Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,...   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,... Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Vạn Sự !

Vạn Sự

Dựa thế núi, chọn đất tốt làm nhà

Gò đồi, núi cao là loại địa hình có ảnh hưởng nhiều tới phong thủy nhà ở. Ngày nay, ở đô thị, các kiến trúc cao tầng cũng có ý nghĩa phong thủy như núi. Một số
Dựa thế núi, chọn đất tốt làm nhà

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

địa thế gò đồi, núi, nhà cao tầng mang đến vận may, tài lộc cho ngôi nhà.

Dua the nui, chon dat tot lam nha hinh anh
 
1. Trước sau núi cao, nhân đinh hưng vượng Núi cao ở trước nhà chỉ núi hoặc công trình kiến trúc lớn ở cách nhà một đoạn, ngẩng đầu có thể nhìn thấy. Chủ ở nhà này tiền của lắm, sức khỏe tốt. Phong thủy có câu “Sơn quản nhân đinh, Thủy quản tài”, nếu có dòng nước bao quanh nhà thì càng giàu có.
 
2. Đông Bắc có gò, thật là đại cát Đông Bắc hướng Cấn thuộc Thổ, nếu có gò đất thì gia chủ khỏe mạnh, khá giả, con cháu thành đạt. Nhà ở vị trí ấy là đại lợi, đại phú quý cách, con út có phúc làm ăn.
 
3. Nhà đất bàn long, tài vận hanh thông Nhà có 3 mặt là núi, mặt tiền có đất trống gọi là thế “bàn long” (đất rồng cuộn tròn). Thế đất này tụ khí, tài vận hanh thông, sự nghiệp phát đạt.
 
4. Tây Bắc đồi núi, quan vận hanh thông Tây Bắc thuộc Kim, đồi núi thuộc Thổ, Thổ sinh Kim, chủ phú quý, tài vận tăng tiến, quan vận hanh thông.
 
5. Chính Bắc Kim sơn, danh lợi song toàn Nhà hướng Nam, phương chính Bắc sau lưng nhà có “Kim sơn” thì danh lợi đều tốt. Bởi núi Kim hợp với phương Bắc (Thủy), Kim Thủy tương sinh, Thủy sinh tài lộc.
 
Núi Kim (Kim sơn) có đỉnh tròn bẹt, còn gọi là núi Huyền Vũ. Có núi Huyền Huyền Vũ làm chỗ dựa sau nhà thì đại lợi sức khỏe.
 
6. Lưng nhà núi đẹp, vượng đinh vượng tài Lưng nhà có núi cao vừa phải rất tốt về phong thủy. Núi cao quá sẽ át chủ. Núi lưng nhà còn để chỉ các kiến trúc cao tầng. Lưng nhà có núi thì được cha mẹ giúp đỡ, quý nhân phù trợ.
 
Nếu là núi cô độc, nhọn, nghiêng, thấp, lệch, lở nứt, gồ ghề, thô, bệu, gãy lưng, nhô đầu, co rụt, đổ nát, xiêu vẹo, cỏ cây xơ xác thì rất hung. Cửa sổ nên treo hồ lô, lưng nhà nên đặt 4 đôi voi sứ để hóa giải.  
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Dựa thế núi, chọn đất tốt làm nhà

Phong tục Bày mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả là phong tục truyền thống của người Việt Nam từ bao đời nay. Nó thể hiện đạo lý luôn luôn coi trọng lễ nghĩa của con cháu đối với tổ tiên.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Mâm ngũ quả dâng cúng tổ tiên là phong tục truyền thống của người Việt từ bao đời nay. Bày mâm ngũ quả thể hiện đạo lý ngàn năm luôn luôn coi trọng lễ nghĩa của con cháu đối với tổ tiên ông bà. Khi tết đến, xuân về,  nhà nào nhà nấy đều  chăm chút sửa soạn mâm ngũ quả thật tươm tất để dâng cúng trên bàn thờ gia tiên.

Mâm ngũ quả thường gồm năm loại quả mà tên gọi có ý cầu mong đạt được một điều gì đó.

Đi xa hơn về căn nguyên thì “ngũ”, tức con số 5 là con số chỉ trung tâm. Người ta tìm thấy nó tọa ở ngăn giữa Lạc thư. Tự dạng chữ ”ngũ” nguyên thể có hình chữ thập của bốn nguyên tố, cộng với điểm trung tâm. Sau này, hai vạch song song được chêm vào đấy tức trời và đất mà giữa chúng, âm và dựơng tạo nên năm nguyên tố tương tác sinh khắc của vạn vật, gọi là ngũ hành của vũ trụ. Theo quan niệm cổ đại phổ biến trong khu vực chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, thường cho rằng các quy luật phổ biến đều gộp vào con số 5.

mâm ngũ quả

Trong Đại từ điển, ”ngũ” có đến mười hai nghĩa và một ngàn một trăm bôn mươi tám từ kép ghép với nó. Phổ quát vì chúng ta có ngũ phương (Đông, Tây, Nam, Bắc và Trung ương), hay ngũ sắc, rồi ngũ vị, ngũ âm, ngũ tạng, ngũ kim, ngũ quan, ngũ luân, ngũ cốc,… Như vậy, số 5 là biểu hiện chung của sự sống và ở đây ”ngũ quả” được coi là đầy đủ của loại lễ vật dâng cúng là quả. Vì vậy, mâm ngũ quả phần lớn được yêu cầu sao cho thật đẹp mắt là được. Đối với người nông dân thì ngũ cốc (đạo/nếp hương, lương/gạo, thúc/đậu, mạch/ lúa mì, tắc/kê) là lương thực chủ yếu và ngũ quả sẽ là thứ yếu. Do đó, người ta thường quan sát sự tốt xấu của “ngũ quả” sau đây để dự đoán việc được mùa của ngũ cốc:

Mận chủ vào đậu

Hạnh chủ vào lúa mì

Đào chủ vào tiểu mạch

Lật (hạt dẻ) chủ vào nếp hương

Tảo (táo) chủ vào lúa

Theo sự xác tín đã trở thành tập tục phổ thông trong dân gian nên có thể “ngũ quả” nêu trên là “chuẩn” của năm thứ quả dùng làm lễ vật bỏi lẽ việc dâng lễ vật nào đều có thể là cách biểu thị sự cầu mong của người dâng lễ. Ở đây, đối với người nông dân thời cổ thì điều cầu mong lớn nhất là được mùa ngũ cốc.

Quả (trái cây) là biểu tượng của sự sung túc, dồi dào. Vì quả thường chứa nhiều hạt được đồng nhất với quả trứng vũ trụ, biểu tượng cho mọi nguồn gốc, mọi sự khỏi nguyên; biểu trưng quả (với hạt bên trong của nó) biểu thị cho sự phồn thực, sinh sôi và khao khát sự bất tử – hiếu theo nghĩa là sự nối truyền dòng giống miên viễn.

Theo chiều hướng này, quả bao gồm cả ý nghĩa biểu trưng vượt lên trên nhịp điệu sinh tồn của vạn vật: sự xen kẽ luân hồi của sự sống và cái chết; giữa cuộc sống dưới đất (của hạt giống) và cuộc sống dương thế… Trong văn hoá, cụ thể là trong văn học và nghệ thuật tạo hình, quả vừa là biểu trưng chung vừa là biểu trưng có ý nghĩa riêng – hoặc theo sự đồng âm của nó hoặc nó được xác định bỏi các tình tiết văn học truyền kỳ, thần tiên…

Ở miền Nam, trong mâm ngũ quả thường thấy có mãng cầu, tức là cầu chúc cho mọi điều đều như ý:

Có dừa, vì lối phát âm “dừa” của người miền nam đọc tương tự như chữ “vừa”, có nghĩa là không thiếu. Có sung, vì gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay tiền bạc.

Và đu đủ, vì đó có nghĩa mang đến một năm mới được đầy đủ thịnh vượng. Ngoài ra còn có xoài, vì âm “xoài” na ná đọc như là “xài”, để cầu mong cho tiêu xài không thiếu thốn. Do đó ngày Tết nhìn mâm ngũ quả còn được chen thêm nhiều loại quả khác sẽ vô cùng đẹp mắt như: dưa hấu, táo, đào tiên,…

Khác với người miền nam, đặc trưng của mâm ngũ quả của người miền Bắc là:

Đầu tiên là chuối xanh – ứng-với mùa xuân (hành mộc). Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy những gì tinh túy nhất của mùa xuân để đọng thành quả ngọt; nó còn có ý nghĩa che chở, bao bọc.

Thứ hai là quả phật thủ màu vàng – tượng trưng hành thổ nên được đặt ở giữa, trong lòng nải chuôi. Phật thủ là loại quả có mười cánh múi chụm lên như 10 ngón tay nên dân gian gọi là tay Phật. Phật thủ được chưng lên bàn thờ với niềm cầu mong được bàn tay Phật trời ban phúc lộc. Nếu không tìm được Phật thủ, có thể thay bằng quả bưởi chín vàng, cũng mang ý nghĩa tương tự.

Tiếp theo, 3 loại quả khác có các màu đỏ (ứng vối mùa hạ – hành hỏa) như ớt sừng, cam – quýt chín, quả trứng gà, hồng…; màu trắng (ứng với mùa thu – hành kim) như roi, đào; màu đen (ứng với mùa đông I hành thủy) như mận, hồng xiêm…

Nếu như ở miền Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày lên bàn thờ gia tiên, kể cả quả ớt mang vị cay, miễn sao mâm ngũ quả trông đẹp mắt là được; thì người miền Nam lại có sự kiêng cữ. Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi”, thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu”…

Bàn thờ là nơi trang trọng nhất trong mỗi gia đình, mỗi căn hộ, là nơi để tâm linh mỗi người ước nguyện hướng tới những gì tốt đẹp hơn. Tết nếu thiếu bàn thờ thì cái hoang tàn xô đến, niềm cô quạnh dâng đầy, và hình như ta không còn là ngưòi dân Việt nghìn năm trọng tình, hiếu nghĩa, biết ơn tiên tổ nữa. Bàn thờ có chân đèn, chân nến, lư đồng, đài nước, hộp sắc vua phong, tam sự hay ngũ sự… Và ngày Tết, không thể thiếu hương sắc, hình ảnh của mâm ngũ quả. Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh Tết và không gian thờ cứng trong mỗi gia đình Việt thêm ấm áp, rực rỡ mà hài hòa; thể hiện sinh động ý nghĩa triết học – tín ngưõng – thẩm mỹ, đồng thời cũng chứa đựng ước vọng của con người.

Tục chưng mâm ngũ quả ngày Tết là một phong tục đẹp của người Việt

 Xem Tướng chấm net


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phong tục Bày mâm ngũ quả

Xem hướng nhà theo tuổi

Tốt xấu theo hướng khí hậu Ví dụ như hướng nam và lân cận nam (đông nam và tây nam) là những hướng tốt đối với điều kiện khí hậu Việt Nam, bởi đón được gió mát và nguồn ánh sáng ổn định, không khí ấm áp. Trong khi đó, các hướng tây, tây bắc thì gặp nắng gắt vào buổi chiều; hướng đông thì chói vào buổi sáng và chịu thêm gió lạnh từ hướng đông bắc. Hướng bắc nằm giữa hai hướng tây bắc (nắng chiều) và đông bắc (gió lạnh) nên cũng không tốt lắm. Bởi thế, “làm nhà hướng nam” là một trong những kinh nghiệm xây dựng dân gian để đón được gió mát, tránh được gió lạnh.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tốt xấu theo hướng giao tiếp

Ngoài việc ứng phó với môi trường thiên nhiên, con người cũng phải ứng xử với môi trường xã hội. Vì thế, nhà cần quay mặt (hoặc cửa, lối vào một không gian nào đó) ra những vị trí thuận lợi cho việc giao tiếp.Cha ông ta dạy nhất cận thị – nhị cận giang – tam cận lộ là nói lên những lợi điểm khi mua đất cất nhà, từ xưa đến nay vẫn không khác nhau bao nhiêu khi xét giá trị một bất động sản.Như vậy, khi xem xét một ngôi nhà có hợp hướng hay không, ta phải xem xét trên cơ sở phân tích và tổng hợp cả bốn loại hướng, chứ không đơn giản là “nghe thầy nói hợp hướng đông bắc“ thì cố tìm bằng được nhà hướng đông bắc, xem nhẹ các yếu tố khí hậu, giao tiếp và phương vị.Cần phân tích trước tiên xem bốn loại hướng trên tốt xấu bao nhiêu phần, khả năng khắc phục nhiều hay ít, có ảnh hưởng gì đến môi trường, con người, kết cấu xây dựng hay không.

Tốt xấu theo hướng phương vị

Là hướng của một vùng, một vật (hay người) ta xét so với một điểm gốc nào đó.Ví dụ nói “trước mặt thoáng đãng, sau lưng có chỗ dựa, tả long hữu hổ“ là ý nói đến hướng xung quanh của một chủ thể ta xét.Khi chủ thể di chuyển, thay đổi, quay về đâu thì trước sau phải trái thay đổi theo.Cùng một dãy nhà (tức là nhìn ra cùng một hướng) và cùng buôn bán giống nhau, nhưng có nhà thuận lợi có nhà khó khăn là vì mỗi nhà bên trong và bên ngoài, trước sau phải trái có phương vị khác nhau.

Tốt xấu theo hướng mệnh trạch

Có thể tham khảo các sách về Dịch học và văn hóa truyền thống phương Đông để dễ dàng tìm ta cung mệnh của mỗi người tương ứng với các phương hướng cát hung.Dịch học phương Đông quy định có 8 mệnh cung tương ứng với 8 hướng trong tự nhiên theo 8 quẻ của bát quái, phân thành hai nhóm là nhóm đông tứ mệnh và tây tứ mệnh.Nguyên tắc chung là người theo nhóm Đông tứ mệnh thì ở nhà Đông tứ trạch, người theo nhóm Tây tứ mệnh ở nhà Tây tứ trạch. Khi đi sâu vào từng hướng cụ thể, sẽ có thêm các phân tích ngũ hành sinh khắc để xác định hướng hợp và không hợp.

