Tuổi Tý và tuổi Mùi có hợp nhau không? –
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (##)
1. Lông mày đứt đoạn, tiền vận khó tụ tài Theo Nhân tướng học, người có lông mày đứt đoạn, không đồng đều thường kém gặp may mắn về tiền bạc. Người này phải chi tiêu nhiều khoản trong khi đó thu về lại không được là bao, tiền vận khó tụ tài, trung vận cuộc sống an nhàn hơn nhờ vào phúc đức của chồng hoặc vợ. Tuy nhiên, nếu không học cách tích lũy và chi tiêu tiết kiệm, người này sẽ trắng tay khi về già.
2. Mắt nhìn lúc sáng lúc mờ, tiêu tiền như nước Thế nào là mắt nhìn lúc sáng lúc mờ? Đó là kiểu mắt khi thì rất linh hoạt, có thần sắc rõ ràng nhưng lúc lại lờ đờ như vẫn chưa tỉnh ngủ. Người có kiểu tướng mắt này khó giữ được tiền của, hơn thế lại mắc cái tật tiêu tiền như nước, chỉ biết thỏa mãn thú vui của ngày hôm nay mà không suy tính cho tương lai.
Ảnh minh họa |
Từ các cách an sao, tìm ra cách an lá số thật mau và nhẩm trong trí óc, nhớ dễ dàng
Bài viết của tác giả Phong Nguyễn
Trước khi trình bầy tiếp bài về việc lập thành lá số tôi cần nói với quý bạn rằng tôi đã cố tránh dùng các bài thơ để an sao trừ trường hợp đặc biệt, vì đa số các bạn trẻ đều có óc thực tế đâu có thể mỗi lúc học thuộc lòng được các bài thơ. Không những thế, nhiều khi an sao theo bài thơ rất chậm và có lúc còn dễ lầm lẫn vì "râu ông nọ cắm cằm bà kia". Do đó, những cách an sao tôi nêu ra đều rất thực, giản dị đến mức tối đa. Mục tiếp theo (xin ghi số 7 cho có hệ thống liên tục.
7- Các sao an theo Chi (của năm sanh)
- Hoa Cái: An sao này rất mau lẹ, quý bạn chỉ cần nhớ nhóm 3 chữ (Thân Tí Thìn; Tị Dậu Sửu; Hợi Mão Mùi, Dần Ngọ Tuất) và lấy chữ chót là cung an sao Hoa Cái. Tỷ dụ tuổi Nhâm Tý thì Hoa Cái an ở cung Thìn (chữ chót của nhóm 3 chữ Thân Tý Thìn). Ngoài ra để tiện việc kiểm lại, quý bạn nên nhớ Hoa Cái bao giờ cũng cách cung an Thiên Mã một cung theo chiều thuận. Và như thế, khi an được Hoa Cái là ta biết ngay phải an Thiên Mã ở cung nào (tức là sau cung an Hoa Cái 1 cung). Sau hết quý bạn nên nhớ Hoa Cái chỉ ở tứ mộ, tức là Thìn Tuất Sửu Mùi.
- Thiên Mã: Quý bạn có thể căn cứ theo Hoa Cái để an Thiên Mã, như tôi nêu trên, hoặc lại căn cứ vào nhóm 3 chữ (Thân Tý Thìn,…) rồi an Thiên Mã tại cung xung chiếu với cung theo chữ đầu của nhóm 3 chữ. Tỷ dụ tuổi Bính Thìn thì an Thiên Mã ở cung Dần (là cung xung chiếu với cung Thân, và Thân là chữ đầu của nhóm 3 chữ). Và quý bạn cần nhớ là Thiên Mã chỉ an tại Dần Thân Tị Hợi mà thôi.
- Kiếp sát: Căn cứ theo hàng Chi kế chữ chót của nhóm 3 chữ (như trên). Tỷ dụ tuổi Nhâm Dần thì an Kiếp Sát tại cung Hợi vì Hợi là chữ kế chữ chót của nhóm 3 chữ Dần Ngọ Tuất. Và Kiếp sát chỉ ở 4 góc lá số, tức là Dần Thân Tỵ Hợi.
- Đào hoa: Lấy chữ kế chữ đầu của nhóm 3 chữ. Tỷ dụ tuổi Tân Mùi thì an Đào hoa tại Tý vì tý là chữ kế chữ đầu (Hợi) của nhóm Hợi Mão Mùi. Sau hết, quý bạn nên nhớ là Đào hoa chỉ ở cung Tý Ngọ Mão Dậu.
- Cô thần, quả tú: Quý bạn cứ chia 12 cung ra làm 4 đoạn nối liền với nhau, kể từ cung Dần, tức là Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi Tý Sửu. Xong chỉ việc nhớ là Cô thần ở cung kế với đầu đoạn và Quả tú ở cung kế với cuối đoạn. Tỷ dụ tuổi Kỷ Mão thì Cô thần ở Tỵ (vì Tỵ là cung kế với cung Thìn) và Quả Tú ở Sửu (kế với Dần), tức là Cô Quả chặn 2 đầu của đoạn liên hệ. Nói bằng chữ, quý bạn có thể cho là hơi rắc rối nhưng khi vẽ ra quý bạn thấy quá dễ dàng. Tôi không muốn vẽ ra để khỏi choán nhiều chỗ trên tờ báo. Sau hết quý bạn cần nhớ là Cô thần chỉ an tại một trong 4 cung Dần Thân Tỵ Hợi và Quả tú chỉ ở một trong 4 cung Thìn Tuất Sửu Mùi. Và do đó, không bao giờ Cô Quả có thể đồng cung với nhau và cũng không bao giờ xung chiếu nhau (chỉ có hợp chiếu).
- Phá toái: an như thường lệ, nghĩa là tuổi Tý, Ngọ, Mão, Dậu thì ở Tỵ; Thìn Tuất Sửu Mùi ở Sửu và Dần Thân Tỵ Hợi ở Dậu. Sao này chỉ ở 3 cung Tỵ Dậu Sửu.
- Nguyệt đức: như thường lệ (cung Tỵ thuận đến năm sinh), nhưng có vị lại an Nguyệt đức đồng cung với Thái tuế.
- Thiên đức: như thường lệ (cung Dậu thuận đến năm sinh).
- Long trì, Phượng Các: như thường lệ (Long từ cung Thìn thuận Phượng từ cung Tuất nghịch năm sinh). Cũng như Tả Hữu, hai sao Long Phượng chỉ đồng cung ở Sửu hoặc Mùi hoặc giáp hai cung này, còn ở các cung khác thì luôn luôn chiếu nhau, vậy khi thấy không chiếu nhau thì biết là an sai. Khi an Phượng các xong nhớ an Giải thần đồng cung luôn, và gạch dưới 2 sao Long Phượng cho rõ.
- Thiên Khốc-Thiên Hư: như thường lệ (Khốc từ cung Ngọ nghịch – Hư từ cung Ngọ thuận năm sinh. Hai sao này chỉ đồng cung tại Tý hoặc giáp hai cung Tý, Ngọ còn ở các cung khác thì luôn luôn chiếu nhau.
- Hồng Loan: từ cung Mão nghịch đến năm sinh. An luôn Thiên hỷ tại cung xung chiếu.
- Chùm sao Thái Tuế: tuổi nào an Thái tuế ở cung đó, rồi mỗi cung theo chiều thuận an Thiếu Dương, Tang Môn, Thiếu âm, Quan phủ, Tử phù, Tuế phá, Long đức, Bạch hổ, Phúc đức, Điếu khách, Trực phù. Sau đó an luôn Thiên không đằng trước cung an Thái Tuế. Khi an xong chùm này, quý bạn nên coi sơ lại xem Tang Hổ có xung chiếu nhau hay không và Điếu khách có hợp chiếu với Tang môn hay không để biết chắc mình đã an trúng và không sót một sao nào trong chùm. Ngoài ra cũng như chùm Tràng sinh, chùm Thái Tuế rất quan trọng cho nên quý bạn cũng cần an riêng ra một góc nào đó để dễ nhìn thấy, tức là dễ giải đoán và kết hợp.
