit bị cho là đạo nhạc.
Sơn Tùng M-TP: Chàng trai Cự Giải tâm điểm của... đạo nhạc

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

  Sinh ra dưới chòm sao Cự Giải, Sơn Tùng M-TP vốn sẽ là một người gắn bó với gia đình, ngại tiếp xúc với công chúng và sống khá khép kín. Tuy nhiên, dưới năng lượng của Mặt Trăng, sao Thủy và sao Hỏa thuộc cung Song Tử kết hợp với ảnh hưởng của sao Kim thuộc cung Sư Tử trên bản đồ sao, tính cách của chàng trai Cự Giải này đã được pha trộn thêm sự thông minh, lanh lợi, quảng giao của Song Tử và khát khao tỏa sáng của Sư Tử. Đây là những động lực lớn nhất thúc đẩy Sơn Tùng vươn ra khẳng định vị trí của mình trong làng giải trí.

Son Tung M-TP Chang trai Cu Giai tam diem cua... dao nhac hinh anh
 
Cuối tháng 7, đầu tháng 8, thời gian Sơn Tùng M-TP ra mắt MV Chúng ta không thuộc về nhau cũng đồng thời là thời điểm sao Thủy di chuyển sang cung Cự Giải, đi qua Mặt Trời trên bản đồ sao gốc của chàng ca sỹ này.
 
Đồng thời với sự kết hợp của sao Hải Vương đang hoạt động trong cung Song Ngư, tạo góc hòa hợp với Cự Giải, đây là thời điểm thúc đẩy động lực hoạt động sáng tạo của các Cự Giải lên cao nhất trong năm. Là một Cự Giải, nên việc chọn ra mắt MV mới trong giai đoạn này của Sơn Tùng cũng là điều dễ hiểu.
 
 "Vạn sự khởi đầu nan" - Chàng ca sỹ người Thái Bình có vẻ không gặp mấy thuận lợi trên bước đường sự nghiệp của mình. Dường như các hành tinh thế hệ trên bầu trời thời gian này đều đang dịch chuyển ở những vị trí tạo khá nhiều khó khăn, thách thức cho anh chàng này.
 
Sao Diêm Vương hoạt động trong cung Ma Kết từ năm 2008 đang tạo góc đối đỉnh với Mặt Trời trên bản đồ sao gốc của Sơn Tùng, mang đến cho anh nhiều tham vọng phát triển sự nghiệp cũng như trong cuộc sống cá nhân. Điều này lý giải cho động lực lao động hăng say của Sơn Tùng những năm gần đây.
 
Tuy nhiên, năng lượng của sao Diêm Vương ở góc đối đỉnh cũng đồng thời mang tới những thách thức, khó khăn lớn, khiến cho anh chàng này luôn cảm thấy chùn chân, nhất là khi việc theo đuổi đam mê cũng làm cho Sơn Tùng không mấy quan tâm được đến gia đình như trước.   Sao Thiên Vương đi vào khu vực của chòm Bạch Dương từ năm 2011, tạo góc cản trở với Mặt Trời Cự Giải của Sơn Tùng, tạo ra nhiều biến động bất ngờ trong cuộc sống của anh. Tác động này đánh dấu nhiều bước ngoặt đột phá trên chặng đường sự nghiệp của Sơn Tùng trong làng giải trí.
 
Điển hình nhất là việc các ca khúc anh ra mắt liên tục thành "hit" dù dư luận có tạo sóng gió thế nào; và Chúng ta không thuộc về nhau cũng không ngoại lệ. Tuy vậy, năng lượng ở góc cản trở cũng sẽ mang tới những trở ngại nhất định cho mọi bước tiến đột phá của anh chàng này. Các "scandal" xuất hiện như một 'điều kiện cần' trong mọi cú hít của anh là minh chứng rõ rệt cho điều đó.