Hướng cổng nhà theo tuổi đúng phong thủy

Có nhiều người quan niệm chỉ cần chọn hướng nhà còn hướng cửa thì không quan trọng. Đây là quan niệm không đúng. Bởi vì trong phong thủy mỗi chi tiết của ngôi nhà đều mang một yếu tố riêng của nó.

Cách bố trí cổng của ngôi nhà cũng rất quan trọng vì nó giúp che chắn bảo vệ ngôi nhà với các trường khí xấu bên ngoài. Hướng cổng cũng cần bố trí đúng hướng của gia chủ. Việc bố trí cổng tránh ngã ba đường, tránh dẫn lỗi trục xung với cửa chính.

Dưới đây là một số hướng cổng tốt theo phong thủy học:

1. Cổng vào trong các hướng Tý, Dậu, Mão, Tân, Sửu. áp dựng với Nhà hướng Tý
2. Nhà hướng Quý: cổng vào trong các hướng Quý, Ất, Tân, Càng, Cấn.
3. Nhà hướng Sửu: cổng vào trong các hướng Sửu, Tuất, Thìn, Tị, Hợi.
4. Nhà hướng Cấn: cổng vào trong các hướng Cấn, Càn, Tốn, Nhâm, Tuất.
5. Nhà hướng Dần: cổng vào trong các hướng Dần, Hợi, Tý, Tị, Mão.
6. Nhà hướng Giáp: cổng vào trong các hướng Giáp, Nhâm, Bính, Quý, Ất.
7. Nhà hướng Mão: cổng vào trong các hướng Mão, Tí, Ngọ, Sửu, Thìn.
8. Nhà hướng Ất: cổng vào trong các hướng Ất, Quý, Cấn, Đinh, Tốn.
9. Nhà hướng Thìn: cổng vào trong các hướng Thìn, Sửu, Mùi, Dần, Tị.
10. Nhà hướng Tốn: cổng vào trong các hướng Tốn, Cấn, Khôn, Thân, Bính.
11. Nhà hướng Tỵ: cổng vào trong các hướng Tỵ, Dần, Thân, Dậu, Tý.
12. Nhà hướng Bính: cổng vào trong các hướng Bính, Giáp, Ất, Canh, Tỵ.
13. Nhà hướng Ngọ: cổng vào trong các hướng Mão, Thìn, Ngọ, Dậu, Bính.
14. Nhà hướng Đinh: cổng vào trong các hướng Ất, Bính, Đinh, Tân, Tốn.
15. Nhà hướng Mùi: cổng vào trong các hướng Mùi, Tị, Thìn, Tuất.
16. Nhà hướng Khôn: cổng vào trong các hướng Khôn, Tốn, Càn, Bính, Canh.
17. Nhà hướng Thân: cổng vào trong các hướng Thân, Tị, Hợi, Ngọ, Dậu.
18. Nhà hướng Canh: cổng vào trong các hướng Canh, Bính, Đinh, Nhâm, Tốn.
19. Nhà hướng Dậu: cổng vào trong các hướng Dậu, Ngọ, Đinh, Mùi, Canh.
20. Nhà hướng Tân: cổng vào trong các hướng Canh, Tân, Quý, Dậu.
21. Nhà hướng Tuất: cổng vào trong các hướng Sửu, Mùi, Tuất, Hợi, Thân.
22. Nhà hướng Càn: cổng vào trong các hướng Càn, Khôn, Cấn, Canh, Nhâm.
23. Nhà hướng Hợi: cổng vào trong các hướng Hợi, Thân, Dần, Dậu, Càn.
24. Nhà hướng Nhâm: cổng vào trong các hướng Nhâm, Giáp, Canh, Tân, Quý.

Tổng hợp Internet


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem hướng nhà theo tuổi

Giờ lành đi gửi tiền cho cả năm lộc vào như nước

Ngày lập xuân là thời điểm vạn vật tỉnh giấc sau một giấc ngủ đông và bắt đầu sinh sôi nảy nở. Gửi tiền vào giờ hoàng đạo trong ngày lập xuân sẽ mang lại may mắn cho mọi người.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tết âm lịch chỉ còn chưa đầy một tháng nữa và mọi người đang rục rịch sắm sửa cho năm mới. Bên cạnh việc chuẩn bị cho Tết, mọi người cũng bắt đầu xem lịch để đánh dấu những ngày quan trọng, ngày đẹp trời để cầu hạnh phúc, bình an.

Một trong những ngày đẹp nhất trong năm là ngày lập xuân. Tiết Lập xuân là một trong số hai mươi tư tiết khí trong âm lịch của nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc,...Ở nước ta, ngày lập xuân được coi là ngày bắt đầu mùa xuân. Ngày lập xuân thường được cho là đem lại nhiều may mắn.

Năm nay, tiết Lập Xuân rơi vào thứ Năm,  Ngày 4 Tháng 2 Năm 2016. Đây là thời điểm mở màn cho sự thức giấc, sinh sôi nảy nở của thiên nhiên sau một kì ngủ đông kéo dài. Nhiều người tin rằng nếu bạn gửi tiền của mình vào ngân hàng trong ngày này, của cải sẽ sinh sôi nảy nở cả năm dài. 

Dưới đây là giờ lành tốt nhất để gửi tiền vào ngân hàng vào ngày lập xuân và nó khác nhau cho mỗi từng con giáp. Bạn có thể đến ngân hàng để gửi tiền trực tiếp hoặc chuyển qua tài khoản ngân hàng trực tuyến.

 gio lanh di gui tien cho ca nam loc vao nhu nuoc - 1


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Giờ lành đi gửi tiền cho cả năm lộc vào như nước

Chùa Bảo Đài – Quần thể di tích chùa Hương

Chùa Bảo Đài thuộc khu Tuyết Sơn nằm trong quần thể di tích chùa Hương với động Ngọc Long đẹp đẽ được chúa Trinh Sâm ban tặng là Kỳ sơn tú thủy
Chùa Bảo Đài – Quần thể di tích chùa Hương

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Chùa Bảo Đại toạ lạc dưới một chân núi thấp. Động Tuyết Sơn nơi đây xưa kia là một vùng hoang vắng Đời Vua Lê Hy Tông niên hiệu Chính Hoà thứ 15 (1694) bà quận chúa Hoàng Thị Ngọc Hương về dựng chùa Bảo Đài mở động Tuyết Sơn làm nơi thờ phật. Chùa Bảo Đài được xây dựng theo kiến trúc cổ Việt Nam đời Lê – Trịnh. Trải qua nhiều thế kỷ chùa đã được tu sửa lại nhiều lần. hiện nay Chùa được làm theo kiến trúc nhà Nguyễn.

Sách Đại Nam Nhất Thống Chỉ chép: “Thôn Đường An, xã Yến Vỹ, huyện Hoài An về phía nam: Vua Lê đến đây cho khắc ba chữ “Bạch tuyết môn”

Gần đấy có cung Bảo Đài theo đường đi lên động cửa động có khắc ba chữ lớn “Ngọc Long động”, trong động có một thạch nhũ to và cao trắng xóa như tuyết gọi là cây trường tuyết Từ bến đò thôn Phú Yên đi bằng đường thủy tới chùa Bảo Đài khoảng 1500 m. Dòng suối Tuyết Sơn trong xanh chảy giữa một vùng đầm lầy. Một bên là những quả núi với nhiều hình thù kỳ thú: Núi Thuyền Rồng; núi Chim Phượng Hoàng; Núi Ba Tòa; nổi bật lên là hình tượng Phật thiên tạo mặc áo cà sa đứng trên đỉnh núi với dáng vẻ từ bi mộ đạo… Còn một bên là cánh đồng mênh mông với những gò nấm thiên nhiên xanh mướt cỏ cây.

Chúa Trịnh Sâm là người nổi tiếng hay chữ và sành sỏi các thú du ngoạn đã phong tặng cho nơi đây là cảnh “kỳ sơn tú thủy” (núi nước đẹp lạ). Theo truyền thuyết phong thủy, địa lý nơi đây có đất quần ngư, câu ca dao cổ còn gắn với truyền thuyết lưu lại trong xã:

Đường An có đất quần ngư
Ai mà để được thượng thư đời đời.

Chùa Bảo Đài thuộc quần thể di tích chùa Hương, cùng với động Ngọc Long, chùa Ngư Trì, đền Trình Phú Yên tạo thành khu Tuyết Sơn chùa Hương.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chùa Bảo Đài – Quần thể di tích chùa Hương

Các lễ hội ngày 6 tháng 4 Âm Lịch - Hội Gióng

Vào ngày 6 tháng 4 âm lịch có diễn ra lễ hội Gióng tổ chức tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành Phố Hà Nội. Nhằm suy tôn Thánh Gióng.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Các lễ hội ngày 6 tháng 4 Âm Lịch - Hội Gióng

Các lễ hội ngày 6 tháng 4 Âm Lịch - Hội Gióng

Hội Gióng

Thời gian: được tổ chức từ ngày 6 tới ngày 9 tháng 4 âm lịch (chính hội là ngày 9 tháng 4).

Địa điểm: xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành Phố Hà Nội.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Thánh Gióng (một trong bốn vị Thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam - "Phù Đổng thiên vương").

Nội dung: Lễ hội Gióng được cử hành trong một không gian rộng lớn dài khoảng 3km gồm đền thượng, đền Mẫu (thờ mẹ Gióng) và chùa Kiến Sơ... Trong ba ngày hội đầu, dân làng tổ chức lễ rước cờ tới đền mẫu, rước cơm chay lên đền Thượng.

Ngày chính hội là ngày mùng 9 tháng 4 có lễ rước kiệu võng từ đền Mẫu lên đền Thượng và tổ chức hội trận (diễn lại trận phá giặc Ân).

Ngày mồng 10 làm lễ duyệt quân tạ ơn Gióng. Ngày 11 lễ rửa khí giới. Ngày 12 lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất. Cuối cùng là lễ khao quân, đến đêm có hát chèo mừng thắng trận.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Các lễ hội ngày 6 tháng 4 Âm Lịch - Hội Gióng

Đế sư Bát Tư Ca - lãnh tụ trong truyền thuyết Phật giáo Tây Tạng

Ngày 22/11 âm lịch – kỷ niệm ngày Đế sư Bát Tư Ba của Phật giáo Tây Tạng viên tịch, Phật tử cùng kính ngưỡng và tri ân tới Ngài.
Đế sư Bát Tư Ca - lãnh tụ trong truyền thuyết Phật giáo Tây Tạng

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Phật giáo Tây Tạng là một trong những chi phái Phật giáo có lịch sử và truyền thống lâu đời cùng nhiều huyền bí nhất thế giới. Nói tới Phật giáo Tạng, không thể quên nhắc tới chi phái Tát Sư Ca với Đế sư Bát Tư Ba –vị lãnh tụ tôn giáo vĩ đại. Ngày 22/11 âm lịch – kỷ niệm ngày Đế sư viên tịch, Phật tử cùng kính ngưỡng và tri ân tới Ngài.


► Đổi ngày dương sang âm nhanh chóng và chuẩn xác nhất tại Lịch ngày tốt

De su Bat Tu Ca - lanh tu trong truyen thuyet Phat giao Tay Tang hinh anh 2
 
Đế sư Bát Tư Ba (1235 - 1280) là Đệ Ngũ Đại Tổ Sư của phái Tát Sư Ca – Phật giáo Tây Tạng truyền thống. Xuất thân từ gia đình tôn giáo có lịch sử và địa vị đứng đầu vùng đất Tây Tạng, ông kế thừa chức Đế sư đời thứ 5 và dành toàn bộ cuộc đời mình cho sự nghiệp truyền bá Phật Giáo, đoàn kết dân tộc. 
  Mới 15 tuổi Bát Tư Ba đã đảm đương chức vụ Giáo chủ Tát Sư Ca, lãnh trách nhiệm dẫn dẫn giáo phái trong thời kì đất nước bất ổn, các thế lực vùng thảo nguyên tranh chấp và cuộc hoán đổi vương triều đầy khốc liệt. Cũng đồng thời từ đây, ông là đại biểu của thế lực nắm giữ vùng Tây Tạng, người ra mặt trong quan hệ ngoại giao với Mông Cổ và đưa Tát Sư Ca trở thành giáo phái Tạng truyền lớn mạnh nhất trong khu vực.   Năm 1267, Bát Tư Ba đến Bắc Kinh, năm 1269 ông ban hành chữ viết mới, lấy tên là chữ Bát Tư Ba – có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc giao lưu và truyền bá văn hóa, giá trị tinh thần của các dân tộc Mông Cổ, Tây Tạng lúc bấy giờ. 

De su Bat Tu Ca - lanh tu trong truyen thuyet Phat giao Tay Tang hinh anh 2
 
Năm 1270, Nguyên tổ hoàng đế hạ chiếu thư tiến phong Đại Bảo Pháp vương, ban thưởng ngọc ấn, thống lĩnh 13 vạn hộ Tây Tạng. Từ đó, ông có danh xưng Đế sư Bát Tư Ba. Năm 1276, Đế sư rời kinh về Tát Già Tự, lấy tự Tát Già Pháp vương. Đây là khởi nguồn của việc hợp nhất Phật giáo Tây Tạng, chính thức trở thành một dòng chảy mạnh mẽ và nổi Phật trong dòng sông Phật giáo thế giới.    Ngày 22/11/1280 âm lịch, Đế sư Bát Tư Ba viên tịch, hưởng thọ 46 tuổi, được Nguyên thế tổ ban danh “Hoàng Thiên chi hạ nhất nhân chi thượng, tuyên văn phụ trị đại thánh chí đức phổ giác chân trí hữu quốc như ý đại bảo pháp vương tây thiên phật tử Đại Nguyên Đế sư”.    Cuộc đời ông sáng tác hơn 30 tác phẩm, truyền lại cho đời sau “Tát Già ngũ tổ tập” và thu thập 2 tập Hán Văn Đại Tàng kinh, có nhiều giá trị về Phật học, truyền bá và phát huy Phật giáo Tây Tạng cổ truyền.
Chùa Cam Đan - dấu ấn hơn 600 năm của Phật giáo Tây Tạng Kì vĩ thung lũng đỏ Phật giáo Larung Gar trước ngày bị phá dỡ Dấu ấn tâm linh trong tục thiên táng của người Tây Tạng
Thái Vân
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đế sư Bát Tư Ca - lãnh tụ trong truyền thuyết Phật giáo Tây Tạng

Tháng cô hồn là tháng mấy, vì sao lại có tháng cô hồn?

