Chu Dịch Với Nền Văn Minh Trung Hoa Cổ Đại
- QUYỂN 1: KHẢ NĂNG PHÁT HIỆN CỦA CHU DỊCH
- QUYỂN 2: CÔNG BỐ CƠ SỞ LUẬN CỦA CHU DỊCH
LÝ THUYẾT THỨ 6 - QUYỂN 3: CHU DỊCH DIỄN GIẢI (Đang viết)
- QUYỂN 4: 5 HỌC THUYẾT DÙNG TRONG DỰ ĐOÁN
- QUYỂN 5: DỰ ĐOÁN HỌC TRUNG HOA.
* Chu Dịch có ứng dụng đặc thù gì ?
Chu Dịch mang tính năng “Phát Hiện” sự tồn tại của các hiện tượng, sự việc, vật thể. Đi sâu vào bản chất (Sinh lý, sinh học phân tử, nguyên tử, hạt cơ bản) không phải là khả năng của Chu Dịch.
* Chu Dịch được xây dựng trên cơ sở khoa học nào ?
Cơ sở khoa học nêu lên được hiểu là nền tảng khoa học chính thống hiện nay đã và đang tạo ra các thành tựu kỹ thuật mà chúng ta nhìn thấy xung quanh & sống trong nó…. Giới khoa học ngày nay nhận thấy rằng thế giới còn tồn tại những hiện tượng rất khó lý giải. Vì thế, đã chấp nhận cách phân định như sau: Ngành khoa học chính xác (1) và Ngành khoa học chưa thể giải thích, chứng minh bằng các công cụ chính xác (2) Nên khi ứng dụng vào thực tiễn mang lại lượng kết quả đúng đáng kể, thì sẽ được coi là đối tượng nghiên cứu thuộc ngành khoa học thứ hai (2). Chu Dịch là một ví dụ.
Chu Dịch bắt nguồn từ nguyên lý Âm Dương. Nguyên lý này đã không còn bị coi là hoang đường. Nó có một cơ sở hệ thống lý luận riêng, hợp lý, lo-gic không ai phủ nhận được. Tuy vậy, cho đến nay chưa ai lý giải được người xưa đã lý luận như thế nào để tạo nên Chu Dịch.
Để lý giải cách tạo nên Chu Dịch phải làm được 4 điều sau:
Việc thứ nhất: Giải thích được sự hình thành của 2 đồ hình Tiên Thiên & Hậu Thiên Bát Quái.
Việc thứ hai: Giải thích được cách sắp xếp thứ tự của 64 quẻ dịch.
Việc thứ ba: Tìm ra được nguyên tắc cấu tạo nên 386 hào từ.
Việc thứ tư: Nguồn thông tin tạo nên lời của thoán từ và hào từ .
Tất cả 4 việc trên cho đến thời điểm hiện nay vẫn còn là điều bí hiểm chưa giải thích được. Riêng tôi đã thực hiện được hai việc 1 & 3 và sẽ trình bày chúng trong quyển 2 : “Công Bố Cơ Sở Luận Của Chu Dịch”
* Chu Dịch là của ai ?
Các di chỉ khảo cổ học cho biết rằng đồ hình bát quái của Chu Dịch chưa có ở đời nhà Thương (Trước nhà Chu) Các nhà sử học hiện nay thống nhất cho rằng 12 vị vua thời nhà Chu, trùng với thời gian xuất hiện Chu Dịch, chỉ là đặt nền tảng cơ bản cho nền văn minh Trung Hoa sau này. Tính khái quát rất cao trong các lời thoán từ & hào từ khiến người viết có nhận định rằng Chu Dịch không thể là sản phẩm của xã hội mà trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp kém cách đây trên 3200 năm. Bởi lẻ, người viết mặc dù đã tìm ra được các nguyên tắc chuẩn hình thành nên 386 hào từ (Việc thứ ba). Nhưng từ nguyên tắc đến việc viết nên lời hào như Chu Dịch là một khoảng cách lớn, rất lớn! Bởi chỉ có nguyên tắc thôi thì không đủ mà cần phải có một lượng tri thức ở trình độ phát triển cao tương ứng mới có thể viết nên Chu Dịch. Nên tôi cho rằng một hay 2 bộ óc siêu việt ở trình độ cách đây 3200 năm không thể làm nổi ! (Các sách hiện nay đều cho rằng hai cha con Chu Văn Vương & Chu Đán đã viết nên bộ sách này).