8- Các sao theo giờ sinh
Sau khi an các sao theo Chi, quý bạn an ngay các sao theo giờ khi biết chắc giờ sinh chính xác vì có một số sao khác phải tuỳ thuộc sao theo giờ sinh như Quang Quý và Hóa quyền, Hóa Kỵ phải theo Xương Khúc…(tuổi Tân).
- Văn Xương và Văn khúc: từ cung Tuất đếm nghịch đến giờ sinh an Xương và từ cung Thìn đếm thuận an Khúc. Cũng cần gạch dưới 2 sao này. Và cũng như Tả-Hữu, Xương Khúc chỉ đồng cung ở Sửu Mùi hoặc giáp hai cung đó, còn ở các cung khác đều chiếu nhau.
- Địa không và Địa kiếp: Từ cung Hợi nghịch an Địa không và thuận an Địa Kiếp. Hai sao này chỉ đồng cung ở Hợi (giờ Tý) và Tỵ (giờ Ngọ) hoặc giáp hai cung đó.
- Thai phụ và Phong cáo: Thai phụ cách Văn khúc 1 cung về phía trước và Phong Cáo cách Văn khúc 1 cung về phía sau, và do đó Cáo Phụ luôn luôn hợp chiếu nhau.
Còn các sao Hoả Linh, Đẩu quân tuy cũng theo giờ nhưng còn tuỳ thuộc thêm một yếu tố khác nên tôi đặt vào nhóm sao an sau chót cho có thứ tự.
9- Các sao hàng Can (của năm sinh)
- Thiên Khôi và Thiên Việt: Riêng hai sao này, tôi đành phải dùng bài thơ thường lệ vì không có cách nào giản dị, thực tế cho dễ nhớ. Bài thơ đó như sau:
Giáp Mậu thị ngưu dương (Sửu Mùi)
Ất Kỷ thử hầu hương (Tý Thân)
Bính Đinh trư kê vị (Hợi Dậu)
Canh Tân phùng mã hổ (Ngọ Dần)
Nhâm quý thổ xà tàng (Mão Tỵ)
Quý bạn chỉ cần nhớ năm câu chính đó cho đỡ rườm và nhớ Khôi an trước việt theo câu thơ. Có nhà tử vi nói rằng câu đầu là "Giáp Mậu Canh ngưu dương" (tức là cả tuổi Canh cũng an Khôi Việt ở Sửu Mùi) và câu thứ tư là "Lục Tân phùng mã hổ" (tức là chỉ có 6 tuổi Tân mới an Khôi Việt tại Ngọ Dần), nhưng đa số các nhà tử vi hiện nay đều quen an theo cách thông thường như trên, chưa có ai chứng minh được cách nào đúng hơn cả.
- Tứ Hóa (theo thứ tự Lộc Quyền Khoa Kỵ): cách an Tứ hóa nếu cần phải nhớ nằm lòng cũng là một trong những điều khó khăn nhất trong việc lập thành lá số tử vi nhưng đồng thời lại rất quan trọng cho nên quý bạn đành phải kiên tâm học thuộc bài thơ thường lệ thì mới mong hiểu mau lẹ các câu phú cũng như các cách giải đoán. Quý bạn có thể chỉ nhớ đơn sơ bài thơ như sau cũng thấy vần và dễ thuộc (nghĩa là bỏ hết những chữ thừa):
Giáp Liêm Phá Vũ Dương
Ất Cơ Lương Vi Nguyệt
Bính Đồng Cơ Xương Liêm
Đinh Nguyệt Đồng Cơ Cự
Mậu Tham Nguyệt Bật Cơ
Kỷ Vũ Tham Lương Khúc
Canh Nhật Vũ Nguyệt Đồng
Tân Cự Dương Khúc Xương
Nhâm Lương Vi Phủ Vũ
Quý Phá Cự âm Tham
Tức là tuổi Giáp thì an Hoá Lộc đồng cung với Liêm Trinh, Hóa Quyền đồng cung với Phá quân, Hóa khoa đồng cung với Vũ khúc, và Hóa kỵ đồng cung với Thái Dương,…Sau hết cần viết Tứ hóa bằng chữ thật lớn hoặc gạch dưới.
- Chùm Lộc tồn: Nhận xét về cách an thông thường ta thấy sau khi bỏ 4 cung Thìn Tuất, Sửu, Mùi (Lộc Tồn không bao giờ ở Tứ Mộ) thì mỗi hàng Can ứng cho một cung, riêng hai cung Tỵ Ngọ thì ứng cho 2 can mỗi cung (Bính Mậu cho cung Tỵ và Đinh Kỷ cho cung Ngọ). Do đó muốn an Lộc Tồn theo tuổi nào là biết ngay (Giáp Ất thì ở Dần, Mão Canh Tân thì ở Thân, Dậu và Nhâm Quý thì ở Hợi, Tý). Sau đó an Bác sĩ đồng cung với Lộc tồn, rồi Dương Nam, âm Nữ thuận âm Nam, Dương Nữ nghịch lần lượt an các sao Lực sĩ, Thanh Long, Tiểu Hao, Tướng quân, Tấu thư, Phi Liêm, Hỷ Thần, Bệnh phù, Đại hao, Phục binh, Quan Phủ mỗi sao một cung. Rồi an Kình Dương đằng trước và Đà la đằng sao Lộc Tồn, bất luận thuận hay nghịch, mặc dầu có nhiều ý kiến về vấn đề an Kình Đà. Sau hết, từ cung Lộc tồn thuận tới cung thứ 9 an Quốc ân và nghịch đến cung thứ 8 an Đường Phù. Muốn biết chắc về cách an nên kiểm lại xem Tướng quân có xung chiếu với Phục binh hay không để khỏi sót một sao nào trong chùm. Ngoài ra cũng cần viết Lộc tồn bằng mực đỏ cho nổi bật vì sao này rất quan trọng, nếu bấm trên tay thì không thành vấn đề nữa.
- Lưu niên văn tinh: Bỏ tứ mộ (tức là 4 cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi), bắt đầu từ cung Tỵ tương ứng với tuổi Giáp, rồi tiếp tục như thế qua các tuổi khác, chỉ trừ cung Thân thì ứng với 2 tuổi Bính, Mậu và cung Dậu ứng với 2 tuổi Đinh Kỷ.
- Thiên trù: sao này rất ít người biết giải đoán và cũng không thấy sách Tử vi nào bàn tới nhiều, cho nên bạn có thể bỏ qua cũng được. Hơn nữa, cách an cũng chưa thống nhất cho nên lại càng phiền toái khi giải đoán. Tuy nhiên, tôi cũng xin ghi nơi đây cho đủ, và cách an thông thường là: riêng cung Tỵ tương ứng cho 2 tuổi Giáp, Bính và cung Ngọ cho 2 tuổi Ất, Đinh còn các cung khác mỗi cung ứng cho 1 tuổi (theo thứ tự hàng Can còn lại: Mậu Kỷ Canh…) trừ các cung Tứ mộ (Thìn Tuất Sửu Mùi) thì bỏ không tính đến.
- Lưu Hà: Vì không có cách nhớ thực tế và giản dị, nên quý bạn đành phải học thuộc bài thơ quen thuộc mà nhiều sách có ghi:
Giáp Kê Ất khuyển, mạnh Lưu hà
Bính Mùi, Đinh Hầu, Mậu kiến Xà
Kỷ, Ngọ, Canh Thìn, Tân Mão vị
Nhâm Trư, Quý Hổ thị oan gia.
Tức là tuổi Giáp an Lưu Hà ở Dậu, tuổi Ất ở Tuất… (không bao giờ Lưu hà an tại Tý Sửu).
- Thiên quan và Thiên phúc: Hai sao này cũng rất khó nhớ khi an và tôi cũng đành phải dùng bài thơ quen thuộc:
Thiên quan Thiên phúc Giáp đàm Mùi Kê (Dậu)
Ất, Thìn, Thân, Bính về Tỵ, Tý
Đinh Dần cung, Hợi vị tương lâm
Mậu lâm Mão, Kỷ, Dậu, Dần
Canh thời Hợi, Ngọ, còn Tân Dậu Xà
Nhâm Tuất, Ngọ, Quý Ngọ Xà
Thiên Nguyệt đức thuận, Kê Xà hồi hương.
Tức là tuổi Giáp thì an Thiên quan ở Mùi và Thiên phúc ở Dậu…Còn câu sau chót dùng cho Thiên nguyệt đức mà cách an rất dễ nhớ, chẳng cần tới câu thơ trên.
- Tuần Triệt: Có thể nói ai mới học tử vi cũng không thể nào nhớ nổi cách an Tuần, vì nguyên một việc tìm tuổi mình thuộc con nhà Giáp nào cũng nhức đầu, sau đó lại phải nhớ vị trí của Tuần tương ứng với con nhà Giáp liên hệ. Nếu lập sẵn bảng tra Tuần thì an rất dễ nhưng muốn nhớ nằm lòng thì lại rất khó. Do đó tôi đề nghị với quý bạn cách an sau này cho mau lẹ và dễ nhớ: cứ từ cung tuổi của mình khởi bằng hàng Can - tuổi mình đếm thuận cho đến hết hàng can mỗi cung một chữ, ngưng ở đâu thì an Tuần ở hai cung kế sau đó, Tỷ dụ tuổi Canh Dần thì khởi chữ Canh từ cung Dần, đếm thuận cho đến chữ Quý thì thấy ngưng ở cung Tỵ, vậy Tuần an ở cung Ngọ Mùi. Trường hợp gặp tuổi có chữ Quý thì an Tuần rất mau vì Tuần ở kế ngay cung tuổi của đương số. Với cách này quý bạn thấy việc an Tuần quá giản dị và mau lẹ, chỉ vài giây đồng hồ là an được liền.
Còn về cách an Triệt cũng rất dễ, quý bạn cứ tính từ cung Dậu nghịch đến hết cung Tý, cứ 2 cung tương ứng vài hai Can (Giáp Kỷ, Ất Canh, Bính Tân, Đinh Nhâm, Mậu Quý), tức là tuổi Giáp và Kỷ an Triệt ở Thân Dậu, tuổi Ất Canh an Triệt ở Ngọ Mùi,…Quý bạn nên nhớ là Triệt không bao giờ an ở Tuất Hợi.
10- Các sao cố định
Đó là các sao Thiên la, Địa võng, Thiên Thương, Thiên Sứ mà ai học tử vi cũng đều nhớ cách an rồi, tôi khỏi cần nhắc lại cho dài dòng. Có điểm cần nói là tuy các sao này cố định nhưng cũng nên an vào để mình khỏi quên khi đoán. Nhiều người cứ bỏ đi nên có khi giải đoán dễ sơ sót. Tỷ dụ hạn đi với Văn Xương ngộ Thiên Thương, nếu ta không thấy sao Thiên Thương ta có thể quên hẳn sự kiện liên hệ đến cách này.
11- Các sao an theo hai yếu tố
Đó là các sao ân quang, Thiên Quý, Tam thai, Bát toạ, Đẩu quân, Thiên Tài, Thiên Thọ, Hoả tinh, Linh Tinh. Vì phải theo hai yếu tố nên quý bạn cần an các sao này chót hết cho có thứ tự:
- Quang Quý: từ Văn Xương đến ngày sinh lùi lại 1 cung an ân Quang.
Từ Văn khúc đếm nghịch đến ngày sinh lùi lại 1 cung an Thiên Quý. (nên gạch dưới hai sao Quang Quý).
Nếu ngày sanh từ 13 trở lên quý bạn đừng bao giờ đếm từ mùng 1, vừa lâu lại vừa dễ lộn, cứ ngày 13 (chưa trừ 1) thì ở cung khởi (có Văn Xương hoặc Văn Khúc) và ngày 25 (chưa trừ 1) cũng ở hai cung đó, như thế chỉ phải đếm ít. Sau đó chỉ lùi lại một cung là an sao Quang Quý.
- Thai Toạ: Từ Tả phụ đếm thuận đến ngày sinh an Tam Thai và từ Hữu Bật nghịch an Bát toạ. Nếu số ngày từ 13 trở đi cũng áp dụng tương tự như Quang Quý cho đỡ phải đếm nhiều cung. Quý bạn cũng nên gạch dưới Thai Toạ.
- Đẩu quân: Từ cung an Thái Tuế đếm nghịch đến tháng sinh rồi từ đó đếm thuận tới giờ sinh thì an Đẩu Quân.
- Thiên Tài-Thiên Thọ: Thiên Tài thì từ Mệnh thuận đến năm sinh, còn Thiên Thọ từ ‘Thân" cũng thuận đến năm sinh.
- Hoả Linh: Như thường lệ, nghĩa là tuổi:
Thân Tý Thìn khởi Hoả ở Dần Linh ở Tuất
Dần Ngọ Tuất khởi Hoả ở Sửu Linh ở Mão
Tỵ Dậu Sửu khởi Hoả ở Mão Linh ở Tuất
Hợi Mão Mùi khởi Hoả ở Dậu Linh ở Tuất
Khi biết cung khởi rồi thì Dương Nam, âm Nữ thuận đến giờ sinh an Hoả tinh và âm Nam, Dương Nữ thì đếm nghịch. Còn Linh tinh thì ngược lại, nghĩa là âm Nam, Dương Nữ đếm thuận đến giờ sinh; Dương Nam, âm nữ đếm nghịch. Quý bạn cần lưu ý là Hoả tinh gần như luôn luôn khởi từ Dần, Sửu, Mão, Dậu tức là mình chỉ cố nhớ 4 cung khởi của Hoả Tinh là coi như thuộc hết.
Về cách an sao Hoả Tinh cũng có một vài nhà tử vi quả quyết rằng không phải tính theo giờ nữa mà chỉ việc theo bảng trên là an luôn. Tỷ dụ tuổi Dần thì Hoả tinh an tại Sửu và Linh tinh an tại Mão luôn, không còn vấn đề thuận nghịch và giờ sinh nữa.
Tôi đang thử dùng cách an này nhưng chưa thấy ứng nghiệm rõ rệt.
12- Đại tiểu hạn
Sau hết là an Đại tiểu hạn. Muốn nhớ cách an Tiểu hạn quý bạn chỉ cần nhớ nhóm 3 chữ (Dần Ngọ Tuất; Thân Tý Thìn; Tỵ Dậu Sửu; Hợi Mão Mùi) rồi lấy cung xung chiếu với chữ chót của nhóm liên hệ là cung khởi Tiểu hạn. Xong an thuận hoặc nghịch (tuỳ theo Nam hay Nữ) mỗi cung một chữ tiếp theo, Tỷ dụ tuổi Ngọ thì khởi từ cung Thìn, vì Thìn là cung xung chiếu với chữ chót (Tuất) của nhóm 3 chữ Dần Ngọ Tuất.
Đại hạn thì quá dễ cứ theo Cục mà viết số 2, 3, 4, 5 hoặc 6 từ cung Mệnh (Dương Nam, âm Nữ thì thuận mà âm Nam, Dương Nữ thì nghịch). Có sách và có vị cho rằng Đại hạn khởi từ cung kế với cung Mệnh mới ứng nghiệm (nghĩa là từ cung Bào hoặc cung Phụ mẫu tuỳ theo thuận hay nghịch), nhưng vấn đề này chưa vị nào dứt khoát được nên tôi chỉ nêu ra để quý bạn tuỳ nghi áp dụng và chiêm nghiệm.
Việc lập thành đến đây coi như đã xong tuy còn một vài điểm như Mệnh Chủ, Thân Chủ và còn vài sao như Thiên Lộc, Quán Sách, Câu giải, Thiên Xá, Thiên Khố,…nhưng tôi không bàn tới vì tôi chưa thấy sách nào hoặc vị nào nêu ra được cách giải đoán đầy đủ và hợp lý.