Tháng cô hồn là tháng mấy? Tìm hiểu những điều cấm kỵ trong tháng cô hồn - tháng ma quỷ để bình an, không rước họa vào người.
Tháng cô hồn là tháng mấy, vì sao lại có tháng cô hồn?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

– Tháng cô hồn là tháng mấy? Cần làm gì để bình an vượt qua tháng cô hồn? Hãy cùng ## giải đáp những thắc mắc này nhé.


► Tra cứu Lịch âm dương, Lịch vạn sự nhanh chóng và chuẩn xác

1. Tháng cô hồn là tháng mấy?

  Tháng 7 âm lịch hàng năm còn được gọi là tháng cô hồn hoặc tháng “mở cửa mả”, “mở cửa Quỷ môn quan”.  
Thang co hon la thang may, vi sao lai co thang co hon hinh anh
Tháng 7 âm lịch chính là tháng cô hồn

Theo quan niệm dân gian, đây là tháng ma quỷ, đặc biệt là ngày Rằm tháng Bảy, ngày xá tội vong nhân, Diêm Vương mở cửa Quỷ môn quan để các vong hồn được tự do trở về dương thế. Đây cũng chính là ngày âm khí mạnh nhất, có thể gây ra điềm hung họa.
  Vì thế, dân gian quan niệm rằng người trần gian phải cúng cháo, gạo, muối cho quỷ đói trong ngày này để chúng không quấy nhiễu cuộc sống của người dân.   Không chỉ ở Việt Nam, nhiều nước châu Á cũng coi tháng 7 âm lịch và ngày Rằm tháng 7 là thời gian dành cho người cõi âm, người đã khuất, chết bất đắc kỳ tử, oan uổng, không được người dương gian thờ cúng.  
Phong thủy tháng quỷ, thận trọng vẫn hơn Danh sách những con giáp đại kị đi đêm trong tháng cô hồn Nhắc nhở 6 điều tuyệt đối không nên làm trong tháng cô hồn

2. Điều nên làm để vượt qua tháng cô hồn


- Biết tháng cô hồn là tháng mấy rồi thì có thể làm lễ cúng các cô hồn vào bất cứ ngày nào trong tháng, nhưng nếu vào mùng 2 hoặc 16 âm lịch thì càng tốt để tỏ lòng thành của chính mình.   - Tháng cô hồn còn gọi là “Tết của người âm”, có thể đi thăm mộ phần của người thân trong gia đình ở trong chùa hay ngoài nghĩa địa.   
Thang co hon la thang may, vi sao lai co thang co hon hinh anh
Có thể cúng các cô hồn vào bất kỳ ngày nào trong tháng 7 âm lịch

- Không giật lại đồ cúng khi có người tranh nhau giật các đồ. Nếu giật lại, hậu họa khôn lường. Nếu khi bạn chưa làm lễ cúng mà đã có người chầu chực để giật đồ thì đó là tín hiệu tốt.
  - Hạn chế sát sinh, ăn chay để tránh điềm dữ, làm việc thiện tích phúc đức.    - Ăn nói nhã nhặn, lịch thiệp, không văng tục chửi bậy, tránh các cuộc xung đột, cứu người gặp nguy nan, lên chùa dâng hương cầu xin bình an, sức khỏe, cầu siêu...   - Nếu biết tụng kinh, nên tụng mọi ngày trong tháng. Đó có thể là Chú Đại bi, chuẩn đề, Vu lan báo hiếu, Địa tạng kinh...   - Khi cúng cô hồn xong, một ngày sau đó hoặc chọn một ngày cuối tháng 7 nên dùng bột trừ tà ma tiêu khử, tránh tình trạng âm hương linh phảng phất tụ lại trong nhà. Cẩn thận hơn nữa, nên dùng bột tẩy uế mà dọn dẹp, vệ sinh khắp căn nhà trong đầu tháng 8 âm lịch. Việc làm này có tác dụng cân bằng sinh khí, âm dương trong ngôi nhà.   Ngọc Diệp
Tháng cô hồn: Nên sờ ngực, kị nhặt tiền rơi?
Nhiều người tin rằng, trong tháng cô hồn, các cô gái phải cho đàn ông sờ ngực để không bị linh hồn bắt đi làm vật tế hay kị nhặt tiền rơi vì sợ đó là bẫy của

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tháng cô hồn là tháng mấy, vì sao lại có tháng cô hồn?

Khu vực đồng bằng làm thế nào để đạt được mục đích chặn gió? –

Chúng ta thường nói “cao một tấc là núi, thấp một tấc là nước”. Tuy nhiên, địa thế đồng bằng bằng phẳng, có gió đến nhưng không có núi hoặc hạo sơn và để ngăn chặn. Khi đó, làm thế nào để ngăn chặn được gió đây? cải tạo kết cấu phong thuỷ là nhiệm v

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Chúng ta thường nói “cao một tấc là núi, thấp một tấc là nước”. Tuy nhiên, địa thế đồng bằng bằng phẳng, có gió đến nhưng không có núi hoặc hạo sơn và để ngăn chặn.

Khi đó, làm thế nào để ngăn chặn được gió đây? cải tạo kết cấu phong thuỷ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

p52

Đồng bằng khuyết sơn là vấn đề phong thuỷ tồn tại rất phổ biến. Chúng ta cần áp dụng cách “tăng long bổ cát” để thay đổi phong thuỷ, đạt được mục đích chặn gió. “Tăng long bổ cát” nghĩa là dùng sức người làm cho nền đất cao lên, trồng thêm cây to tăng độ cao, đạt mục đích tránh gió, điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm. Một số cư dân khu vực miền nam thường trồng sau nhà tấm bình phong bằng cây trúc. Từ đó, xét theo phong thuỷ, đó chính là cách để tàng phong tụ khí. Ngoài ra, ta còn có thể tu sửa lại căn nhà để đạt được mục đích chặn gió. Ví dụ như chuyển hướng cửa chính, thay đổi kích thước cửa sổ, đặt bình phong ở gần cửa để tránh sát và chặn gió.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Khu vực đồng bằng làm thế nào để đạt được mục đích chặn gió? –

Đất phát Vương của nhà Trần

Mãi đến đầu thế kỷ 18, sau gần 900 năm xảy ra sự kiện Cao Biền trấn yểm long mạch nước ta, một tài liệu của Trung Quốc với tựa đề Cao Biền di cảo (cùng một số cuốn khác trước kia như An Nam cửu long kinh chẳng hạn), nhắc việc Cao Biền sau khi đem 5.000 quân vượt biển tiến về hướng Nam năm 865 (được chi viện thêm 7.000 quân nữa vào năm sau 866) đã đánh chiếm nước ta và lập bàn đồng giữa trời, dùng thuật phong thủy lẫn những phương pháp thần bí để “tầm long” ráo riết.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Vậy “tầm long” là gì? Tầm long là phép tìm kiếm long mạch ngoài đất trống, như cụ Tả Ao chỉ rõ: “Chẳng qua ra đến ngoài  đồng/ Tỏ mạch, tỏ nước, tỏ long mới tường” và được học giả Cao Trung qua hằng chục năm nghiên cứu sách địa lý của Tả Ao giải thích rõ đại ý dưới đây:

Long mạch là mạch đất bên trong có chứa khí mạch, giống như trong cành cây có chứa nhựa cây, nó có thể chạy qua  những dãy đồi núi cao, cũng có thể đi rất thấp, luồn qua sông qua suối, thậm chí qua biển, rồi đột ngột nhô lên với những thớ đất lắm khi uốn lượn sà sà trên mặt ruộng như hình con rồng đang cuộn mình vươn tới để ôm chầu vào một huyệt đất nào đó (gọi là long nhập thủ).

Nơi đó có thể hạ huyệt chôn cất, hoặc cải táng mồ mả cha ông để con cháu đời sau phát vương, phát tướng, phát trạng, phát tài lộc phú quý. Trước huyệt kết có đất  nổi  lên  cao  che  chắn (gọi là án), hoặc  có gò bao quanh kết hình ấn kiếm, ngựa voi, chiêng trống (gọi là sa).

“Tả Ao địa lý toàn thư” ghi rõ muốn tầm long cần phải biết: Thái tổ sơn của toàn thể các cuộc đất xuất phát từ dãy Himalaya, phải biết Minh đường là nơi nước tụ trước huyệt để nuôi khí lành, biết Thanh long là thớ đất bên trái huyệt và Bạch hổ là thớ đất bên phải huyệt, cả hai ôm chầu vào huyệt kết, biết về long sinh (mạch sống động như mãng xà vương đang phóng tới), long tử (mạch nằm ngay đơ như chiếc đũa tre), long cường (mạch nổi to như sóng lớn), long nhược (mạch lặng lờ như sóng nhỏ lăn tăn).

Những điều trên chắc hẳn Cao Biền đã ứng dụng trong cuộc “tầm long” trên toàn cõi nước ta để trấn yểm, nhưng đất phát vương của 12 đời vua Trần (chưa kể thêm đời hậu Trần) đã tồn tại vượt lên ý đồ của Cao Biền. Đó là vùng đất ở nguồn sông Phổ Đà, tức sông Luộc, nằm trên địa phận thôn Lưu Gia (thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ngày nay).

Phát vương trên đất kết

Đến với vùng đất đó buổi sơ khai có 3 anh em nhà họ Lưu, gồm: Lưu Khánh Đàm, Lưu Ba, Lưu Lượng. Về sau, cả ba người đều làm quan, trong đó Lưu Khánh Đàm được vua Lý Nhân Tông trọng dụng (khi vua sắp mất vào tháng chạp năm Đinh Mùi 1127 đã cho gọi Đàm vào nhận di chiếu để cùng Lê Bá Ngọc đưa hoàng thái tử là Lý Thần Tông lên ngôi trước linh cữu). Tên tuổi của Lưu Khánh Đàm (và Lưu Ba) đều được Ngô Sĩ Liên nhắc đến trong “Đại Việt sử ký toàn thư”.

Đó là dòng họ thứ nhất tìm đến cư ngụ tại vùng đất phong thủy ở nguồn sông Luộc. Dòng họ thứ hai đến với đất phát vương là nhà họ Tô chuyên buôn tơ lụa, giàu có nhất nhì trong vùng. Nhưng cả hai họ Lưu và họ Tô cũng chỉ dừng lại ở mức quý tộc, cự phú, chứ không phát vương được. Mà phải đợi đến họ Trần xuất hiện thì “đất kết” mới ứng lên một dòng vương giả mới bắt đầu từ sự có mặt của một người đến từ hương Tức Mặc, xứ Hải Thanh, đó là Trần Hấp.

Trần Hấp sinh được 2 con trai là Trần Lý (lý là cá chép) và Trần Thiện. Trần Lý lớn lên kết hôn với Tô Thị Hiền 15 tuổi, thế là hai họ Trần và Tô kết sui gia và tạo thành thế lực mạnh nhất trong vùng. Trần Lý có người bạn họ Phùng rất giỏi về khoa địa lý, được dân chúng kính nể, thường gọi là “thầy Phùng”.

Ông là người biết rõ kiểu đất “hậu sinh phát đế” ở thôn Lưu Gia, mà tiến sĩ Đinh Công Vĩ đã ghi lại trong cuốn “Chuyện tình vua chúa hoàng tộc Việt Nam” khá thuyết phục như sau: “Ba mũi nhọn chồng lên nhau này là núi Tam Đảo với ba ngọn Phù Nghĩa, Thạch Bàn, Thiên Thị. Đấy là Tổ sơn, long mạch của nó chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, thấp dần rồi chìm qua sông Thiên Đức (tức sông Đuống), đến làng Hà Liễu của châu Đằng mới đột khởi nổi lên một ngọn núi khác.

Rồi từ đấy, long mạch lại chạy tiếp từ làng Nhật Cảo đến làng Thái Đường, kết lại ở gò Sao. Phía trước gò ấy có ba gò lớn là Tam thai, phía sau có bảy gò nhỏ là Thất tinh, xung quanh có đầm nước bao bọc, khi mặt trời soi tới thì mặt đầm sáng như gương phản chiếu, đối mặt với các cù lao nhỏ hình đẹp như những bông sen đang nở, đấy là một trong 27 kiểu đất hậu sinh phát đế”.

Khi phát hiện ra chỗ đất kết, thầy Phùng đã bàn với Trần Lý nên cải táng mộ ông bà của họ Trần về chôn ở đó. Vì sao thầy Phùng lại không thể dùng chỗ đất kết để chôn ông bà mình? Theo thầy và nhiều nhà phong thủy khác, người tìm ra long mạch và chỗ huyệt kết chưa hẳn là người có thể cải táng thân nhân của mình để con cháu phát vương được, vì cần phải ứng đúng mệnh số nữa.

Thầy Phùng biết họ Trần sắp phát và đã kể lại chi tiết bí mật liên quan đến câu chuyện phong thủy ở gò Sao cho con mình là Phùng Tá Chu (cũng là một nhân vật lịch sử) được biết: Vào ngày lập thu, mộ hiển thủy tổ khảo ở Tức Mặc và hiển thủy tổ tỷ ở Lưu Gia của dòng họ Trần đã dời chuyển đến gò Sao song táng, công việc hoàn tất đúng giờ chính Hợi.