Quẻ Thuần Khôn có một đoạn mô tả từ Hội Âm (Vùng nằm giữa hậu môn và bộ phận sinh dục) có con đường đi về phía gần cái lưỡi thì ngừng lại. Bên châm cứu Mạch Nhâm, Mạch Đốc xuất phát từ huyệt Hội Âm đi đến huyệt Ngân Giao & Thừa Tương thì ngừng. Nghĩa là cũng chưa đến cái lưỡi! Việc Chu Dịch mô tả chính xác đường đi của hai kinh mạch quan trọng của cơ thể là điều đáng phải đặt câu hỏi: Liệu người Trung Hoa xưa kia đã căn cứ vào Chu Dịch để tìm ra gần 1000 huyệt đạo nằm trên cơ thể con người? Nhìn trên tổng thể Chu Dịch, tôi nhận định rằng không thể có điều này. Đây chỉ là sự trùng hợp tất nhiên của một nền văn minh kỹ thuật thuần nhất, như khi định luật bảo toàn năng lượng bên vật lý cổ điển cũng phù hợp với trên nhiều lãnh vực khoa học khác. Người Trung Hoa đã tìm ra gần 1000 huyệt đạo từ đâu, mà với trình độ khoa học kỹ thuật hiện nay vẫn chưa đủ khả năng tìm ra được ngần ấy huyệt như thế, và khi môn châm cứu cũng được ghi nhận sự ra đời của nó khoảng gần gần với Chu Dịch? Chu Dịch không tạo ra môn châm cứu, vậy thì cái gì đã tạo nên hai quyển sách siêu đẳng này?
64 thoán từ & 386 hào từ được trình bày theo lối tả vật, tả người, tả cảnh. Điều này có nghĩa là:
Hoặc như khi ta nhìn vào các hình vẽ mà mô phỏng chép lại ?
Hoặc người Trung Hoa khái quát các qui luật bằng hình tượng ?
Khả năng thứ hai là không thể có như tôi đã trình bày ở trên. Và một điều quan trọng hơn, bằng việc sử dụng các nguyên tắc cấu tạo hào từ, tôi đã tìm ra một số điểm còn thiếu & sai của nguyên bản Chu Dịch . Những điểm thiếu & sai này xem ra là “Bất Cẩn” nếu đem so với khả năng và trình độ của người viết nên bộ Chu Dịch (Xem Chu Dịch Diễn Giải)
Như vậy, sẽ là hợp lý hơn khi cho rằng Chu Dịch là bản chép lại từ một bản khác. Tức là Chu Dịch là tác phẩm có xuất xứ từ một nền văn minh khoa học đã phát triển cao.
* Chu Dịch trình bày một hệ thống triết học !
Điều đáng kinh ngạc là Chu Dịch không đơn thuần trình bày 64 Hình Thái Vận Động của vũ trụ, mà nó còn trình bày một hệ thống triết học. Hệ thống triết học ấy đã tạo dựng nên một nền văn minh Văn hoá - Kỹ Thuật Trung Hoa Cổ cực thịnh. Nền văn minh Cổ ấy vẫn tiếp tục tác động đến xã hội Trung Hoa đương đại theo cái cách xuyên suốt không đứt đoạn, một nền văn minh cổ duy nhất trên thế giới còn tồn tại cho đến ngày hôm nay.
Nếu chúng ta chỉ nhìn vào quá khứ của nền văn minh Trung Hoa Cổ ấy mà cho rằng Chu Dịch là tác phẩm cổ là một điều không công tâm ! Bởi nó nhìn thấy những điều mà cho đến ngày hôm nay chúng ta mới thấy, và nó đã trông thấy những điều ngày hôm nay chúng ta vẫn chưa rõ, vậy thì phải nhìn nó như một sản phẩm của một nền văn minh khoa học kỹ thuật đã phát triển cao hơn chúng ta hiện nay, mà người Trung Hoa xưa được thừa hưởng.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Đoan Trang(##)