Tuy nhiên đến tối, khi người thợ ảnh tráng cuộn phim đã chụp, thì một kiểu ảnh đã khiến anh ta phải chú ý. Để nhìn rõ trong khuôn hình đó có hình gì, anh ta quyết định in đoạn phim ấy ra giấy
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Vụ đắm tàu “Titanic” năm 1912 đến nay vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Gần đây nhất, có ý kiến cho rằng, do các đinh vít của tàu chưa đủ chuẩn, nên khi va vào núi băng trôi, tàu nhanh chóng bị vỡ và chìm dần. Thuyết này cũng ngay lập tức bị hãng tàu thuyền The White Star Line bác bỏ.
Câu chuyện dưới đây do Lê Sơn - nhà nghiên cứu văn học Nga sưu tầm, có lẽ cũng chỉ là câu chuyện giải trí thú vị… chứ chưa có một cơ sở khoa học nào. Hồn Việt đăng để bạn đọc thưởng lãm và biết thêm một cách người ta nhìn sự việc.
Câu chuyện này bắt đầu từ năm 1886 bằng một truyện ngắn của nhà báo Anh rồi tiếp diễn vào năm 1889 ở gần Cairo - Ai Cập, trong một khu khai quật khảo cổ học và kết thúc năm 1912 trên Đại Tây Dương bằng vụ đắm con tàu thế kỷ mang tên “Titanic” làm khoảng 1.500 người thiệt mạng.
Tàu Titanic lâm nạn.
Trong một cuộc khai quật khảo cổ học tại Thung lũng các đức vua ở Ai Cập vào mùa hè năm 1889, đoàn khảo cổ học nước Anh do huân tước Carvanon dẫn đầu, đã phát hiện ra hầm mộ nữ tư tế của thần Mặt trời là nhà chiêm tinh nổi tiếng Amen-Out. Thật may mắn, chiếc quách vẫn còn nguyên vẹn. Trên nắp quách có hình vẽ khuôn mặt một phụ nữ Ai Cập trẻ đẹp. Và sau đó, hầu như mọi người đều nhận ra rằng trong vẻ đẹp đó có cái gì ma quái. Nằm trong quách có một xác ướp ở trạng thái thật thê thảm. Đó chính là Amen-Out. Có lẽ hầm mộ đã bị cướp phá: trong đó không còn bất cứ một món trang sức nàocó giá trị.
Tuy thế, đối với các nhà khảo cổ học, vật phát hiện thật tuyệt vời, bởi lẽ xác ướp của nữ tư tế tuy ở trong trạng thái tồi tệ nhưng vẫn được bảo quản. Những truyền thuyết của các cư dân sống ở gần nơi khai quật nói rằng, kẻ nào khuấy động sự yên tĩnh vĩnh hằng của Amen-Out thì sẽ bị trừng phạt khủng khiếp. Có lẽ, không phải vô cớ mà trên quách còn ghi rõ dòng chữ: “Sau khi lai tỉnh, chỉ riêng ánh mắt của Người cũng đủ để tiêu diệt kẻ nào dám án ngữ trên con đường của Người”.
Sau đó ít lâu, dường như để xác nhận lời sấm truyền ghê gớm, huân tước Carvanon đã qua đời vì bệnh sốt rét. Những người khác trong đoàn khảo sát cũng lần lượt đi theo vị trưởng đoàn. Nguyên nhân của những cái chết rất khác nhau, song không ai có thể thoát khỏi sự trừng phạt của nữ tư tế cổ Ai Cập. Những nạn nhân tiếp theo của vụ trả thù được báo trước là những người sở hữu chiếc quách để xác ướp của Amen-Out. Có những người bỏ mình do tai nạn, có những người chết vì mắc một căn bệnh bí hiểm mà các bác sĩ không hiểu nổi, có một vài người tự nhiên mất trí. Một nữ chủ nhân cuối cùng của cỗ quách kinh dị đã thoát chết bằng cách đem hiến nó cho Viện bảo tàng nước Anh.
Tại Viện bảo tàng, một nhân viên nhiếp ảnh có nhiệm vụ chụp ảnh cỗ quách để đưa hiện vật mới tìm được vào danh sách các vật trưng bày. Việc chụp ảnh đã diễn ra suôn sẻ, máy móc hoạt động tốt, không thấy có hiện tượng nào đáng chú ý.