Son Tung M-TP Chang trai Cu Giai tam diem cua... dao nhac hinh anh
 
Dù vậy, các Sky vẫn có thể đặt niềm tin vào một Cự Giải lạc quan, tích cực, luôn hướng về tương lai phía trước, bởi Sơn Tùng còn mang trong mình những cá tính rất đặc biệt khác của Song Tử và Sư Tử nữa.
 
Nói thêm về nghi án đạo nhạc, với nhiều hành tinh trên bản đồ sao cùng nằm trong cung Song Tử, điều này cho thấy Sơn Tùng là một người vô cùng thông minh và sáng tạo, vốn không cần sao chép, đạo nhạc thì cậu ấy vẫn có thể thành công. Chỉ là do các hành tinh thế hệ trên trời đang tạo góc tương tác không thuận lợi với cậu nên bất cứ sản phẩm nào của Sơn Tùng tung ra sẽ dính nghi án đạo (không đạo nhạc thì đạo trang phục, phong cách...).
 
Chắc chắn, những khó khăn đó sẽ chẳng nề hà gì với anh chàng ca sĩ mạnh mẽ này. Biết đâu, bản tính của Song Tử trong Sơn Tùng lại có thể khiến anh chút xu hướng bàng quan và đôi khi còn chẳng để ý kỹ đến các 'scandal' của mình ấy chứ. Lạc quan và vô tâm đâu phải lúc nào cũng tiêu cực, phải không nào?

ST.

Phạm Hương: Cô nàng Xử Nữ điên nhưng thú vị Cảnh báo 4 chòm sao xui xẻo trong tháng 12, đi đâu cũng gặp tiểu nhân Đại cát đại lợi 3 chòm sao may mắn trong tháng 12

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Sơn Tùng M-TP: Chàng trai Cự Giải tâm điểm của... đạo nhạc

Vợ chồng mệnh gì kết hợp với nhau thì đại cát đại lợi?

Sự tương phối giữa bản mệnh nam nữ với 5 yếu tố ngũ hành, Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ sẽ tạo ra mối nhân duyên hữu hảo, vợ chồng đại cát đại lợi, hôn nhân gắn kết bền lâu.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Vợ chồng mệnh gì hợp nhau là câu hỏi mà ai cũng muốn tìm đáp án. Căn cứ vào 5 yếu tố ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ có thể biết được sự kết hợp giữa các cặp đôi nam nữ thế nào thì đại cát đại lợi. Cụ thể như sau:

1. Mệnh KIM

 
- Vợ chồng cùng mệnh KIM: Sinh đẻ bất lợi, dễ mâu thuẫn tranh cãi, xa nhau mới yên. Ngoại trừ trường hợp lượng kim kim khuyết hay lượng Kim thành khí thì vạn sự đều tốt, phu thê ân ái cười nói suốt ngày. Nữ vừa hài lòng lại mãn nguyện. Về già an lạc hưởng phúc con cháu đề huề.
 
- Chồng KIM vợ MỘC: Không được nhiều năm, cả ngày cãi cọ, hai mệnh đều có hại, nửa đời hôn nhân cô quả, chồng Nam vợ Bắc.
 
- Chồng KIM vợ THỦY: Thiên duyên hợp tác, ý chí cao cường, phu thê hợp tuổi sống thọ 80, thành gia lập thất vừa có tiền lại vừa có của, con cháu đầy đàn, cơ nghiệp thịnh vượng.
 
- Chồng KIM vợ THỔ: Phu thê hòa hợp, cuộc sống vinh hoa phú quý tới già. Một đời hưởng phúc hưởng lạc, con cháu đầy đàn, khỏe mạnh giỏi giang. 
 
- Chồng KIM vợ HỎA: Hay cãi nhau sinh lục đục khó khăn, giữa đường tương khắc đứt gánh phải xa quê hương. Cả đời không an định vì cãi cọ, nếu biết thông cảm cho nhau thì cát tường hơn, nhưng hôn nhân cũng chỉ ở mức trung bình.
 
