Thuyết Ngũ Hành được ứng dụng với những quy tắc tương sinh tương khắc và phản ngược của tương sinh tương khắc, sự thái quá của từng hành. Nó giúp cho lý giải, ứng dụng phù hợp đối với từng sự việc, hiện tượng của thiên nhiên, xã hội, con người... Đặc
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Thuyết Ngũ Hành được ứng dụng với những quy tắc tương sinh tương khắc và phản ngược của tương sinh tương khắc, sự thái quá của từng hành. Nó giúp cho lý giải, ứng dụng phù hợp đối với từng sự việc, hiện tượng của thiên nhiên, xã hội, con người…
Đặc tính của Ngũ Hành
Ngũ Hành gồm năm hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Mỗi hành có đặc tính riêng biệt, hình thái và biểu lý phương cách khác nhau.
– Hành Thủy có đặc tính hàn lạnh, hướng xuống, thâm trầm, thể hiện màu đen, uyển chuyển…
– Hành Hỏa có đặc tính nóng, bốc lên, sung lực, sắc đỏ, không hòa hoãn…
– Hành Kim có đặc tính sắc bén, thụ sát, thanh tĩnh, biểu hiện sắc trắng, nhu động…
– Hành Mộc đó là tính sinh sôi nảy nở, thẳng ngay, cong dài với sắc khí xanh, dịu êm…
– Hành Thổ – đất có tính nuôi dưỡng, che trở, hóa dục với sắc vàng nâu…
Với Ngũ Hành chính là sự so sánh biểu lý. Nó quy tụ những đặc tính cơ bản. Nó tàng ẩn trong sự vật hiện tượng mà từ đó sự so sánh để đi đến một lý giải hợp lý.
Nhờ có Ngũ Hành với đặc trưng biểu lý mà mọi sự vật, hiện tượng có thể quy vào một Hành đặc trưng nào đó. Nhờ thế mà nắm bắt các thuộc tính của sự vật, hiện tượng một cách dễ dàng. Nó khái quá hóa thuộc tính. Nó đi từ khó hiểu, trừu tượng đến sự rõ ràng, dễ hiểu dễ biết để nhận biết một thực thể nào đó.
Nói Hành Hỏa thì mơ hồ nhưng nói sắc đỏ, nóng, bốc v.v… thì hiểu ngay. Đấy là thuộc tính làm cho dễ nhận biết Hành Hỏa.
Quy luật sinh khắc của Ngũ Hành
Quy luật tương sinh và tương khắc là hai phạm trù đối lập nhau như Âm và Dương. Gọi là phạm trù vì quy luật tương sinh tương khắc bao hàm rộng lớn của sự sinh trưởng và kiềm chế, diệt, khắc để luôn cố gắng giữ thế cân bằng trong tự nhiên, xã hội cũng như trong con người. Không có tương sinh thì không có tương khắc. Bởi nếu chỉ sinh không thôi thì vạn vật phát triển đến hỗn loạn, rồi tự diệt. Vì vậy phải có sự khắc chế để kìm hãm, chế ngự. Nhờ đó sự phát triển hài hòa được tạo lập. Sự hiện diện hai mặt đối lập: không có cái này thì không có cái kia và ngược lại không có cái kia thì không có cái này. Cứ thế, hai vế dựa vào nhau làm cơ sở cho sự phát triển của vạn vật trên thế gian. Như vậy, trong sinh có khắc, trong khắc có sinh. Sinh khắc không ngừng thì đương nhiên sẽ là sự phát triển không ngừng. Cái này sinh cái kia nhưng lại bị cái kế tiếp khắc chế. Một chuỗi mối liên quan tạo ra sự phát triển cân đối và hài hòa. Một lúc nào đó quy luật tương sinh và tương khắc bị vi phạm sẽ xảy ra quá sinh và quá khắc.