Tuy nhiên đến tối, khi người thợ ảnh tráng cuộn phim đã chụp, thì một kiểu ảnh đã khiến anh ta phải chú ý. Để nhìn rõ trong khuôn hình đó có hình gì, anh ta quyết định in đoạn phim ấy ra giấy. Theo trí nhớ của người thợ ảnh thì trên khuôn này phải hiện lên bức chân dung nữ tư tế được vẽ trên quách. Nhưng chiếu lên trên giấy là một hình lờ mờ khó hiểu. Người thợ ảnh liền nhúng tờ giấy ảnh vào khay thuốc hiện. Trên tờ giấy dần dần hiện lên… một khuôn mặt phụ nữ sống động, xinh đẹp với mái tóc đen dày và nụ cười bí hiểm dữ dằn trên môi. Người thợ ảnh cho rằng mình bị mất trí và chuyện lạ đó anh chỉ kể riêng cho vợ nghe. Ít lâu sau, anh đột ngột qua đời vì một cơn nhồi máu cơ tim ở tuổi sung sức nhất và hầu như không có bệnh tật gì.
Nhờ bản danh mục mới mà càng ngày càng có nhiều du khách đến thăm Viện bảo tàng. Nhiều người muốn tận mắt thấy xác ướp và cỗ quách của nữ tư tế cổ Ai Cập. Hai năm trôi qua và các nhân viên bảo tàng nhận thấy số tử vong của những người trông coi phòng trưng bày thứ nhất – phòng Ai Cập – đã tăng đáng kể, còn các vị khách nữ sau khi chiêm ngưỡng chiếc quách tuyệt đẹp thường bị bất tỉnh nhân sự. Thế là người ta quyết định đưa xác ướp cùng với chiếc quách vào buồng kho, còn một phiên bản giống hệt thì được đặt vào chỗ bỏ trống, có điều, không có xác ướp.
Năm 1912, Ban giám đốc Viện bảo tàng nước Anh quyết định bán cỗ quách chứa xác ướp cho một nhà sưu tập Mỹ với một số tiền lớn. Cỗ quách nọ được đựng trong một chiếc hòm gỗ bình thường, bí mật đặt sau phòng thuyền trưởng trên con tàu chắc chắn nhất thời đó – tàu “Titanic” – để vượt qua Đại Tây Dương sang Mỹ.
Tàu Titanic
Các hành khách của con tàu “Titanic” còn sống sót sau tai họa khủng khiếp kể lại rằng, trước khi xảy ra sự cố, thuyền trưởng đã có những hành động kỳ quặc đến khó hiểu. Chẳng hạn, ông ra lệnh thu hết tất cả ống nhòm của những người đứng trực gác trên tàu đưa về buồng mình khóa lại.
Lại nữa, không hiểu vì lý do gì mà hướng đi của con tàu nhiều lần bị thay đổi, rồi sau khi va phải núi băng trôi, tín hiệu cấp cứu được phát ra quá chậm. Có thể nguyên nhân gây ra những chuyện đó là do tác động mang tính chất định mệnh của xác ướp Ai Cập chăng? Nền văn minh dám làm náo động sự yên tĩnh linh thiêng của Amen-Otu và đã bị vị nữ tư tế trả thù.
Liệu còn có thể giải thích cách ứng xử lạ lùng của thuyền trưởng bằng cách nào đây?
Cũng cần phải nói thêm rằng, một viên chức hai mươi tuổi chịu trách nhiệm về việc đưa chiếc quách có xác ướp lên tàu “Titanic” sau đó ít lâu đã chết vì chứng suy tim cấp. Còn người đi theo xác ướp là huân tước Kentervil đã chết ngày 14/4/1912 trong làn nước lạnh giá của Đại Tây Dương cùng với phần lớn hành khách của con tàu.
Việc hạ thủy con tàu lớn nhất, sang trọng nhất thế kỷ diễn ra rất trọng thể và chính xác. Không hề có bất cứ một sự trục trặc nào, nếu như không kể đến việc bỏ trốn của một người thợ đốt lò là một chức vụ nhỏ bé và việc tìm người thay thế không lấy gì làm phức tạp. Hơn nữa, việc đi chuyến đi đầu tiên trên con tàu “Titanic” được coi là niềm vinh dự lớn.
Chuyện gì đã khiến cho người thợ đốt lò trốn khỏi con tàu “Titanic”? Mới đây, với việc người ta trục vớt con tàu “Titanic” thì câu hỏi ấy mới tìm được lời giải đáp. Nơi buồng ngủ của những người thợ đốt lò, trong chiếc tủ riêng của kẻ đào tẩu, người ta tìm thấy một cuốn sách xuất bản trước khi con tàu “Titanic” bị lâm nạn mười bốn năm.
Nội thất tàu Titanic
Cuốn sách có tên “Futility or The Wreck of the Titan” (Sự phù phiếm hay vụ chìm tàu của Titan) của nhà văn Morgan Robertson viết năm 1898 có rất nhiều điểm tương đồng với vụ đắm tàu Titanic một cách đáng ngạc nhiên. Chỉ riêng một điều là cuốn sách đã bị ngâm trong nước từng ấy năm mà không mục nát và vẫn còn có thể đọc rõ.
Tác giả của cuốn sách vốn là một nhà văn vô danh tiểu tốt. Do bị thất bại trong tiểu thuyết huyễn tưởng chuyên miêu tả những cuộc kịch chiến của những người ở hành tinh khác với loài quái vật khủng long vốn không có mấy độc giả. Morgan Robertson bèn chuyển sang viết truyện về người thực việc thực, nói về một con tàu lộng lẫy vượt đại dương đã bị đắm do va phải núi băng trôi. Hành khách đi trên con tàu thượng hạng ấy toàn là các nhà triệu phú, tỷ phú và họ cảm thấy hết sức an toàn. Nhưng khi con tàu bắt đầu chìm thì mới vỡ lẽ ra rằng số thuyền cấp cứu không đủ cho tất cả mọi người.
Nói chung, phần kết thúc cuốn sách khá bi thảm. Tác giả đã đặt cho con tàu bị nạn cái tên “Titan”, trước khi con tàu “Titanic” bắt đầu đóng được mười năm. Một loạt sự trùng khớp. Nhưng chưa hết. Sự khác biệt giữa những tính năng kỹ thuật của con tàu hư cấu “Titan” và con tàu có thực “Titanic” rất không đáng kể: chẳng hạn chiều dài cả “Titanic” là 882 fut, còn chiều dài của “Titan” là 880 fut, trọng tải của “Titanic” là 66 nghìn tấn, còn của “Titan” là 70 nghìn tấn. Số lượng hành khách hư và thực trên hai con tàu cũng gần trùng khớp: “Titanic” có 2.200 người, còn “Titan” có chẵn 2.000 người. Số thuyền cấp cứu kiểu mới trên “Titanic” là 20, chỉ hơn số thuyền cấp cứu trên con tàu hư cấu vẻn vẹn có bốn chiếc. Công suất máy của “Titanic” là 55.000 mã lực, còn của “Titan” là 50.000.
Còn một vài tính năng khác thì trùng khớp hoàn toàn. Chẳng hạn, tốc độ tối đa của cả hai con tàu là 24 hải lý. Cả hai con tàu đều có bốn ống khói và 3 chân vịt. Cuối cùng cả hai con tàu đều lâm nạn trong một tháng định mệnh – tháng Tư.
Xác tàu Titanic dưới đáy đại dương.
Niềm tin vào điềm gở đã cứu người thợ đốt lò thoát chết. Còn tấn thảm kịch thực sự đang chờ đợi các hành khách còn lại trên con tàu hiện đại nhất mà những người sáng tạo ra nó đã ngạo mạn đưa ra khẩu hiệu: “Đến thượng đế cũng không thể nhận chìm được con tàu này”.
… Con tàu từ từ chìm xuống nước. Trong số các hành khách hạng nhì ở trên boong có một người đàn ông đứng tựa lan can, mắt chăm chú nhìn xuống biển. Trên khuôn mặt ông ta không có biểu hiện gì của sự hoảng hốt. Ông không bổ nhào đến chỗ những chiếc thuyền cấp cứu, thậm chí không buồn mặc áo phao. Đôi môi tái xanh vì lạnh của ông ta luôn luôn thì thầm đọc một câu: “Chính ma quỷ đã viết cái truyện ngắn này và nó đã trừng phạt tôi!”. Đó là nhà báo người Anh nổi tiếng Ervard Wiliam Sted. Năm 1886, ông ta viết một truyện ngắn kể về một con tàu bị đắm do va phải núi băng trôi trên vùng biển Bắc Đại Tây Dương. Tất nhiên, trong lịch sử hàng hải những trường hợp như thế này không phải là hiếm.
Tên con tàu cũng là hư cấu. Sted gọi nó là “Majestic”. Nhưng có một điểm nhà báo phỏng đoán hoàn toàn chính xác: Thuyền trưởng tàu “Majestic” là người trùng tên với thuyền trưởng tàu “Titanic”. Hai người đều có tên là Edvard John Smith. Một điều đáng ngạc nhiên nữa là nhà báo này vốn suốt đời quan tâm đến những hiện tượng tâm lý khác nhau, lại không nhận thấy lời cảnh báo nằm ngay trong chính truyện ngắn của mình. Sted giã từ cuộc sống khi con tàu “Titanic” bị chìm cũng như hàng trăm hành khách khác không mảy may nghi ngờ về tai họa đang đến gần.
Những sự cố trên đây đã bổ sung những tư liệu mới để cùng với những giả thuyết, những truyền thuyết khác nhau góp phần vén màn bí ẩn về cái chết bất đắc kỳ tử của con tàu thế kỷ “Titanic”.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Cát Phượng (##)