Sau hết, tôi cần nêu ra một điểm nữa là trường hợp phải lập một lá số với giờ sinh giữa hai giờ tử vi, quý bạn nên an trước các sao theo tháng và chỉ cùng một số sao hàng Can (nếu có thể) rồi xem sơ qua giờ nào ứng hợp nhất thì mới tìm Cục và an các sao khác để tránh việc lập 2 lá số một lúc. Nếu Mệnh lọt vào 2 cung thuộc một Cục (tỷ dụ: Tý Sửu Dần Mão…thì quý bạn có thể an luôn các chính tinh và vòng Tràng Sinh cùng Tứ hoá nếu được chỉ để lại các sao an theo giờ, rồi khi tìm được giờ nào chính xác nhất sẽ an Mệnh, Thân và các cung khác cùng các sao còn lại.
Tôi hy vọng bài này tuy không có gì mới lạ nhưng sẽ giúp quý bạn thuộc lòng được cách lập thành lá số tử vi cũng như sẽ an sao được mau lẹ mà không cần phải mất công phụ học thuộc nhiều bài thơ, có như vậy thì sau này quý bạn mới thông suốt được dễ dàng việc giải đoán.
KHHB số 74E1
Phản cung sát |
Đỉnh tâm sát |
Thiên trảm sát |
Tiêm giác sát |
Phản quang sát |
Khai khẩu sát |
Ảnh minh họa |
1. Đổi tên theo ý muốn của người thân
Ý nguyện mong muốn của ông bà cha mẹ hết sức sâu nặng. Cho nên, nhiều tên gọi nói lên lòng mong mỏi, ước vọng, ý nguyện của cha mẹ hướng tới con cái.
2. Nhờ người khác đổi tên
Việc nhờ người khác đổi tên cũng là trường hợp tương đối phổ biến. Người đổi tên có thể là người học rộng tài cao, cũng có thể không có chức vụ gì trong cuộc sống. Tuy nhiên, người được nhờ đặt tên họ sẽ đem lại những điều tốt lành nhất cho tên mới đó.
3. Đổi tên bằng địa danh
Thói quen lựa chọn địa danh đặt tên cho con đã có từ khá lâu. Một số địa danh gắn với rất nhiều kỷ niệm của cha mẹ. Vì vậy, những người này muốn con là niềm gửi gắm sự lưu luyến, nhớ thương nên đặt tên con theo những địa danh đã từng đi qua, mong muốn mọi điều tốt đẹp nhất đến với con.
4. Đổi tên theo quê quán
Mỗi người sinh ra đều có quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi nuôi ta lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn và ước mơ của mỗi người. Chính vì vậy, việc chọn quê quán để đổi tên mang nhiều ý nghĩa đẹp.
Đổi tên để có tên hay, tên đẹp, phù hợp với nguyện vọng của gia đình |
5. Đổi tên để làm nổi bật nét độc đáo
Đàn ông luôn mong muốn thể hiện chí hướng và tinh thần tiến thủ rộng lớn, cao xa. Tên gọi theo phương thức này vừa mang tính thẩm mĩ, vừa thể hiện trạng thái ganh đua quyết liệt trong cuộc sống của đấng nam nhi trong xã hội.
6. Đổi tên bằng văn từ thi ca
Lấy tên từ văn chương đòi hỏi người đặt có trình độ văn hóa sâu rộng và những biểu hiện nhất định về văn hóa. Theo đà phát triển xã hội, người ta thích đổi tên mang ý nghĩa văn chương sinh động.
7. Đổi tên theo chí hướng
Ngôn chí gắn liền với hơi thở thời đại, mỗi thời kỳ có đặc điểm chính trị riêng, ảnh hưởng đến hoài bão và lý tưởng cũng như phong cách đổi tên của con người.
8. Đổi tên hướng tới cuộc sống mới
Có người đổi tên cho phù hợp với môi trường xã giao và công việc mới. Người ta đổi tên nhằm hướng tới lý tưởng hay những mỹ cảm của cuộc sống.
9. Đổi tên cho hài âm
Có những tên gọi không hay, hàm chứa ý nghĩa thô kệch. Vì vậy, nhiều người thay bằng những cái tên gần âm, mang nghĩa thanh cao, nho nhã hơn.
10. Đổi tên bằng cách tăng giảm chữ
Đây là cách đổi tên thường thấy. Họ thêm vào hoặc bớt đi tên cũ để thành một tên mới mang ý nghĩa mới độc đáo, mới mẻ hơn.
(Theo Khoa học và nghệ thuật đặt tên...)
ung tình duyên, nhưng cũng vẫn được sử dụng như một phương thức hoá giải phong thuỷ đối với sức khoẻ.
Vị trí gợi ý:
Phòng khách của nhà riêng hay công ty đều có thể lựa chọn các loại tranh vẽ trúc phú quý, cây lan đuôi hổ, cây thủy tùng, sen nhiều lá, cây cọ, cây phát tài, cây lan quân tử, hoa cúc, cây lan cầu, hoa lan, hoa đào, tắc, cây dương xỉ, cây huyết dụ…, các hoa này là “vật may mắn” trong phong thủy học, hàm ý như ý cát tường, tụ tài phát phúc.
Hãy đem màu sắc của hoa vào căn nhà hay văn phòng của bạn, bạn sẽ giúp cho luồng khí trong ngôi nhà được điều hoà và trôi chảy.
Bếp là trái tim của ngôi nhà, và điều quan trọng là bạn cần giữ cho nó sạch sẽ. Một căn bếp khỏe mạnh sẽ giảm thiểu nguy ngơ lây lan mầm bệnh, khiến bạn không bực mình hay không kích thích bạn ăn quá nhiều.
1. Bọt biển bẩn
Những miếng giẻ rửa bát là nơi sản sinh ra vô số vi khuẩn, vi trùng gây bệnh. Chúng cần được vệ sinh hàng tuần và thay thế sau khoảng 6-8 tuần sử dụng. Để vệ sinh giẻ rửa bát, bạn có thể giặt sạch bằng nước rửa rồi phơi khô dưới nắng. Trước khi sử dụng lại, cho vào lò vi sóng trong 5 phút để tiêu diệt hết vi khuẩn còn sót lại.
2. Bình thủy tinh đựng bánh kẹo
Sự thật đáng buồn là nếu bạn suốt ngày nhìn chúng 'lóng lánh' trong những chiếc bình thủy tinh sáng choang thì khả năng bạn sẽ nhâm nhi chúng cả ngày rất nhiều. Để cất trữ bánh kẹo nên chọn một chiếc bình đục và chỉ bày một ít hay thì lấp đầy bằng món ăn yêu thích của bạn.
3. Túi vải bao bố
Những chiếc túi vải bao bố an toàn cho môi trường khi bạn có thể tái sử dụng nhiều lần. Nhưng đây lại là nguyên nhân khiến vi khuẩn từ thực phẩm lây nhiễm chéo cho nhau nếu bạn không vệ sinh thường xuyên. Do đó, sau mỗi lần đi chợ thì bạn nên ném chúng vào máy giặt rồi phơi nắng trước khi sử dụng tiếp cho lần sau.
4. Ngăn kéo siêu to
Chiếc ngăn kéo siêu to thường rất bừa bộn với vô số đồ lặt vặt khiến chị em tốn công khi tìm đồ, dọn dẹp. Hầu hết mọi người đều thường đào bới tung hết lên khi muốn tìm một chiếc chun hay cây bút. Lắp thêm một số vách ngăn nhỏ bằng chất liệu tương tự hoặc bìa cứng sẽ giúp bạn sắp xếp đồ lặt vặt gọn gàng hơn và tiện lợi khi lấy đồ.
5. Di động
Điện thoại di động chứa cực kì nhiều vi khuẩn, vi trùng khi nó theo bạn từ ngoài đường, vào đến nhà vệ sinh. Nếu bạn nhất thiết phải sờ vào di động khi nấu ăn thì nên nhớ rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc khăn tay chứa cồn trước khi tiếp tục sờ vào thực phẩm của gia đình.
6. TV
TV sẽ làm phân tán sự tập trung của bạn khi nấu ăn. Bộ não của bạn không tập trung hết vào quá trình nấu nướng, nhẹ thì cho quá tay gia vị, nặng thì gây cháy nổ.
7. Vật nuôi
Bạn rất yêu quý vật nuôi của mình và đã quen với việc chúng đi lại, quẩn quanh chân. Nhưng đó không phải ở nhà bếp nơi mà lông hay chất thải có thể rơi rớt trong bếp rồi vương vào đồ ăn của gia đình. Tập cho chúng thói quen tránh xa nhà bếp cũng tránh thu huýt gián, kiến hay chuột nhắt bén mảng đến phòng nấu ăn của gia đình.
8. Ví
Hãy suy nghĩ về nó. Bạn với chiếc túi của mình tung tăng khắp muôn nơi: phòng tập thể dục, xe ô tô, thậm chí là nhà vệ sinh công cộng. Điều cuối cùng bạn muốn làm là đưa vi trùng từ những nơi công cộng trở lại vào trong khu bếp và ám lên thức ăn chuẩn bị nấu cho bữa tối. Do vậy, hãy để chúng ở lối vào nhà thay vì để trên bàn bếp.
9. Bát đĩa màu trắng
Một nghiên cứu đã cho thấy khi mọi người sử dụng bát đĩa trắng để đựng thức ăn thì thường ăn nhiều hơn 20% so với khi dùng bát đĩa tối màu. Chuyên gia dinh dưỡng của tạp chí Good Housekeeping khuyên mọi người nên sử dụng bát đĩa màu xanh, xám, đen thay thế để giảm thiểu lượng năng lượng nạp vào, đặc biệt là buổi tối.
Theo Thùy Minh (GH) (Khám Phá)
Sao Quan Phù của vòng Thái Tuế bao giờ cũng đứng thế tam hợp với Thái Tuế, cứ có Thái Tuế là phải có Quan Phù hội hợp. Còn Quan Phủ của vòng Bác Sĩ thì lại không có chuyện tam hợp như Quan Phù của Thái Tuế.
Câu phú:
Quan Phủ Thái Tuế một cung
Đêm ngày chầu chực cửa công mỏi mòn
Nếu Quan Phủ của câu này mà đổi thành Quan Phù thì ai cũng sẽ rơi vào vòng lao lý hết sao? Thế nhưng Quan Phù của vòng Thái Tuế cũng có tính chất của mệnh lệnh cấm chế thời xưa thuộc quan ty hình pháp. Như vậy hai sao này đã gây nên một nghi vấn. Do tam sao thất bản, hay do tối nghĩa?
Thông thường, công việc làm ăn của nhà hàng, quán bar được phản ánh ban đầu qua việc quan sát quầy thu ngân. Vì thế, quầy phải được đặt tại vị trí tụ tài, nơi tĩnh, không động, không bị xung.
Quầy thu ngân là nơi thu tiền về cho nhà hàng nên theo phong thủy, cần đặt ở bên cửa Bạch Hổ, là bên tĩnh.
Bên Bạch Hổ là bên phải khi theo hướng từ trong nhà hàng đi ra. Quầy ở bên tay phải thì sẽ nắm giữ được tiền. Không nên thiết kế quầy bên cửa Thanh Long, tức bên trái vì mang tính lưu động.
Thực ra, thiết kế như vậy cũng là dựa trên sự phù hợp với thói quen đi lại. Bởi, khi bước vào nhà hàng, khách thường có thói quen đi bên phải. Vì vậy, cửa Thanh Long phù hợp với lối đi vào của hầu hết mọi người. Tương tự, khi từ trong nhà hàng ra, theo thói quen, khách sẽ đi bên cửa Bạch Hổ.
Để đảm bảo các yếu tố về mặt phong thủy, khi thiết kế quầy thu ngân bạn cần chú ý:
– Phía sau quầy thu ngân phải có tường ngăn, không để có lối đi lại.
– Nếu nhà hàng, quán bar thiết kế tường bằng kính thì nên dùng rèm cửa hoặc tấm trang trí che khuất mặt kính.
– Độ cao của quầy nên ở tầm trung bình; nếu cao quá sẽ làm cho nhân viên thu ngân có cảm giác quá tầm với; nếu thấp quá sẽ tạo cảm giác không an toàn. Độ cao phù hợp từ 110 – 120cm hoặc 107cm, 108cm hoặc chọn độ cao 126cm.
– Bên trong quầy thu ngân không được để các thiết bị điện như: lò điện, bình đun cà phê…
– Két để tiền và vật có giá trị phải đặt nơi kín đáo để tránh bị lộ tài.
Theo các chuyên gia phong thủy, hạnh phúc gia đình cũng phụ thuộc nhiều vào năng lượng sinh khí của ngôi nhà. Nguồn sinh khí dồi dào mang đến những cơ hội tìm được người hợp duyên phận cho người còn độc thân cũng như gia tăng sự gắn bó giữa hai vợ chồng.
Những ngôi nhà có nền thấp hơn mặt được là nơi âm khí tụ vào. Mọi người sống trong những ngôi nhà đó thường gặp trắc trở về đường hôn nhân. Những ngôi nhà tầng cao lại có dương khí quá mạnh, cũng không phù hợp mang lại vận đào hoa.
Trong phong thủy, 4 địa chi Tý, Ngọ, Mão, Dậu đều đại biểu cho vận đào hoa. Ví dụ nếu trong bát tự (giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh, năm sinh) xuất hiện một trong 4 địa chi này thì nơiời đó có mệnh đào hoa. Tương tự như vậy, những ngôi nhà ở hướng Tý, Ngọ, Mão, Dậu có dòng nước, hồ ao, bể bơi, bể nước, bể cá,...sẽ có lợi hôn nhân.
- Nhà đằng sau hướng Tây, trước hướng Đông, có dòng nước từ Đông chảy về Nam.
- Nhà cửa sau hướng Nam, trước hướng Bắc, dòng nước từ Bắc chảy về Đông.
- Nhà cửa sau chính Đông, dòng nước từ Tây chảy về Bắc.
- Nhà phía sau hướng Bắc, phía trước hướng Nam, dòng nước từ Nam chảy sang Tây.
Ngoài ra, hàng năm gia chủ nên chú ý chòm sao Ngũ hoàng - sao hạn ảnh hưởng đến hôn nhân. Tránh kê giường hoặc hướng dầu giường vào vị trí sao Ngũ hoàng trong nhà. Nếu không thể chuyển phòng, chuyển giường, bạn phải treo chuông gió, xâu tiền xu Ngũ đế hay bình hồ lô để chặn bớt sát khí. Vào năm 2016, sao Ngũ hoàng nằm ở cung Đông Bắc.
1. Đường trí tuệ hướng lên trên
Họ làm việc có tinh thần cầu thị, cư xử hợp lý, không phóng đại, chú trọng cuộc sống tinh thần.
2. Đường trí tuệ hướng xuống dưới
Họ đi theo chủ nghĩa lý tưởng, coi trọng cuộc sống vật chất.
3. Đường trí tuệ hỗn loạn, phân nhánh
Những người này có suy nghĩ phức tạp, đối nhân xử thế không có nguyên tắc, tâm tình không ổn định. Đối với tương lai thiếu mục tiêu và lý tưởng, thường buồn rầu vô cớ.
4. Đường trí tuệ đứt đoạn ở giữa
Chúng biểu hiện độ tuổi trung niên dễ gặp bệnh hiểm nghèo, sự cố ngoài ý muốn, sự nghiệp gặp trắc trở hoặc đả kích về mặt tâm lý.
Chocopie (theo OMG)
► Lịch ngày tốt cung cấp công cụ xem tử vi số mệnh của bạn nhanh, chuẩn xác |
Cứ mỗi độ tết đến xuân về vào ngày 23 tháng chạp người dân Việt vẫn thường hay mua bộ đồ ông Táo bằng giấy mã nhiều màu sắc ,có hình 3 chiếc mũ hoặc 3 chiếc ghế ngai để cúng lễ tiễn đưa ông táo.
Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam ông Táo được xem là vị thần cai quản bếp núc và ghi chép lại những điều tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ ,và đến cuối năm vào ngày 23 tháng chạp ông
lại cưỡi cá chép bay lên thiên đình báo cáo Ngọc Hoàng những việc mắt thấy tai nghe trong gia đình, cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình
Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba thần ,vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc, tích chuyện kể rằng:
Ngày xưa có hai vợ chồng nhà nọ rất nghèo khổ. Chồng tên là Trọng Cao, vợ là Thị Nhi. Họ lấy nhau đã lâu mà không có con, cho nên thường buồn phiền cãi lẫy với nhau.
Một hôm Trọng Cao quá tức giận mà đánh vợ. Tức mình, Thị Nhi bỏ nhà ra đi, rồi gặp một chàng trai là Phạm Lang, anh này đã dùng lời ngon ngọt và khéo léo quyến rũ được Thị Nhi. Hai người ăn ở với nhau thành vợ chồng. Khi Trọng Cao hết giận, thấy vợ bỏ đi mất, liền đi tìm kiếm khắp nơi, nhưng không thấy tăm hơi, buồn rầu bỏ công ăn chuyện làm, ra đi làm người hành khất để đi tìm vợ.
Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi rước Trọng Cao vào nhà, hai người kể chuyện và Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang làm chồng.
Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự sắp đặt của mình nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.Phạm Lang vì mối tình thương vợ, cũng nhảy vào cùng chết.
Linh hồn của ba vị được đưa lên Thượng Đế. Thượng Đế thấy ba người đều có nghĩa, nên sắc phong cho làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân, nhưng mỗi người giữ một việc:
Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc bếp. Danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân
Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần
Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.
Từ đó, ba vị Thần Táo được coi là 3 vị thần định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bài vị thờ vua Bếp thường được ghi vắn tắt là "Định Phúc táo Quân" nghĩa là thần định mọi sự hạnh phúc.
Vì Táo quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp "phù trợ" cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể. Lễ vật cúng Táo quân gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.
Hoa đồng tiền Hoa đồng tiền là loại hoa tượng trưng cho tiền tài, những bông hoa đồng tiền mang lại ước vọng về một năm mới tài lộc và thịnh vượng. Đặc biệt với hai loại đồng tiền đơn và đồng tiền kép, loại hoa này còn có nhiều màu sắc rực rỡ như cam, đỏ, cam... để giúp cho bình hoa ngày Tết của gia đình bạn thêm bắt mắt, ấn tượng. Tiền vào như nước với bó hoa đồng tiền tươi thắm. Chỉ một bông hoa đồng tiền đỏ cam mạnh mẽ cắm trong lọ cũng đủ để mang lại lời ước nguyện may mắn cho năm mới rồi. Hoa cúc Hoa cúc - nhẹ nhàn và thanh thản là một trong những loài hoa nở rộ trong dịp tết Nguyên Đán. Sắc hương của nó tuy giản dị nhưng làm say lòng người. Ngoài ra, loại hoa này còn tươi rất lâu. Đóa cúc vàng như mặt trời tỏa nắng trong những ngày giáp Tết se se lạnh tạo cảm giác ấm cúng và gần gũi. Hoa cúc trắng là loài hoa biểu tượng cho sự duyên dáng và lòng hào hiệp. Những cành cúc trắng muốt cắm vào bằng gốm nung mang lại vẻ nhẹ nhàng và thanh thản cho những ngày cuối năm bận rộn. Ngoài cắm cúc vào bình, bạn cũng có thể ngắt những bông cúc nhỏ xinh thả vào bát để trang trí nhà thêm đẹp.
Hoa cúc trắng thả bát cũng là ý tưởng trang trí nhà ngày Tết thú vị.
Hoa trạng nguyên Trạng nguyên đỏ cũng là một loài hoa có ý nghĩa trong dịp năm mới. Những cánh hoa đỏ thắm tượng trưng cho niềm vui về sự học hành đỗ đạt, chính vì vậy những gia đình có các "cậu tú, cô cử" thường bày loài hoa này vào dịp Tết. Trạng nguyên - loài hoa mang ý nghĩa của sự đỗ đạt Hoa lan Là loài hoa đa dạng và sang trọng về màu sắc này sẽ giúp nhà bạn rực rỡ hơn. Một loài hoa nữa được xem là biểu tượng của người quân tử cũng thường được trang trí trong nhà những ngày đầu năm mới là hoa lan. Loài hoa quân tử thường được bày ở phòng khách mỗi dịp xuân về.
Những cánh hoa mong manh nhưng lại rất bền.
Hoa sống đời Loài hoa nhỏ nhắn nhưng màu sắc rực rỡ mang một sức sống bền bỉ, mãnh liệt cũng được yêu thích trong dịp tết. Nó tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở và tình đoàn kết của các thành viên trong gia đình. Sống đời, loài hoa có sức sống bền bỉ mang lại ước vọng gắn kết của các thành viên dịp đầu xuân.
Sưu tầm
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Ngọc Sương (##)
► Tra cứu Lịch âm dương, Lịch vạn sự nhanh chóng và chuẩn xác tại Lichngaytot.com |
Tài vị kỵ đè nén: Theo Phong thủy, tài vị không được để bị đè nén, nếu đặt ở đó những cái tủ lớn, những tủ sách nặng hoặc những tủ tường liên hợp… đè xuống tài vị thì sẽ khiến cho tài vận của căn phòng bị tổn thất.
Tài vị kỵ thủy: Có một số người thích đặt bể cá ở tài vị, thực tế như vậy là không nên bời vì vô hình chung đã đặt thần tài đi đến bể nước và biến thành “kiến tài hỏa thúy” rồi. Tài vị kỵ nước, chính vì vậy không nên đặt những thực vật được nuôi dưỡng bằng nước ở nơi đó.
Tài vị kỵ không: Đằng sau tài vị nên có một bờ tường cố định, bởi vì nó tượng trưng cho ngọn núi có thể nương tựa, bảo đảm không có những buồn phiền sau này, như vậy mới có thể tàng phong tụ khí được. Ngược lại, nếu đặt phía sau tài vị là cánh cửa sổ thủy tinh trong suốt, như vậy không những không thể tích lũy được tài phú, hơn nữa còn bị trệ khí, dẫn đến phá sản.
Tài vị ky xung: Phong thủy học kỵ nhất là những góc nhọn đối nghịch, chính vì vậy mà gần những nơi có tài vị không nên có những góc nhọn, để tránh ảnh hưởng xấu đến tài vận.
Tài vị kỵ ô bẩn: Nếu đặt nhà vệ sinh ở tài vị hoặc những đồ vật bỏ đi ở tài vị, điều này sẽ ảnh hưởng đến tài vị, khiến cho tài vị sẽ bị ảnh hưởng xấu, không những khiến tài vị không thể chiêu tài tiến bảo, ngược lại còn khiến cho tài lộc trong nhà bị tổn hao.
Tài vị kỵ âm: Tài vị nên sáng sủa không nên tối, sáng sủa thì sinh khí dồi dào; âm u lại khiến cho không khí nặng nề, dẫn đến trệ tài vận, cần phải hoá giải bằng đèn chiếu sáng.
Có tiền không phải việc gì cũng có thể làm nhưng không có tiền thì cái gì cũng không làm được. Đây là nhận thức hết sức rõ ràng của những người trưởng thành, vì vậy mà các cô gái đồng lòng hợp sức kháng nghị bạn trai, bạn đời nên đưa tiền cho mình quản lý. Phản ứng của 12 chòm sao nam khi bị quản tiền sẽ như thế nào đây?
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Yến Nhi (##)
Rùa được các nhà khoa học chứng minh là một trong số những loài vật có tuổi thọ thuộc hàng cao nhất. Trong văn hóa Việt Nam, rùa là một linh vật được tôn trọng từ ngàn xưa.
Rùa được các nhà khoa học chứng minh là một trong số những loài vật có tuổi thọ thuộc hàng cao nhất. Trong văn hóa Việt Nam, rùa là một linh vật được tôn trọng từ ngàn xưa. Trong các biểu tượng của Phong Thủy, rùa mang nhiều ý nghĩa nhất. Nó là tạo vật duy nhất trong tứ linh thật sự tồn tại và có thể dễ dàng tìm thấy nên không đơn thuần là biểu tượng của tuổi thọ, mà còn của sự bảo vệ, che chở, hỗ trợ, sự sang trọng và triển vọng.
Nó là tạo vật duy nhất trong tứ linh thật sự tồn tại và có thể dễ dàng tìm thấy nên không đơn thuần là biểu tượng của tuổi thọ, mà còn của sự bảo vệ, che chở, hỗ trợ, sự sang trọng và triển vọng. Trong thuật Phong Thủy, con rùa giống như những ngọn đồi phương Bắc vững chãi, đảm bảo cho gia đình có sự liên kết chặt chẽ, lâu bền. Trong thuật Phong Thủy, con rùa giống như những ngọn đồi phương Bắc vững chãi, đảm bảo cho gia đình có sự liên kết chặt chẽ, lâu bền.
Con rùa còn được cho là người vận chuyển ma trận huyền ảo của chín con số cơ bản mang trên lưng và gây sự chú ý cho Phục Hy – vị hoàng đế đầu tiên trong truyền thuyết của Trung Hoa, người được cho là tác giả của Kinh Dịch, cuốn sách là cơ sở của tất cả lý thuyết trong Phong Thủy.
Con rùa còn được cho là người vận chuyển ma trận huyền ảo của chín con số cơ bản mang trên lưng và gây sự chú ý cho Phục Hy – vị hoàng đế đầu tiên trong truyền thuyết của Trung Hoa, người được cho là tác giả của Kinh Dịch, cuốn sách là cơ sở của tất cả lý thuyết trong Phong Thủy.
Con rùa giấu trong cơ thể và trong những hoa văn trên mai nó tất cả bí mật của trời và đất. Tục truyền rằng khi Ban Cố tạo ra thế giới, ông đã dùng những chú rùa như những chiếc cột chống để giữ vạn vật. Con rùa giấu trong cơ thể và trong những hoa văn trên mai nó tất cả bí mật của trời và đất. Tục truyền rằng khi Ban Cố tạo ra thế giới, ông đã dùng những chú rùa như những chiếc cột chống để giữ vạn vật.
Phần gù ở lưng con rùa được coi là trời và phần bụng của chúng là đất, khiến nó trở nên bền vững với thời gian.
Ảnh minh họa |
1. Thuyền buồm: “thuận buồm xuôi gió”
Thuyền buồm được xem là biểu tượng của sự thành công trong kinh doanh. Trước đây, những thương nhân người Hoa thường chọn hình ảnh thuyền buồm làm logo bởi vì nó tượng trưng cho gió, mang ý nghĩa của sự “thuận buồm xuôi gió”, mang lại nhiều cuộc giao dịch kinh doanh tốt đẹp và thu được nhiều lợi nhuận.
Để kích hoạt vận may trong kinh doanh, các doanh nhân thường đặt một chiếc thuyền buồm (Cát Tường Như Ý) trên bàn làm việc hay gần cửa ra vào sao cho chiếc thuyền di chuyển theo hướng vào bên trong với ý nghĩa mang về dồi dào nhiều của cải và tài lộc.
Trong phong thủy, thuyền buồm lộng gió chở đầy vàng được xem là mang lại nhiều may mắn nhất cho doanh nhân.
2. Ngựa: “mã đáo thành công”
Ngựa là con vật trung thành nhất. Nó được xem là biểu tượng của sự kiên nhẫn, bền bỉ, lâu dài và may mắn mang lại tài lộc. Người xưa thường dùng ngựa để chúc tụng nhau trong hành sự hay làm ăn được suôn sẻ “Mã đáo thành công”. Chính vì thế, doanh nhân thường chọn cho mình những biểu tượng ngựa thích hợp cho từng công việc làm ăn.
Những biểu tượng Ngựa Phong Thủy thường thấy là hình ảnh Ngựa phi nước đại (“Lộc Mã”) hoặc là Tam Mã, Bát Mã huy hoàng.
Lộc Mã tượng trưng cho sự phát đạt trong kinh doanh, sự nhanh nhạy và tăng tiến trong tiền tài. Ngựa phi nước đại còn hàm ý về sự đi xa, nên rất thích hợp cho những người hay đi công tác lâu ngày hoặc bôn ba đây đó. Những doanh nhân thường xuyên phải đi công tác, làm ăn xa coi đây là biểu tượng may mắn không thể thiếu trong kinh doanh. Trong trường hợp này, doanh nhân thường đặt ngựa ở hướng Tây, Tây Bắc hoặc Đông Bắc để tăng cường cát khí cho các sao tốt ở các hướng này.
Tam mã - 3 con, sẽ có tác dụng phát huy Thổ khí trong “Vận Tám” nên còn có tác dụng bổ trợ phong thủy cho văn phòng.
Bát Mã - 8 con phi nước đại tượng trưng cho sao Bát Bạch rất vượng khí, nên sẽ đem lại nguồn tài lộc dồi dào, vô tận cho doanh nhân.
Những doanh nhân thích dùng Ngựa Phong Thủy đã rút ra được những lưu ý rất thú vị như sau:
* Doanh nhân tuổi Tý tránh dùng biểu tượng hay tranh ảnh ngựa.
* Không được đặt ngựa trong bếp, trong nhà tắm
* Ngựa không được dùng trong việc hóa giải sát khí.
* Dùng Ngựa Phong Thủy khi đang cầu mong tài lộc, phát đạt trong kinh doanh, tăng tiến về tiền tài, và các dự án được hoàn thành sớm trước dự kiến…
3. Rùa đầu Rồng: “tấn tài tấn lộc”
Rùa đầu Rồng hay còn gọi là Long Qui, là con vật huyền thoại kết hợp 2 đặc tính của Rồng và Rùa. Rồng và Rùa là hai loại trong bộ Tứ Linh: “Long, Phượng, Hổ, Rùa”. Long Qui là con vật mang ý nghĩa hoạnh tài, rất lợi về tài lộc, bền vững và thịnh vượng lâu dài trong kinh doanh.
Trong bày trí, những phương vị tốt lành không thể thiếu được Long Qui để vượng tài. Những doanh nhân người Hoa thường chọn hình tượng con vật đầu Rồng, mình Rùa (Qui) đội thúng vàng để cầu mong sự trường thọ, công danh tốt đẹp, tấn tài tấn lộc trong kinh doanh.
4. Tỳ hưu: “Vạn sự như ý”
Những doanh nhân mê phong thủy cũng thường chọn cho mình biểu tượng Tỳ Hưu khi muốn gia tăng tài lộc và hóa giải tà khí trong kinh doanh.
Theo truyền thuyết, Tỳ hưu là một loại thú có sừng, có bờm uốn cong rất dài nên còn có tên gọi là “Hươu Trời”, hai cái sừng của nó có tác dụng “trừ tà”, về sau có xu hướng phát triển thành con thú một sừng. Người ta nói rằng Tỳ Hưu có tác dụng hút tài lộc bốn phương về cho gia chủ, không những đem tài lộc mà còn có tác dụng hóa giải sát khí của sao Nhị- Ngũ hành Thổ vốn đem lại tai họa về bệnh tật, nên đây là vật khí dùng để bổ trợ cho vị trí- phong thổ nhà ở, văn phòng công ty rất hiệu quả.
Doanh nhân thường chọn đặt Tỳ Hưu trên bàn làm việc, hoặc ở các huyệt tài lộc trong công ty và phải hướng đầu ra cửa chính hoặc cửa sổ để cầu mong mọi sự như ý.
5. Nạp tài Kim Thiền: “Biến hung thành cát”
Kim Thiền (Thiềm Thư) là con vật huyền thoại, là cóc vàng có 3 chân biểu tượng của Thần Tài, của sự may mắn về kinh doanh và tiền bạc, và là biểu tượng dùng để biến hung thành cát trong công việc.
Cóc vàng 3 chân được doanh nhân chuyên dùng trang trí ở những khi vực để tăng cường tài lộc. Bởi lẽ Thiềm Thư được tương truyền là con vật chỉ ăn vào mà không biết tiết ra, nên nó tượng trưng cho tài lộc, giảm thiểu rủi ro. Biểu tượng Thiềm Thư ngậm đồng tiền xu trong miệng, tượng trưng cho việc cóc mang vàng vào nhà, là biểu tượng của sự may mắn rất được doanh nhân chọn làm biểu tượng đặt trên bàn làm việc.
Thiềm Thư còn đại diện cho mặt trăng, bởi những hoa văn trên mình nó giống như mặt trăng dùng để quan sát về đêm. Nó mang ý nghĩa giúp doanh nhân phòng tránh được những thủ đoạn, mánh khóe của đối thủ trong kinh doanh, trao đổi làm ăn.
Cóc vàng ba chân thường được bày trên bàn làm việc của doanh nhân, hoặc trong phòng khách, văn phòng, trên bàn thờ Thần Tài và trên két bạc để vượng tài lộc.
6. Đĩa ngọc thất tinh bằng thạch anh: “gia tăng quan hệ thuận hòa”
Theo phong thủy, đĩa ngọc thất tinh, gồm 7 viên đá quý thạch anh trên một đĩa tròn, có vượng khí của sao Bát Bạch sẽ mang lại quan hệ thuận hòa, thăng tiến công danh tài lộc và may mắn.
Những viên đá tròn thạch anh chính là những viên đá Phong Thủy (Fengshui Stone) vì trải qua vài triệu năm hình thành, đá Thạch Anh thu hút năng lượng vũ trụ và phát ra 1 trường năng lượng dương cực mạnh, có thể đem đến sự may mắn trong cuộc sống và công việc, chống lại sự ảnh hưởng của năng lượng xấu.
Các doanh nhân Châu Á thường đặt đĩa ngọc thất tinh bằng thạch anh này tại góc Thổ (Tây Nam hoặc Đông Bắc) của bàn làm việc, phòng làm việc hoặc phòng khách, mang lại cát khí rất lớn, xua được tà khí, âm khí, giúp tăng cường mối quan hệ khách hàng, đồng nghiệp, nhiều quý nhân giúp đỡ về công danh tài lộc, tránh kẻ tiểu nhân hãm hại…
Chính vì sự màu nhiệm này, đá thạch anh đang là món quà được ưa chuộng dành tặng khách hàng, đối tác, và ..Sếp mang nhiều ý nghĩa tinh thần, cầu chúc may mắn cho người sở hữu.
Tây: Đa tài, nhanh trí, số thanh nhàn, phú quý, trung niên có thể gặp tai ương, cuối đời thành công hưng vượng.
Tế: Trí dũng song toàn, trung niên thành công, hưng vượng, gia cảnh tốt, cẩn thận gặp họa trong tình cảm.
Thả: Trí dũng song toàn, cả đời thanh bạch, nếu có 2 con thì cát tường.
Tha: Là người hòa nhã, đa tài, nếu xuất ngoại sẽ được nhiều tài lộc, số kỵ xe cộ, tránh sông nước.
Thạc: Tính tình hiền hậu, có số thanh nhàn, phú quý, đường quan lộ rộng mở, danh lợi song hành. Nếu sinh 2 con thì cát tường.
Thạch: Số khắc bạn đời, khắc con cái. Trung niên bôn ba vất vả, cuối đời cát tường.
Thái: Số cô độc, khắc cha mẹ. Trung niên thành công, phát tài, phát lộc.
Thẩm: Là người tài giỏi, nhanh trí. Trung niên bôn ba vất vả, cuối đời thịnh vượng.
Tên chữ T |
Thám: Trung niên vất vả, cuối đời cát tường.
Thầm: Số bôn ba, lao khổ, có tài nhưng không gặp thời. Trung niên vất vả, cuối đời cát tường.
Thân: Cả đời thanh nhàn, vinh hoa phú quý. Trung niên thành công, phát tài phát lộc.Than: Đa tài, nhanh trí, trung niên thành công, phát tài, phát lộc, cuối đời vất vả.
Thần: Lanh lợi, đa tài, nhanh trí, công chính liêm minh. Trung niên có thể gặp tai ương, cuối đời phát tài, phát lộc.
Thặng: Bệnh tật, đoản thọ, cuộc đời không may mắn, khó hạnh phúc.
Thắng: Là bậc anh hùng, kết hôn sớm sẽ đoản thọ, nếu kết hôn muộn thì cát tường, trung niên cẩn thận kẻo gặp tai ương.
Thang: Trí dũng song toàn, đường quan lộ rộng mở, trung niên thành công, có số xuất ngoại.
Thăng: Trí dũng song toàn, số thanh nhàn, phú quý. Thuở nhỏ vất vả, trung niên thành công, phát tài, phát lộc.
Thạnh: Là người đa tài, cả đời nhàn hạ, con cháu hưng vượng, trung niên cát tường, đường quan lộ rộng mở, có số xuất ngoại.
Thanh: Có số danh lợi song toàn, phúc lợi lâu dài, thanh nhàn, phú quý, trung niên thành công, số có 2 vợ.
Thành: Thanh tú, đa tài, xuất ngoại hoặc xa quê sẽ đại cát, số kỵ nước. Trung niên thành công.
Thảo: Mau miệng, tính cương trực, đi xa sẽ cát tường, trung niên vất vả, cuối đời hưởng phúc.
Thao: Tính cách điềm đạm, có số phúc lộc, thanh nhàn. Trung niên vất vả, cuối đời cát tường, là phụ nữ thì yếu ớt, đoản mệnh, bất hạnh.
Thập: Ôn hòa, hiền hậu, có duyên bôn ba, gia đình trên dưới hòa thuận, thành công rộng mở.
Thất: Số lận đận, sát vợ con, cả đời khó có hạnh phúc hoặc lắm bệnh tật.
Theo Tên hay thời vận tốt
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Bích Ngọc (##)
1. Vòng tay Mẫu đơn
Hoa Mẫu Đơn được mệnh danh là bà chúa của các loài hoa. Loài hoa này thể hiện vẻ đẹp sang trọng, quý phái, sức hấp dẫn nồng nàn, cảm xúc của sức trẻ toát ra mạnh mẽ. Tinh hoa nó toát ra đem lại vẻ đẹp, sức quyến rũ và may mắn trong tình yêu.
Phụ nữ đem theo vòng này trên người sẽ tăng cường hỷ khí, làm cho người mang nó tăng sức hấp dẫn, sự tự tin, vẻ duyên dáng đáng yêu pha chút hóm hỉnh và đầy cá tính. Nếu bạn chưa có người yêu thì tương lai sẽ có nhiều người chờ đón bạn. Nếu bạn đã có gia đình thì có thể coi đây là một trong những nhân tố giữ gìn hạnh phúc. Nên đeo vòng trên cánh tay phải.
2. Rồng Phượng chầu
Rồng và Phượng là hai linh vật cao quý trong bộ Tứ linh. Rồng là biểu tượng cho người chồng, người cha, bậc chính nhân quân tử, Hoàng đế. Phượng là biểu tượng của người phu nhân, người vợ, Hoàng hậu.
Sự kết hợp của Rồng và Phượng là biểu tượng tuyệt vời của hạnh phúc lứa đôi, sự may mắn thịnh vượng về công danh, tài lộc và địa vị xã hội. Dùng đôi Rồng Phượng bày trong phòng ngủ để đem đến một cuộc sống gia đình hoà thuận êm ấm, con cái tốt lành. Ngoài ra bày trong phòng khách, phòng làm việc sẽ có tác dụng chống lại hung khí, đem đến sự vượng phát tài lộc và công danh. Nên bày phòng khách, phòng ngủ, bàn trang điểm
3. Trái tim Pha lê
Trái tim là biểu tượng của tình yêu, sức quyến rũ của phái nữ, biểu tượng của hôn nhân và đời sống gia đình hạnh phúc. Trái tim màu hồng được làm bằng pha lê mang tinh chất Thổ nên có tác dụng đem lại tình yêu, sự may mắn. Nếu bạn chưa có gia đình thì sẽ sớm tìm được người tâm đầu ý hợp. Nếu đã có gia đình thì bạn sẽ thêm hạnh phúc, sự chung thuỷ. Bày trong phòng ngủ, bàn trang điểm hoặc mang trên người đều rất tốt.