Quá sinh sẽ dư thừa
Quá khắc sẽ bị triệt tiêu
Sự dư thừa dẫn đến nội sinh theo quy luật sinh tồn Âm Dương mà cố gắng trở lại thế cân bằng. Sự triệt tiêu sẽ ra đời thực thể khác tự sinh cũng theo quy luật sinh tồn của tạo hóa.
Tương sinh tương khắc là sự tương đồng, sinh khắc để thúc đẩy sự vật phát triển sinh trưởng bình thường giữ sự biến hóa không ngừng. Không có sinh thì sự vật không phát triển. Không có khắc thì không thể duy trì thế cân bằng được
– Sự sinh khắc trong ngũ hành
+ Tương sinh là bổ trợ cùng thúc đẩy phát triển và trợ giúp nhau.
Trong tương sinh gồm các quan hệ hành là: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
Như vậy tương sinh là một vòng khép kín tạo sự liên quan tương hỗ cho sự sinh sôi nảy nở là liên hoàn trong tự nhiên theo ý nghĩa biểu lý chứ không phải theo nghĩa thực thể, thô thiển.
+ Tương khắc là hai Hành có nghĩa chế khắc nhau, khống chế nhau nhằm kìm hãm sự phát triển vô độ. Tương khắc cũng là sự liên hoàn khắc chế: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Như vậy sự khắc chế cũng chỉ mang ý nghĩa biểu lý hoàn toàn phù hợp chứ không phải theo nghĩa thực thể thô thiển mà hiểu vậy.
Mối liên quan biểu lý liên hoàn chứ không gián đoạn. Hiểu một cách đơn giản thực thể là: Cái sinh ra tôi là cha, cái tôi sinh ra là con. Cái ngang hàng với tôi là anh em, ví dụ Thổ sinh Kim thì Thổ là cha mẹ của Kim, Kim sinh Thủy và Kim khắc Mộc, Kim và Kim cùng loại nganh nhau là anh em.
– Mối liên hoàn liên tục còn phân ra “quan gửi” và “thê tài” đối với nam thì “thê tài” là vợ và của cải, đối với nữ thì “quan gửi” vừa là quan vừa là chồng, cho nên trong ngũ hành thể hiện quan hệ biểu lý.
Thổ sinh Kim thì Thổ là cha mẹ của Kim, Hỏa khắc Kim thì Hỏa là quan gửi của Kim. Kim lại khắc Mộc nên Mộc là thê tài (vợ của) của Kim. Kim lại sinh Thủy, thì Thủy là con của Kim.
Mối quan hệ biểu lý thứ bậc ấy mà hiểu Kim và kim là ngang vai cùng lứa.
Sự xung khắc đều là “tương” “Tương” vừa mang ý nghĩa đồng, cùng nhau, sự hỗ trợ qua lại mà có. Chứ riêng lẻ thì không có ý nghĩa gì. “Tương” còn có ý là tương đối. Cái tương sinh hay tương khắc là quy luật tương đối, không phải tuyệt đối giống như quy luật “lượng đổi thì chất đổi” trong triết học duy vật biện chứng, ở đây quy luật tương sinh tương khắc cũng phải có một lượng nào đó để đạt đến mức mới đạt được khắc và cũng từ đó mới sinh ra cái mới. Ví dụ hành Hỏa muốn khắc được Mộc thì Hỏa phải đủ mạnh mới có tác dụng. Lửa đèn, lửa nến làm sao đốt được rừng rậm (đại mộc lâm) để rồi sinh ra thổ. Cái nghĩa tương đối là như vậy. Hỏa khắc Mộc sinh Thổ. Như vậy Hỏa phải đủ lượng mới làm được việc “khắc” và sinh, vì vậy mà thuyết ngũ hành còn có quy luật phản ngược.
Quy luật phản ngược của ngũ hành
Trong ngũ hành có quy luật tương sinh và tưng khắc song đấy là mối quan hệ thuận chiều. Đây là nói “Lượng đổi” để “chất đổi” sức mạnh của khắc chế chỉ thực hiện được khi bản thân nó đủ mạnh. Nhưng trong phạm trù sinh khắc rất rộng lớn giữa các hành và trong từng hành ví dụ Hành Thủy có biển, sông, suối, ao, đầm, giếng. Hành Thổ có đại địa thổ, bích thượng thổ v.v… Tức có đất đường cái, đất nền nhà, vách đất v.v…
Đừng nghĩ thiển cận thổ khắc thủy là khắc được đâu; mà vách đất thì sẽ bị nước lũ làm rữa cuốn trôi đi mà thôi. Như vậy không phải “mạnh” khắc “yếu” mà cũng xuất hiện cái “yếu” xung khắc ngược lại, suy khắc vượng, “yếu” khắc “mạnh” là thế.
Ớ đây mạnh yếu, suy vượng chỉ các hành với ý nghĩa biểu lý, nó không hàm chứa nghĩa thô thiển, cái nghĩa biểu lý. Thổ vượng thì Mộc suy chứ không thuần tuý Mộc vượng thì Thổ suy, mà ở đây là Mộc bị Thổ khắc rồi. Thuận và nghịch tương quan. Cũng như vậy theo quy luật khắc chế đảo của ngũ hành ta có: Mộc vượng thì Kim suy. Kim vượng thì Hỏa suy, Hỏa vượng thì Thủy kiệt. Thủy vượng thì Thổ tàn. Thổ vượng thì Mộc úa. Cứ thế vòng phản ngược của ngũ hành cũng liên hoàn giống quy luật tương sinh tương khắc.
Quy luật thịnh quá hóa thừa
Thuyết Ngũ Hành còn quy luật thịnh làm thừa, trong ngũ hành thì bất cứ hành nào cũng bị quy luật này chi phối. Sự phát triển cực thịnh sẽ dẫn đến thừa và thừa sẽ đưa đến suy. Như vậy trong thịnh đã tàng ẩn mầm suy vong.
Phàm vật quá rắn thì dễ vỡ, thứ cứng quá thì dễ gẫy… sự thịnh phát quá là thừa mà dư thừa sẽ dẫn đến suy là vậy.
Ngũ hành có quy luật này để làm rõ thêm nghĩa phản ngược nội ứng cơ sở của nghĩa suy khắc vượng. Yếu khắc mạnh.
Bàn về quy luật tương sinh tương khắc trong ngũ hành
Ngũ hành tương sinh tương khắc kế tiếp thuyết âm dương làm cho cơ sở luận lý thêm sáng tỏ và việc ứng dụng trở nên có ý nghĩa bao trùm.
Hai thuyết song hành bể trợ. Lý thuyết âm dương như là gốc là nguyên lý để các quy tắc ngũ Hành có thể phát huy trong nhiều môn, ngành một cách hiệu quả mà người xưa (Trung Hoa) đắc dụng.
Trong thực tế, khi nói đến ngũ hành người ta thường nghĩ ngay quy luật sinh khắc của thuyết này. Chẳng thế mà trong dân gian chỉ hiểu đơn thuần một chiều “sinh” hay chiều “khắc” mà ứng dụng, hay giải thích. Người ta thường quên rằng ngũ hành còn có quy luật phản ngược và thịnh quá hóa dư. Hai quy luật này mới đủ bộ ba để ứng dụng thêm phong phú và lý giải được nhiều vấn đề thực tiễn xảy ra. Hãy đừng nghĩ là cứ Thủy thì không làm bạn với Thổ vậy Thủy thì không lấy được Hỏa. Phát biểu như vậy là không hiểu thấu lý thuyết ngũ Hành và cũng không phù hợp nhiều hiện tượng thực tiễn hiện có. Nhờ tính hữu dụng của thuyết lý mà nó vẫn được ứng dụng trong nhiều môn, ngành. Nó vẫn cuốn hút sự quan tâm của nhiều học giả đam mê nghiên cứu các môn gọi là “Huyền học”.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Thanh Vân (##)