Những người tham gia rà soát các vị trí và hình thể của long mạch lần cuối để đặt la bàn xác định nơi hạ huyệt cũng như hướng cải táng đều là người họ Trần. Chỉ duy nhất có thầy Phùng biết chuyện. Xong việc, bên trên mộ được san phẳng y như cũ để không lộ ra dấu vết.

Sau cuộc lễ chưa lâu, vào giữa một đêm rằm sáng trăng, thái tử Sảm (tức vua Lý Huệ Tông sau này) từ Thăng Long chạy loạn đến vùng Lưu Gia đã tình cờ trông thấy và nhanh chóng say mê cô con gái xinh đẹp của Trần Lý là Trần Thị Dung, lúc ấy mới 15 tuổi (là chị em chú bác ruột với Trần Thủ Độ), rồi cưới Dung. Đây là sự kiện mở đầu cho một loạt biến cố tiếp đó để vương quyền nhà Lý chuyển sang tay nhà Trần.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đất phát Vương của nhà Trần

Tại sao nên bố trí bếp nấu và bồn rửa thẳng hàng trên tủ bếp

Thủy và hỏa ở đây tức là nói đến vị trí của lò bếp và bồn rửa trong phòng bếp. Phương án hợp lý nhất được ưu tiên lựa chọn là bếp và bồn rửa được bố trí thẳng hàng (cùng một bên vách tường bếp).

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Phương án bố trí bếp và bồn rửa vuông góc với nhau (ở hai cạnh góc vuông tiếp giáp nhau của tường bếp) cũng có thể lựa chọn.

Tuyệt đối không được bố trí bếp và bồn rửa đối diện nhau (ở hai vách tường bếp đối diện nhau). Trong trường hợp bất khả kháng phải bố trí bếp và bồn rửa ở hai vách tường bếp đối diện nhau thì cũng nên phải bố trí vị trí lệch nhau, tránh đối diện trực tiếp.


Vị trí đặt bếp theo phong thủy: Nếu diện tích hẹp có thể bố trí bếp và bồn rửa vuông góc với nhau, tránh đối diện trực tiếp.

Trong gian bếp, nên ưu tiên bố trí bồn rửa ở hướng Bắc, Đông hoặc Đông Nam, bố trí ở phía Tây cũng tạm được. Vị trí bếp nên bố trí ở hướng Nam, hướng Đông hoặc hướng Đông Nam là phù hợp nhất. Tất nhiên phải bố trí trên cơ sở phối hợp giữa vị trí của cả bồn rửa và bếp để đạt đến sự phối hợp lý tưởng nhất giữa hai yếu tố Thủy và Hỏa.

Nếu bếp và bồn rửa được bài trí thẳng hàng nhau sát vách tường phía Tây của phòng bếp thì nên bố trí bồn rửa ở phía Bắc, bếp ở phía Nam; nếu bếp và bồn rửa được bài trí thẳng hàng nhau sát vách tường phía Đông của phòng bếp thì nên bố trí bếp ở phía Bắc, bồn rửa ở phía Nam; nếu bếp và bồn rửa được bài trí thẳng hàng nhau sát vách tường phía Bắc của phòng bếp thì nên bố trí bếp ở phía Đông, bồn rửa ở phía Tây; nếu bếp và bồn rửa được bài trí thẳng hàng nhau sát vách tường phía Nam của phòng bếp thì nên bố trí bếp ở phía Tây, bồn rửa ở phía Đông.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tại sao nên bố trí bếp nấu và bồn rửa thẳng hàng trên tủ bếp

KIÊNG KỴ TRONG MA CHAY

Phong tục tập quán trong việc tang hiếu

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

KIÊNG KỴ TRONG MA CHAY

                                     

Trong việc tang lễ ma chay, tín ngưỡng dân gian người Việt yêu cầu phải tuân thủ theo một số điều kiêng kị để bảo đảm những điều không may sẽ không tiếp diễn.

  • Kiêng kỵ đối với người chết vì nạn sông nước: Vỡi những người bị tai nạn sông nước, khi đang được cứu chữa, người ta kiêng không cho cha mẹ hay con cái của nạn nhân vào vì cho rằng nếu lúc đó có mặt người thân, chắc chắn nạn nhân không thể cứu được.
  • Kiêng kỵ đối với người chết ngoài đường, ngoài chợ: Với những người chết ở ngoài đường, người ta tối kỵ đưa xác chết về nhà, vì việc làm đó sẽ mang theo âm khí, không lợi cho việc làm ăn, sinh sống của những người trong nhà.

Trường hợp này, thân nhân phải tổ chức tang lễ tại nơi có người chết hoặc phải dựng lán ngoài đồng để thực hiện tang lễ. Người chết đột tử ngoài đường do tai nạn tàu xe, sông nước…cũng được coi là xấu số và người nhà phải cúng lễ ở nơi người đó thiệt mạng.

  • Kiêng kỵ với người treo cổ tự vẫn: Trường hợp người bị chết do thắt cổ (tự vẫn hay do người khác cưỡng sát), nếu phát hiện ra người đó chưa chết hẳn, người ta sẽ dùng dao chém đứt sợi dây khi người đó còn treo lơ lửng chứ không cởi tháo sợi dây ra, bởi theo tín ngưỡng dân gian, chỉ bằng cách chém đứt sợi dây, mối oan nghiệt mới dứt và gia đình đó mới tránh được họa chết vì thắt cổ theo đuổi.
  • Kiêng kỵ đối với trường hợp con chết trước cha mẹ: Trường hợp con chết trước cha mẹ, ở một số địa phương miền Bắc thường không để cha mẹ đưa tang con vì người ta cho rằng, chết trước cha mẹ là nghịch cảnh, gây cho cha mẹ nhiều mối đau thương. Vì thế, trên đường đi đưa tang có thể khiến cha mẹ đau buồn quá mà ngất đi, ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng. Tục kiêng kỵ này nhằm làm vơi nỗi đau buồn và tránh nạn trùng tang
  • Kiêng kỵ nhập quan vào ngày xâu, giờ xấu: Khi có người chết, trước hết người ta phải chọn giờ, chọn ngày tốt an táng, tránh tuổi, kiêng tuổi khi làm lễ nhập quan. Sau đó, chọn ngày lành tháng tốt để an táng người quá cố. Tuyệt đối kiêng kỵ nhập quan vào giờ xấu, ngày xấu để tránh những chuyện chẳng lành.
  • Kiêng để chó, mèo nhảy qua xác người chết: Khi thi hài chưa được nhập vào quan tài, con cháu và người thân của người quá cố phải cử nhau ngày đêm canh giữ và không được để chó, mèo nhảy qua xác chết nhằm tránh hiện tượng quỷ nhập tràng (người chết bật dậy, rồi sau đó đuổi theo để bắt người).
  • Kiêng dùng vật dụng của người sống cho người đã chết: Khi chon cất, người ta kiêng dùng quần áo, đồ dùng của người đang sống cho người đã chết vì họ cho rằng những đồ vật đó đã mang hơi của người sống. Nếu để người chết mang đi, tức là đã chôn một phần của người sống, có thể khiến cuộc sống của người đó không được trọn vẹn như bị  ngớ ngẩn, đần độn, hay quên, lú lẫn…
  • Kiêng mặc áo, nằm giường của người đã chết: Không chỉ kiêng mặc áo, sử dụng đồ của người sống cho người chết mà tín ngưỡng dân gian còn kiêng việc người sống mặc quần áo thừa hay nằm giường cũ của người chết để lại.
  • Kiêng trả lời khi chưa nhận rõ tiếng người gọi: Ở những gia đình có người già mất, người nhà đã phải đóng cửa, kiêng lên tiếng trả lời khi chưa nhận ra tiếng của người gọi ngoài cổng. Sở dĩ, có việc này vì do tín ngưỡng dân gian, người già mới mất còn nhớ con cháu, tối đến về nhà gọi, nếu ai thưa sẽ bắt đi theo.
  • Kiêng để nước mắt nhỏ vào thi hài người chết: Trong quá trình khâm liệm, phải kiêng để nước mắt của con cháu nhỏ vào thi hài của người chết vì sợ sau này con cháu sẽ làm ăn khó khắn, và cũng tránh hiện tượng “quỷ nhập tràng”. Vì thế, người trực tiếp khâm liệm (thường là người nhà) không được khóc khi đang tiến hành các thao tác khâm liệm. Những người khác dù có thương xót người quá cố đến đâu thì khi khóc cũng phải đứng cách xa một quãng để tránh nước mắt nhỏ vào.
  • Kiêng động cuốc, thuổng vào mộ trong vòng cư tang: Sau khi người chết mới được chôn cất ba ngày, người ta sẽ đắp mộ kỹ lưỡng trong khi làm lễ mở cửa mả. Từ đấy trở đi kiêng không đắp mộ trong vòng tang. Tục này là để tránh mồ mả bị sập, bị động trong thời kỳ áo quan và thi hài đang tan rữa. Con cháu khi đến thắp hương chỉ được lấy đất đắp vào những chỗ sụt lở, kiêng trèo lên mộ hay động cuốc, động thuổng vào mộ
  • Kiêng ăn mặc lố lăng, cười đùa khi dự tang lễ: Khi dự đám tang, người ta kiêng ăn mặc lố lăng, hở hang, lòe loẹt, kiêng cười to, nói to, nô đùa ầm ĩ…Bên cạnh đó, khi đi ngoài đường gặp đám tang, người ta cũng kiêng bấm còi ô tô, xe máy, để tỏ lòng thành kính, tiếc thương người quá cố.
  • Kiêng bật loa, hò hét giải trí khí gặp tang lễ: Trong buổi tang lễ, người ta thường kiêng bật ti vi, loa đài ầm ĩ, ồn ào. Trong trường hợp cạnh một đám tang là một đám cưới cũng phải vặn nhỏ loa đài, không biểu lộ sự hân hoan, thái quá với việc hỷ nhà mình mà nên tổ chức đơn giản, gọn nhẹ so với dự định ban đầu.
  • Người cao tuổi, phụ nữ có thai, người bị chó dại căn kiêng dự tang lễ: Người mới mất luôn lạnh hơn so với  nhiệt độ bình thường của môi trường xung quanh. Vì vậy người ta kiêng không cho các bậc cao lão, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ đến dự lễ khâm liệm, an táng và cải táng vì sợ nhiễm phải hơi lạnh mà ốm.

Nếu có cụ già, trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai ở gần gia đình có tang, người ta đặt ở cửa ra vào một lò than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ uế khí. Những người bị chó dại cắn cũng phải tuyệt đối cách ly đám tang vì khi nhiễm phải hơi lạnh sẽ lên cơn dại mà chết.

  • Kiêng đi nhanh khi khiêng linh cữu: Dân gian có tục giữ cho thi hài người chết được nằm yên, cho nên khi khiêng linh cữu cần nhẹ nhàng, thậm chí còn phải cố tình khiêng chậm để thể hiện sự lưu luyến với người đã khuất.
  • Kiêng hạ huyệt khi chưa làm lễ cúng Thổ thần: Trước khi hạ huyệt, người ta làm lễ cúng Thổ thần để xin phép được an táng người chết ở đây. Lễ cúng Thổ thần gồm có trầu, rượu, vàng hương, đĩa xôi, thủ lợn, hay giò, gà…Tất cả được bày theo một án đặt chiều hướng thuận lợi.

Cúng Thổ thần xong, đợi giờ Hoàng đạo thì linh cữu mới được hạ huyệt. Để thêm phần trọng thể, nghiêm trang người đại diện tang lễ còn làm lễ và đọc văn tế

  • Kiêng đến những nơi hội hè, lễ tết khi nhà có tang: Người ta thường kiêng đến những nơi hội hè, lễ tết, đám cưới…khi nhà có tang, vì họ cho rằng trong gia đình có người chết thì cả nhà đều nhuốm màu lạnh lẽo. Người ta không thể mang cái lạnh lẽo đó đến những nơi vui mừng như đám cưới, đám hội hay vào nhà người khác trong dịp đầu năm mới. Nếu ai đó không giữ được những điều kiêng kỵ trên sẽ bị coi là đem điều xúi quấy đến cho người khác. Hơn nữa, khi đang chịu tang ông, bà, cha, mẹ… mà đến những nơi vui vẻ như vậy là tỏ sự bất kinh, bất hiếu đối với cha, mẹ, ông, bà…và bị mọi người cười chê.
  • Kiêng lấy vợ, lấy chồng khi đang để tang cha mẹ: Thời xưa, khi cha mẹ mất, con cái thường phải để tang ba năm. Trong thời gian đó, người ta kiêng không lấy chồng, lấy vợ, nếu không sẽ bị làng xã khinh rẻ vì tội bất hiếu với cha mẹ, tổ tiên.

Ngày nay, việc kiêng cữ không còn được kỹ lưỡng như trước nữa nhưng nhiều gia đình vẫn thường kiêng xem ngày kết hôn hay cưới vợ, gả chồng cho con khi chưa qua giỗ đầu của người quá cố.

  • Liêng để ánh sáng mặt trời chiếu soi trực tiếp khi cải táng: Việc cải táng (bốc mộ) luôn được thực hiện về đêm để tránh ánh sáng mặt trời vì nhiều trường hợp thi thể nhiều năm vẫn còn nguyên vện, nếu để ánh năng mặt trời chiếu vào, thi thể sẽ rữa ngay, hoặc teo lại. Nếu gặp trường hợp như vậy phải lấp đất lại ngay, vài năm sau mới được cải táng.

Trích Phong tục dân gian – Lý Kiến Thành


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: KIÊNG KỴ TRONG MA CHAY

Cha mẹ có để tang con không ?

Tang phục là thể hiện tình nghĩa, có phân biệt thân sơ "Họ đương 3 tháng, láng giềng 3 ngày", thể hiện lòng thương xót giữa kẻ mất người còn. Vì thế, chẳng những thân thích mà người ngoài đến phúng viếng cũng nên đeo băng tang. Theo "Thọ mai gia lễ" thì chẳng những cha mẹ để tang con mà ông bà và cụ kỵ cũng để tang hàng cháu, hàng chắt.
Cha mẹ có để tang con không ?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

"Thọ mai gia lễ" quy định như vậy nhưng một số địa phương Bắc bộ quan niệm "Phụ bất bái tử" (cha không lạy con), Con chết trước cha mẹ là nghịch cảnh, là bất hiếu, con chưa kịp báo hiếu cha mẹ đã chốn nợ đời, chẳng những cha mẹ không để tang con mà khi khâm liệm con còn phải quấn trên đầu tử thi một vòng khăn trắng. Nếu là đàn bà mà tứ thân phụ mẫu còn cả thì phải quấn đến hai vòng, có nghĩa là ở dưới cõi âm cũng để tang báo hiếu sẵn cho cha mẹ đang ở trên dương trần.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Cha mẹ có để tang con không ?

Phán vận may và cuộc sống của bạn qua cổ

Bạn có phần cổ to dài, thon dài, hay vừa ngắn vừa to, chúng sẽ cho bạn biết vận may của bạn thế nào đấy nhé!
Phán vận may và cuộc sống của bạn qua cổ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

phan-van-may-va-cuoc-song-cua-ban-qua-co
1. Cổ ngắn và to
2. Cổ dài và to
3. Cổ dài và thon

Mộc Trà (Theo Lol)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phán vận may và cuộc sống của bạn qua cổ

Hóa giải mảnh đất hình chữ T và Y –

Lựa chọn phong thủy của cửa hàng, chủ yếu chọn môi trường tốt bảo đảm tinh lực của người chủ, thu hút nhiều khách hàng, tiện lợi trong buôn bán, có thể đem lại sự hưng thịnh cho cửa hàng. Dựa theo thuyết phong thủy, có người ắt có sinh khí, người cà

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

ng nhiều sinh khí càng mạnh, sinh khí có thể đem lại sự hưng thịnh trong kinh doanh. Xét từ góc độ kinh tế học, những khu vực phồn hoa của thị trấn, thành phố là nơi tập trung đông dân nhất, rất nhiều chỗ có thể trở thành nơi bán hàng.

cua-hang-chu-T

Tuy nhiên, đa phần những mảnh đất ấy nằm ngay chỗ đường cái hình chữ “T”, “Y”. Nếu chọn khu vực này để mở cửa hàng thi sẽ bị sát khí từ ngoài đường cái tràn vào như phần nhà ở. Nếu không mở cửa hàng ở đây thì lại chối bỏ sinh khí có lợi cho phát tài. Với tình hình như vậy, phong thủy có cách chế ngự “sát khí” như sau:

1. Trước khi mở cửa hàng ở đường hình chữ “T” và “Y” thì phải tạo một tấm bình phong chắn bằng tường xây hoặc vải, tre trúc.

2. Sửa cửa ra vào chéo hướng chứ không đi thẳng để ngăn chặn và tránh sát khi tràn vào.

3. Trồng cây hoặc hoa có trước mặt cửa hàng để tăng sinh khí và giảm trừ bụi bặm, sát khí bay vào cửa hàng.

4. Cố gắng áp dụng các biện pháp trên để điều chỉnh sinh khi và sát khí trong cửa hàng. Các cửa hãng sát mặt đường thường xuyên có rất nhiều bụi bặm, vì thế chú ý vẩy nước nhiều lần trước cửa để không khí sạch sẽ, phải dọn dẹp vệ sinh, lau cửa sổ. cửa ra vào sạch sẽ.

Những nguyên tắc cơ bản để hóa giải “sát khí” trên đây, cách thao tác cụ thể phải căn cứ vào tình hình thực tế mà quyết định. Chỉ bỏ đi một chi tiết nhỏ sẽ hỏng cả việc lớn. Do vậy các bạn phải cẩn thận.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Hóa giải mảnh đất hình chữ T và Y –

Cách đặt tên con thành đạt trong năm Ngọ –

Cách đặt tên con thành đạt trong năm Ngọ. Tên không chỉ đơn thuần là một danh từ để gọi, mà nó còn toát lên đường công danh, sự nghiệp trong tương lai … Cách đặt tên con thành đạt trong năm Ngọ Kim, Linh, Ngân, Mỹ, Vinh, Tú, Hòa… là những cái tên đẹp

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Cách đặt tên con thành đạt trong năm Ngọ. Tên không chỉ đơn thuần là một danh từ để gọi, mà nó còn toát lên đường công danh, sự nghiệp trong tương lai …

Cách đặt tên con thành đạt trong năm Ngọ

Kim, Linh, Ngân, Mỹ, Vinh, Tú, Hòa… là những cái tên đẹp theo phong thủy năm Giáp Ngọ, được chuyên gia khuyên đặt. Còn Nam, Phú, Cương, Thủy, Giang, Hà, Hải là những tên nên tránh.
Tên không chỉ đơn thuần là một danh từ để gọi, mà nó còn toát lên đường công danh, sự nghiệp trong tương lai của mỗi người.

Dễ dính lưới tình?

Người sinh năm Ngọ, tính tình khoáng đạt, tư duy nhanh nhạy, năng lực quan sát tốt, có năng lực buôn bán. Theo dân gian, người tuổi Ngựa tính khí nóng nảy, hay sốt ruột, làm việc vội vàng. Họ dễ rơi vào lưới tình, song cũng thoát ra nhanh chóng và nhẹ nhàng. Họ thường thoát ly gia đình khi trưởng thành, dù ở nhà vẫn mang tinh thần độc lập và chờ thời cơ bay nhảy. Sức sống của người tuổi ngựa mạnh mẽ, song thường có biểu hiện lỗ mãng, vội vàng, ưu điểm lớn nhất là lòng tự tin mạnh mẽ, xử sự hào nhã. Họ thích mặc màu nhạt, kiểu cách độc đáo và đẹp.

ten

Theo dân gian, người tuổi Ngựa tính khí nóng nảy, hay sốt ruột, làm việc vội vàng.

Người tuổi ngựa luôn làm theo ý mình, thích mình là trọng tâm. Khi trình bày quan điểm họ vung tay múa chân, quyết nói ra toàn bộ suy nghĩ của mình. Hiện tượng mâu thuẫn trước sau trong tính cách của họ là do tình cảm hay thay đổi của họ sinh ra. Họ làm việc theo trực giác, có thể làm tích cực được nhiều việc cùng một lúc, khi đã quyết định, họ lao vào làm ngay.

Người tuổi Ngọ rất khó làm việc theo kế hoạch của người khác, thích làm những việc có tính hoạt động, giỏi giải quyết việc gay cấn, rắc rối, khi nói chuyện thường không tập trung. Nữ tuổi Ngọ có sức sống mạnh mẽ, cử chỉ nhẹ nhàng, nói nhiều. Phụ nữ có thể dịu dàng nhưng có lúc tỏ ra cực đoan.

Nhiều cách đặt tên

Theo một chuyên gia phong thủy Nguyễn Thị Luyện (Hải Phòng), năm Giáp Ngọ là mệnh Kim (Sa Trung Kim – vàng trong cát). Người tuổi Ngọ là người cầm tinh con ngựa, sinh vào các năm 1954, 1966, 1978, 1990, 2002, 2014, 2026…

‘Lì xì ngày Tết sẽ mất thiêng vì ý đồ xấu’
Ý nghĩa ban đầu của tiền lì xì, hay mừng tuổi, là để chúc sức khỏe cho mọi người, đặc biệt là trẻ em, giúp họ không bị yêu quái quấy nhiễu.

Dựa theo tập tính của loài ngựa, mối quan hệ sinh – khắc của 12 con giáp (tương sinh, tam hợp, tam hội) và ngữ nghĩa của các bộ chữ, chuyên gia phong thủy đã gợi ý một số tên gọi mang lại may mắn cho người tuổi Ngựa.

Tuổi Ngựa thường gắn với cỏ, nên dùng những từ có bộ Thảo (cỏ), bộ Kim (vàng) sẽ có học thức uyên bác, yên ổn, giàu có, vinh quang, hưởng phúc suốt đời.

Theo đó, những từ nên có trong tên con trong bộ Thảo là Cửu (một loại cỏ thuốc); Miêu (mạ, cây giống); Thiên (um tùm); Vu (khoai sọ); Chi (cỏ thơm); Duẩn (măng); Cầm (cây thuốc); Hoa (bông); Phương (thơm); Linh (cây thuốc Phục Linh); Bình (táo tây); Minh (trà); Trà (trà); Thảo (cỏ); Tiến (cỏ thơm); Lợi; Diệp (lá); Lan (hoa lan); Lam (màu xanh da trời); Liên (hoa sen); Vạn (họ Vạn)…

dattenchoconnam2014

Người tuổi Ngựa rất hợp với tên thuộc bộ Thảo.

Bộ Kim cũng được chuyên gia phong thủy này khuyên đặt, như Kim (vàng); Xuyến (vòng đeo tay); Linh (cái chuông); Ngân (bạc); Nhuệ (lanh lợi); Cẩm (gấm); Toản (kim cương); Luyện (gọt rũa); Kính (gương soi); Điền (tiền cổ)…

Hay là những chữ có bộ Ngọc, Mộc, Hòa (cây lương thực) sẽ khiến người được đặt tên nhận được sự giúp đỡ từ quý nhân, trở nên đa tài khôn khéo, thành công rực rỡ.

Quét nhà, hót rác ngày Tết là đại kỵ?
Việc kiêng kỵ còn tùy vào quan niệm riêng của từng gia đình. Song, hiểu các tập tục ngày Tết sẽ giúp người ta biết cách cư xử sao cho tế nhị, tránh gây hiểu lầm, khó xử.

Bộ Ngọc là các chữ Giác (ngọc ghép thành 2 miếng); Doanh (đá ngọc); Tỷ (ấn của nhà Vua); Bích (ngọc quý)…

Bộ Mộc gồm Đông (phương đông); Sam (cây tram); Bân (lịch sự); Vinh (vinh dự); Nghiệp (nghề nghiệp)…

Bộ Hòa là Hòa (cây lương thực); Tú (đẹp); Khoa (khoa cử); Nhu (mềm mỏng); Lâm (mưa to); Kiệt (tài giỏi); Sâm (rừng)…

Thậm chí, có thể chọn những chữ có bộ Tỵ (rắn), Mùi (dê), Dần (hổ) Tuất (chó) vì hợp với ngựa như Bưu (hổ con); Thành (họ Thành); Dần (hổ); Kiến (xây dựng); Quần (đám đông); Nghĩa (tình nghĩa); Độc (một mình); Mỹ (đẹp); Tiến (tiến lên)…

Chuyên gia này cũng đưa ra những từ kiêng kỵ khi đặt tên con tuổi Ngựa.

Bộ Điền, Hỏa, Chấm thủy, Thủy, Băng (nước đá), Bắc (phương Bắc) được khuyên không nên sử dụng trong khi đặt tên con. Vì ngựa mạng Hỏa, đặt tên cho người tuổi Ngựa những chữ thuộc bộ này sẽ khiến họ luôn lo âu mệt mỏi, tinh thần hoặc tính tình ngang ngạnh, dễ xảy ra tranh cãi, mọi việc bất thuận

Những tên nên tránh là Giáp (can giáp); Do (họ Do); Đĩnh (bờ ruộng); Nam (con trai); Điện (ngoại ô); Phú (phú quý); Cương (bờ cõi); Hoán (sáng sủa); Thủy (nước); Băng (nước đá); Giang (song); Tấn (con nước); Hà (sông); Dương (biển lớn); Hải (biển); Đông (mùa đông); Loan (vịnh); Thục (thùy mị); Hoài (sông hoài); Thanh (trong)…

Và cũng không nên dùng chữ có bộ Dậu (gà), Tý (chuột) hay Ngưu (Trâu).


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Cách đặt tên con thành đạt trong năm Ngọ –

Bàn làm việc đối diện cửa ra vào có nguy hiểm không?

Hỏi: Tôi sinh năm 1967, tại nơi làm việc của cơ quan tôi được bố trí ngồi đối diện cửa ra vào. Dù trên bàn tôi đã bố trí cây xanh nhưng xem ra phong thủy vẫn không tốt.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tuổi tôi nên hóa giải thế nào đối với tình huống này ? Có thể đặt trên bàn bể cá cảnh nhỏ hoặc vật phẩm phong thủy gì không ?

Nguyễn Hữu Nguyễn (Hà Nội)

Trả lời

Chào bạn!

Trên thực tế, không phải cứ ngồi trực diện cửa chính là xấu. Theo nguyên tắc vận động của dòng khí thì vị trí đối diện cửa chính vào phòng là vị trí nhận các dòng khí mạnh nhất từ cửa ra vào.

Vì vậy, vị trí này thích hợp với những nhân viên cần phải giao tiếp nhiều và hay phải đi lại thường xuyên như nhân viên kinh doanh, maketing... không phù hợp với những người làm nghiên cứu hay những bộ phận kế toán, hành chính, nhân sự...

Trong trường hợp công việc không phù hợp với vị trí trực diện cửa chính có thể khắc phục bằng cách đặt một chậu cây trước mặt để che chắn hoặc đặt một quả cầu thủy tinh trên bàn làm việc nhằm mục đích phân tán bớt các dòng khí quá mạnh từ cửa phòng.

Chuyên gia phong thủy Phạm Cương, Công ty Cổ phần Nhà Xuân

(Theo Kiến thức)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bàn làm việc đối diện cửa ra vào có nguy hiểm không?

Tam kim tam bàn của la bàn phong thủy đại diện cái gì? –

Trong la bàn có “tam kim tam bàn” tức là chỉ chính kim của địa bàn, phong kim của thiên bàn và trung kim của nhân bàn. Tam bàn chia thành 24 khấc, mỗi khấc chiếm mười lăm độ gọi là “nhị thập tứ sơn”. Hai mươi bốn phương vị là dùng mười hai chi (Tý, S

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trong la bàn có “tam kim tam bàn” tức là chỉ chính kim của địa bàn, phong kim của thiên bàn và trung kim của nhân bàn. Tam bàn chia thành 24 khấc, mỗi khấc chiếm mười lăm độ gọi là “nhị thập tứ sơn”.

La ban tam hop

Hai mươi bốn phương vị là dùng mười hai chi (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) kết hợp với tám can (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhâm, Quý) và tứ duy (quẻ Càn, quẻ Khôn, quẻ Tốn, quẻ Cấn).

Kim nam châm chỉ chính trung của tý ngọ gọi là chính kim, phùng của nhâm tý, bính ngọ gọi là phùng kim, phần giữa của tý quý, ngọ đinh gọi là trung kim.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tam kim tam bàn của la bàn phong thủy đại diện cái gì? –

Tên hay cho bé trai (phần 1)

Tên hay cho bé trai là gợi ý cần thiết cho những ai sắp làm cha, làm mẹ. Hãy lựa chọn cho đứa trẻ của mình một cái tên thật ý nghĩa nhé.
Tên hay cho bé trai (phần 1)

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Ten hay cho be trai (phan 1) hinh anh
 
Tên bé trai ý nghĩa sẽ không chỉ hay mà còn chứa đựng những mong mỏi của cha mẹ vào tương lai tốt đẹp của con.
Ten hay cho be trai (phan 1) hinh anh
 

Ten hay cho be trai (phan 1) hinh anh
 
Đặt  tên bé trai hay  là cái tên mang ý nghĩa tốt, hợp với những phẩm chất mà cha mẹ nhận thấy ở con.

Ten hay cho be trai (phan 1) hinh anh
 

Ten hay cho be trai (phan 1) hinh anh
 

Ten hay cho be trai (phan 1) hinh anh
 
Mong mỏi con cái học hành giỏi giang, thi đỗ thành đạt là nguyện ước chính đáng của mọi bậc làm cha làm mẹ. Hãy đặt tên con là Đăng Khoa để đứa trẻ có thể thi đỗ bảng vàng.
Ten hay cho be trai (phan 1) hinh anh
 

Ten hay cho be trai (phan 1) hinh anh
 

Ten hay cho be trai (phan 1) hinh anh
 
Con là món quà quý giá mà ông Trời ban tặng cha mẹ. Bảo Khánh - chiếc khánh quý là cái tên vừa hay vừa đẹp dành cho chàng trai nhỏ bé của bạn.
 
Ten hay cho be trai (phan 1) hinh anh
 

Ten hay cho be trai (phan 1) hinh anh
 
Mong con bình an và hạnh phúc với cái tên An Thái.

 
Ten hay cho be trai (phan 1) hinh anh
 
► Tham khảo thêm: Đặt tên con theo phong thủy để có vận mệnh tốt đẹp

Tổng hợp


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tên hay cho bé trai (phần 1)

Tự chế bùa hộ mệnh cho mình, đơn giản mà vẫn hiệu quả

Bùa hộ mệnh là vật phòng thân phòng tránh ma quỷ, bùa hộ mệnh không hẳn là phải được “yểm” mới có tác dụng. Tự chúng ta cũng có thể làm bùa hộ mệnh cho mình, từ những thứ dễ tìm nhất mà hiệu quả mang lại cũng không thua kém gì bùa đã được “yểm".

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

1. Chu sa: Đây là tên một vị thuốc bạn có thể mua ở hiệu thuốc Đông y, giá cũng không hề cao, tuy nhiên, giá cũng tỉ lệ thuận với chất lượng, giá càng cao thì chu sa càng tinh khiết. Chu sa có 2 loại, một loại dạng phấn bột và một loại dạng cát – chính loại cát này thường được dùng để làm bùa hộ mệnh. Dùng một chiếc túi nhỏ, bên trong có bỏ chu sa cùng 7 cây đăng tâm thảo phơi khô, 7 hạt đậu đen, tốt nhất nên để thêm vài câu chú Phật đại bi hoặc một ít gỗ đào thì thêm phần linh nghiệm. Mang túi này bên người thường xuyên làm vật hộ mệnh.
 

Cac loai bua ho menh don gian ma hieu qua hinh anh
Hoàng kim thạch

  2. Hoàng kim thạch: Cũng là một vị thuốc Đông y giống như chu sa, được dùng làm vật hộ thân để tránh ma quỷ. Đây là một loại độc dược, rất khó mua được. Cách dùng cũng giống như chu sa.
 
3. Cây ngải cứu: Ngải cứu thường được dùng làm dược liệu châm cứu. Lá ngải cứu phơi khô rồi vò nát thành những sợi nhỏ. Nếu có việc phải ra đường lúc đêm khuya thì nên mang theo một chút ngải cứu khô này, mùi của nó sẽ có tác dụng xua tan tà khí. Bạn cũng có thể đốt một chút ngải cứu khô trong phòng để phòng trừ bệnh cảm cúm.

Cac loai bua ho menh don gian ma hieu qua hinh anh 2
Ngải cứu
 
4. Trầm hương: Loại bùa này thì không cần phải “yểm chú” nhưng giá thì cũng không rẻ chút nào. Chỉ cần lấy ra đốt là có thể xua tan mọi tà khi, tuy nhiên, nếu được “yểm chú” thì nó sẽ có hiệu quả cao hơn. Nếu đi ngoài đường về và cảm thấy khó chịu thì bạn cũng có thể vẩy một ít trầm hương trong phòng, miệng thì niệm Phật chú (chú đại bi), tinh thần sẽ thoải mái hơn rất nhiều.
 
5. Hồ lô: Trước kia người ta dùng quả bầu hồ lô bằng đồng, nhưng hiệu quả không cao bằng việc sử dụng quả bầu già. Bầu già liền cắt miệng quả rồi bỏ hết hạt ở trong ra. Tốt nhất là nên treo quả bầu này ở đầu giường, trên cửa, treo trên cửa sổ, nếu sau một thời gian, quả bầu hư hỏng thì có thể thay một quả bầu mới. Trên quả bầu có thể khắc phù chú nhưng tuyệt đối không nên khắc hình Phật, như vậy là thất lễ.

Cac loai bua ho menh don gian ma hieu qua hinh anh 3
Cây gừng
 
6. Củ gừng: Đây không chỉ là một loại gia vị trong ẩm thực mà còn là một loại dược phẩm có tác dụng gia tăng sức khỏe. Thời xưa, các vị đại phu thường dùng gừng để ra vào các khu vực có dịch bệnh khi không có khẩu trang chống độc, số người bị lây nhiễm bệnh là rất ít. Đây là một loại dược liệu có khả năng chống độc vô cùng tốt, ngay cả Khổng Tử cũng dùng rất nhiều.
 
Phương Thùy  
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tự chế bùa hộ mệnh cho mình, đơn giản mà vẫn hiệu quả

Tương quan tướng mũi và tính cách con người

Tướng mũi và tính cách con người: Những người có dáng mũi nhỏ rất giàu trí tưởng tượng và sáng tạo.
Tương quan tướng mũi và tính cách con người

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Những người có dáng mũi nhỏ rất giàu trí tưởng tượng và sáng tạo. Họ thường thiếu kiên nhẫn và dễ mất bình tĩnh khi gặp sự cố bất ngờ, nhưng lại sẵn sàng giúp đỡ người khác vô điều kiện.
 

► Lịch ngày tốt cung cấp công cụ xem tử vi, xem tướng các bộ phận cơ thể đoán vận mệnh chuẩn xác

1. Tướng mũi dài
 
Những người sở hữu chiếc mũi dài thường có tài kinh doanh, giao tiếp. Bên cạnh đó, người này có tham vọng lớn về sự nghiệp và có khả năng lãnh đạo thiên bẩm. 
 
Tuy nhiên, nhược điểm của người này là tự kiêu, quá tự tin vào khả năng của bản thân mà coi thường ý kiến của người khác. Ngoài ra, tính cách bốc đồng, làm việc theo hứng sẽ khiến họ khó lường trước những hệ lụy sẽ đến.
 
2. Tướng mũi ngắn
 
Trong Nhân tướng học, mũi ngắn được coi là tướng người trung thành, tận tâm và tham vọng trong công việc. 
 
Người này có trái tim nhân hậu, hay mang tới niềm vui cho người khác và cũng dễ bị chi phối cảm xúc hay ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh.

Tuong quan tuong mui va tinh cach con nguoi
Tương quan tướng mũi và tính cách con người

3. Tướng mũi thẳng

 
Mũi thẳng còn được gọi là mũi Hy Lạp, có đặc điểm là lỗ mũi nhỏ nhắn, sống mũi cao. Đa phần người có mũi thẳng đều thông minh, thẳng thắn và sống khá nguyên tắc. 

4. Tướng mũi cong

Chủ nhân của tướng mũi cong thuộc tuýp người giàu trí tưởng tượng, thích bay nhảy, tự thiết kế cuộc sống riêng của mình mà không tuân theo bất kì sự chỉ đạo nào của người khác.
 
Bên cạnh đó, người nhiệt tình hăng hái trong công việc, luôn tìm kiếm và trải nghiệm những điều thú vị trong cuộc sống.
 
5. Tướng mũi khoằm
 
Chiếc mũi khoằm còn gọi là mũi Diều hâu. Người có tướng mũi này chỉ chăm chăm làm theo ý mình chứ ít khi bị ảnh hưởng bởi sự tác động và quan điểm của người khác.
 
6. Tướng mũi hếch
 
Người này có thái độ sống lạc quan, tâm địa lương thiện. Ngay từ khi sinh ra, họ luôn nhận được sự yêu thương và đùm bọc cũng như nuôi dạy nhân cách tốt.
 
7. Tướng mũi La Mã
 
Những ai sở hữu mũi La Mã đều có chung đặc điểm tính cách là bướng bỉnh và nhiều tham vọng. Người này có biệt tài lãnh đạo, cá tính mạnh mẽ, luôn khiến mọi người nể phục.
 
8. Tướng mũi nhỏ
 
Những người có dáng mũi nhỏ rất giàu trí tưởng tượng và sáng tạo. Họ thường thiếu kiên nhẫn và dễ mất bình tĩnh khi gặp sự cố bất ngờ. Nhưng họ sẵn sàng giúp đỡ người khác vô điều kiện.
 
9. Tướng mũi to
 
Đa phần những người mũi to, sống mũi cao, cánh mũi rộng lúc nào cũng tràn đầy năng lượng và nhiệt huyết trong công việc, cuộc sống. Họ ghét phải làm việc trong không gian gò bó hay dưới sự sắp đặt của người khác.
 
ST  
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tương quan tướng mũi và tính cách con người

Phong thủy sử dụng ví tiền mang lại nhiều may mắn nhất –

Các bạn đang rất muốn trong ví của mình có rất nhiều tiền. Vậy làm cách nào để tiền vào như nước? Bạn nên xem lại phong thủy sử dụng ví tiền của mình xem đã hợp lý chưa? Việc sử dụng ví tiền đúng cách sẽ mang lại rất nhiều may mắn và tài lộc cho bạn.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Các bạn đang rất muốn trong ví của mình có rất nhiều tiền. Vậy làm cách nào để tiền vào như nước? Bạn nên xem lại phong thủy sử dụng ví tiền của mình xem đã hợp lý chưa? Việc sử dụng ví tiền đúng cách sẽ mang lại rất nhiều may mắn và tài lộc cho bạn. Nhưng cách sử dụng ví tiền  hợp lý như thế nào? sử dụng ví tiền thế nào mới hợp phong thủy? Theo các chuyên gia phong thủy cho rằng tất cả các ngăn trong ví đều nên để tiền. Tiền được chứa đều ở các ngăn đồng nghĩa với việc tiền bạc và tài lộc sẽ ngày một tăng lên. Để củ thế vấn đề này các bạn hãy cùng chúng tôi đọc bài viết sau.

Nội dung

  • 1 Phong thủy sử dụng ví tiền mang lại nhiều may mắn
    • 1.1 Kích thước không quá nhỏ
    • 1.2 Để tiền ở tất cả các ngăn
    • 1.3 Chọn ví dễ sử dụng
    • 1.4 Dự trữ một số tiền không bao giờ tiêu đến trong ví
    • 1.5 Hình dáng ví càng đơn giản càng tốt
    • 1.6 Tránh để ảnh gia đình và biên lai trong ví tiền

Phong thủy sử dụng ví tiền mang lại nhiều may mắn

Kích thước không quá nhỏ

Theo phong thủy, một chiếc ví có kích thước đủ lớn, nhiều ngăn để không chỉ giữ tiền mà còn đựng được những loại giấy tờ tùy thân, thẻ tín dụng… sẽ giúp chủ nhân của nó có thêm nhiều tài lộc và sự thịnh vượng.

Để tiền ở tất cả các ngăn

Tất cả các ngăn trong ví đều nên để tiền, tránh để ngăn trống rỗng làm tiêu tán tài vận. Tiền được chứa đều ở các ngăn đồng nghĩa với việc tiền bạc và tài lộc sẽ ngày một tăng lên, chủ nhân của chiếc ví này sẽ ngày càng giàu có.

Ngoài ra, bạn có thể để một vài đồng tiền xu trong ví. Tiền xu mang năng lượng Kim có tác dụng hút nguồn năng lượng tích cực cho ví tiền cũng như chính bạn.

vi-trai-tim-JPG-9367-1405550356

Chọn ví dễ sử dụng

Thao tác mở hoặc đóng ví tiện dụng, sao cho tiền không bị nhàu nát sẽ giúp bạn hút thêm vận may về tiền bạc.

Dự trữ một số tiền không bao giờ tiêu đến trong ví

Điều này không những giúp bạn có cảm giác an tâm và tự tin trong mọi tình huống mà nó còn là yếu tố thu hút thêm tiền bạc, sự thịnh vượng cho bản thân.