2. Mệnh MỘC
 
- Vợ chồng cùng mệnh MỘC: Xứng lứa vừa đôi, hai Mộc tương bỉ, nếu phu thê tương hợp được thì tốt, con cháu đề huề, vợ chồng hòa thuận, nếu không thì khắc chế mà dẫn đến tổn thương.
 
- Chồng MỘC vợ THỦY: Vợ chồng đồng thuận, hòa hợp, như một đôi cá gặp nước, sinh tài lộc thịnh vượng, vợ chồng bách niên giai lão, kim tiền bảo ngọc đầy nhà.
 
- Chồng MỘC vợ HỎA: Như đũa một đôi, gối một bộ, Mộc Hỏa sinh vượng khí, con cái sinh ra đều tốt đẹp, phu thê hòa hợp trường thọ, tài vận và quan lộc cũng vượng.
 
- Chồng MỘC vợ THỔ: Tâm không hợp, phu thê cãi vã không an phận, giao tiếp bên ngoài hay gây khẩu thiệt thị phi, hai bên đều có tâm tư riêng. 
 
- Chồng MỘC vợ KIM: Không vừa ý, trước hợp sau ly, chia thành hai hướng Đông Tây mà không thể ngoái đầu, bên nhau không lâu dài.  

Vo chong menh gi hop nhau, hon nhan dai cat dai loi hinh anh 2
 
3. Mệnh THỦY   - Vợ chồng cùng mệnh THỦY: Cùng nhau bình hòa, hai người vui vẻ hòa hợp, nước nhỏ chảy nhiều chảy lâu thành nước lớn, hôn nhân ở mức trung bình.
 
- Chồng THỦY vợ KIM: Một đôi phu thê trời phú, cuộc sống phú quý, con đàn cháu đống, về già tự có con cháu lo lắng phụng dưỡng, hôn nhân thượng cát.
 
- Chồng THỦY vợ MỘC: Nhân duyên bách niên giai lão, nam đa tài nữ đa sắc, đồng sàng đồng mộng đa diệu kế, tiền tài tự đến mà không phải vất vả kiếm tìm, hôn nhân thượng cát.
 
- Chồng THỦY vợ HỎA: Không dễ thành đôi, Thủy Hỏa tương phùng như hổ gặp sói, nam Hỏa nữ Thủy còn có thể thành đôi, có tiền tài nhưng hay dễ bệnh tật, đau yếu, hôn nhân bất lợi.
 
- Chồng THỦY vợ THỔ: Không tương phối, phu thê hay cãi vã tranh đấu, sinh con vất vả, làm gì cũng khó nhưng nếu cùng nhau chia sẻ, hôn nhân sẽ tốt đẹp hơn.

4. Mệnh HỎA
 
- Vợ chồng cùng mệnh HỎA: Hai Hỏa bùng lên ngọn lửa lớn, cá một cặp, uyên ương một đôi, tài lộc dồi dào, con cái thành đạt, hôn nhân cát lợi.
 
Vo chong menh gi hop nhau, hon nhan dai cat dai loi hinh anh 2
 
- Chồng HỎA vợ KIM: Không tốt, vợ chồng khắc nhau, đến già đều không có chỗ dựa, sẽ xảy ra đoạn trường chia lìa, tái hợp đầy đau thương, hôn nhân bất lợi.
 
- Chồng HỎA vợ MỘC: Thành đạt phú quý tới cuối đời, sinh được quý tử ngoan hiền, như đôi uyên ương được tác hợp, phúc lộc song toàn.


 
- Chồng HỎA vợ THỦY: Vợ chồng cãi cọ phân ly, con chấu bất lợi, gia đạo gian nguy, tới già vẫn không được an bình.
 
- Chồng HỎA vợ THỔ: Phúc lộc lưỡng toàn, vui vẻ trọn đời, phu thê đồng thuận tát cạn biển Đông, đa phần từ thanh mai trúc mã mà nên, hôn nhân cát lợi.
 
5. Mệnh THỔ

 
- Vợ chồng cùng mệnh THỔ: Lưỡng Thổ tương sinh, phu thê hoà hợp, trước khó sau dễ, hôn nhân song hành cùng trời cao, trăm năm không chia lìa, lắm của nhiều con. 
 
- Chồng THỔ vợ KIM: Phu thê hòa hợp, tài lộc sung túc, sinh con trai con gái đều phú quý, là mối lương duyên từ tiền kiếp, hôn nhân cát lợi.
 
- Chồng THỔ vợ MỘC: Vợ chồng như đôi chim không hót chung một bài, tương khắc không ai nhường ai, gia trạch bất an, con cái hiếm muộn, tài đến rồi lại đi, cả đời bần hàn khốn khó.
 
- Chồng THỔ vợ THỦY: Phu thê tương khắc, trước hợp sau lý, tương tranh mà không thành đôi, thường xuyên cãi cọ ảnh hưởng con cái, gia trưởng trong nhà, hôn nhân bất lợi.
 
- Chồng THỔ vợ HỎA: Hôn nhân phát tài, tài lộc dồi dào, sinh quý tử, vượng con cháu, phúc thọ đầy nhà, hôn nhân vượng cát.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Vợ chồng mệnh gì kết hợp với nhau thì đại cát đại lợi?

Kiêng kỵ khi đặt bàn thờ theo phong thủy

Theo phong thủy, nếu việc thờ cúng không tốt, vị trí bàn thờ không phù hợp sẽ ảnh hưởng xấu đến vận khí và sự may mắn của gia chủ. Do đó, khi đặt bàn thờ, bạn phải tránh các điều kiêng kỵ sau:
Kiêng kỵ khi đặt bàn thờ theo phong thủy

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Bàn thờ là nơi linh thiêng nhất trong mỗi gia đình thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên, vì thế, luôn là một không gian quan trọng có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tinh thần của con người. Bài viết dưới đây hướng dẫn các bạn cách kiêng kỵ những cấm kỵ trong phong thủy khi bố trí bàn thờ một cách rất đơn giản

– Không đặt bàn thờ sát nhà tắm. Bởi theo quan niệm, tắm rửa là việc trút bỏ ô uế, vì vậy, nếu đặt bàn thờ cạnh nơi này sẽ làm mất đi không khí tôn nghiêm.

– Không đặt bàn thờ ở lối đi lại. Nếu đặt ở lối đi lại ồn ào sẽ làm mất đi sự thanh tịnh của nơi thờ cúng. Như vậy, gia đình sẽ ít có may mắn và tài lộc.

Những cấm kỵ khi bố trí bàn thờ theo phong thủy

– Không đặt bàn thờ nhìn ra hướng Ngũ Quỷ ( hướng Ngũ quỷ so với tuổi của chủ nhà)

– Không đặt bàn thờ trên nóc tủ.

– Không lấy gỗ đã qua sử dụng để làm bàn thờ.

– Bàn thờ Thần và Phật có thể để chung, song không nên để bát hương sát nhau.

– Bàn thờ tổ tiên không nên đặt ở trung tâm nhà, vì sợ hung. Tuy nhiên, bàn thờ Phật có thể đặt ở trung tâm nhà.

– Bàn thờ tổ tiên và bàn thờ Phật không nên đặt đối nhau trong 1 gian phòng.

– Không nên treo ảnh người quá cố cao hơn bàn thờ.

 


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Kiêng kỵ khi đặt bàn thờ theo phong thủy

Tăng thêm nguồn khí tốt cho ngôi nhà với các loài hoa

Trong tự nhiên có rất nhiều loài hoa có thể bổ sung vượng khí cho ngôi nhà của bạn. Vì thế, việc trang trí hoa theo phong thủy là điều khá cần thiết và nên chú ý khi chọn lựa.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Dưới đây là 6 loài hoa thường được dùng trong phong thủy:

1. Hoa mẫu đơn

Hoa mẫu đơn bắt đầu được sử dụng nhiều trong đám cưới ở Việt Nam bởi ý nghĩa lãng mạn và sự sang trọng. Ảnh: Bridgewater.

Loài hoa này được sử dụng trong phong thủy với ước mong đem đến sự lãng mạn lứa đôi và xua tan mọi bất hòa trong tình yêu. Bạn có thể sử dụng một vài bông mẫu đơn màu hồng để phát huy tác dụng mạnh nhất. Hoa mẫu đơn thường được nhắc đến là loài hoa mang vẻ đẹp nữ tính của người con gái.

2. Hoa sen

Hoa sen tượng trưng cho sự hoàn hảo. Chính nhờ vẻ đẹp tinh khiết cùng hương thơm ngát không vướng bùn hôi tanh của sen mà loài hoa này rất được ưa dùng trong phong thủy. Theo đông y, tất cả thành phần của sen, từ rễ đến cánh hoa đều có tác dụng chữa bệnh. Do đó, phong thủy sử dụng sen với ý nghĩa mang đến cho gia chủ sức khỏe dồi dào, lành mạnh, không bệnh tật và tạo sự hài hòa, sang trọng cho ngôi nhà.

3. Hoa đào 

Tết đến, gia đình người miền Bắc thường có cành đào đón xuân. Ảnh: Xuân Tùng.

4. Hoa lan

Những cành đào nở rộ được sử dụng nhằm mang lại nguồn năng lượng cho sự khởi đầu mới, một cảm giác tươi mát, tinh khiết và ngây thơ. Hoa đào rất được ưa chuộng trong phong thủy. Những cành đào tươi thắm được cắm trong nhà dịp Tết đến xuân sang đem lại cảm giác tươi vui cho căn nhà và gia chủ.

Loài hoa mang vẻ đẹp kiều diễm cùng hương thơm vô cùng sang trọng và quý phái này từ lâu vốn là biểu tượng phong thủy cổ điển của sự sinh sôi nảy nở. Ở phong lan, con người luôn cảm nhận được nguồn năng lượng dạt dào của tự nhiên, thúc đẩy chúng ta tìm kiếm sự hoàn hảo tròn đầy. Nét phong phú, đa dạng, hoàn hảo trong từng loài phong lan, mùi hương tinh khiết cùng vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho loài hoa này giúp cho ngôi nhà sang trọng hơn.

5. Hoa thủy tiên

Nếu bạn đang gặp phải những rắc rối liên quan đến công việc, sự nghiệp thì hãy đặt bên cạnh mình bình hoa thủy tiên trắng tinh khiết. Loài hoa này vốn được phong thủy sử dụng nhằm mang đến những nguồn năng lượng bổ trợ cho tài năng, nghề nghiệp, sự chuyên nghiệp và làm khơi dậy tiềm năng bẩm sinh của con người. Ngoài ra, thủy tiên còn là liều thuốc tự nhiên thúc đẩy sự sáng tạo ở con người và giúp ta có thể giải quyết những vấn đề hóc búa trong công việc hàng ngày. So với thủy tiên vàng thì thủy tiên trắng có nhiều tác dụng và được sử dụng nhiều hơn.

6. Hoa cúc

Hoa cúc họa mi đầu đông được cắm nhiều trong các gia đình ở Hà Nội. Ảnh: Minh Quân.

Trong phong thủy, hoa cúc biểu trưng cho một cuộc sống thanh bình, cân bằng. Với sắc màu của ánh mặt trời chói chang, hoa cúc mang trong mình nguồn năng lượng dương mạnh mẽ. Vì thế nó thường được sử dụng để thu hút sự may mắn cho gia chủ và các thành viên trong gia đình.

Việc đặt trong nhà một bình hoa tươi sắc để có được những nguồn năng lượng bổ trợ là lựa chọn hoàn hảo. Nếu không có điều kiện chăm sóc hoa, bạn có thể đặt các bức tranh vẽ các loài hoa kể trên cũng rất tốt cho căn nhà và các thành viên trong gia đình.

(Theo Vnexpress)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tăng thêm nguồn khí tốt cho ngôi nhà với các loài hoa

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd