Phong tục Treo câu đối đỏ
Mỗi năm, khi Tết đến, từ thành thị tới các làng quê, của người Việt Nam. Nó nhắc nhở cháu con luôn biết ơn và tưởng nhớ ông bà tổ tiên, bộc lộ lòng ước mong một năm mới an khang, may mắn, tốt đẹp. Cùng với việc mua sắm hàng Tết, dựng cây nêu, người ta không quên mua thêm vài quả cau, bao chè tới xin câu đối cụ Nghè, cụ Cử. Trước đây, để trang hoàng nhà cửa và thưởng xuân, từ các nhà Nho cho tới những người bình dân vẫn còn trọng tục trẹo “câu đối đỏ” nhân ngày Tết. Những câu đối này được viết bằng chữ Nho (màu đen hay vàng) trên những tấm giấy đỏ hay hồng đào nên thưòng được gọi chung là câu đối đỏ.
Câu đối cũng còn được gọi là liễn. Liễn thường là những dải giấy màu đỏ hay hồng đào, hai đầu dải giấy có làm trục bằng gỗ hay bằng tre để khi treo lên thì dải câu đối được ngay ngắn. Cũng có khi liễn không cần có trục và chỉ là những dải giấy để tiện dán vào những nơi cần treo như ở hai bên bàn thờ, các cột nhà hay ngõ. Trước đây ở chốn thôn quê, mỗi khi Tết ngưòi ta còn cẩn thận dán liên đỏ ở cửa chuồng trâu, bò hoặc ỏ thân cây dừa, nhãn, ổi,… để ngụ ý mong cho mọi sự được tốt đẹp như lợn, trâu, bò chóng lớn, sinh đẻ đầy đàn… các cây thì sai quả
Những nhà không có đủ khả năng và phương tiện viết câu đối ngày Tết thường phải nhờ những Cụ đồ nho chuyên viết và bán những câu đối Tết.
Gọi là câu đối đỏ vì theo quan niệm dân gian, màu đỏ là biểu tượng của sự sống mãnh liệt, của sự may mắn. Nó vừa nổi bật vừa hài hòa với màu xanh của bánh chưng, màu vàng của hoa mai, làm tươi sáng không khí Tết, tạo cảm giác ấm áp. Chữ nghĩa ở các cầu đối này thường là những chúc tụng nhân năm mới, chẳng hạn như:
Phước thâm tự hải
Lộc cao như sơn
(Hạnh phúc nhiều, sâu như biển
Của cải nhiều, cao như núi).
Người xưa đặt ra thể loại văn đối rất độc đáo, ít chữ nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa. Như một công án chốn thiền môn, giúp cho người ta tỉnh thức, cảm thấy yêu đời, yêu công việc hơn. Vậy tục treo câu đối Tết có từ bao giờ? Sách xưa có kể phong tục của người dân Bách Việt, trong ngày Tết Nguyên đán, nhà nhà thường treo bùa gỗ có hình hai vị thần (Thần Đồ và Uất Luỹ) treo hai bên cửa ngõ. Đó là hai vị thần sống dưới gốc đào lớn dưới núi Độ Sóc chuyên cai quản đàn quỷ, hễ quỷ nào “phá rào” đi làm hại dân thì thần hoá phép trừ đi. Sau này việc treo bùa gỗ “Đào phù″ được thay bằng câu đối hai bên cửa. Đời sống khấm khá dần, mỗi người, tuỳ hoàn cảnh, gửi gắm vào câu đốỉ những ý tứ, những niềm vui cùng ước vọng vào một năm mới đang đến. Vào thế kỷ 15, thú chơi câu đối Tết đã trở nên phổ biến, khắp Kinh kỳ, từ dinh thự của quan lại tới các tư gia, đâu đâu cũng treo câu đốỉ Tết. Lại có cả câu đối nói về nghề nghiệp dán ở cửa hàng, cửa hiệu.
Tương truyền, vào một năm, sắp tới giao thừa, vua Lê Thánh Tông ra phố phường xem dân ăn Tết. Thấy một nhà không treo câu đối, vua vào hỏi, biết đó là nhà một người thợ nhuộm vợ goá, con trai đi vắng, vua bèn lấy giấy bút và viết:
Thiên hạ thanh hoàng giai ngã thủ
Triều đình chu tử tổng ngõ gia.
(Xanh vàng thiên hạ đều tay tớ
Đỏ tía triều đình tư cửa ta)
Các văn nhân nhân dịp Tết cũng thường làm câu đối để bày tỏ ý chí của mình hoặc chỉ trích những thói hư tật xấu của người đời, chẳng hạn:
Thiên hạ xám rồi còn đốt pháo
Nhân tình bạc thế, lại bôi vôi
(Trần TếXương)
Hay:
Tối ba mươi khép cánh càn khôn
Ních chặt lại kẻo ma vương đưa quỷ tới
Sáng mồng một, lỏng theo tạo hóa
Mở toang ra, cho thiếu nữ đón xuân vào
(Hồ Xuân Hương)
Ngày xưa ông cha ta dùng chữ Nho, nhiều danh sĩ nước ta còn viết câu đối Tết bằng chữ Nôm. Đầu thế kỷ 20, Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) đã sử dụng tài tình chữ viết của dân tộc, đưa cả ca dao, tục ngữ, thành ngữ vào câu đối. Trong 67 câu đối hiện còn của Nguyễn Khuyến thì 47 câu đối Nôm. Đây là cảnh Tết của một nhà nghèo mà lòng vẫn phơi phới sắc xuân khi giao thừa sắp đến:
Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa
Sáng mồng một, rượu say tuý luý, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà.
Nhiều năm trở lại đây, người Hà Nội đã quen thuộc với vẻ đẹp cổ kính của chữ Nho, chữ Nôm qua bút pháp của các nhà nho: Bùi Hạnh Cẩn, Lê Xuân Hoà, Nguyễn Văn Bách, Trần Lê Văn… Hàng ngày cùng với việc bốc thuốc, dạy học, nghiên cứu các nhà Nho còn say xưa, viết chữ chân, thảo, lệ… tặng cho những người yêu Nôm thư pháp. Nét bút cửa các vị, ngày thường đã cứng cỏi, khí phách nay giữa ánh xuân của đất trời càng thêm mềm mại, tài hoa. Và hàng năm, như đã thành lệ đẹp vào dịp Tết, tại Văn Miếu – Quôc Tử Giám lại tổ chức triến lãm thư pháp, thư hoạ. Dịp này một số nhà Nho lại được mời đến viết câu đối Tết. Vẻ xưa khơi dậy đã thu hút hàng ngàn người trong và ngoài nước tới chiêm ngưỡng.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Khánh Linh (##)