Hình dáng ví càng đơn giản càng tốt

Những loại ví có hình vuông, chữ nhật hoặc bán nguyệt vừa đơn giản lại mang hình dáng lần lượt thuộc hành Mộc, Thổ và Kim rất hợp phong thủy, tốt cho tài vận của bạn.

v22-hong-nhat-JPG-8465-1405550356

Tránh để ảnh gia đình và biên lai trong ví tiền

Hình ảnh về những người thân trong gia đình sẽ khiến trường khí bị nhiễu loạn, dễ phân tán và giảm sức hút tiền bạc, sự giàu có.

Biên lai, hóa đơn thanh toán là đại diện cho số tiền bạn đã mất đi, nếu thường xuyên giữ chúng trong ví tiền của mình sẽ không tốt cho tài vận. Chúng là nhân tố sẽ kích thích nợ nần ngày càng tăng lên. Do đó, bạn không nên giữ những loại giấy tờ này trong ví, dù trong thời gian ngắn tạm thời.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phong thủy sử dụng ví tiền mang lại nhiều may mắn nhất –

Mơ thấy được kẻ khác xu nịnh: Có hình tượng xấu trong mắt người khác –

Ý nghĩa của nịnh nọt vốn là lấy lòng kẻ quyền quý cao sang. Sẽ ít khỉ mơ thấy những người mình hằng tôn trọng thường ngày lại quay sang kính nể thậm chí nịnh nọt bản thân mình.   Nếu điều đó thật sự xảy ra trong chiêm bao của bạn, cho thấy bạn t
Mơ thấy được kẻ khác xu nịnh: Có hình tượng xấu trong mắt người khác –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mơ thấy được kẻ khác xu nịnh: Có hình tượng xấu trong mắt người khác –

Phòng vệ sinh hợp phong thủy

Phong thuỷ hiện đại cũng đề ra những đặc thù riêng cho khu vệ sinh, khác với quan niệm cũ và nêu bật tầm quan trọng hàng đầu của khu vệ sinh tương đương với hệ
Phòng vệ sinh hợp phong thủy

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

thống cửa (Môn) và bếp (Táo) trong ngôi nhà đương đại.

Trong ngôi nhà truyền thống Việt Nam trước đây, khu vệ sinh đã có sự tách bạch khô - ướt, bẩn - sạch, dẫn đến nhà tắm thường không ở chung một chỗ với nhà xí. Một số nơi trên thế giới còn tổ chức thành nhà tắm công cộng (như ở Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc) và nâng việc tắm rửa thành một nghi thức, một thú vui thiết thân chứ không chỉ là tẩy rửa cho cơ thể thanh sạch. 

Phong ve sinh va van de phong thuy hinh anh
Phòng vệ sinh cũng cần hợp phong thủy

 Nhất vị nhị hướng

Trong bài trí không gian hợp phong thuỷ, có được vị trí phù hợp sẽ dễ dàng xoay chuyển phương hướng và bố cục. Theo nguyên tắc tọa hung, khu vệ sinh nên đặt vào các hướng xấu, các hướng bất lợi về khí hậu và phối hợp được ngũ hành, âm dương. Ví dụ, hướng bắc thuộc hành Thuỷ, hướng tây và tây bắc thuộc hành Kim, do Kim sinh Thuỷ nên những hướng này phù hợp đặt khu vệ sinh (vốn thuộc Thủy).

Về mặt khí hậu, các hướng này có nhiều nắng gắt và ở cuối hướng gió (so với hướng gió chủ đạo của nước ta là nam và đông nam) nên phòng tắm đặt tại đây sẽ vừa giúp đón được bức xạ nhiệt giúp luôn khô ráo, lại vừa không gặp phải gió đột ngột khi mới tắm xong. Thậm chí khi nhà có mặt tiền hướng tây nắng gắt, có thể đưa phòng tắm trên lầu ra phía trước nhằm tạo nên không gian đệm che chắn bớt nóng nực cho phòng bên trong cũng như hình thành mảng khối đặc - rỗng (âm - dương) cho mặt tiền nhà. Tất nhiên, cách đặt này cần lưu ý phòng vệ sinh không “đè” lên trục cửa ra vào chính, hay đi đường ống thoát nước xuống cạnh các chỗ ngồi trang trọng tại phòng khách.  

Việc xem xét hướng đặt phòng vệ sinh cũng cần chú ý đến hướng mệnh trạch của gia chủ, dân gian gọi là cách “dĩ độc trị độc” để hung gặp hung hóa cát, đặt khu vệ sinh vào vị trí xấu sẽ hợp hơn là đặt vào vị trí tốt.

Vài điều kiêng kỵ

Một số sách vở và truyền tụng dân gian có thêm những lời khuyên mang tính kiêng kỵ khi bố trí khu vệ sinh, có thể lý giải dưới góc độ khoa học và kiến trúc như sau:

- Tránh đặt khu vệ sinh lên trên đầu bếp hoặc tránh nằm ngủ dưới phòng vệ sinh: khi phòng vệ sinh nằm vào vị trí hung, dĩ nhiên không gian kề cận cũng nằm trong hệ thống liên quan như đường ống, hộp kỹ thuật, thông thoáng, lối đi… Vì thế, các phòng vệ sinh trên dưới thẳng hàng nhau sẽ hợp lý về phương vị hơn. Nếu đưa bếp (Hỏa) vào khu có Thủy bên trên thì sẽ gặp xung khắc ngũ hành. Còn vị trí giường ngủ luôn cần toạ cát nên không thể trùng phương vị tọa hung của khu vệ sinh được.

- Kiêng mở cửa phòng vệ sinh thẳng với cửa chính, lối vào chính của nhà: điều này ngoài ý nghĩa về giữ gìn thẩm mỹ, che chắn tầm nhìn, còn liên quan đến trục dẫn truyền khí trong nội thất. Thay vì mở cửa trực xung đối môn rất dễ gây gió lùa, có thể đặt bình phong hoặc tạo vách ngăn che chắn nếu như không thể xoay chuyển cửa được.

- Kỵ đặt phòng vệ sinh ngay trung cung của nhà: vì phần trung tâm của mọi cuộc đất - ngôi nhà vốn thuộc Thổ (khắc Thuỷ), là nơi trang trọng và đòi hỏi sự cao ráo, sáng sủa, thoáng đãng và trang nghiêm nhất (nhà xưa luôn đặt bàn thờ tại trung cung). Nếu đặt phòng vệ sinh tại trung cung vừa làm hỏng nội khí của nhà, vừa bất lợi cho khu vệ sinh vì rất khó thông thoáng, đồng thời khu vệ sinh cũng gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ các công năng khác.

Tiện nghi và kỹ thuật

Tuy hiện nay đa số gia đình làm nhập chung cả ba tiện nghi tắm – lavabo – bàn cầu trong một phòng vì những hạn chế về diện tích và kinh phí, nhưng tốt nhất là nên tách riêng chúng ra nếu có thể bằng những cách ngăn chia “cứng” – như xây tường, làm vách kính - hoặc “mềm” như dùng rèm che, cửa lùa…

Trong khu vệ sinh, chỗ tắm thường bị tụ ẩm nên cần đánh dốc thoát nước tốt và mở được cửa sổ ra ngoài để thoáng khí và dẫn dương quang (ánh sáng mặt trời) vào nhiều hơn. Nếu muốn tách phần tắm với khu vệ sinh, có thể dùng khung cửa kính, vách di động nhằm tạo một trường khí riêng. Đơn giản hơn chỉ cần dùng tấm vải nhựa không thấm nước với ray kéo trên cao sẽ giúp kín đáo và tránh nước rơi vãi ra sàn. Những màu sắc dịu đem lại cảm giác thư giãn (như tông màu trắng và xanh thuộc các hành Kim, Thủy và Mộc là ba hành tương sinh với Thủy). Những màu đậm và ấm cũng có thể sử dụng cho phần nền và tường. Hạn chế dùng màu chói lọi hoặc quá tương phản trong khu vệ sinh vì tính thư giãn nhẹ nhàng luôn cần được tôn trọng.

Hệ thống nước phòng tắm cần luôn thông suốt, nếu có sự cố phải sửa chữa ngay, tránh tình trạng nước bị rò rỉ, thất thoát, bởi nước sinh hoạt cũng chính là nguồn khí trong nhà. Cửa khu vệ sinh hay chỗ đặt lavabo có thể nhìn thấy từ cửa chính, nhưng chỗ tắm và bàn cầu thì không nên, bởi tính riêng tư và kỵ trực xung của khu vực này. Nếu không tránh được, đặt thêm mành chắn, bình phong gỗ hay cây xanh để ngăn tầm nhìn từ cửa chính vào.

  Theo PT

 

 


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phòng vệ sinh hợp phong thủy

NGUỒN GỐC CỦA NHỊ THẬP BÁT TÚ

Hai mươi tám vì tinh tú và cách lý giải nguồn gốc của chúng theo quan niệm xưa

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Nhị thập bát tú là 28 ngôi sao có thật trên bầu trời. Các nhà Thiên văn học đã phát hiện, quan sát, ghi chép về nó từ rất lâu, như vậy các sao này luân phiên theo chu kỳ, chi phối ảnh hưởng đến Trái đất, chứ không phải là những chuyện viển vông hoang đường, ảo tưởng.

Hai mươi tám sao này phân thành bốn chòm sao.

Thanh long (thuộc phương Đông): Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ

Bạch hổ (thuộc phương Tây): Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm

Chu tước (thuộc phương Nam): Tinh, Quỷ, Liễu, Tỉnh, Trương, Dực, Chẩn

Huyền Vũ (thuộc phương Bắc): Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích

Người Trung Quốc lý giải nguồn gốc của nhị thập bát tú bằng một câu chuyện rất ly kì hấp dẫn. Vào thời Thượng cổ, vua Trụ nhà Ân hoang dâm tàn bạo khiến triều chính thối nát, kỷ cương nghiêng đổ, khắp thiên hạ như vạc dầu sôi. Vũ vương nhà Chu dấy quân nhân nghĩa, trừng phạt kẻ có tội. Đúng lúc này, trên tiên giới diễn ra một cuộc đàm luận, gồm có hai nội dung, thứ nhất trong số các tiên có nhiều người chưa đủ đức hạnh, và tu luyện chưa đạt cảnh giới thượng thừa. Thứ hai, trời đất tam giới khi ấy còn thiếu các thần linh để cai quản các công việc. Chính vì lẽ đó, mấy vị đứng đầu trong chư tiên họp bàn, muốn nhân cuộc biến loạn này, giáng một số vị tiên xuống làm thần linh cai quản trong các lĩnh vực. Mấy vị đứng đầu thượng giới gồm có, Thái thượng Lão quân, Nguyên Thủy Thiên Tôn (hai ông này đứng đầu Xiển giáo, tôn chỉ trong tu hành là chọn người có đức hạnh, cốt cách đặc biệt mới thu nhận làm đệ tử và truyền dậy), Thông Thiên Giáo Chủ, đứng đầu Triệt giáo (Phương châm của Triệt giáo là vạn vật chúng sinh đều bình đẳng, ông không phân biệt giữa người với người, hay vạn vật, chỉ cần có nhu cầu được học đạo thì ông sẽ dậy, học trò của ông rất đông, có nhiều người xuất thân từ động vật). Chính vì hay chủ trương đường lối của mấy vị lãnh đạo tiên giới đó đã dẫn đển mâu thuẫn về sao. Ba vị tổ sư này nghị luận và lập ra bảng phong thần, trong cuộc chiến Thương – Chu chiến tướng nào chết, mà có tên trong bảng phong thần thì sẽ về cai trị, thực hiện nhiệm vụ của thần đó. Trong số các thần này thì học trò Triệt giáo chiếm số lượng đông nhất. (nguyên nhân vì học trò của ông đông về số lượng, nhưng về chất lượng thì chưa thật sự đảm bảo).

Thông Thiên Giáo chủ lúc đầu đồng ý, chỉ định khoanh tay đứng nhìn, vô vi tu đạo, nhưng không ngờ, trong số đệ tử của ông xúi giục ông, khiến ông cũng nhảy vào cuộc chiến. Thái thượng Lão quân, Nguyên Thủy Thiên Tôn, và toàn bộ học trò Xiển giáo giúp đỡ bên nhà Chu, vì số trời của nhà Thương đã tận, và nhà Chu sẽ kế tiếp vai trò sứ mệnh của nhà Thương. Thông Thiên Giáo Chủ và toàn bộ học trò Triệt giáo giúp bên nhà Thương, vì cho rằng bên Xiển giáo phân biệt đối xử và khinh rẻ giáo phải của mình.

Thông Thiên Giáo Chủ lập ra trận Tru Tiên, nhằm cản bước Khương Tử Nha và Vũ Vương trên con đường tiến vào kinh đô Triều Ca để hỏi tội Trụ vương.  Trận Tru tiên được xây dựng bằng bốn thanh gươm phép Tru tiên, Lục tiên, Hãm tiên, Tuyệt tiên, thần tiên mà chưa có pháp lực cao cường rơi vào đều không toan mạng.  Trong trận Tru Tiên này, phe Xiển giáo thắng thế, tịch thu bốn thanh gươm phép này làm chiến lợi phẩm.

Thông Thiên Giáo chủ chưa chịu dừng lại, ông không trở về Bích Du cung mà tiếp tục lập trận khác thách thức quân Chu và Xiển giáo. Trận này là trận Vạn Tiên, có quy mô và mức độ khó hơn nhiều. Với sự giúp đỡ của hai vị giáo chủ Tây phương là Chuẩn Đề và Tiếp Dẫn, phe Xiển giáo và Khương Tử Nha lại một lần nữa phá xong trận này. Đáng lưu ý hơn, trong trận này, mấy vị Kim tiên trong Xiển giáo, quăng mấy thanh gươm phép lên trên trời, và đọc thần chú. Những thanh gươm này bay lung tung, loạn xạ, gặp phe đối phương là giết hại. Những vị đạo sĩ, học trò trong  Triệt giáo hầu hết là các loài vật tu luyện thành, cho nên sau khi chết hiện nguyên hình là các giống vật đó. Nhị thập bát tú là những học trò trong Triệt giáo thiệt mạng trong trận này, vốn họ đã có tên sẵn trong bảng Phong thần, chỉ đợi lúc lâm nạn thì hồn phách trở về cai quan địa vị của mình được giao phó.

Vì vậy, các ngôi sao trong nhị thập bát tú đều mang hình của một con vật, và tên người.  

Giác mộc giao, con giao long,  Bá Lâm

Cang kim long, con rồng, Lý Đạo Thông

Đê lạc thổ, tướng tinh con Lạc đà, Cao Bính

Phòng nhật thố, tướng tinh con Thỏ, Dao Công Bá

Tâm nguyệt hồ, tướng tinh con Chồn, Tô Nguyên

Vĩ hỏa hổ, con hổ, Châu Chiêu

Cơ thủy báo, con báo, Dương Chân

Đẩu mộc giải, con cua, Dương Tín

Ngưu kim ngưu, con trâu, Lý Hoằng

Nữ thổ bức, con dơi, Trịnh Nguyên

Hư nhật thử, con chuột, Châu Bảo

Nguy nguyệt yến, con chim én, Hầu Thái Ất

Thất trư hỏa, con lợn, Cao Chấn

Bích du thủy, con rái cá, Phương Tiết Thanh

Khuê mộc lang, con chó sói, Lý Hùng

Lâu kim cẩu, con chó, Trương Hùng

Vị thổ trĩ, con chim trĩ, Tống Canh

Mão nhật kê, con gà, Huỳnh Thương

Tất nguyệt ô, con quạ, Kim Thằng Dương

Chủy hỏa hầu, con khỉ, Phường Tuấn

Sâm thủy viên, con vượn, Tôn Tường

Tỉnh mộc can, con dê trừu, Thẩm Canh

Quỷ kim dương, Triệu Bạch Cao

Liễu thổ chương, con gấu ngựa, Ngô Khôn

Tinh nhật mã, con ngựa, Lữ Năng

Trương nguyệt lộc, con nai, Tiết Dụng

Dực hỏa xà, con rắn, Vương Giáo

Chẩn thủy dẫn, con giun, Hồ Đạo Nguyên.

                                                Nguồn gốc của Nhị thập bát tú

Hai ngôi nhị thập bát tú trong phim Tây du ký

Nhị thập bát tú, luôn phiên trực chiếu và tác động đến trái đất, nên nó ảnh hưởng tới các hiện tượng thiên văn, địa lý, người xưa dựa vào đó để đoán định việc mưa gió thiên tai, phục vụ cho cuộc sống và trong sản xuất nông nghiệp. Đoán các việc thịnh suy, hưng vượng của chế độ, thời đại, chính quyền…

Không những thế, hai mươi tám sao này còn được vận dụng trong việc lựa chọn các ngày tốt, ngày xấu, phù hợp với nội dung và mục tiêu công việc của mỗi cá nhân. Xưa Gia Cát Lượng lập Thất Tinh đàn để cầu gió Đông Nam, giúp Chu Du thắng trận Xích Bích. Đến khi bệnh nặng ông lập đàn tế sao cầu xin thêm tuổi thọ, nhưng việc này không thành.

Theo tiểu thuyết Phong thần thì ngoài 28 sao này, còn có nhiều các sao khác trong Tử vi đẩu số, như Khương Tử Nha cai quản sao Thiên cơ, thần của mưu trí, Khương hoàng hậu cai quản sao Thiên Phủ, chủ về tài sản, của cải, sao Tham lang do Đát Kỷ cai quản, là thần của tài hoa nghệ thuật, cầm kỳ thi họa, và dục vọng, tình ái… Các bậc trung thần nghĩa sỹ, trong thời loạn lạc khi mất đi được phong làm thần, các vị tiên chưa đủ đạo hạnh, pháp lực cũng tử trận trong cuộc chiến Chu – Thương mà giáng xuống làm thần. Cát thần luôn ban phước lành, của cải, sự may mắn và tuổi thọ. Hung thần trừng trị kẻ gian ác, gây nhiều tội ác. Tuy rằng cuộc chiến Chu – Thương, phe Triệt giáo tổn thất nặng nề, đệ tử bị tử nạn rất nhiều, nhưng so với tiên giới và vũ trụ, sự đóng góp của họ không phải nhỏ.

Đọc Phong thần, tìm hiểu về nhị thập bát tú, ta sẽ thấy được hai mặt âm dương sáng tốt rất rõ rệt, hai mặt này luôn cân bằng hài hòa, nếu bên nào mạnh hơn tất sẽ diễn ra một cuộc biến động, xáo trộn, thay đổi. Triết học Mác – Lê Nin quy nó về vấn đề mâu thuẫn, mặt đối lập, cặp phạm trù... Và trong quá trình phát triển song song, khi mâu thuẫn không thể dung hòa, cân bằng được, tất diễn ra cách mạng.

Ứng dụng của hai mươi tám sao trong thời kỳ hiện nay là dùng để chọn ngày tốt xấu rất là hữu ích và quan trọng.

Phong thủy số


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: NGUỒN GỐC CỦA NHỊ THẬP BÁT TÚ

Xem tướng mạo người non yểu –

Một cá nhân bị xem là tướng non yểu nếu đồng thời phạm bảy khuyết điểm sau đây : Lông mày đẹp đẽ về hình thức nhưng hỏng về thực chất (chẳng hạn sợi thô vàng, sắc khô héo), Lông mày mọc xệ xuống phía dưới mi cốt, dáng vẻ lạnh lẽo. - Tai nhỏ, úp xuốn

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Một cá nhân bị xem là tướng non yểu nếu đồng thời phạm bảy khuyết điểm sau đây :

Lông mày đẹp đẽ về hình thức nhưng hỏng về thực chất (chẳng hạn sợi thô vàng, sắc khô héo), Lông mày mọc xệ xuống phía dưới mi cốt, dáng vẻ lạnh lẽo.

non-yeu

– Tai nhỏ, úp xuống phía trước mặt, Tai quá mềm và sắc không xạm, tai quá mỏng, nhĩ căn bạc nhược.
– Mũi gãy khúc, Sơn căn gập xuống, Chuẩn đầu nhỏ nhọn, khiến mũi trở thành liệt thế.
– Đầu nhỏ, cổ dài, trán nhỏ nhọn và nổi gân xanh, thiếu niên mà đi hoặc ngồi co đầu rụt cổ.
– Nhân trung ngắn nông cạn
– Tiếng nói đứt đoạn, giọng nói gấp mà hời hợt như người thiếu hơi, âm điệu buồn tẻ như người không có sinh khí.
– Ánh mắt đờ đẫn như kẻ si ngốc hoặc người ngái ngủ, ngồi thì lưng như gục ngã, đứng nhìn thì chân không có gân cốt, đi thì thân hình xiêu vẹo, bước chân thiếu vững vàng.
Tất cả những dạng thức trênđều là biểu hiện của “Thần suy nhược, hôn ám đoản xúc” nên không thể nào sống quá 50 tuổi. Bởi lẽ đó, có người tuy về hình tướng rất đẹp đẽ phương phi mà chết yểu chỉ vì khí chất không quân xứng.

Ngoài cách cục tổng quát về non yểu kể trên , tác giả Phong Vân Tử trong cuốn Giám nhân thuật còn liệt kê một vài hạn tuổi non yểu với một số hiệu đặc biệt rất dễ nhận xét như sau :
1 ) Chết yểu trong vòng 10 tuổi trở lại : Phàm tướng người non yểu trong tuổi trên được thể hiện qua đầu và trán nhỏ quá mức so với thân mình , trán nổi gân xanh quá rõ rệt , phía sau đầu xương bị lõm xuống

2 ) Chết yểu trong vòng 20 tuổi trở lại : Tác người lớn con mà đầu lại nhỏ bé cộng thêm với tiếng nói quá nhỏ là tướng khó sống qua năm 15 tuổi . Tai mỏng như giấy , nhĩ căn bạc nhược , da mỏng và bóng như bôi dầu khó vượt qua quãng 16,19 tuổi , Mắt lồi mà lòng đen ít , lòng trắng nhiều , nhĩ căn xạm đen , tai mỏng và hướng về phía trước , khó sống qua tuổi 20

3 ) Chết yểu trong vòng 30 tuổi : Lông mày ngắn , mặt ngắn không thọ quá 25 tuổi . Mày thưa thớt , xâm phá ấn đường , mắt không có thần , môi xám đều là tướng đoản thọ trong vòng 26 tuổi . Mắt nhỏ , quyền thấp , xương thô , thịt teo mà hạ đình quá dàin họn : không quá 27 tuổi . Lông mày giao nhau mà mắt thoát thần , môi vẩu mà môi trên lại ngắn , da mặt quá mỏng đều là tướng khó sống được quá 30 tuổi

4 ) Chết yểu trong vòng 40 tuổi : Mắt lồi , lông mày ngắn , mà đại các quá dài không tương xứng với khuôn mặt khó sống qua 32 tuổi . Mắt thì lúc như lộ chân quang , lúc thì lại như chìm xuống . Lông mày vừa thô vừa ngắn lại thêm hạ đình dài hẹp : không quá 34 tuổi . Mắt lộ mà lộ hầu , xương nhỏ mà người mập : không quá 36 tuổi . Mắt lộ hung quang hừng hực , tính tình thô bạo thì dẫu mũi cao , sơn căn không gẫy khúc thì cũng chỉ đến năm 39 tuổi khó tránh được số trời

5 ) Tướng mạng vong trong khoảng 50 tuổi : Con người quá 50 tuổi mà chết thì theo câu nói vẫn thường truyền tụng “ nhân sinh thấp thập cổ lai hy “ không còn gọi là yểu tử nữa mà nên gọi là mạng vong hay thọ chung . Thông thường , kẻ sống mũi không ngay ngắn ( có chiều hướng lệch sang bên trái hay bên phải ) ít khi sống quá 42 tuổi . Mắt nhỏ , mày co rút lại không tương xứng với khuôn mặt sơn căn lại đầy đặn thường sống đến khoảng 42,44 tuổi . Bắt đầu phát phì mà thần khí lại co vẻ co rút thì khó qua được tuổi 49 và 50 .


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem tướng mạo người non yểu –

Top 4 chòm sao may mắn nhất tháng 8 cả tình và tiền

4 chòm sao may mắn nhất tháng 8 đang có cơ hội nhận được rất nhiều điều tốt lành, cát tường và vui vẻ từ vận trình. Những chòm sao may mắn cả về tình lẫn tiền
Top 4 chòm sao may mắn nhất tháng 8 cả tình và tiền

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tháng 7 qua đi, 4 chòm sao may mắn nhất tháng 8 đang có cơ hội nhận được rất nhiều điều tốt lành, cát tường và vui vẻ từ vận trình. Cùng chuẩn bị thật tốt để nương nhờ vận may đó mà thành công rực rỡ nào!


Top 4 chom sao may man nhat thang 8 ca tinh va tien hinh anh
 

Song Ngư

  Song Ngư là chòm sao may mắn nhất tháng 8 khi mà nhân duyên vận cực kì tốt lành. Chuyện tình cảm không chỉ giúp cho Ngư nhi vui vẻ, thoải mái mà còn hỗ trợ rất tốt cho sự nghiệp. Song Ngư bản tính có chút nóng vội, lại không kiên nhẫn chờ đợi, hạnh phúc nào có thể tự nhiên tới, nhưng tháng 8 thì quả thật nói đến là đến, không hao tổn tâm tư mà vẫn gặp gỡ được những mối quan hệ mang đến lợi ích cho mình.  

Thiên Bình

  Tổng thể vận trình của Thiên Bình có thể nói, đây là một trong những chòm sao tốt lành nhất tháng 8, sự nghiệp và quan hệ xã giao đều rất phát đạt. Bên cạnh Thiên Bình không thiếu nhất chính là đối tượng có cảm tình, nên đào hoa liên tiếp, kẻ đón người đưa dập dìu. Việc của Thiên Bình chỉ là phân tách cụ thể mối quan hệ nào chỉ là bạn, mối quan hệ nào có thể tiến xa hơn. Làm được điều đó, chắc chắn Bình nhi sẽ viên mãn, tình tiền đều có đủ.  

Thiên Yết

  Chòm sao may mắn nhất tháng 8 Thiên Yết tỏa ra vẻ đẹp của sự nhàn hạ và thanh thản, bởi họ sẽ đổi vận nhanh chóng. Công danh sự nghiệp có tiến triển theo hướng tích cực, tài lộc không thể ổn định hơn mà nhân duyên thì vượng chưa từng có. Những buổi hẹn hò lãng mạn hơn, những mối quan hệ ngọt ngào hơn và biết đâu, trong tháng này Thiên Yết sẽ báo tin hỉ với người thân, bạn bè.
Top 4 chom sao may man nhat thang 8 ca tinh va tien hinh anh
 

Kim Ngưu

  Chờ mong tương lai tốt đẹp, chòm sao may mắn nhất tháng 8 Kim Ngưu đã không phải uổng hoài công sức vì tháng 8 là tháng đại cát của chòm sao này. Nếu tháng trước bạn có điềm không may, sự nghiệp bị ngáng trở, tình yêu bị chia lìa thì tháng 8 sẽ trở mình, thành công tìm đến, đào hoa gõ cửa. Đặc biệt, Kim Ngưu đã nghĩ thông suốt, muốn tự cho mình một cơ hội vươn lên nên rất mạnh mẽ, cả công việc lẫn tình yêu đều chủ động hơn hẳn, cộng thêm may mắn nữa nên thu về thành quả mĩ mãn.

► Xem thêm: Bí ẩn 12 cung hoàng đạo và Mật ngữ 12 chòm sao mới nhất

Điểm danh 4 chòm sao có vận trình phát đạt nhất tháng 8 Ghen tị với 3 chòm sao có tình duyên ngọt ngào nhất tháng 8
 
Trình Trình

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Top 4 chòm sao may mắn nhất tháng 8 cả tình và tiền

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd