Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,...   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,... Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Vạn Sự !

Vạn Sự

Tại sao cá vàng lại được gọi là cá phong thuỷ? –

Theo truyền thông thì cá vàng được gọi là cá phong thủy không những có thể khắc phục được khiếm khuyết nào đó về mặt phong thủy mà còn làm cho căn nhà thêm tràn đầy sức sống. Ngày nay, trong nhà có đặt một bể nuôi cá vàng được coi là lối chơi tương
Tại sao cá vàng lại được gọi là cá phong thuỷ? –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Theo truyền thông thì cá vàng được gọi là cá phong thủy không những có thể khắc phục được khiếm khuyết nào đó về mặt phong thủy mà còn làm cho căn nhà thêm tràn đầy sức sống.

Ngày nay, trong nhà có đặt một bể nuôi cá vàng được coi là lối chơi tương đối thời thượng; trong nhà đặt bể nuôi cá vàng, làm tăng thêm sức sông gia đình, những lúc trà dư tửu hậu, ngắm nhìn những chú cá vàng bơi lội tung tăng, thấy tâm hồn thư thái hơn. Hợp vđi lý lẽ phong thủy xưa nói làm căn nhà như tăng thêm sức sông cùng hào khí.

Mot-so-dieu-cam-ky-trong-thiet-ke-nha-theo-phong-thuy-04

Khi có một bể cá cảnh trong nhà cần chú ý:

–   Vị trí kê, đặt bể cá vàng

Phong thủy xưa cho rằng ngôi nhà quay lưng hướng 212

Nam, Bắc và hướng Đông Nam, bể cá vàng tại phòng khách không nên đặt ở bôn phương hướng là Đông, Đông Nam, Bắc và Nam.

Với căn nhà quay lưng các hướng Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc và Tây, bể cá vàng nơi phòng khách không nên kê ở mé Tây, Tây Nam, Tây Bắc và Đông Bắc.

Kê, đặt bể cá vàng phải chú ý phôi hợp với chỉnh thể phong cách ngôi nhà, đồng thời còn phải phối hợp với quan hệ giữa khí trường và kiến trúc của ngôi nhà, tăng linh khí tự nhiên, tăng thêm sinh khí của ngôi nhà.

–  Hình dáng bể cá:

Bể cá hình tròn, Ngũ hành thuộc mệnh Thuỷ, có thể sinh vượng thuỷ, cát lợi.

Bể cá hình chữ nhật, Ngũ hành thuộc mệnh Mộc, mặc dù thoát hơi nước ra ngoài nhưng có tác dụng hỗ trợ, cát lợi.

Bể cá hình vuông, Ngũ Hành thuộc mệnh Thổ, Thổ có thể khắc Thuỷ, xuất hiện những lực lượng tương khắc nhau, chọn bể cá vàng không nên lựa chọn hình vuông Ngũ hành thuộc mệnh Thổ.

Bể cá hình lục giác, lấy số 6 làm số nước, Ngũ hành thuộc mệnh Thuỷ, nhưng Ngũ hành của hình đa giác thuộc mệnh Hoả, bởi vì thuỷ hoả pha tạp trộn lẫn nên hình lục giác không tốt cho bố cục gia tăng tài vận.

Bể cá hình tam giác hoặc hình tám góc, Ngũ hành thuộc mệnh Hoả, gặp thuỷ trở nên tương khắc, không nên chọn dùng.

Theo phân tích Ngũ hành ở trên thì hình cát lợi nhất là hình chữ nhật và hình tròn, bạn nên chọn theo hình dáng đó để mang lại cát lợi.

–   Chọn giống cá vàng để nuôi.

Tuy cá nước mặn có hình dáng đa dạng, màu sắc phong phú, nhưng phải nuôi trong nước biển, nước gần với độ mặn của nước biển nên chăm sóc khá khó khăn, vì vậy bạn không nên chọn nuôi loại cá này.

Cá nhiệt đới rất khó nuôi, thường hay chết, theo phong thuỷ học, nếu sinh vật nuôi trong nhà chết nhiều thì đó không phải là điềm lành, ảnh hưởng tới sự vận hành hài hòa của khí trường cơ thể, gây ảnh hưởng phụ về mặt tâm lý.

Nên nuôi nhiều cá vàng, chúng đều có sức sông khỏe khoắn, bền bỉ, dễ nuôi, nhất là những loài cá vàng như cá thần tiên, bảy màu, cẩm lý (chép gấm), kim ngư, màu sắc rất đẹp, tính khí ôn hòa, dễ nuôi và cũng dễ làm vệ sinh bể nuôi, khiến tâm tình người nuôi phấn chấn, mà theo phong thuỷ, tên các loài cá như cẩm lý hoặc kim ngư, âm của nó giông với gấm, lợi, vàng (kim), đều có liên quan tới phát tài, giàu có.

–   Số lượng cá nuôi.

Bạn có thể tham khảo cách lấy ố lạc thư kết hợp 214 với đuôi cá dưới đây để chọn số lượng cá nuôi theo phong thuỷ:

Nhất Vĩ (Một đuôi): Bạch Tham Lang Tinh là sao cát, có thể phát tài phát lộc.

Nhị Vĩ (Hai đuôi): Nhị Hắc Cự Môn Tinh là sao hung, bất lợi cho tài vận.

Tam Vĩ (Ba đuôi): Tam Bích Lộc Tồn Tinh là sao hung, bất lợi cho tài vận.

Tứ Vĩ (Bôn đuôi): Tứ Lục Văn Khúc Tinh là sao cát, có thể phát tài phát lộc.

Ngũ Vĩ (Năm đuôi): Ngũ Hoàng Liên Trinh Tinh là sao hung, bất lợi cho tài vận.

Lục Vĩ (Sáu đuôi): Lục Bạch Ngũ Khúc Tinh, là sao cát, có thể phát tài phát lộc.

Thất Vĩ (Bảy đuôi): Thất Xích Phá Quân Tinh là sao hung, bất lợi cho tài vận.

Bát Vĩ (Tám đuôi): Ất Bạch Tả Phụ Tinh là sao cát, có thể phát tài phát lộc.

Cửu Vĩ (Chín đuôi): Cửu Tử Hữu Bật Tinh là sao cát, có thể phát tài phát lộc.

Thập Vĩ (Mười đuôi): được coi là Nhất Vĩ (Một đuôi), Thập Nhất Vĩ được coi là Nhị Vĩ, Thập Nhị Vĩ được coi là Tam Vĩ, cứ suy tính như vậy đôi với những số lượng đuôi khác.

Trên đây là dùng Lạc Thư để tính sự hung cát của ố lượng cá nuôi, lại tiếp tục dùng Hà Đồ Ngũ hành để tính sự hung cát, ta có:

Nhất Vĩ: Hà Đồ Ngũ hành thuộc mệnh Thuỷ, có thể gia tăng lực lượng của nước, nước là khí vượng tài, cát lợi.

Nhị Vĩ: Hà Đồ Ngũ hành thuộc mệnh Hoả, có thể làm tổn hao lực lượng của nước, khí nước bị rò rỉ ra ngoài, bất lợi.

Tam Vĩ: Hà Đồ Ngũ Hành thuộc mệnh Mộc, có thể làm tổn hao đến lực lượng của nước, hơi nước bị bốc ra ngoài, bất lợi.

Tứ Vĩ: Hà Đồ Ngũ Hành thuộc mệnh Kim, có thể sinh vượng lực lượng của nước, thuỷ khí tăng cường tài vượng, cát lợi.

Ngũ Vĩ: Hà Đồ Ngũ Hành thuộc mệnh Thuỷ, có thể tăng cường thêm lực lượng của nước, thuỷ khí bị khắc chế, được coi là bất lợi.

Lục Vĩ: Hà Đồ Ngũ hành thuộc mệnh Thuỷ, có thể gia tăng lực lượng của nước, thuỷ khí vượng tài, cát lợi.

Thất Vĩ: Hà Đồ Ngũ hành thuộc mệnh Hoả, có thể tổn hao đến lực lượng của nước, thuỷ khí bị tổn hao, bình thường.

Bát Vĩ: Hà Đồ Ngũ hành thuộc mệnh Mộc, có thể làm tổn hao đến lực lượng của nước, thuỷ khí bị rò rỉ, bất lợi

Cửu Vĩ: Hà Đồ Ngũ hành thuộc mệnh Kim, có thể sinh vượng lực lượng của nước, thuỷ khí càng được hưng vượng, cát lợi.

Thập Vĩ: Hà Đồ Ngũ hành thuộc mệnh Thổ, có thể tăng cường lực lượng của nước, thuỷ khí tài vượng, cát lợi.

Từ việc kết hợp giữa Hà Đồ (Hình Sông) và Lạc Thư thì con ố có lợi nhất trong việc nuôi cá là Nhất Vĩ, Tứ Vĩ, Lục Vĩ, và Cửu Vĩ, quý vị nào muôn nuôi cá để gia tăng tài vận hãy chú ý thêm.

–  Màu sắc của cá:

Cá vàng có màu sắc không giông nhau thì mệnh Ngũ hành cũng khác nhau, đối với phong thuỷ dù ít dù nhiều đều có ảnh hưởng.

Màu sắc loại cá nuôi là màu bạc hoặc màu trắng, thì Ngũ Hành thuộc mệnh Kim, mà Kim có thể sinh Thuỷ, thúc đẩy tài vận gia tăng rất nhiều.

Màu sắc loại cá nuôi là màu đen, màu xanh lam, màu tro xám thì Ngũ hành thuộc mệnh Thuỷ, có thể vượng nước, tăng thêm tài lộc rất nhiều.

Màu sắc loại cá được nuôi là màu thiên thanh, màu xanh lá cây thì Ngũ hành thuộc mệnh Thổ, Thổ sẽ bị thoát nước, tài vận gia tăng rất kém.

Màu sắc loại cá được nuôi là màu đỏ, màu tím, màu da cam thì Ngũ hành thuộc mệnh Hoả, lửa sẽ làm tổn hao đến lực lượng của nước, tài vận tăng kém.

Màu sắc loại cá được nuôi là màu vàng hoặc màu cafê, Ngũ hành thuộc mệnh Thổ, mà Thổ thì khắc Thuỷ, tài vận cũng tăng kém.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tại sao cá vàng lại được gọi là cá phong thuỷ? –

Bát tự của nữ mệnh có số mệnh biến hóa khôn lường

Xem bát tự của nữ mệnh để đoán số phận có nhiều phức tạp, các cách cục đan xen. ## xin giới thiệu một số trường hợp biến hóa để bạn đọc tham khảo.
Bát tự của nữ mệnh có số mệnh biến hóa khôn lường

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Xem bát tự của nữ mệnh để đoán số phận có nhiều phức tạp, các cách cục đan xen. ## xin giới thiệu một số trường hợp biến hóa trong số phận của nữ mệnh để bạn đọc tham khảo. 


► Xem bói theo khoa học tử vi để biết tình yêu, hôn nhân, vận mệnh, sự nghiệp của mình

Bat tu cua nu menh co so menh bien hoa khon luong hinh anh 2
 
Bát tự của nữ mệnh có Quan, trước tiên đẩy phu tử (chồng con) hưng suy, lúc nặng lúc nhẹ. Quan là chồng, Tài là vợ, Tài vượng thì vợ giúp chồng có vinh quang; Thực là con, Ấn là mẹ, Ấn thịnh thì con suy, không nên quá vượng, chỉ cần trung hòa. Ngày sinh cùng vượng thì đoạt quyền chồng mà khổ, nên an phận lo việc nhà. Mệnh nữ có Quan thì chồng vinh hoa, Thương Quan cũng không khắc, nhờ con mà nâng cao địa vị.   Nữ mệnh mà trong bát tự có Quan nhưng không có Sát, có Sát mà không thể gặp Quan, không phạm Quan Sát hỗn tạp thì đối nhân xử thế vững vàng, có thể may mắn cát tường. Quan tinh không khắc, phẩm chất tốt đẹp, đủ cả phúc lộc. Thất Sát có chế, Thực Thần chế Sát phát tài, gặp Thương Quan thì khắc chồng.   Sát gặp Quan không tốt, cô bần thấp hèn, con cái chết vì lao tù. Bát tự của nữ mệnh vốn là mệnh phú quý, phu hưng tử vượng chồng con đều tốt nhưng Quan quá vượng nên không thể thọ lâu. Thân ở vượng thì dù giàu có nhưng chồng con có hình, bị tai họa; ngày sinh suy thì tuy bần hàn nhưng chồng con sum họp, đoàn tụ. 
Bat tu cua nu menh co so menh bien hoa khon luong hinh anh 2
 
Nữ mệnh có ngày vượng thì sự nghiệp tốt đẹp, ngày suy thì vụng về. Quý thần đồng vị, không giàu có cũng vinh quang, hợp thần cùng tới thì không phải số người ở cũng làm gái phong trần. Quý nhân có Dịch Mã, là nữ mệnh có số bay nhảy khắp chốn. Quan tinh vượng Đào Hoa, nhất định vợ chồng tình nghĩa sâu nặng. Thực Thần độc chiếm, cuộc sống bình an tự tại, con cái tốt lành, sống thọ. Đào Hoa không thích hợp đảo ngược, mộc dục tối kị bị lộ ra, bằng không số mệnh sẽ là ni cô.   Bát tự của nữ mệnh có Sửu Mùi hình mà không kị, Thìn Tuất xung mà không tránh thì nữ mệnh hoang dâm tửu sắc. Để lấn át mệnh này, bản thân sức khỏe dồi dào, bẩm sinh trung hòa, Thực Thần không thể làm hại, Tử tinh lâm sinh địa, Ấn tinh lâm thân, Tài thần phát quang.
3 kiểu bát tự cực xấu, nhất định gặp họa vì tiền Bát tự Tài vượng có phải là số mệnh phát tài? Vì sao người cùng ngày sinh tháng đẻ mà số phận lại khác nhau?
Tâm Lan
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bát tự của nữ mệnh có số mệnh biến hóa khôn lường

Lời khuyên của mẹ cho con gái trong ngày cưới

Lời khuyên của mẹ cho con gái trong ngày cưới. Các bà mẹ luôn có những "bài học" cho con gái trước lúc lên xe hoa. Đó là kinh nghiệm quý báu
Lời khuyên của mẹ cho con gái trong ngày cưới

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Lời khuyên của mẹ cho con gái trong ngày cưới. Các bà mẹ luôn có những “bài học” cho con gái trước lúc lên xe hoa. Đó là kinh nghiệm quý báu mà các cô dâu cần ghi nhớ trong ngày lễ thiêng liêng của đời mình. Hãy đọc và bỏ túi những lời khuyên dưới đây nhé, chắc chắn sẽ giúp ích cho các bạn gái rất nhiều khi làm cô dâu đấy.

Lời khuyên của mẹ cho con gái trong ngày cưới

1. Đừng uống “quá chén”. Vì mọi người sẽ nghĩ con không đứng đắn: Mặc dù bia rượu có thể làm tăng thêm nét rạng rỡ cho gương mặt và giúp con phấn chấn hơn nhưng nó cũng có nhiều tác hại, đặc biệt là không thích hợp lắm khi uống quá nhiều trong ngày lễ trọng đại này. Nó sẽ làm con quên mất rằng mình đang tiếp đãi khách khứa, bạn bè.

2. Đừng tỏ ra quá xúc động: Vào ngày đặc biệt này, con thường cảm thấy xúc động và mọi việc sẽ trở nên căng thẳng. Đừng lo lắng gì cả. Mọi người trong gia đình và bạn bè luôn ở bên con. Hãy cố gắng trấn tĩnh và lấy lại tinh thần càng sớm càng tốt. Con sẽ ngạc nhiên khi nhận ra rằng ai ai cũng muốn giúp đỡ con.

3. “Đứng thẳng lên nào, con gái!”: Mẹ không bảo con phải đội một quyển sách trên đầu để lấy thăng bằng, nhưng con phải tập cho mình một dáng đi nhẹ nhàng, thanh lịch trong chiếc áo cưới lộng lẫy của mình. Điều này sẽ giúp con thêm xinh đẹp và tự tin hơn.

4. Nhớ ăn một chút gì đó, vì cơ thể con rất cần thiết nạp đầy đủ năng lượng: Con không muốn ăn gì cả ư? Một cô dâu không thể đứng vững được mà không ăn. Con nên ăn một ít– một miếng bánh nho nhỏ thôi cũng được– để cơ thể vẫn khỏe mạnh trong ngày cưới. Cũng đừng quên rằng, bia+ dạ dày trống rỗng= tồi tệ kinh khủng!

5. Hãy chậm rãi, từ từ thôi con ạ! Không cần thiết lúc nào cũng vội vội vàng vàng như thế: Hãy chú ý tới gương mặt mọi người, khí trời và bản nhạc đang chơi trong bữa tiệc. Rồi ngắm nhìn chồng con và làm cho anh ấy mỉm cười. Con sẽ không phải lo lắng vì “Mọi việc trở nên tồi tệ vì ta quá vội vã” nữa!


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Lời khuyên của mẹ cho con gái trong ngày cưới

Tử vi Mậu Tuất phân tích nạp âm lục thập hoa giáp –

MẬU TUẤT: BÌNH ĐỊA MỘC Trong tử vi thì Mậu Tuất là loài chó dữ, tính tình nóng nảy, thích lo chuyện bao đồng, không dễ tha thứ cho lỗi lầm của người khác. Bình địa Mộc mới đầu mọc ra lá mầm, rồi phát triển thành cành, có công trợ giúp cho mưa móc, kh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

MẬU TUẤT: BÌNH ĐỊA MỘC

Trong tử vi thì Mậu Tuất là loài chó dữ, tính tình nóng nảy, thích lo chuyện bao đồng, không dễ tha thứ cho lỗi lầm của người khác.

Bình địa Mộc mới đầu mọc ra lá mầm, rồi phát triển thành cành, có công trợ giúp cho mưa móc, không ưa tuyết sương tích tụ. Đây là loài cây phát triển tươi tốt trên mặt đất. Mậu Tuất là nóc, Kỷ Tỵ là xà, thường hay thay đổi chỗ cho nhau, cần lấy Thổ làm nền móng. Thể ưa Canh Ngọ Lộ bàng Thổ làm chính cách, lại gặp Tý Ngọ chủ phú quý.

tuat

Thổ đó nếu như là Mậu Dần, Kỷ Mão Thành đầu Thổ, Canh Tý Bích thượng Thổ, Đinh Hợi ốc thượng Thổ đều có lợi. Dụy Mậu Thân, Kỷ Dậu Đại dịch Thể; Bính Thìn, Đinh Tỵ Sa trung Thổ không có ích mà trái lại có hại. Nhật trụ và trời trụ gặp chúng, chủ về tai họa hoặc yểu thọ.

Thổ trong Mộc kỵ lại gặp Thể. Nếu như nạp âm Thổ nhiều, vận khí cả đời không tốt, cơ duyên không đẹp. Ưa Kim,  Kim có phúc, lợi gặp Thủy nhiều Mộc thịnh, có thể thành quý cách.

Theo tử vi Mậu Tuất Bình địa Mộc cần Thủy, Hỏa làm cho nó vượng khí, chủ về người có đức anh minh. Hợp cách thì nhờ vào văn chương mà tiến thân, một đời phúc lộc.

Nhưng mệnh này tất phải trải qua gian khổ, hiểm nguy, cần phải kiên định tiết tháo, kỵ lập trường không vững vàng, cuối cùng có thể biến nguy thành an, cuốỉ đời được tốt đẹp. Nêu không giữ tiết khí e sẽ hối hận cả đời.

Hỏa ưa Mậu Ngọ Thiên thượng Hỏa, Mậu Tý Tích lịch Hỏa, danh vọng lừng lẫy; Bính Dần, Đinh Mão Lư trung Hỏa, có Mộc chủ về có phúc; Giáp Thin, Ât Tỵ Phúc đăng Hỏa, không có gió chủ về kiên cố, các Hỏa còn lại không có Thủy chủ về điềm hung.

Mộc này đã thành, không ưa Nhâm Thân, Quý Dậu Kiệm phong Kim, có Mộc trợ giúp thì được,

Nhâm Dần, Quý Mão Kim bạc Kim, có thể tăng ánh sáng. Nếu như lại thêm Canh Ngọ Lộ bàng Thổ chủ về phú quý.

Thủy gặp Bính Ngọ Thiên hà Thủy làm trơn, chủ về cát lợi.

Không ưa Giáp Dần, Ất Mão Đại khê Thủy; Nhâm Thìn, Quý Hợi Đại hải Thủy chủ về hung tai.

Rất ưa Giáp Thân Tỉnh tuyền Thủy.

Mộc gặp Bính Thìn, canh Tỵ Đại lâm Mộc, có gió làm dao động, chủ về yểu thọ Không ưa Nhâm Tý Tang đố Mộc.

Mộc này kỵ Kim mà ưa Thủy, Thổ. Nếu như sinh vào 3 tháng mùa đông, giờ lạ Mão, Dần, là Hàn cốc hồi xuân cách.

Mậu lộc tại Tỵ, các Địa chi của trụ khác ưa Tỵ.

Mậu quý tại Mùi, các Địa chi của trụ khác ưa Mùi, nhưng Tuất, Mùi phạm hình chủ về cả đời thiếu phúc.

Mậu mã tại Thân; các Địa chi của trụ khác có Dần, mã bị hình, không nên kinh doanh. Khi đi máy bay nên mua bảo hiểm du lịch.

Các Địa chi của trụ khác có Hợi, phạm Kiếp sát, Cô thần, trung niên phạm hình, gia dinh tan võ, người mất.

Mệnh nữ có thể mạnh mẽ, chí cao hơn nam nhi. Ngưòi xưa nói rằng “ngưòi tài năng phần lớn vất vả”.

Người sinh năm này dễ bi: quan, tự tìm phiền não, mắc bệnh mất ngủ, thân thể dễ bị thương

Các Địa chi của trụ khác có Dậu, là người tàn ác, lòng dạ hẹp hòi, không dễ bao dung.

Mậu Tuất Không vong tại Thìn, Tỵ, các Địa chi của trụ khác không ưa gặp chúng. Bỏi vì Mậu lộc tại Tỵ, Không vong cũng tại Tỵ, cho nên mệnh này nên học chuyên về một ngành kỹ thuật, hoặc làm công chức trong quân đội cũng có thể được.

Mệnh này không nên đánh bạc, tránh đầu cơ.

Các Địa chi của trụ khác có Sửu, Mùi, tự đánh giá mình quá cao, bảo thủ cố chấp, chỉ biết tác chiến dũng mãnh, kết quả khó tránh thương đau.

Mỗi khi gặp năm Tuất, năm Thìn, trong nhà không yên ổn, không thương hại đến bản thân, cũng thương hại đến ngưòi nhà.

Tử vi Mậu tuất bạn đời không nên lấy người sinh năm Giáp, Ât. Nên chọn người sinh năm Nhâm, Quý.

Nhật chi có Tuất không thể kết hôn, khắc bạn đời


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tử vi Mậu Tuất phân tích nạp âm lục thập hoa giáp –

Xem tuổi có con –

Chọn năm sinh con hợp tuổi bố mẹ là điều ai cũng mong muốn, không chỉ vì sự tốt đẹp cho con cái mà còn là phúc lộc cho cả gia đình. Chính vì vậy, những năm Dê Vàng, Lợn Vàng hay Trâu Vàng khiến tỷ lệ sinh con tăng vọt bởi ai cũng nghĩ rằng đó là năm

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

tốt. Nhưng có thật sự là ai sinh vào năm đó cũng tốt không?

Chọn năm sinh con hợp tuổi bố mẹ dựa theo Ngũ Hành

Ngũ Hành của bản mệnh là yếu tố đầu tiên được xem xét đến khi chọn năm sinh con. Quy luật tương sinh tương khắc của Ngũ Hành rất đơn giản và dễ nhớ:

  • Kim sinh Thủy – Thủy sinh Mộc – Mộc sinh Hỏa – Hỏa sinh Thổ – Thổ sinh Kim
  • Kim khắc Mộc – Mộc khắc Thổ – Thổ khắc Thủy – Thủy khắc Hỏa – Hỏa khắc Kim

ngu-hanh1

 

 

Như vậy, khi sinh con cần lựa chọn năm sinh để con không khắc với bố mẹ và ngược lại. Ví dụ: Bố mệnh Kim, mẹ mệnh Hỏa thì có thể chọn con sinh năm có bản mệnh Thổ là hợp tương sinh nhất.

Thông thường con khắc bố mẹ gọi là Tiểu Hung, bố mẹ khắc con là Đại Hung, nếu không tránh được Hung thì nên chọn Tiểu Hung sẽ đỡ xấu rất nhiều.

Chọn năm sinh con hợp tuổi bố mẹ dựa theo Thiên Can

Thiên Can (hay còn gọi là Can) là cách đánh số theo chu kỳ 10 năm (Thập Can) của người Trung Hoa cổ. Can cũng phối hợp được với Ngũ Hành và Âm Dương:

Can Năm Hành Âm – Dương
Giáp Cuối cùng là 4 (94,04,14…) Mộc Dương
Ất Cuối cùng là 5 (95,05,15…) Mộc Âm
Bính Cuối cùng là 6 (96,06,16…) Hỏa Dương
Đinh Cuối cùng là 7 (97,07,17…) Hỏa Âm
Mậu Cuối cùng là 8 (98,08,18…) Thổ Dương
Kỷ Cuối cùng là 9 (99,09,19…) Thổ Âm
Canh Cuối cùng là 0 (00,10,20…) Kim Dương
Tân Cuối cùng là 1 (01,11,21…) Kim Âm
Nhâm Cuối cùng là 2 (02,12,22…) Thủy Dương
Quý Cuối cùng là 3 (03,13,23…) Thủy Âm

Trong Thiên Can có 4 cặp tương xung (xấu) và 5 cặp tương hóa (tốt), làm cơ sở để lựa chọn năm sinh phù hợp:

4 cặp tương xung (xấu) 5 cặp tương hóa (tốt)
  • Giáp xung Canh
  • Ất xung Tân
  • Bính xung Nhâm
  • Đinh xung Quý
  • Giáp – Kỷ hoá Thổ
  • Át – Canh hoá Kim
  • Bính – Tân hoá Thuỷ
  • Đinh – Nhâm hoá Mộc
  • Mậu – Quý hoá Hoả

Như vậy, năm sinh của con sẽ có thể dùng Thiên Can để so với bố mẹ dựa vào các cặp tương xung và tương hóa. Nếu Thiên Can của con và bố mẹ có tương hóa mà không có tương xung là tốt, ngược lại là không tốt. Ví dụ: Bố sinh năm 1979 (Kỷ Mùi), mẹ sinh 1981 (Tân Dậu), con sinh 2010 (Canh Dần) thì bố mẹ và con không có tương xung cũng như tương hóa và ở mức bình thường.

Chọn năm sinh con hợp tuổi bố mẹ dựa theo Địa Chi

Địa Chi (hay còn gọi là Chi) là cách đánh số theo chu kỳ 12 năm (Thập Nhị Chi) và nói đơn giản là 12 con giáp cho các năm. Chi từng được dùng để chỉ phương hướng, bốn mùa, ngày, tháng, năm, giờ ngày xưa và Chi gắn liền với văn hóa phương Đông.

Khi xem hợp – xung theo Chi, có các nguyên tắc cơ bản sau:

  • Tương hình (12 Địa Chi có 8 Chi nằm trong 3 loại chống đối)
  • Lục xung (6 cặp tương xung)
  • Tương hại (6 cặp tương hại)
  • Lục hợp (các Địa Chi hợp Ngũ Hành)
  • Tam hợp (các nhóm hợp nhau)

Tương hình: 
– Tý chống Mão

– Dần, Tỵ, Thân chống nhau

– Sửu, Mùi, Tuất chống nhau

– Hai loại tự hình: Thìn chống Thìn, Ngọ chống Ngọ.

Lục xung:

– Tý xung Ngọ (+Thuỷ xung + Hoả)

– Dần xung Thân (+ Mộc xung + Kim)

– Mão xung Dậu (-Mộc xung -Kim)

– Thìn xung Tuất (+Thổ xung +Thổ)

– Tỵ xung Hợi (-Hoả xung -Thuỷ)

Tương hại:

– Tý hại Mùi

– Sửu hại Ngọ

– Dần hại Tỵ

– Mão hại Thìn

– Thân hại Hợi

– Dậu hại Tuất

Thông thường để đơn giản trong Tương Hình, Lục Xung, người ta thường ghép thành 3 bộ xung nhau gọi là Tứ Hành Xung:

  • Dần – Thân – Tỵ – Hợi
  • Tí – Dậu – Mão – Ngọ
  • Thìn – Tuất – Sửu – Mùi

Tuy nhiên cũng không hoàn toàn chính xác. Ví dụ: Dần và Hợi không xung, Mão và Ngọ không xung, Ngọ và Dậu không xung, Tí và Dậu không xung, Thìn và Mùi không xung, Thìn và Sửu không xung.

Lục hợp Tam hợp
  • Tý-Sửu hợp Thổ
  • Dần-Hợi hợp Mộc
  • Mão-Tuất hợp Hoả
  • Thìn-Dậu hợp Kim
  • Thân-Tỵ hợp Thuỷ
  • Ngọ-Mùi: Thái dương hợp Thái âm.
  • Thân-Tí-Thìn hoá Thuỷ cục
  • Hợi-Mão-Mùi hoá Mộc cục
  • Dần-Ngọ-Tuất hoá Hoả cục
  • Tỵ-Dậu-Sửu hoá Kim cục

Như vậy, nếu dựa theo Địa Chi, việc chọn năm sinh, tuổi sinh cần chọn Lục Hợp, Tam Hợp và tránh Hình, Xung, Hại. Ví dụ: Bố tuổi Dần thì tránh con tuổi Thân, Tỵ, Hợi sẽ tránh được Xung của Địa Chi.

Nói tóm lại, lựa chọn năm sinh con để hợp tuổi bố mẹ có thể dựa vào Ngũ Hành, Thiên Can hoặc Địa Chi, cũng có thể dựa vào cả 3 yếu tố trên và lựa chọn phương án tốt nhất. Tuy nhiên, các yếu tố này cũng chỉ là một phần trong cuộc đời con người, cũng có nhiều trường hợp bố mẹ khó chọn được 1 dải năm để sinh con hợp tuổi do vậy không nên nhất thiết phải chọn năm để sinh, còn rất nhiều yếu tố khác như môi trường, xã hội, gia đình… hay kể cả về lý số cũng còn yếu tố Tử Vi để xem hung cát.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem tuổi có con –

Giải mã giấc mơ thấy nước –

Ngủ nằm mơ thấy nước là điềm may mắn. Nước thể hiện sự tinh tinh khiết trong sáng, xen lẫn các yếu tố mạnh mẽ đan xen vào những nguy hiểm được dự báo trước qua giấc mơ thấy nước . Vậy sự may mắn hay những nguy hiểm ấy là gì? đã có nhiều bạn thắc mắc
 Giải mã giấc mơ thấy nước –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Giải mã giấc mơ thấy nước –

Tìm nhà vượng vận thế cho 12 con giáp

Căn nhà không chỉ là nơi về nghỉ ngơi sau ngày dài mệt mỏi mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến vận thế của gia chủ. Hãy cùng tìm ra căn nhà phù hợp nhất đối với 12
Tìm nhà vượng vận thế cho 12 con giáp

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Căn nhà không chỉ là nơi về nghỉ ngơi sau ngày dài mệt mỏi mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến vận thế của gia chủ. Hãy cùng ## tìm ra căn nhà phù hợp nhất đối với 12 con giáp.


Tim nha vuong van the cho 12 con giap hinh anh
 
Tuổi Tý

Người tuổi Tý thuộc Dương Thủy, nên phương vị phù hợp là Bắc. Mệnh chủ nên chọn căn phòng hướng Bắc sẽ vượng và gần nơi có nguồn nước. Ngoài ra, các hướng Tây Bắc, Tây, Đông Nam cũng có thể chấp nhận, tầng phòng hay số phong nên là các số 1, 6, 7, 9.
  Tuổi Sửu
Trong Ngũ hành, người trụ năm Sửu thuộc hành Âm Thổ, phương vị Đông Bắc. Căn phòng hướng Đông Bắc đem lại nhiều mau mắn cho họ, đặc biệt nên chọn chỗ râm mát. Nếu căn phòng hướng Bắc, Tây, Tây Nam cũng có thể xem xét và lưu ý số tầng và số phòng là  các con số 2, 5, 7, 8, 9.

Chọn chuẩn màu quần áo cho 12 con giáp để tài vận dồi dào trong tháng 5
Màu sắc được kết hợp chính xác sẽ đem đến tài vận cho mệnh chủ. Những màu sắc trong trang phục dưới đây nếu được các con giáp diện trong tháng 5 sẽ đem đến tài

Tuổi Dần

Ngũ hành thuộc Dương Mộc, nên phương vị của họ Đông Bắc, các căn phòng hướng Đông Bắc, đối diện cây cối hoa cỏ, gần công viên là sự lựa chọn tốt nhất cho họ. Khi phòng hướng về phía Đông, Nam, Tây Bắc cũng không nên lo lắng, các con số họ nên lựa chọn cho số phòng và tầng phòng là 2, 5, 7, 8.
  Tuổi Mão
Mão thuộc Âm Mộc, phương vị tốt nhất là Đông. Nếu căn phòng đối diện với khu vực nhiều cây cối hướng chính Đông là sự lựa chọn hoàn hảo. Ngoài ra, họ có thể lựa chọn phòng hướng Đông Bắc, Tây Nam, tầng lầu và số phòng là các con số 3, 4, 8, 1.
  Tuổi Thìn
Ngũ hành thuộc Dương Thổ, Đông Nam là phương vị. Căn phòng dựa núi hoặc hướng Đông Nam luôn thích hợp với mệnh chủ. Tuy nhiên, nếu căn phòng hướng Tây, Bắc cũng không đáng lo ngại, số phòng và tầng phòng nên lựa chọn 3, 4, 6, 9

Tim nha vuong van the cho 12 con giap hinh anh 2
 
Tuổi Tỵ
Thuộc Âm Hỏa, nên phương vị của người tuổi Tỵ là Đông Nam. Nếu căn phòng nhiều ánh sáng, hướng Đông Nam thì may mắn luôn dồi dào. Bên cạnh đó, căn phòng của họ cũng có thể hướng về Nam, Tây, Đông Bắc, và số tầng và số phòng nên tận cùng bằng các số  3, 4, 6, 9.

Tuổi Ngọ

Ngũ hành thuộc Dương Hỏa, phương vị hướng Nam. Khi căn phòng hướng về phía chính Nam và nơi râm mát sẽ luôn phù hợp với họ. Tầng phòng và số phòng họ có thể xem xét là 1, 4, 3, 9
  Tuổi Mùi
Mệnh chủ năm Mùi thuộc Táo Thổ nên họ thích hợp sống trong căn phòng hướng Tây Nam và khô ráo, ngoài ra khi căn phòng hướng Nam, Đông cũng là sự lựa chọn tốt. Khi lựa chọn số tầng và số nhà họ nên để ý đến tận cùng số 2, 5, 7, 8, 9.

Tuổi Thân
Trong Ngũ hành, họ thuộc Dương Kim, sẽ vượng vận thế nếu sống trong phòng hướng Tây Nam, trước tìm trũng thấp rồi đến chỗ cao. Đông Nam, chính Bắc là sự lựa chọn khác đáng nên lưu tâm của họ. Số đuôi của số phòng và tầng phòng nên là 2, 5, 7, 8, 9

Tim nha vuong van the cho 12 con giap hinh anh 3
 
Tuổi Dậu
Do Ngũ hành thuộc Âm Kim nên con giáp Dậu nên sống tại căn phòng hướng về chính Tây. Hướng Đông Nam, Đông Bắc cũng là sự lựa chọn thay thế. Nếu số phòng và tầng phòng tận cùng bằng  7, 4, 9, 8  thì sẽ vượng vận thế.
  Tuổi Tuất
Mệnh chủ trụ năm Tuất thuộc Táo Thổ, phương vị thuộc Đông Bắc. Vận thế của họ sẽ vượng nếu sống trong căn phòng dựa núi và hướng Đông Bắc, tuy nhiên có thể xem xét đến hướng chính Đông, chính Nam. Tầng phòng và số phòng nên tận cùng bằng 6, 4, 9, 8

Tuổi Hợi
Ngũ hành thuộc Âm Thủy, phương vị của mệnh chủ hướng Đông Bắc, và các hướng cũng đem đến may mắn như chính Bắc, chính Đông, Tây Nam. Họ thích hợp sống trong tầng và số nhà tận cùng bằng 6, 4, 9, 8.

Để tra cứu chính xác hướng vượng lộc - vượng tài theo tuổi Lục thập Hoa giáp của gia chủ và xem tuổi làm nhà hợp phong thủy, bạn vui lòng tra cứu chi tiết sau đây. 

>> Xem hướng nhà hợp tuổi gia chủ, vượng lộc, vượng tài
 
>> Phong thủy hung cát


Chi Nguyễn

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tìm nhà vượng vận thế cho 12 con giáp

Luận về Phá Toái

Phá Toái là sao phá ngang làm trở ngại công việc. Nhưng sao Phá Toái chỉ gây ảnh hưởng dữ khi nó gặp những sao nào mà nó toa rập được Phá gây trở ngại nhất khi nó đi cùng, Cự Môn Hóa Kị làm thành những đột biến bất ngờ từ nguồn gốc ngấm ngầm, cùng một ảnh hưởng khi nó đứng với Đồng Kỵ.
Luận về Phá Toái

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Phá Toái gặp Thiên Đồng Hóa Kị ở cung Phúc Đức thường bị thất tình sầu khổ. Phá Toái có Linh Tinh trợ lực càng phá hoại mạnh. Phá Toái đi vào Tài Bạch, Quan Lộc hay gặp rắc rối nhỏ nhặt gây phiền nhiễu. Phá Toái làm giảm bớt cái tốt của Khoa, Quyền.

Phá Toái đứng với Kình Đà Hóa Kị, Thiên Riêu có tật nói ngọng nói lắp. Phá Toái gặp Hỏa Linh dễ mắc bệnh hiểm nghèo. Phá Toái gặp sao Lưu Hà trở nên tốt khi vào võ nghiệp (điều này qua kinh nghiệm không thấy đúng).


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Luận về Phá Toái

Bất lợi của nhà có hình tam giác, bình hành hay hình thang –

Theo Ngũ hành, đất hình tam giác, bình hành hay hình thang (nói chung là hình không có các cạnh vuông vức đều nhau) đều quy về dạng hành Hỏa, trong phong thủy truyền thống gọi là thế Hỏa vượng, ít nhiều có bất lợi cho việc xây cất nhà ở thông thường.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

av

Tính chất Ngũ hành của Hỏa là hướng chuyển động lên cao và tạo thu hút, nổi bật, nên cuộc đất hành Hỏa và các công trình có cấu trúc hành Hỏa (mái nhọn, có chóp đỉnh…) lại phù hợp cho không gian sinh hoạt mang tính dẫn dắt, thu hút, ví dụ như các công trình tôn giáo, tưởng niệm, giải trí, thương mại…

Dĩ nhiên, không phải cứ nhà đất có góc nhọn thuộc Hỏa đồng nghĩa vói khó khăn bất lợi, nhất là với các khu đất ở chốn đông đúc nhiều mặt giao thương thuận tiện, và có đủ diện tích để xoay xở thì lại chuyển hung thành cát. Ví dụ như khách sạn New World (thành phố Hồ Chí Minh) tọa lạc trên khu đất hình tam giác nhưng đã được xử lý hình khối theo dạng Thổ và Mộc nằm ngang, các đỉnh nhọn làm vưởn hoa, bố cục tổng thể hầu như phá hẳn thế góc nhọn, tổ chức sảnh vào bên hông, có mảng cây xanh, hồ nước khắc Hỏa khá hợp lý.

Trong nhà ở, những không gian vốn mang đặc thù hành Mộc như phòng ngủ, phòng ăn, phòng người già – phòng trẻ em… thì không nên bố trí hình dạng mặt bằng phòng có nhiều góc nhọn sẽ hao tổn nội khí (do tính chất Mộc sinh Hỏa, sau khi làm nguyên liệu tạo Hỏa, bản thân Mộc bị hao mòn và chuyển biến). Phòng để ở khi có các ngóc ngách dễ bị va chạm, khó sử dụng. Còn phòng thờ thì lại khá hợp với gian áp mái vì cùng là hành Hỏa tương đương, thoát khí tốt theo chiều cao.

Khi khu đất hoặc ngôi nhà mang hành Hỏa được khắc chế bớt các đặc tính Hỏa vượng thì hung sẽ hóa cát, hoàn toàn yên tâm cư trú. Các góc nhọn có thể dễ dàng bo tròn bằng vách tường, bằng tủ kệ, bồn hoa hoặc vật trang trí, tránh trổ cửa hay sử dụng không gian sinh hoạt tại các mũi nhọn mà nên bám theo không gian chính ở vị trí trung tâm dùng các đường cong mềm mại (Thủy khắc Hỏa) hoặc góc vuông để lấy lại thế cân bằng và giảm xung sát.

Khi gặp thế Hỏa khí trong nhà theo dạng chiều cao mặt cắt, ví dụ như một cầu thang đi xéo lên trên bàn bếp, một dầm nghiêng trên giường nằm ngủ hoặc một chi tiết xây dựng vát chéo, cách khắc phục là hạn chế sử dụng không gian dưới góc chéo nhọn ấy. Nếu vì diện tích chật hẹp thì phải làm dịu góc nhọn bằng cách đóng trần phẳng hoặc vòm cong, dùng cây xanh che chắn để giảm tầm nhìn tránh vướng víu khu sinh hoạt. Đơn giản hơn cả là bố trí được những khoảng nhìn ngắm, ít sử dụng như một tiểu cảnh dưới gầm thang.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bất lợi của nhà có hình tam giác, bình hành hay hình thang –

Mơ thấy dao –

Nằm mơ thấy dao Dao là vật sắc nhọn. Lợi ích của dao là dùng để cắt, sắc thái vật cần dùng. Nhưng dao là vật kim loại rất bén dao có thể làm đứt da và đổ máu. Nằm mơ thấy dao mang đầy bí ẩn cần bạn tìm hiểu. Giải mã giấc mơ thấy dao : - Nằm mơ thấy c
Mơ thấy dao –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mơ thấy dao –

Kê giường theo phong thủy

Trong phòng ngủ, chiếc giường luôn là điểm trọng tâm, đặc biệt là phòng tân hôn của đôi vợ chồng trẻ thì việc đặt giường như thế nào cho hợp phong thủy là điều vô cùng quan trọng.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Đối với cặp vợ chồng mới cưới thì việc kê đặt chiếc giường mới là chuyện hệ trọng quyết định khởi đầu cuộc sống mới của họ có suôn sẻ hay không? Nếu giường tân hôn không được đặt ở vị trí phù hợp sẽ khiến khí trường cơ thể người và khí trường của cả ngôi nhà không cân đối hài hòa với nhau, sẽ ảnh hưởng tới tình cảm của chủ nhân, làm cho cuộc sống vợ chồng có những rạn nứt về tình cảm bởi sự thay đổi về tính tình.

 



Việc kê đặt gường mới nếu kết hợp tốt giữa tinh hoa đạo phong thủy học truyền thống và khoa học hiện đại thì cần phải chú ý về nhiều mặt. Dưới đây là hôm số điểm cơ bản mà các cặp vợ chồng mới cưới cần chú ý khi bố trí giường tân hôn cho mình:

1. Phòng tân hôn không khí cần thông thoáng, tránh gây ngột ngạt, tức thở bởi màu và mùi của các đồ gia dụng và gỗ, sơn của giường mới ảnh hưởng đến đại não. Vì vậy nên để một thời gian để giường hết mùi sơn mới.

2. Tránh sử dụng vecni mầu hồng, nếu không sẽ có tác hại làm suy nhược thần kinh não. Màu này dễ gây cảm giác hốt hoảng, bất an, dễ sinh cáu gắt dẫn đến vợ chồng bất hòa.

3. Giường tân hôn không được kê ở mé tây ngôi nhà, hoặc căn phòng.

4. Hai bên đầu giường không được đối diện với cửa gian phòng vệ sinh.

5. Mé tây phòng tân hôn không được thường xuyêt phát ra tiếng động (không được đặt ti vi, loa, đài…)

6. Đầu giường và hai bên thành giường tân hôn không được đối chiếu với gương lớn, đẻ tránh ảnh hưởng tới sinh hoạt vợ chồng.

7. Tủ, bàn đầu giường không được đặt radio, máy hát… tránh gây suy nhược thần kinh.

8. Phía trên đầu giường không được treo ảnh lớn tân hôn, nếu không sẽ cảm giác bị đè nén.

9. Đầu cuối giường không trực diện với cửa ra vào nêu skhông dễ gây tâm lý bất an, dễ gây đau đầu.

10. Giường tân hôn không kê dưới xà ngang, nhưng nếu đã làm trần giả che kín thì không sao.

11. Giường tân hôn không nên kê sát cửa sổ tầng lửng, bởi mặt trời nắng gắt chiều trực diện sẽ không tốt, bất an.

12. Nếu đặt đèn chiếu xạ gián đoạn, để có ánh sáng dịu, tăng không khí ấm cũng tao nhã.

13. Phía đầu giường nhất thiết phải “tựa vào núi” không được trống huếch, tốt nhất là áp vào tường, nếu không người nằm dễ sinh ải tưởng, thậm chí có khuynh hướng tâm thần phân liệt.

14. Hình dáng giường tốt nhất có gờ thành chung quanh, như vậy nằm thấy yên tâm thoải mái.

15. Dù thấp hay cao, giường phải có chân, không được sát xuống sàn nhà (nhất là tầng trệt), như vậy phía gầm giường mới không bị khí, ẩm ướt, tránh được chứng suy nhược chức năng tim mạch.(st)
 

Phong-thuy.vn


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Kê giường theo phong thủy

Cửa sổ

Cửa sổ là mắt và miệng của nhà và là nơi làm việc (1 cửa kính vỡ là các vấn đề về mắt sẽ xảy ra). Cửa sổ là nơi dẫn khí phải được mở hết ra phía ngoài hay phía trong thay vì kéo lên trên hay xuống dưới. Tốt nhất là 1 cửa sổ nên mở ra phía ngoài để cho khí dẫn vào và lưu chuyển, tăng cường khí cho mị ngừi trong nhà và mang đến dịp cơ may trong việc làm sinh sống. Cửa mở ra là sự hoà điệu tích cực, dương các khí của ngừơi nhà đó ra ngoài. Cửa sổ mở bên trong khiến người chủ thành nhút nhát có hại cho khí.
Cửa sổ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Cửa sổ nâng lên hạ xuống không bao giờ nên mở nửa chừng vì chỉ hấp thụ được một nửa khí ra vào từ cửa sổ và lại người ngoài nhìn vào có ý tưởng không hay.

Dù cho khí hậu và vị trí địa lý có khác biệt và với những nhu cầu đặc biệt, cửa sổ mở ra hướng Tây làm hại cho khí của người nhà. Mặt trời hướng Tây chói chang gây nhức đầu, cáu gắt và làm việc không hiệu quả. Tốt hơn là treo trái thuỷ tinh cầu để biến ánh mặ trời thành sắc độ cầu vồng làm mạnh cho khí trong cả phòng và tạo sự năng động.
Đầu cửa sổ phải cao hơn đầu người cao nhất trong nhà. Cưa só phải tương đối rộng. Cửa sổ mành chắn khí lưu chuyển, làm hẹp tầm mắt và những dịp may.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Cửa sổ

Tại sao ngũ hành Mộc hợp với ngũ hành Hỏa và ngũ hành Thủy?

Căn cứ vào ngũ hành tương sinh tương khắc, ngũ hành Mộc hợp với ngũ hành nào nhất?
Tại sao ngũ hành Mộc hợp với ngũ hành Hỏa và ngũ hành Thủy?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Vạn vật trên thế giới, bất kể là hữu hình hay vô hình, có sinh mạng hay không có sinh mạng đều tồn tại trong ngũ hành, có quan hệ chế ước cân bằng lẫn nhau.

Tai sao ngu hanh Moc hop voi ngu hanh Hoa va ngu hanh Thuy hinh anh 2
 

Quy luật ngũ hành tương sinh

  Tương sinh tức là cùng nhau cổ vũ, xúc tiến, ngũ hành mà cùng nhau sinh sôi thì gọi là quan hệ ngũ hành tương sinh. Thứ tự ngũ hành tương sinh như sau: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Mời bạn đọc tìm hiểu thêm về ngũ hành tương sinh tương khắc.   Trong quan hệ tương sinh, bất kì nhóm nào cũng đều có hai phương diện quan hệ. Ví dụ, quan hệ mẹ và con thì người sinh ra là mẹ, người được sinh ra là con. Vì lẽ đó mà tương sinh còn được gọi tên là quan hệ mẹ con. Lấy Hỏa làm mẫu, người sinh ra là Mộc, Mộc có thể nhóm lửa nên Mộc là mẹ của Hỏa, có Mộc thì mới có Hỏa.    Mộc sinh Hỏa: từ xưa tới nay, phương pháp tạo ra lửa đơn giản nhất chính là dùng Mộc và Mộc ma sát lẫn nhau, đây là lẽ tự nhiên.   Hỏa sinh Thổ: vật chất sau khi thiêu đốt thì phần còn lại là tro tàn, tro tàn chính là đất.   Thổ sinh Kim: khoáng sản, kim loại hình thành trong lòng đất, phải đào bới Thổ lên mới thấy được Kim.   Kim sinh Thủy: căn cứ của quan hệ tương sinh này hơi thiếu nhưng vẫn có, kim loại nóng chảy thì thành thể lỏng như nước.   Thủy sinh Mộc: tất cả thực vật đều có nguồn gốc từ nước, nếu không có nước cây sẽ chết héo.  
Tìm hiểu thêm bài viết: Ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là gì?
 

Ngũ hành Mộc hợp với ngũ hành nào nhất?


Tai sao ngu hanh Moc hop voi ngu hanh Hoa va ngu hanh Thuy hinh anh 2
 
Mộc sinh Hỏa vì Mộc tính ấm áp, Hỏa ẩn náu trong đó, lấy Mộc mà nhóm lửa. Thủy sinh Mộc vì nước ấm mềm mại khiến cây cối sinh sôi, nảy nở. Vì lẽ đó mà ngũ hành Mộc hợp với ngũ hành Hỏa và ngũ hành Thủy nhất, một cái ta sinh ra, một cái sinh ra ta.  

Ngũ hành tương sinh và dưỡng sinh

  Mộc sinh Hỏa từ góc độ Đông y dưỡng sinh thì gan mà Hỏa vượng thì tính nóng dẫn tới viêm, khí nóng lan tới tim làm cho lòng người buồn bực, mất ngủ, hay nằm mơ, váng đầu hoa mắt, đổ mồ hôi trộm vào ban đêm. Muốn bình gan, trị gan dương lệch cang cũng như các bệnh nóng viêm thì cần nuôi dưỡng tim, điều hòa tâm tình.   Mặt khác, khí huyết hư, gan âm nhược, tâm huyết hư thì không tàng được gan, gan máu hư thì không chỗ nào chứa tim. Muốn điều trị cần nuôi dưỡng khí huyết, lấy an tâm làm chủ, nuôi gan âm đạt đến độ dưỡng tâm an thần.   Thủy sinh Mộc, thân thuộc ngũ hành Thủy, gan thuộc ngũ hành Mộc, là quan hệ mẹ con tương sinh lẫn nhau, thận là hóa nguyên của gan, trữ nước hàm mộc, thận là thủy tạng, gan có dương khí dịch cang, cần thận âm tẩm bổ.    Thận âm tái sinh cơ sở vật chất, cần có gan máu không ngừng bổ sung, hơn nữa thận dương hóa khí, hóa khí tăng sẽ gây bệnh. Hiện tượng thường gặp là hôn mê, đau đầu, nôn nóng dễ tức giận, ù tai, huyết áp cao, tê dại, co giật, đau thắt lưng, mộng tinh.   Mộc sinh Hỏa, Hỏa nhiều đốt Mộc, cường Mộc vượng Hỏa. Mộc khắc Thổ, Thổ vượng Mộc chết, Thổ yếu gặp Mộc tất bị vùi lấp. Mộc sống nhờ Thủy, nước nhiều Mộc trôi, thủy sinh Mộc, Mộc vượng Thủy nhược.   Mệnh Mộc chủ về thẳng tính, vị chua, màu thanh. Người vóc dáng Mộc thịnh thì phong thái tú lệ, dáng thon dài, chân tay nhẵn nhụi, sắc mặt xanh trắng. Làm người có lòng bác ái, trắc ẩn, hiền lành khảng khái, thanh cao chất phác, không giả tạo, không ngụy trang.   Người Mộc suy thì vóc dáng cao gầy, tóc ít, tính cách thiên lệch, đố kị, bất nhân. Mộc khí tiêu hao, mặt mày bất chính, cơ thịt nhão, bắp thịt khô ráo, làm người keo kiệt.
Người mệnh Mộc hợp cây gì để phúc lộc đầy nhà? Chậu sen đá đẹp lung linh cho bàn làm việc của cô nàng mệnh Mộc Màu sắc phù hợp nhất với người mệnh Mộc Trần Hồng

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tại sao ngũ hành Mộc hợp với ngũ hành Hỏa và ngũ hành Thủy?

Sao Tử Vi

Phương Vị: Cả Nam lẫn Bắc Đẩu Tinh Tính: Dương Hành: Thổ Loại: Đế Tinh Đặc Tính: Quyền Uy, Phúc Đức, Tài Lộc Tên gọi tắt thườ...
Sao Tử Vi

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Phương Vị: Cả Nam lẫn Bắc Đẩu TinhTính: DươngHành: ThổLoại: Đế TinhĐặc Tính: Quyền Uy, Phúc Đức, Tài Lộc
Tên gọi tắt thường gặp: Tử

Tử Vi là sao chủ của chòm sao Tử Vi gồm có sáu sao: Tử Vi, Liêm Trinh, Thiên Đồng, Vũ Khúc, Thái Dương, Thiên Cơ. Sao Tử Vi là một trong 14 chính tinh và còn là sao chính trong khoa tử vi nên còn gọi là đế tinh (sao vua) và được an đầu tiên trong lá số tử vi.
Hai chòm sao Tử Vi và Thiên Phủ hợp lại để tạo thành 14 chính tinh (sao chính) trong lá số tử vi. Trường hợp một cung trên lá số không có chính tinh thì được gọi là cung Vô Chính Diệu tức là cung này không có sao chính tọa thủ.
Sao Tử Vi được an theo cục và ngày sinh.
Vị Trí Ở Các Cung

  • Miếu địa (tốt nhất) ở các cung: Tỵ, Ngọ, Dần, Thân.
  • Vượng địa (tốt) ở các cung Thìn, Tuất.
  • Đắc địa (tốt vừa) ở các cung Sửu, Mùi.
  • Bình hòa (bình thường) ở các cung Hợi, Tý, Mão, Dậu.
Ý Nghĩa Tử Vi Ở Cung Mệnh
Tướng Mạo
Cung Mệnh có Tử Vi miếu, vượng hay đắc địa thì thân hình cao lớn, hồng hào. Còn Tử Vi bình hòa thì thân hình vừa phải.
Tính Tình
  • Miếu địa: Thông minh, trung hậu, nghiêm cẩn, uy nghi, sáng tạo, lãnh đạo.
  • Vượng địa: Thông minh, đa mưu túc trí, bất nghĩa, có oai phong.
  • Đắc địa: Thông minh, thao lược, can đảm, liều lĩnh.
  • Bình hòa: Kém thông minh, nhân hậu.
Công Danh Tài Lộc
Nếu Tử Vi ở các vị trí miếu, vượng hay đắc địa thì không cần các phụ tinh tốt khác đi kém theo cũng vẫn có sự phú quý và quyền uy. Tuy nhiên nếu được các sao sau đây đi kèm thì sự phú quý càng chắc chắn hơn.
- Có Thất Sát đồng cung: Thất Sát như lưỡi gươm báu, đi chung với Tử Vi càng làm cho Tử Vi có thêm uy lực hơn.
- Thiên Phủ đồng cung hay hội chiếu: Thiên Phủ là kho trời nên càng có ý nghĩa dồi dào về tài lộc khi đi kèm với Tử Vi.
- Thiên Tướng đồng cung: Thiên Tướng có nghĩa là tướng Trời, cho nên Tử Vi có Thiên Tướng đi kèm như vị vua có tướng tài bên cạnh phò tá nên càng thêm vững chắc trên đường lãnh đạo chỉ huy.
- Tả, Hữu, Xương, Khúc, Khôi, Việt: Đây là các sao phụ như quần thần theo hộ giá cho vị Vua. Các sao này sẽ khiến cho Tử Vi bảo đảm thêm phần tài lộc, công danh. Sự hội tụ của các sao này chung quanh Tử Vi làm nổi bật khả năng lãnh đạo, chỉ huy của sao vua.
Ở vị trí bình hòa, Tử Vi cần phải có các sao tốt đi kèm mới bảo đảm được sự phú quý hưng vượng.
Tử Vi gặp các sao xấu như Tuần, Triệt, Kình, Đà, Không, Kiếp thì diễn tả một tính nết xấu xa và thường gặp tai nạn trong cuộc đời. Nếu là nữ mệnh thì tính tình đê tiện, dâm đãng, khắc hại chồng con tuy là có tiền bạc khá giả.
Phúc Thọ Tai Họa
Tử Vi là một phúc tinh nên còn đem đến phúc đức cho cung tọa thủ. Đặc biệt Tử Vi chế giảm được hung tính của hai sao Hỏa Tinh và Linh Tinh. Tuy nhiên năng lực cứu giải tai nạn của Tử Vi sẽ bị kém đi rất nhiều khi đóng tại các cung Hợi, Tý, Mão, Dậu. Thêm nữa nếu Tử Vi bị hai sao Tuần hoặc Triệt án ngữ hay sát tinh xâm phạm thì càng bất lợi hơn. Trường hợp này đương số sẽ gặp phải những nghịch cảnh trong cuộc đời như:
  • Sớm mồ côi cha mẹ, hoặc phải chịu cảnh góa bụa, cô độc.
  • Khắc anh chị em hay khắc chồng con, hay vợ con.
  • Thường bệnh hoạn hay yểu tử.
  • Phải tha phương lập nghiệp.
  • Gặp nhiều cảnh hiểm nguy trong cuộc đời.
  • Nghèo khổ, xui xẻo.
  • Công danh trắc trở, khổ nhọc cả đời.
  • Nữ mệnh thì phải chịu cảnh muộn chồng hay vợ lẽ.
Riêng trường hợp Tử Vi ở cung Mão hoặc Dậu và đồng cung với Tham Lang thì Tử Vi tượng trưng cho sự bi quan, yếm thế, thường gặp nghịch cảnh và luôn có chí xuất trần. Nếu đương số đi tu thì sẽ đạt được sự thanh nhàn và phúc đức.
Những Bộ Sao Tốt
  • Tử Vi, Thiên Phủ tọa thủ (ở ngay cung Mệnh) hay giáp Mệnh (ở hai bên cung Mệnh).
  • Tử Vi, Thiên Tướng.
  • Tử Vi, Thất Sát.
  • Tử Vi, Vũ Khúc
  • Tử, Phủ, Vũ, Tướng
  • Tử Vi và các sao tốt Tả, Hữu, Xương, Khúc, Khôi, Việt, Khoa, Quyền, Lộc, Long, Phượng, Quang, Quý, Đào, Hồng v.v...
  • Tử, Phủ, Kỵ, Quyền hay Tử, Sát, Quyền ở Tỵ hoặc Hợi.
Nhất là cách Tử Phủ Vũ Tướng có kèm các sao tốt kể trên. Đây là cách đế vương, báo hiệu một sự nghiệp lãnh đạo to lớn của một vị nguyên thủ quốc gia. Nếu không gặp sát tinh thì ngôi vị vững vàng, dễ tạo quyền bính trong thời bình. Ngược lại, nếu bị Kình, Đà, Không, Kiếp, Hỏa, Linh đắc địa đi kèm thì sẽ đắc vị trong thời ly loạn, chiến tranh hoặc đất nước gặp cảnh gay go thử thách cần phải có sự tranh đấu với nhiều khó khăn, trở ngại.
Những Bộ Sao Xấu
  • Tử Vi gặp Tuần hay Triệt thì trong đời thường gặp tai nạn, dù có chí lớn cũng không thể mưu thành đại sự được.
  • Tử Vi, Thất Sát gặp Tuần hay Triệt thì mưu sự bất thành, chỉ có hư danh và hay gặp tai nạn trong cuộc đời.
  • Tử Vi ở các cung Tứ Mộ (Thìn, Tuất, Sửu, Mùi) diễn tả một con người bất trung, bất nghĩa, bất hiếu vì khi Tử Vi đóng ở các vị trí này sẽ gặp Thiên La, Địa Võng (Thìn, Tuất) và có Phá Quân đi kèm. Nếu có được cát tinh đi kèm thì mới có uy quyền và danh tiếng. Tại các vị trí này, nếu Tử Vi gặp cả sao tốt lẫn sao xấu thì sẽ là người rất đặc biệt có nhiều mưu lược, và thủ đoạn, dám làm những việc bất nhân, bất nghĩa nhưng vẫn sử dụng được cả người tốt lẫn người xấu.
  • Nếu Tử Phá thiếu các sao tốt thì con người bất nhân, bất nghĩa, độc ác, khát máu, tham nhũng và thường bị thất bại nặng hoặc phải phá sản một lần trong đời.
  • Tử Vi có Tham Lang đồng cung biểu diễn một cuộc đời của một vị tu hành, xuất thế. Nhất là khi có hai sao Địa Không và Địa Kiếp thì điều này càng chắc chắn hơn nữa.
  • Tử Vi gặp Không, Kiếp, Đào, Hồng là sổ yểu tử, chết sớm.
  • Tử Vi gặp Kình, Đà, Quyền, Lộc là người có quyền lực danh vọng nhưng lòng dạ hung hiểm, độc ác, vô đạo, bất nhân.
Ý Nghĩa Tử Vi Ở Cung Phụ Mẫu
Tử Vi ở các cung Ngọ, Tý, hay có thêm Thiên Phủ, hoặc Thất Sát đồng cung thì cha mẹ giàu sang, sống lâu, giúp đỡ được con cháu, và có di sản để lại cho con cái.
Riêng trường hợp Tử Sát hay Tử Tham tại cung Phụ Mẫu thì cha mẹ bất hòa với nhau hay cha mẹ bất hòa với con cái. Trường hợp cung Phụ Mẫu có Tử Vi và Phá Quân đồng cung thì người con khắc cha mẹ, hoặc phải chịu cảnh mồ côi, hoặc phải sống xa cha mẹ, hạnh phúc gia đình bị kém. Gặp trường hợp này cần phải xét thêm hai sao Thái Dương (cha) và Thái Âm (mẹ) để biết rõ thêm sự tốt xấu nghiêng về cha hay mẹ.
Ý Nghĩa Tử Vi Ở Cung Phúc Đức
Những trường hợp tốt của sao Tử Vi với cung Phúc Đức là:
  • Ở Ngọ hay Tý. Tốt nhất là ở Ngọ.
  • Thiên Phủ hay Thiên Tướng đồng cung.
  • Thất Sát đồng cung. Nhưng trường hợp này vì gặp sát tinh nên phải xa họ hàng hay sống cuộc đời lưu lạc tha phương mới tốt.
Những trường hợp xấu cho cung Phúc Đức có sao Tử Vi là:
  • Tử Vi, Phá Quân đồng cung.
  • Tử Vi, Tham Lang đồng cung.
  • Tử Vi gặp các sao xấu, nhất là Không, Kiếp, Kình, Đà, Linh, Hỏa. Đây là trường hợp bất lợi nhất.
Ý Nghĩa Tử Vi Ở Cung Điền Trạch
Tương tự như cung Phúc Đức, nếu cung Điền Trạch có sao Tử Vi và ở vào các trường hợp đã ghi cho cung Phúc Đức thì đương số sẽ có nhà cửa rộng lớn, tài sản phát triển dồi dào, có thể do thừa hưởng gia tài hoặc tự tay tạo dựng sự nghiệp vẻ vang.
Nếu cung Điền Trạch có Tử Vi mà gặp phải các sao Thất Sát, Phá Quân, Tham Lang thì không giữ được của dù có gia sản lớn lao, hoặc phải chịu cảnh sa sút dần và có thể đi đến phá sản khi có Phá Quân đồng cung. Đặc biệt nếu có thêm các hung tinh khác thì có thể đi đến khánh tận và chịu cảnh vô sản, nghèo khổ.
Ý Nghĩa Tử Vi Ở Cung Quan Lộc
Những bộ sao tốt và xấu cho sao Tử Vi ở cung Mệnh đều có thể áp dụng cho cung Quan Lộc. Tốt nhất là Tử Vi ở Ngọ hoặc đồng cung với ba chính tinh Thiên Phủ, Thiên Tướng và Thất Sát. Nếu cung Quan Lộc có Tử Vi đi với Thiên Tướng thì con người độc tài, hay tranh giành quyền lực. Tử Vi đi với Thất Sát thì có năng khiếu về võ nghiệp. Nếu đồng cung với Phá Quân và Tham Lang thì sẽ gặp sự thăng trầm, tai họa trong đường công danh, quan lộc, để cuối cùng phải chuyển qua doanh nghiệp, thương mại.
Ý Nghĩa Tử Vi Ở Cung Thiên Di
Các cách Tử Vi ở Ngọ, Tý hay Tử Phủ, Tử Tướng, Tử Sát đều tốt. Có nghĩa là đương số sẽ gặp hoàn cảnh xã hội thuận lợi tốt đẹp, cuộc sống luôn gặp môi trường thuận tiện. Đây là một con người sinh ra đã gặp mọi thời cơ thuận lợi, tốt đẹp, nhiều người giúp đỡ, thường giao tiếp với bậc quyền quý, cao sang, càng ra ngoài xã hội nhiều thì cuộc đời càng may mắn, luôn được nhiều người tín nhiệm giúp đỡ.
Trái lại nếu Tử Vi ở cung Thiên Di mà gặp các sao Phá, Tham hay các sát tinh khác thì thường gặp nhiều nghịch cảnh xã hội, thường bị người ngoài dèm pha, hãm hại, có thể chết tha phương hoặc bị ám sát.
Ý Nghĩa Tử Vi Ở Cung Tật Ách
Tử Vi là sao vua và là phúc tinh nên đóng ở cung Tật Ách có năng lực giải trừ mọi tai nạn, bệnh tật, hiểm họa trong đời. Đây là sao cứu giải hoạn nạn mạnh nhất trong các sao và có hiệu lực cứu giải như Thiên Phủ, Thiên Lương. Trong trường hợp cung Tật Ách có sao Tử Vi và đồng cung với sao Phá Quân thì năng lực giải cứu của sao Tử Vi cũng không bị suy giảm.
Ý Nghĩa Tử Vi Ở Cung Tài Bạch
Tử Vi cũng là một sao chủ về tài bạch cho nên Tử Vi đóng ở cung Tài Bạch mà được miếu địa hay vượng địa và không gặp Tuần hay Triệt án ngữ thì sẽ bảo đảm được một gia sản tiền bạc đồi dào.
Thêm nữa, nếu sao Tử Vi đi kèm với các sao chủ về tiền bạc, của cải như Thiên Phủ, Vũ Khúc thì càng thịnh vượng hơn nữa. Gặp những trường hợp này, đương số sẽ có trách nhiệm giữ về tiền bạc, kho lẫm như ngân hàng hay tài chánh. Nếu đồng cung với Thất Sát cũng sẽ làm giàu dễ dàng nhanh chóng. Nhưng nếu cung Tài Bạch ở Tý thì sẽ kém hơn các trường hợp trên. Nếu Tử Vi đồng cung với Phá Quân thì trong đời sẽ trước nghèo sau giàu nhưng cũng có lần phá sản. Đồng cung với Tham Lang thì tài sản sư nghiệp tầm thường, dù có của cải gia sản thì cũng sẽ bị sa sút dần. Cuối cùng nếu Tử Vi ở cung Tài Bạch mà gặp các sát tinh nặng khác thì trong đời ít nhất cũng có một lần bị phá sản.
Ý Nghĩa Tử Vi Ở Cung Tử Tức
Tử Vi ở cung Tử Tức thì đương số sẽ có cả con trai lẫn gái. Nếu miếu địa, vượng địa hay đắc địa hoặc đồng cung với Thiên Phủ hay Thiên Tướng thì nhiều con cái và con cái đều khá giả. Nếu Tử Vi đi với Thất Sát thì khó nuôi con, nhất là gặp thêm các sao xấu thì có thể ít con hoặc phải chịu cảnh hiếm muộn. Nếu cùng với Phá Quân hay Tham Lang thì ít con cái và con sẽ xung khắc với cha mẹ.
Ý Nghĩa Tử Vi Ở Cung Phu Thê
Tốt nhất là cung Phu Thê ở Ngọ và có Tử Vi đồng cung với Thiên Phủ. Trường hợp này diễn tả một gia đình vợ chồng tương đắc tâm đầu ý hợp, luôn có hòa khí và chung thủy trong đời sống vợ chồng.
Cung Phu Thê có Tử Vi và Thiên Tướng thì cả hai vợ chồng đều rất can trường cứng cỏi. Vì vậy vợ chồng có thể gặp cảnh xích mích, bất hòa nhưng cuộc sống gia đình vẫn tốt đẹp. Thông thường thì vợ hay chồng sẽ là người con trưởng trong gia đình, nếu không là con trưởng thì cũng sẽ đoạt trưởng, nghĩa là có quyền quyết định trong gia đình và được các anh chị em nể phục, kính trọng.
Nếu Tử Vi gặp Sát hay Tham thì muộn lập gia đình mới tốt. Nếu gặp Phá thì vợ chồng thường bị hình khắc chia ly. Nếu gặp Tham thì chỉ sự bất hòa vì Tham Lang là sao chỉ về sự ghen tuông, chiếm hữu.
Ý Nghĩa Tử Vi Ở Cung Huynh Đệ
Cung Huynh Đệ có sao Tử Vi thì đương số có anh cả hoặc chị cả vì sao Tử Vi chỉ về người đứng đầu trong anh chị em. Trường hợp cung Huynh Đệ có sao Tử Vi ở Ngọ hoặc đồng cung với Thiên Phủ hay Thất Sát thì gia đình có đông anh em, khá giả và hòa thuận. Nếu có Thiên Tướng đi kèm thì anh em tuy khá giả nhưng hay có sự bất hòa vì Thiên Tướng là sao chủ về sự cạnh tranh, cứng cõi, ương ngạnh. Trường hợp Tử Vi đồng cung với Phá Quân thì sẽ có anh em dị bào, cùng cha khác mẹ hay cùng mẹ khác cha và anh em ruột thường hay bất hòa. Nếu Tử Vi đi với Tham Lang thì anh em ly tán, nghèo khổ, vất vả và nếu gặp các sát tinh khác thì anh em có thể có người bị tử nạn, hao hụt lần lần hay trong anh chị em có người là phần tử xấu trong xã hội.
Tử Vi Khi Vào Các Hạn
Sao Tử Vi là đế tinh, không có vị trí hãm địa nên khi vào các đại hạn, hay tiểu hạn tại các cung miếu, vượng hay đắc địa hoặc đồng cung với các sao Thiên Phủ, Thiên Tướng, Tả, Hữu, Khoa, Quyền, Lộc thì rất tốt mọi việc đều may mắn, thuận lợi. Nếu gặp Khôi, Việt thì càng vẻ vang hơn. Riêng các vị trí bình hòa như Tý, Hợi, Mão, dậu thì năng lực sẽ kém tốt hơn, nhưng nếu gặp bất lợi thì khó tránh khỏi.
Sao Tử Vi gặp các sát tinh Không, Kiếp, Kỵ, Hình thì bị đau ốm, bệnh hoạn hoặc mất của hay bị kiện tụng. Gặp Kình, Đà, Kỵ thị bị đau ốm hay bị lừa gạt. Đặc biệt khi Tử Vi gặp Tuần và Triệt ở cả đại hạn lẫn tiểu hạn lại thêm Kình, Đà, Không, Kiếp (chưa kể các nguyệt hạn, nhật hạn và thời hạn) như một vị vua mà bị nhiều quân phiến loạn vây hãm thì tính mạnh có thể bị lâm nguy.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Sao Tử Vi

Những kiêng kị đối với cửa sổ –

Tránh làm lưới bảo vệ cửa sổ quá dày Hiện nay nhiều gia đình dùng lưói bảo vệ bên ngoài cửa sổ. Khi lưới bảo vệ quá dày sẽ gây nhiều bất lọi cho ngôi nhà cả về mặt thẩm mỹ, ảnh hưỏng đến tầm nhìn và ảnh hưởng xấu về mặt phong thủy. Trong phong thủy,

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tránh làm lưới bảo vệ cửa sổ quá dày

Hiện nay nhiều gia đình dùng lưói bảo vệ bên ngoài cửa sổ. Khi lưới bảo vệ quá dày sẽ gây nhiều bất lọi cho ngôi nhà cả về mặt thẩm mỹ, ảnh hưỏng đến tầm nhìn và ảnh hưởng xấu về mặt phong thủy. Trong phong thủy, trường họp này gọi là “bế quan tỏa cảng”, khiến không khí trong nhà luôn tù túng, ngột ngạt và sẽ làm cho ngôi nhà bị vận khí xấu.

Tránh đặt cửa sổ ở nơi tài vị

av

Hướng quan trọng nhất trong phong thủy của phòng khách gọi là tài vị, nó liên quan đến sự hưng suy về tài vận, sự nghiệp, danh tiếng của cả gia đình, do đó bố cục và bài trí của tài vị không được bỏ qua. Vị trí đẹp nhất của tài vị là góc chéo của cửa vào phòng khách, điều này bao hàm 3 tình huống dưới đây:

Khi cửa nhà mở sang phía trái, tài vị sẽ ở đầu trên góc chéo bên phải; khi cửa nhà mở ở giữa, thì tài vị sẽ ở khoảng phía trên góc chéo.

Vị trí tài vị được xem là nơi để tích tụ tài vận trong nhà, nếu cửa sổ đặt ngay phía trên tài vị sẽ làm cho những vận khí tốt trong nhà cũng nhanh chóng bị cuốn đi.

Tránh mở cửa sổ vào trong

Trường hợp mở cửa sổ vào trong thường do cửa sổ sử dụng cánh cửa mở vào trong hoặc các loại cửa hướng vào bên trong nhà. Theo phong thủy, nếu sử dụng loại cửa này sẽ gây nhiều bất lợi cho đường công danh và sự nghiệp của mọi người trong nhà.

Tránh làm cửa cản sáng

Bạn không nên treo rèm quá dày, hoặc không nên đóng cửa sổ kín mít khiến không khí và ánh sáng không lọt vào phòng. Điều này cũng dễ khiến người sống trong nhà bị ốm đau, bệnh tật. Tuy nhiên, khi thiết kế cửa sổ, bạn cũng nên đảm bảo thiết kế cửa khi đóng được kín gió, đặc biệt là cửa phòng ngủ tránh cho người sử dụng phòng bị cảm lạnh.

Tránh làm quá nhiều cửa sổ

Không nên làm quá nhiều cửa sổ trong một căn phòng, nhất là phòng ngủ. Theo phong thủy, căn phòng làm nhiều cửa thì tài lộc trong nhà dễ tán. Nên làm cửa sổ có kích thuớc và số lượng hợp lý để mọi người luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu khi sinh hoạt trong nhà. Cửa sổ, tương tự cửa chính, cũng có chức năng thu hút ánh sáng và không khí tự nhiên vào nhà, là thông đạo giao lưu giữa cuộc sống riêng tư của mọi thành viên trong gia đình với thế giới bên ngoài. Số lượng cửa sổ trong nhà nên vừa phải, không thừa cũng không thiếu để điều hòa tốt nhất không khí trong và ngoài nhà. Khi thiết kế cửa sổ cho bất kỳ không gian kiến trúc nào, kiến trúc sư cũng lấy sự đối lưu không khí làm trọng tâm.

Tránh bố cục các cửa sổ ngôi nhà tạo thành góc vuông

Nếu toàn thể bức tường bao quanh ngôi nhà có kết cấu lõm vào bên trong, đồng thời trên cả 2 mặt tường lõm vào ấy đều có cửa sổ thì bất luận 2 cửa sổ ấy thuộc cùng một căn phòng hay thuộc 2 căn phòng khác nhau đều là xấu. Nó khiến người ta có cảm giác rằng có thể đi từ phòng này sang phòng khác hoặc từ phòng này nhìn thấy tất cả những gì diễn ra trong căn phòng kia.

Mặc dù cửa sổ thường được xem là không mấy ảnh hưởng đến phong thủy ngôi nhà nhưng vì kiểu kiến trúc cửa sổ này cấu thành “ám độ trần thương” (lén lút vượt rào) nên bị coi là xấu. Nó ám chỉ việc dễ xuất hiện tình trạng ngoại tình của nam/nữ chủ nhân hoặc cả 2 người.

Cần lưu ý rằng, tình trạng khí trường xấu này chỉ xuất hiện khi cả 2 cửa sổ tạo thành góc vuông ấy đều thuộc cùng một ngôi nhà ở độc lập hoặc thuộc cùng một căn hộ trong chung cư. Ngược lại, nếu như 2 cửa sổ ấy thuộc 2 ngôi nhà khác chủ thì khí trường xấu ấy lại không xuất hiện.

Vẻ mặt khoa học có thể thấy, hình thức kết cấu cửa sổ tạo thành góc vuông là dạng kết cấu vừa mang tính ưu điểm, vừa mang tính
nhược điểm, thậm chí có phần nguy hiểm. Nó tạo điều kiện và kích thích trí tưởng tượng của 1 trong 2 người vượt quá giới hạn của lòng chung thủy và kích động sự mạo hiểm trong họ. Đặc biệt, nó càng có ảnh hưởng lớn đối với những ai vốn có tư tưởng tự do, không muốn bị ràng buộc bởi khuôn phép, quy ước xã hội. Đối với họ, các điều kiện này kích thích họ nảy sinh ý đồ “muốn thử những điều mới lạ”.

Cách hóa giải cơ bản nhất là bịt kín 1 trong 2 cửa sổ tạo thành góc vuông ấy bằng vật liệu xây dựng như xi măng hoặc gỗ.

Nhưng nếu việc bịt cánh cửa ấy khiến cho ánh sáng của toàn bộ không gian trong nhà bị ảnh hưởng lớn, hoặc trong thời gian trước mắt việc động thổ sửa chữa chưa được thuận lợi lắm, thì nên treo một bức hình Càn Khôn Thái Cực đồ để hóa giải.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những kiêng kị đối với cửa sổ –

Hướng kê giường hợp người sinh năm 1968 Mậu Thân –

Hướng kê giường tuổi Mậu Thân - Năm sinh dương lịch: 1968 - Năm sinh âm lịch: Mậu Thân - Quẻ mệnh: Khôn Thổ - Ngũ hành: Đại Trạch Thổ (Đất nền nhà) - Thuộc Tây Tứ Mệnh, nhà hướng Bắc, thuộc Đông Tứ Trạchh - Hướng tốt: Tây Bắc (Diên Niên); Đông Bắc (S

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Hướng kê giường tuổi Mậu Thân

– Năm sinh dương lịch: 1968

– Năm sinh âm lịch: Mậu Thân

– Quẻ mệnh: Khôn Thổ

– Ngũ hành: Đại Trạch Thổ (Đất nền nhà)

– Thuộc Tây Tứ Mệnh, nhà hướng Bắc, thuộc Đông Tứ Trạchh

– Hướng tốt: Tây Bắc (Diên Niên); Đông Bắc (Sinh Khí); Tây Nam (Phục Vị); Tây (Thiên Y);

– Hướng xấu: Bắc (Tuyệt Mệnh); Đông (Hoạ Hại); Đông Nam (Ngũ Quỷ); Nam (Lục Sát);

y-tuong-phong-ngu-rong-hon2

Phòng ngủ:

Con người luôn giành 30% cuộc đời mình cho việc ngủ, nên phòng ngủ chiếm một vai trò đặc biệt quan trọng.

Vị trí phòng ngủ trong nhà và vị trí giường ngủ trong phòng ngủ nên ưu tiên ở hướng tốt (các hướng Sinh Khí, Thiên Y, Diên Niên, Phục Vị)

Gia chủ mang mệnh Thổ, Hỏa sinh Thổ, nên hướng giường nên quay về hướng thuộc Hỏa, là hướng Nam;

Nếu tính cho các phòng ngủ của các thành viên khác trong gia đình, thì cần tính hành ứng với mỗi thành viên.

Màu sơn trong phòng ngủ, màu sắc rèm cửa nên sử dụng màu Cam, Đỏ, đây là màu đại diện cho hành Hỏa, rất tốt cho người hành Thổ.

Tủ quần áo nên kê tại các góc xấu trong phòng để trấn được cái xấu, là các góc Ngũ Quỷ, Hoạ Hại, Lục Sát, Tuyệt Mệnh.

Giường ngủ cần tránh kê dưới dầm, xà ngang, đầu giường tránh thẳng với hướng cửa mở vào, thẳng với hướng gương soi.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Hướng kê giường hợp người sinh năm 1968 Mậu Thân –

Nền tảng của phong thủy, vận mệnh và vạn vật là Khí

Phongthủy là một nghệ thuật và khoa học sống hòa hợp với môi trường để thu được lợi ích tối đa bằng cách sống đúng chỗ và đúng thời điểm. Cụm từ chính là sống “đúng chỗ” (không gian) và xây “đúng thời điểm” . Một cách đơn giản, loài người đóng vai bà mối để thiên khí và địa khí “kết hôn” với nhau. Khi các nguồn năng lượng thay đổi của thiên khí tương ứng với thời điểm ngôi nhà bạn được xây, thì năng lượng ổn định của địa khí lại tương ứng với không gian từ trường của ngôi nhà.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Cách nhìn nhận sự việc như vậy cũng giống như việc tạo dựng một cuộc hôn nhân tốt đẹp sẽ tạo ra sự thịnh vượng, sự hòa hợp và sức khỏe ảnh hưởng đến bạn một cách tích cực và hiệu quả. Sau khi đọc bài viết này bạn sẽ hiểu được “Khí” là gì? Và phong thủy và Bát tự mệnh lý,…là phương tiện giúp chúng ta có được nguồn khí tích cực, có lợi cho cuộc sống thuận theo tự nhiên, khoa học, mà không có sự thần bí, tôn giáo, mê tín dị đoan.

Khí theo quan niệm của Trung Quốc và các nước khác.
Cái chúng ta gọi là sức mạnh của tự nhiên là cái mà người Trung Quốc gọi là “Khí”. Khí có nhiều nghĩa. Nó là không khí mà chúng ta thở. Nó là từ trường trái đất, là bức xạ vũ trụ và ánh sáng mặt trời. Khí là linh hồn của chúng ta. Khí là vận may rủi. Như các bạn sẽ thấy, khí làm nền tảng cho vạn vật và còn hơn thế. Mặc dù khái niệm này có thể hơi trù tượng với người phương Tây, nhưng các nền văn hóa phương Đông cho rằng sức mạnh tổng thể này chi phối sức khỏe, của cải và hạnh phúc của chúng ta. Mục đích của phong thủy là làm chủ các mặt tích cực của khí để giúp cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn.
Ngày nay, rõ ràng là sự tồn tại chủa khí không thể được chứng minh đầy đủ về mặt khoa học. Thậm chí một số khía cạnh bí ẩn hơn của khí không bao giờ có thể được chứng minh bằng các phép đo định lượng. Ví dụ, bạn có thể chứng minh sự tồn tại của giác quan thứ sáu không? Bạn có thể chứng minh vận mệnh hay số phận không? Bạn có thể chứng minh được trực giác không? Chắc chắn là không. Tuy nhiên, phần lớn chúng ta đều tin những điều này tồn tại. Nói cách khác, các đặc tính siêu hình hay siêu nhiên của khí bất chấp các phép đo.
Nhưng chúng ta không nên quá vội vàng và bàn luận qua loa quan niệm về một sức mạnh, mà trong một chừng mực nào đó, không đo được này. Cách đây không lâu, Benjamin Franklin đã tìm ra “điện”, vốn được xem là sức mạnh bí ẩn của tự nhiên vào thời điểm đó. Chúng ta đã khai thác năng lượng này để làm cho cuộc sống dễ chịu hơn rất nhiều. Thế còn việc phát hiện ra tia X, tia phóng xạ và hạt hạ nguyên tử thì sao? Tất cả đã dẫn tới một cuộc cách mạng sâu sắc về cách chúng ta nhìn nhận thế giới.
Bài viết này nói về “Khí”, nền tảng của nhiều phương pháp thực hành của phương Đông như phong thủy, bát tự mệnh lý, đông y, khí công,…. Vì vậy, hãy cởi mỡ đầu óc và thực hiện một cuộc hành trình tìm hiểu về sức mạnh hợp nhất tất cả chúng ta.
Khí là gì?
Đơn giản, khí là tinh túy, linh hồn và phần quan trọng nhất của vạn vật. Đó là năng lượng hợp nhất, bao gồm toàn bộ, lan tỏa và là phần cốt yếu của thiên, địa và nhân. Vừa mang tính vật chất, vừa mang tính siêu hình, khí là nguồn lực cơ bản, tối quan trọng, bồi bổ và đưa cuộc sống đi lên. Khí là trường thông tin kết nối tất cả chúng ta. Mặc dù không có từ tiếng Anh tương đương để dịch, nhưng có lẽ cách hiểu tốt nhất là thế này: khí là “hơi thở của cuộc sống”.
Phong thủy địa khí thế giới
Định nghĩa này có thể khá mơ hồ và thậm chí trừu tượng. Nhưng trên thực tế, khái niệm khí rất giống với trường lượng tử trong vật lý hiện đại. Trong cuốc sách bán chạy nhất của mình là “Đạo của vật lý” (The Tao of Physics), Fritjof Capra đưa ra sự tương quan: “Giống như trường lượng tử, khí được hình dung là một dạng vật chất loãng và không thể nhận biết, tồn tại trong không gian và có thể tụ lại thành các vật thể rắn. Khí không chỉ là phần cốt yếu của mọi vật thể, mà còn chứa sự tương tác giữa các vật thể dưới dạng sóng”.
Định nghĩa một cách đơn giản hơn, khí là chất liệu của vạn vật và là cái ẩn giấu sau vạn vật. Chất liệu đó thổi sức sống cho thực vật, động vật, núi non, sông nước và con người chúng ta. Đó là chất liệu của ước mơ, trực giác, số phận và vận mệnh. Đó là chất liệu cốt lõi của những vật vô hồn như máy bay, nhà cửa và chiếc ghế chúng ta đang ngồi. Đó là thức mà các nhà châm cứu dùng kim châm để kích thích. Đó là chất liệu các võ sư sử dụng để đập vỡ các vật cứng. Và, đó là thứ mà những người thực hành phong thủy khai thác để cải thiện sức khỏe, của cải và các mối quan hệ của con người.
Khái niệm “Khí” của người Trung Quốc lần đầu tiên được ghi lại trong Thập dực (hay Dịch Truyện, chú thích Dịch Kinh, Chu Dịch) thời Chiến quốc (403-221 TCN) và được gộp vào Chu Dịch mà về sau được đổi tên thành Kinh Dịch. Khái niệm khí không chỉ của riêng người Trung Quốc. Các nên văn hóa khác cũng biết đến khái niệm này. Chẳng hạn:

  • Người Nhật gọi là Ki
  • Người Hinđu gọi là Prana
  • Người Hy Lạp gọi là Pneuma
  • Người Ai Cập gọi là Ankb
  • Người Do Thái gọi là Ruab
  • Người Hawai gọi là Tane
  • Thổ dân Úc gọi là Arunquiltba
  • Người Iroquois gọi là Orenda
Cho dù bạn quyết định gọi “Khí” là gì, thì việc nhận biết, điều chỉnh và định hướng sức sống vô hình này vì lợi ích sức khỏe và hạnh phúc của bạn là việc phongthủy và bát tự mệnh lý đề cập đến.
Ba nguồn khí mà phong thủy, bát tự mệnh lý quan tâm.
Khí luôn luôn vận động. Khí biến chuyển không ngừng. Khí tích tụ, phân tán, nở ra và co lại. Khí chuyển động nhanh, chậm và co lại. Khí chuyển động nhanh, chậm, vào, ra, lên và xuống. Khí di chuyển theo đường ngoằn ngoèo và theo đường xoắn ốc. Khí đi theo đường thẳng, góc cạnh và cong. Khí nương theo gió (phong) và gặp nước thì tụ (nước). Không có gì thoát khỏi sức ảnh hưởng của Khí. Tất cả chúng ta đều là sản phẩm của và lệ thuộc vào sức mạnh to lớn của “Khí”.
Người Trung Quốc cho rằng có ba nguồn khí chính là “Thiên khí”, “Địa khí” và “Nhân khí" duy trì tất cả mọi vật đang tồn tại. Phớt lờ ảnh hưởng của chúng đối với cơ thể con người cũng tương tự như việc không để ý đến virút làm suy yếu và kiệt quệ sức khỏe của bạn. Có thể chống lại virút và các trở lực khác (chẳng hạn như thua lỗ tài chính, thất nghiệp và bệnh tật) bằng cách khai thác những mặt có lợi của khí để có một cơ thể cường tráng, đầu óc minh mẫn và tinh thần sảng khoái.
Phong thuy Thien Khi

Điều này có nghĩa chính xác là gì? Khi thực hành phong thủy bạn sẽ biết điều này, người Trung Quốc cổ đã biết điều chỉnh “Khí” để gia tăng sự hài hòa trong không gian sống và làm việc của bạn. Khi trong môi trường của bạn có sự cân bằng và hài hòa thì cơ thể bạn cũng sẽ dễ ở trong trạng thái cân bằng. Tất nhiên, bạn cũng phải duy trì chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý. Bạn phải ngủ tốt, phải sống theo những “quy tắc vàng”. Tất cả những yếu tố này giúp cơ thể khỏe mạnh. Chỉ khi phát huy hết khả năng một cách tối ưu, bạn mới có đủ cảm hứng và sự thành công.
Trong ba nguồn khí này, có rất nhiều “luồng khí” khác nhau tác động đến mỗi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta, bạn sẽ biết điều này trong phần giới thiệu bên dưới:
Thiên Khí:
Những gì đến từ trên trời được gọi là “Thiên Khí”. Đó là nguồn năng lượng đầu tiên của tự nhiên. Thiên khí di chuyển theo đường xoắn ốc từ các thiên thể, mặt trời, mặt trăng, các hành tinh và các vì sao. Nếu bạn nghi ngờ việc thiên khí có thể ảnh hưởng đến chúng ta, thì hãy xem xét mặt trời, ngôi sao trung tâm torng hệ mặt trời. Không có năng lượng mặt trời, cuộc sống sẽ không tồn tại, còn coi thường năng lượng của nó, bạn có thể bị cháy nắng, say nắng, ung thư da và thậm chí là chết.
Thế còn mặt trăng? Nếu mặt trăng có thể làm biến dạng vỏ trái đất và đại dương cứ 12 giờ một lần, thì rõ ràng là năng lượng của mặt trăng, ở mức độ nào đó, sẽ ảnh hưởng đến bạn. Cuối cùng, thành phần chính của trái đất và cũng là của cơ thể chúng ta là nước. Trên thực tế, khi trăng tròn, chúng ta có chiều hướng giữ nước. Ngoài ra, việc di trú và các hình thức sinh sản của động vật, cá và chim đều tuân theo hoặc hợp với các tuần trăng. Với thực vật cũng vậy. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng gieo hạt trong khoảng thời gian từ hai ngày trước đến bảy ngày sau một tuần trăng mới sẽ cho một vụ mùa tốt hơn.
Thời tiết cũng là một thành phần của Thiên khí. Không có gì nghi ngờ về việc các hiện tượng thời tiết ảnh hưởng đến hạnh phúc và sức khỏe của chúng ta. Cái rét cực độ “khiến chúng ta lạnh thấu xương”, còn côn nóng cực độ tao ra “những buổi chiều oi ả” và kích thích trạng thái giận dữ. Một số người òn bị trầm cảm, thậm chí là tự tử do thiếu ánh nắng và những đợt mưa kéo dài. Mặc dù điều này hay xảy ra ở các nước phía Bắc hơn, nhưng bất kỳ dạng thời tiết nào cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm trạng của con người. Chẳng hạn bạn sẽ lưu ý, nếu bạn cảm giác thấy cảm giác khác trong người vào kỳ trăng tròn, thì đó không chỉ là tưởng tượng của bạn đâu! Tình trạng này được gọi là “sự mất trí vào kỳ trăng tròn” có thể xuất hiện khi quá nhiều nước tích tụ trong sọ não khiến một số người cảm thấy giận dữ, lo lắng và căng thẳng tăng lên. Thực tế, từ lunatic (”Luna” theo tiếng La tinh có nghĩa là trăng) có nguồn gốc từ quan niệm cho rằng các kỳ trăng gây ra tình trạng mất trí hay rối loạn tâm thần.
Có những thành phần khác của thiên khí liên quan đến thời gian, yếu tố gắn với sự thay đổi và biến chuyển. Ngày và mùa thay đổi do sự vận hành của mặt trời. Thời điểm xây nhà là thông tin quan trọng, bởi vì điều đó phần nào quyết định đặc tính thiên bẩm của ngôi nhà.
Cuối cùng, thiên khí gắn với mệnh (số mệnh) và vận (may rủi). Nếu ví cuộc sống là tấm bản đồ giao thông và mục đích sống của bạn là điểm cần đến, thì mệnh là chiếc ôtô mà định mệnh giao cho bạn để bạn cùng nó thực hiện cuộc hành trình. Người lái xe tượng trưng cho “ý chí cá nhân” của bạn. Ví dụ, nếu số phận đã định bạn lái chiếc Ferari, sau đó bạn đưa chiếc xe đó vào một địa hình gồ ghề, nhiều sõi đá, như vậy bạn đã lạm dụng chiếc xe, và có thể làm nó bị hỏng không còn có thể sửa chữa được. Cho dù bạn đến được đích, thì làm như vậy bạn cũng sẽ gặp nhiều trở ngại và cạm bẫy, vốn có thể tránh được nếu bạn biết chọn con đường phù hợp với chiếc ôtô của bạn. Hiểu được những gì chiếc xe của bạn có thể làm được và không làm được sẽ giúp bạn đến đích an toàn và thành công.
Mặc dù phần lớn người phương Tây tin rằng vận mệnh mang tính ngẫu nhiên và không thề đoán trước, nhưng người phương Đông lại cho rằng có thể biết và lường trước vận mệnh. Tiếp tục lấy chiếc Ferari làm ví dụ, vận mạy sẽ giúp bạn tìm ra con đường tắt để tiết kiệm thời gian, hoặc lái xe trên con đường rộng và không bị tắc nghẽn giao thông trong thời tiết tốt. Vận may có “thẻ ưu tiên” trong giao thông. Vận rủi làm xe bị thủng lốp, lạc đường, phải đi dường vòng và lái xe trong điều kiện thời tiết nguy hiểm. Vận rủi giống như bạn bị cảnh sát giao thông phạt. Việc đoán định thiên khí của mình, mệnh và vận của mình, người Trung Quốc sử dụng thuật chiêm tinh gọi là Bát tự (Tứ trụ - Tử Bình) để dự đoán.
Địa Khí:
Núi, sông, sa mạc, thung lũng và đồng bằng, tất cả đều có luồng địa khí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, khí chất và khả năng hòa hợp của chúng ta. Các dãy núi bảo vệ chúng ta trước các yếu tố độc hại, cho chúng ta chỗ dựa tâm lý. Chúng ta thường cảm thấy vững vàng hơn nếu có một chỗ dựa ở sau lưng.
Trong phong thủy cổ điển, núi đồng nghĩa với âm hay nguồn năng lượng nữ tính của tự nhiên. Giống như một bà mẹ bảo vệ con mình khỏi bệnh tật do gió lạnh và mưa to gây ra, núi chi phối sức khỏe và các mối quan hệ của chúng ta. Mục đích của những người thực hành phong thủy là nghiên cứu và điều hòa khí gắn với núi tự nhiên (hoặc núi nhân tạo, chẳng hạn như các tòa nhà cao tầng và hàng rào cao) ở ngoài nhà ở, và núi bên trong nhà thể hiện bằng các bức tường và đồ đạc lớn, sao cho chúng mạng lại sức khỏe và các mối quan hệ tốt đẹp.
Ngược lại, nước tương ứng với dương hay nguồn năng lượng nam tính. Theo truyền thống, đàn ông có trách nhiệm tạo ra của cải. Giống như dòng nước, luồng khí sinh ra của cải (tài khí) tụ lại ở hồ và đại dương. Nó được cuốn đi dọc theo sông, đường phố và hành lang. Nó lưu thông qua cửa sổ và cửa ra vào. Phải xem xét tất cả những thứ này khi quyết định không gian sống và làm việc của con người.
Bạn sẽ nhận ra rằng, những người sống ở vùng núi thường kiên quyết, trung thành và chân thật hơn. Giống như ngọn núi, những người này thường không dễ bị lay chuyển và kiên định trong ứng xử. Trái lại, những người sống gần nước thường “tuân theo hoặc chấp nhận”. Thái độ và quan điểm của họ dễ thay đổi. Họ sẵn sàng thay đổi và thậm chí hài lòng với sự thay đổi.
Tìm được sự cân bằng giữa các yếu tố tự nhiên là tiền đề căn bản của phong thủy cổ điển. Bạn cũng sẽ hiểu rõ hơn về núi (sức khỏe và mối quan hệ) và nước (của cải) thể hiện thế nào trong cách bố trí phong thủy theo sơ đồ khí.
Từ trường trái đất cũng là một thành phần của địa khí. Cùng với thời điểm xây nhà, hướng nhà sẽ định rõ đặc điểm của khí trong nhà bạn, tính cách bẩm sinh của nó. Điều này quan trọng là phải hiểu được trường điện từ ảnh hưởng đến chất lượng khí “vào” và “cư trú” trong nhà bạn ra sao. Chắc chắn các trường do các luồng năng lượng điện cao áp và các thiết bị điện hiện đại tạo ra có ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta. Chúng ta phải thận trọng và chú ý tới điều này khi dùng các thiết bị điện, khi sống gần nhà máy điện, biến thế điện và những thứ tương tự.
Nhân Khí:
Bản thân bạn cũng có khí. Khí của bạn được đánh dấu vào lúc bạn vừa mới sinh ra, thời điểm bạn thở hơi thở đầu tiên. Cũng giống như dấu vân tay, khí của bạn chỉ có một và duy nhất. Trong phong thủy, năm sinh của bạn là nguồn thông tin tối quan trọng. Năm sinh quyết định nguồn năng lượng sống của bạn tương hợp với của người khác và với khí trong nhà bạn như thế nào.
Phong thủy khí ngũ hành

Còn bây giờ, bạn cần biết rằng nhiều nhà khoa học và các chuyên gia y tế phương Tây đang chấp nhận ý tưởng cho rằng có một sức mạnh tổng thể (holistic force) và tối cần thiết cho sự sinh tồn bên trong cơ thể con người, và nó điều chỉnh toàn bộ sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta. Hơn nữa, mạng lưới sinh học này kết nối chúng ta với toàn thể môi trường xung quanh, và ở phạm vi rộng hơn, với ý thức chung, nguồn tri thức thuần túy. Thực tế, có thể chụp phim trường năng lượng phát ra từ cơ thể bạn (cái mà nhiều người gọi là tinh hoa phát tiết) bằng kỹ thuật chụp ảnh Kirlian do hai nhà khoa học Nga là Semyon và Valentina Kirlian phát triển.
Mặc dù ở phương Tây, nguồn năng lượng liên kết bên trong cơ thể con người được gọi bằng nhiều cái tên (ví dụ: lực thừa, trường sinh, sinh chất, điện năng động vật, tinh thần tinh tế và khí), nhưng nhìn chung, những người cấp tiến ứng dụng ý tưởng này thì tin rằng đây là trường năng lượng điện trong thiên nhiên. Nhân khí rất có thể liên quan phần nào tới điện, nhưng chúng ta đừng bỏ qua một thực tế là không thể đo đếm hoặc hiểu hết các khía cạnh của nguồn năng lượng hợp nhất này bằng năm giác quan: thị giác, vị giác, khứu giác, xúc giác và thính giác. Hãy nhớ ngay từ đầu rằng khí mang tính tự nhiên và siêu hình (còn trên cả tự nhinê và siêu nhiên); yếu tố siêu hình gồm có mệnh, vận và trực giác.
Tuy nhiên, dường như các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau (ví dụ: vật lý, sinh học, tâm lý, tôn giáo, nhân chủng học, thần kinh học và ngôn ngữ học) cùng nhận ra rằng câu hỏi về sự tồn tại và mục đích sống của chúng ta không thể giải đáp bằng bất kỳ lĩnh vực riêng lẻ nào. Sử dụng phép so sánh ta thấy một chiếc bánh ngọt được tạo ra bằng cách nấu trộn các nguyên liệu khác nhau. Tương tự, điềm lành hay gở của một ngôi nhà là kết quả của các lớp thông tin hòa trộn. Bạn có hiểu vấn đề này không?
Suy cho cùng, “tích đức” và “hành thiện” để có được kiến thức quảng đại hơn cũng là các thành phần của nhân khí, hay gọi chính xác hơn là “vận khí” – “vị thần may mắn” của con người. Đơn giản là, đối xử với mình, giúp đỡ những người kém may mắn hơn bạn, và không ngồi lê đôi mách sẽ mang lại sự hài lòng và mãn nguyện. Bằng cách dành nhiều thời gian cho học tập và giảm bớt thời gian xem tivi và làm những việc không cần động não, bạn sẽ mài sắc trí thông minh và sự thông thái của mình và tăng cường được các năng lực trí tuệ.
Ngoài sử dụng phong thủy để cân bằng khí trong ngôi nhà, người Trung Quốc còn sử dụng châm cứu để khôi phục sự cân bằng khí trong cơ thể. Họ cho rằng ở mỗi bên cơ thể có 14 dòng khí chính liên kết với nhau (kinh mạch) và có khoảng 360 huyệt châm cứu. Các kinh mạch này tương ứng với một (hoặc vài) vùng hay bộ phnậ cơ thể. Khi cơ thể mất cân bằng hay mắc bệnh, chuyên gia châm cứu dùng kim châm để kích thích các huyệt thích hợp. Ngoài ra, còn có phương pháp dự đoán vận mệnh theo Tứ trụ (Bát tự). Đây là phương pháp chiêm tinh của họ, nghiên cứu khí của bạn khi sinh ra. Sử dụng phương pháp này, bạn có thể dự đoán được mệnh và vậncủa mình. Bạn có thể xác định được màu sắc, môi trường và nghề nghiệp phù hợp với mình nhất.
Cảm nhận sức mạnh của Khí.
Việc khí ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến bạn là rất quan trọng đối với “trạng thái tồn tại” của bạn. Để minh họa cho điều này, chúng ta hãy thực hiện một bài tập đơn giản. Đầu tiên, tắt tivi hoặc radio rồi tìm một nơi yên tĩnh, không bị quấy rối. Điều quan trọng là bạn phải thực sự tham gia vào bài tập này để hiểu rõ luồng khí ảnh hưởng đến bạn như thế nào. Bạn đã sẵn sàng chưa? Hãy hình dung bạn đang ngồi trên chiếc ghế đối diện với thác nước. Nếu chúng tôi nói với bạn rằng, bỗng nhiên thác nước này đổ ập xuống bạn, kèm theo nước là gió và tiếng ồn dữ dội, chôn vùi và nhấn chìm bạn thì bạn sẽ cảm thấy thế nào? Có lẽ là sợ hãi, bối rối, mất phương hướng hay mệt mỏi chăng? Nhưng bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu chúng tôi nói với bạn rằng nước phun nhẹ trong thác nước mát lạnh, gió hiu hiu thổi làm dịu mát cơ thể bạn và khiến bạn thấy khỏe khoắn? Cảm giác này có kích thích cảm giác thư giãn, cân bằng, thoải mái và an toàn không? Cảm giác này hoàn toàn khác, đúng không?
Điều chúng tôi vừa trình bày chính là việc luồng khí có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn và cuối cùng là sức khỏe của bạn, trong một thời gian. Khí bổ dưỡng lưu thông, nhẹ nhàng di chuyển theo đường cong, tạo ra một môi trường cân bằng và có lợi cho sức khỏe. Khí quá mạnh (hay gọi là sát khí, thuật ngữ bạn sắp được biết) gây lo lắng, đặc biệt là nếu bạn đang nằm trong đường đi của nó. Sát khí có thể gây ra các bệnh về thể chất và tinh thần. Cũng có loại khí yếu. Khí yếu di chuyển chậm. Một căn phòng ngột ngạt, thiếu không khí là một ví dụ về khí yếu.
Vậy, chúng ta có thể kiểm soát khí yếu hay tiêu cực không? Hoàn toàn có thể! Nếu thác nước phun ra một lượng nước lớn, bạn không chạy đi sao? Nếu nhà bạn ngột ngạt, theo bản năng bạn sẽ mở cửa sổ để không khí trong lành lưu thông chứ? Mặc dù phần lớn yếu tố phong thủy dựa trên những lẽ thường rất cơ bản, nhưng một số yếu tố vẫn không rõ ràng, chẳng hạn như việc xác định chất lượng khí sẵn có trong nhà bạn. Và mỗi khi năm mới đến, sự thay đổi khí lại diễn ra. Chúng tôi sẽ phân loại 2 loại khí như sinh khí và sát khí với bạn như sau:
Sinh Khí:
Sinh khí là khí tích cực, bồi bổ sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta. Chúng ta có thể nhận ra một số khía cạnh của sinh khí bằng năm giác quan như:
  1. Sinh khí thị giác: các khu vườn và bãi cỏ được cắt tỉa gọn gàng, tường ngoài được sơn sạch sẽ, nội thất được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, và mọi người vui vẻ công tác. Về cơ bản, sinh khí thị giác là bất kỳ thứ gì bạn cảm thấy “vừa mắt”.
  2. Sinh khí  thính giác: Suối hay vòi nước chảy róc rách, chim hót líu lo, chuông gió, tiếng em bé bi bô, một vài bản nhạc. Tuy nhiên, bạn phải lưu ý là âm thanh mà bạn cho là êm dịu có thể lại là tạp âm của người khác. Ví dụ, nhiều người thích nơi vắng vẻ yên tĩnh hay sự thanh bình của vùng nông thôn hoặc vùng ngoại ô. Những người khác lại hợp với không khí náo nhiệt của thành phố. Mặc dù có thể bạn thấy nhạc cổ điển êm dịu, nhưng bạn của bạn lại không thấy vậy và chuyển sang nghe chương trình nhạc rock-and-roll.
  3. Sinh khí  xúc giác: Mặt phẳng, vật nuôi, tắm nước ấm, nụ hôn, massage, lụa, sa tanh và nhung là những ví dụ về sinh khí xúc giác.
  4. Sinh khí  khứu giác: Hoa, nước hoa, nến thơm và thức ăn kích thích sinh khứu giác. Tuy nhiên, có những thứ bạn thấy có mùi dễ chịu, thơm phức thì người khác lại có thể thấy khó chịu, ví dụ khói thuốc lá.
  5. Sinh khí  vị giác: Bữa ăn nấu ở nhà, sôcôla, rượu v.v…tất cả đều gắn với sinh khí vị giác. Đó là bất cứ thứ gì mà bạn thấy hài lòng. Nếu bạn thích cả sản phẩm làm từ thuốc lá, thì khi đó đối với bạn, những món này cũng là sinh khí vi giác.
Còn có loại sinh khí thức sáu, là một cái gì đó huyền bí và trừu tượng, có thể so sánh với giác quan thứ sáu của bạn. Đó là rung cảm bạn có khi sắp được tăng lương hay thăng chức. Đó là cảm giác của bạn khi có ai đó thích bạn, cảm giác đang yêu. Sinh khí giống như sự tự tin và mãn nguyện. Đó là “sự cộng hưởng” của những người hay giúp đỡ người khác và tốt bụng.
Sát Khí:
Sát khí là khí tiêu cực, có chứa luồng khí dữ ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể bạn. Sát khí là bất cứ thứ gì đối lập với năm giác quan của bạn, chẳng hạn như:
  1. Sát khí thị giác: Ánh sáng chói chang, chỗ tối om; các môn nghệ thuật gây khó chịu và ồn ào; sự hỗn loạn, rác rưởi; những vật chết hoặc tàn tạ; và bất cứ thứ gì bạn thấy có vẻ đe dọa, to lù lù. Sát khí thị giác cũng bao gồm cả các hành động bạo lực, thành kiến, sự thiếu khoan dung.
  2. Sát khí thính giác: Tiếng ồn như xe cộ đi lại, tiếng còi, công trình xây dựng, tranh cãi, trẻ em gào thét và một số loại nhạc là những ví dụ về sát khí thính giác.
  3. Sát khí xúc giác: Bụi bẩn, rác rưởi, đất; mảnh vụn, vết nứt, chỗ rách. Đi trên một chiếc cầu hay cầu thang ọp ẹp, trượt trên băng mỏng, leo lên địa hình không vững chãi, hay sự quấy rối tình dục và xâm phạm thân thể,..v.v…là những ví dụ về sát khí xúc giác.
  4. Sát khí khứu giác: Ô nhiễm, khói thải, ẩm mốc, mục nát, phấn hoa và độc tố là những ví dụ về sát khí khứu giác.
  5. Sát khí vị giác: Thức ăn đắng, chua hay ôi thiu. Thực phẩm lạ có thể gây khó chịu khi nếm. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng thực phẩm sống, côn trùng và rong biển được nhiều nền văn hóa coi là thức ăn thông thường. Người ăn chay thấy sản phẩm làm từ động vật là không ngon.
Đã có sinh khí thứ sáu thì cũng có sát khí thứ sáu. Sát khí thứ sáu là rung cảm trong bạn khi “có cái gì đó rờn rợn trong không khí” hoặc cảm giác nôn nao khi “có cái gì đó nhầm lẫn” hoặc khi bạn cảm thấy đang bị nhòm ngó, theo dõi. Sát khí thứ sáu còn tồn tại dưới dạng tức giận, căm ghét và ghen tỵ. Đó có thể là “sự cộng hưởng” của ma quỷ.
Phong thủy tương tác khí
 Khí “mũi tên độc”:
Còn được gọi là “hơi thở giết người”, khí mũi tên độc “bắn” vào bạn như một viên đạn. Vật sinh ra loại khí này có thể là những con đường đâm thẳng cửa ra vào hay cửa sổ nhà bạn; cạnh sắc, nhọn của đồ vật và tòa nhà; và bất cứ thứ gì chĩa thẳng vào bạn. Khí mũi tên độc rất dữ và gây ra bất hạnh, bệnh tật và thậm chí là tai họa.
Trích từ tư liệu Phong thủy huyền không phi tinh
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Nền tảng của phong thủy, vận mệnh và vạn vật là Khí

Những tên facebook hay, ý nghĩa, ngắn gọn nhất –

Hiện nay công nghệ ngày càng phát triển, mạng xã hội lan rộng trong đó có sóng facebook. Hiện nay hầu như mọi lứa tuổi kể cả trẻ em và người già đều dùng mạng facebook. Mạng xã hội với lợi ích kết nối thông tin, giao lưu kết bạn với mọi người khắp cả

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

nước và ngoài nước. Cho nên việc đặt tên facebook hay cũng trở nên rất quan trọng. Cũng giống như việc đặt tên cho con, rất quan trọng. Bởi lẽ tên nick facebook hay của bạn sẽ là điểm nhấn, gây ấn tượng cho tất cả bạn bè trên mạng. Hiện nay facebook không đơn thuần chỉ giao lưu kết bạn, học hỏi. Ngoài ra còn là nơi để buôn bán trao đổi. Vì vậy đặt tên facebook là một trong những việc đầu tiên mình phải làm khi tạo một tài khoản trên mạng xã hội.Có rất nhiều những cái tên hay trên facebook đã được đánh giá và chọn lọc. Hãy cùng tham khảo bài viết những tên facebook hay ý nghĩa, ngắn gọn nhất của chúng tôi để chọn cho mình 1 cái tên nick facebook hay và ý nghĩa nhé.

Nội dung

  • 1 Tên facebook hay mang tâm trạng buồn
  • 2 Tên facebook giống phim Kiếm Hiệp
  • 3 Tên tiếng Anh trên mạng đã được nhận xét
  • 4 Những cái tên facebook tiếng Nhật Bản hay và ý nghĩa
  • 5 Có những cái tên fb lạ
  • 6 Tên facebook đại biểu người dân tộc hay
  • 7 Tên facebook tiếng anh hay độc đáo cho Nữ
  • 8 Tên facebook tiếng anh hay độc đẹp cho Nam

Tên facebook hay mang tâm trạng buồn

Buồn thì sao
Bong Bóng Xà Phòng
Buồn cũng phải cố
Giả vờ thôi nhé
Con lật đật
Mưa bong bóng
Gai xương rồng
Mắt lạnh
Bibi Buồn
Nước mắt buồn

Tên facebook giống phim Kiếm Hiệp

“Giang hồ du khách”,
“Đoạn kiếm khách”,
“Độc bá thiên hạ”, nhằm nêu bật cá tính, lại có những cái tên rất thú vị như
“Không tâm nguyệt lượng” (mặt trăng rỗng)
“Vũ thiên tinh thìn” (sao ngày mưa)
“Thấu minh phong” (gió trong suốt)
“Phong trung chi chúc” (cây nến trong gió)
“Thuần tình sơn thủy” (Núi non tình yêu thuần khiết) hay
“Tôi yêu bầu trời”
“Hoa nở xem hoa tàn”

Tên tiếng Anh trên mạng đã được nhận xét

Tên Ruby: Chỉ những người phụ nữ giỏi giang đầy tự tin.
Tên Vincent: thường chỉ những quan chức cấp cao.
Tên Larry: chỉ người da đen kịt.
Tên Jennifer: thường chỉ kẻ miệng mồm xấu xa.
Tên Jack : xem ra đều rất thật thà.
Tên Dick: chỉ người buồn tẻ và rất háo sắc.
Tên Irene: thường chỉ người đẹp.
Tên Claire: chỉ người phụ nữ ngọt ngào.
Tên Robert : chỉ người hói(thường phải đề phòng)
Tên Kenny: thường chỉ kẻ nghich ngợm.
Tên Scotl: Ngây thơ, lãng mạn.
Tên Catherine: thường chỉ người to béo.
Tên Anita: thường chỉ người mắt nhỏ mũi nhỏ.
Tên Terry: chỉ người hơi tự cao.
Tên Ivy: thường chỉ kẻ hay đánh người.
Tên Rita: luôn cho mình là đúng
Tên Jackson: thường chỉ kẻ luôn cho mình là đúng.
Tên Eric: Chỉ người quá tự tin.
Tên Simon: chỉ người hơi kiêu ngạo
Tên James: chỉ kẻ hơi tự cao.
Tên Sam: chỉ chàng trai vui tính.
Tên Hank: chỉ những người ôn hòa, đa nghi.
Tên Sarah: chỉ kẻ ngốc nghếch
Tên Kevin: chỉ kẻ ngang ngược
Tên Angel: chỉ người nữ bé nhỏ có chút hấp dẫn
Tên Golden: chỉ người thích uống rượu.
Tên Jimmy: chỉ người thấp béo.
Tên Docata: thường chỉ người tự yêu mình.
Tên Tom: chỉ người quê mùa.
Tên Jason: chỉ có chút tà khí
Tên Paul: chỉ kẻ đồng tính luyến ái, hoặc giàu có
Tên Gary: chỉ người thiếu năng lực trí tuệ
Tên Michael: Thường chỉ kẻ tự phụ, có chút ngốc nghếch
Tên Jessica: thường chỉ người thông minh biết ăn nói
Tên Vivian: thường chỉ kẻ hay làm địu(Nam)
Tên Vivien: thường chỉ kẻ hay làm địu(Nữ)

Những cái tên facebook tiếng Nhật Bản hay và ý nghĩa

Aki : mùa thu
Akira: thông minh
Aman (Inđô): an toàn và bảo mật
Amida: vị Phật của ánh sáng tinh khiết
Aran (Thai): cánh rừng
Botan: cây mẫu đơn, hoa của tháng 6
Chiko: như mũi tên
Chin (HQ): người vĩ đại
Dian/Dyan (Inđô): ngọn nến
Dosu : tàn khốc
Ebisu: thần may mắn
Garuda (Inđô): người đưa tin của Trời
Gi (HQ): người dũng cảm
Goro: vị trí thứ năm, con trai thứ năm
Haro: con của lợn rừng
Hasu: hoa sen
Hatake : nông điền
Ho (HQ): tốt bụng
Hotei: thần hội hè
Higo: cây dương liễu
Hyuga : Nhật hướng
Isora: vị thần của bãi biển và miền duyên hải
Jiro: vị trí thứ nhì, đứa con trai thứ nhì
Kakashi : 1 loại bù nhìn bện = rơm ở các ruộng lúa
Kalong: con dơi
Kama (Thái): hoàng kim
Kané/Kahnay/Kin: hoàng kim
Kazuo: thanh bình
Kongo: kim cương
Kenji: vị trí thứ nhì, đứa con trai thứ nhì
Kuma: con gấu
Kumo: con nhện
Kosho: vị thần của màu đỏ
Kaiten : hồi thiên
Kamé: kim qui
Kami: thiên đàng, thuộc về thiên đàng
Kano: vị thần của nước
Kanji: thiếc (kim loại)
Ken: làn nước trong vắt
Kiba : răng , nanh
KIDO : nhóc quỷ
Kisame : cá mập
Kiyoshi: người trầm tính
Kinnara (Thái): một nhân vật trong chiêm tinh, hình dáng nửa người nửa chim.
Itachi : con chồn (1 con vật bí hiểm chuyên mang lại điều xui xẻo )
Maito : cực kì mạnh mẽ
Manzo: vị trí thứ ba, đứa con trai thứ ba
Maru : hình tròn , từ này thường dùng đệm ở phìa cuối cho tên con trai.
Michi : đường phố
Michio: mạnh mẽ
Mochi: trăng rằm
Naga (Malay/Thai): con rồng/rắn trong thần thoại
Neji : xoay tròn
Niran (Thái): vĩnh cửu
Orochi : rắn khổng lồ
Raiden: thần sấm chớp
Rinjin: thần biển
Ringo: quả táo
Ruri: ngọc bích
Santoso (Inđô): thanh bình, an lành
Sam (HQ): thành tựu
San (HQ): ngọn núi
Sasuke: trợ tá
Seido: đồng thau (kim loại)
Shika: hươu
Shima: người dân đảo
Shiro: vị trí thứ tư
Tadashi: người hầu cận trung thành
Taijutsu : thái cực
Taka: con diều hâu
Tani: đến từ thung lũng
Taro: cháu đích tôn
Tatsu: con rồng
Ten: bầu trời
Tengu : thiên cẩu ( con vật nổi tiếng vì long trung thành )
Tomi: màu đỏ
Toshiro: thông minh
Toru: biển
Uchiha : quạt giấy
Uyeda: đến từ cánh đồng lúa
Uzumaki : vòng xoáy
Virode (Thái): ánh sáng
Washi: chim ưng
Yong (HQ): người dũng cảm
Yuri: (theo ý nghĩa Úc) lắng nghe
Zinan/Xinan: thứ hai, đứa con trai thứ nhì
Zen: một giáo phái của Phật giáo Tên nữ:
Aiko: dễ thương, đứa bé đáng yêu
Akako: màu đỏ
Aki: mùa thu
Akiko: ánh sáng
Akina: hoa mùa xuân
Amaya: mưa đêm
Aniko/Aneko: người chị lớn
Azami: hoa của cây thistle, một loại cây cỏ có gai
Ayame: giống như hoa irit, hoa của cung Gemini
Bato: tên của vị nữ thần đầu ngựa trong thần thoại Nhật
Cho: com bướm
Cho (HQ): xinh đẹp
Gen: nguồn gốc
Gin: vàng bạc
Gwatan: nữ thần Mặt Trăng
Ino : heo rừng
Hama: đứa con của bờ biển
Hasuko: đứa con của hoa sen
Hanako: đứa con của hoa
Haru: mùa xuân
Haruko: mùa xuân
Haruno: cảnh xuân
Hatsu: đứa con đầu lòng
Hidé: xuất sắc, thành công
Hiroko: hào phóng
Hoshi: ngôi sao
Ichiko: thầy bói
Iku: bổ dưỡng
Inari: vị nữ thần lúa
Ishi: hòn đá
Izanami: người có lòng hiếu khách
Jin: người hiền lành lịch sự
Kagami: chiếc gương
Kami: nữ thần
Kameko/Kame: con rùa
Kané: đồng thau (kim loại)
Kazu: đầu tiên
Kazuko: đứa con đầu lòng
Keiko: đáng yêu
Kimiko/Kimi: tuyệt trần
Kiyoko: trong sáng, giống như gương
Koko/Tazu: con cò
Kuri: hạt dẻ
Kyon (HQ): trong sáng
Kurenai : đỏ thẫm
Kyubi : hồ ly chín đuôi
Lawan (Thái): đẹp
Mariko: vòng tuần hoàn, vĩ đạo
Manyura (Inđô): con công
Machiko: người may mắn
Maeko: thành thật và vui tươi
Mayoree (Thái): đẹp
Masa: chân thành, thẳng thắn
Meiko: chồi nụ
Mika: trăng mới
Mineko: con của núi
Misao: trung thành, chung thủy
Momo: trái đào tiên
Moriko: con của rừng
Miya: ngôi đền
Mochi: trăng rằm
Murasaki: hoa oải hương (lavender)
Nami/Namiko: sóng biển
Nara: cây sồi
Nareda: người đưa tin của Trời
No : hoang vu
Nori/Noriko: học thuyết
Nyoko: viên ngọc quí hoặc kho tàng
Ohara: cánh đồng
Phailin (Thái): đá sapphire
Ran: hoa súng
Ruri: ngọc bích
Ryo: con rồng
Sayo/Saio: sinh ra vào ban đêm
Shika: con hươu
Shina: trung thành và đoan chính
Shizu: yên bình và an lành
Suki: đáng yêu
Sumi: tinh chất
Sumalee (Thái): đóa hoa đẹp
Sugi: cây tuyết tùng
Suzuko: sinh ra trong mùa thu
Shino : lá trúc
Takara: kho báu
Taki: thác nước
Tamiko: con của mọi người
Tama: ngọc, châu báu
Tani: đến từ thung lũng
Tatsu: con rồng
Toku: đạo đức, đoan chính
Tomi: giàu có
Tora: con hổ
Umeko: con của mùa mận chín
Umi : biển
Yasu: thanh bình
Yoko: tốt, đẹp
Yon (HQ): hoa sen
Yuri/Yuriko: hoa huệ tây
Yori: đáng tin cậy
Yuuki : hoàng hôn

Có những cái tên fb lạ

Thịt thủ lợn
Đang tắm mất nước
Chỉ yêu một lần trong đời
Chỉ yêu người lạ
Đợi anh khô nước mắt                                                                                                                            9 củ cà rốt
Thiên sứ già                                                                                                                                            Em bị ế
Tham ăn tục uống
cầy con lon ton
Lò Thị Mẹt
Thượng đế chết rồi
Hoa quả sơn
Ngụy Khánh kinh
Tiêu thập nhất lang…
Tìm bạn trên mạng
Bán máu trên mạng
Hương bay kiếm múa
Cà phê trong suốt
Sói không ăn thịt
Đườngđời Đưađẩy Đi ĐủĐường
Chúngmàykhóc Chắcgìđãkhổ Taotuycười Nhưnglệđổvàotim
Tên đẹp thật
Họ Và Tên
Linh lạnh lùng lầm lỳ lắm lúc lỳ lợm
Ngân Ngây Ngô
Củ Chuối Vô Tình
Đơ như nitơ
Kẹo cực đắng
ChảBiếtTênNàoChoĐẹp
gétnhữngthằngthíchđặtênnickdàidằngdặc
Đọclàmgìcógmàđọc
NgâyThơ Trongsáng dễtinngười
Thủy Thoi Thóp
Nhinh Nhô Nhí
7 love ( thất tình)
Teo Hẳn Mông Bên Phải
Cai Hẳn Thôi Không Đẻ
Lòng Non Ngon Hơn Lòng Già
Lần Thị Lượt
Đang Bóc Lan
Vừa Chặt que
Đang Chấm Diêm
Cô Bốc xô
Phạm Chị Chắt
Lê Ổng Viên
Văn Cô Thêm

Tên facebook đại biểu người dân tộc hay

Lò Văn Tôn
Cú Có Đeo
Lừa Song Phắn
Tòng Văn Tánh
Lửa Không Cháy
Lượn Cho Nhanh
Lòng Không Thối
Tôn Không Rỉ

Tên facebook tiếng anh hay độc đáo cho Nữ

Alexandra – “người trấn giữ”, “người bảo vệ”
Edith – “sự thịnh vượng trong chiến tranh”
Hilda – “chiến trường”
Louisa – “chiến binh nổi tiếng”
Matilda – “sự kiên cường trên chiến trường”
Bridget – “sức mạnh, người nắm quyền lực”
Andrea – “mạnh mẽ, kiên cường”
Valerie – “sự mạnh mẽ, khỏe mạnh”

Adelaide – “người phụ nữ có xuất thân cao quý”
Alice – “người phụ nữ cao quý”
Bertha – “thông thái, nổi tiếng”
Clara – “sáng dạ, rõ ràng, trong trắng, tinh khiết”
Freya – “tiểu thư” (tên của nữ thần Freya trong thần thoại Bắc Âu)
Gloria – “vinh quang”
Martha – “quý cô, tiểu thư”
Phoebe – “sáng dạ, tỏa sáng, thanh khiết”
Regina – “nữ hoàng”
Sarah – “công chúa, tiểu thư”
Sophie – “sự thông thái”

Amanda – “được yêu thương, xứng đáng với tình yêu”
Beatrix – “hạnh phúc, được ban phước”
Hele – “mặt trời, người tỏa sáng”
Hilary – “vui vẻ”
Irene – “hòa bình”
Gwen – “được ban phước”
Serena – “tĩnh lặng, thanh bình”
Victoria – “chiến thắng”
Vivian – “hoạt bát”

Ariel – Chúa
Dorothy – “món quà của Chúa”
Elizabeth – “lời thề của Chúa / Chúa đã thề”
Emmanuel – “Chúa luôn ở bên ta”
Jesse – “món quà của Yah”

Azure – “bầu trời xanh”
Esther – “ngôi sao” (có thể có gốc từ tên nữ thần Ishtar)
Iris – “hoa iris”, “cầu vồng”
Jasmine – “hoa nhài”
Layla – “màn đêm”
Roxana – “ánh sáng”, “bình minh”
Stella – “vì sao, tinh tú”
Sterling – “ngôi sao nhỏ”
Daisy – “hoa cúc dại”
Flora – “hoa, bông hoa, đóa hoa”
Lily – “hoa huệ tây”
Rosa – “đóa hồng”;
Rosabella – “đóa hồng xinh đẹp”;
Selena – “mặt trăng, nguyệt”
Violet – “hoa violet”

Diamond – “kim cương” (nghĩa gốc là “vô địch”, “không thể thuần hóa được”)
Jade – “đá ngọc bích”,
Kiera – “cô gái tóc đen”
Gemma – “ngọc quý”;
Melanie – “đen”
Margaret – “ngọc trai”;
Pearl – “ngọc trai”;
Ruby – “đỏ”, “ngọc ruby”
Scarlet – “đỏ tươi”
Sienna – “đỏ”

Abigail – “niềm vui của cha”
Aria – “bài ca, giai điệu”
Emma – “toàn thể”, “vũ trụ”
Erza – “giúp đỡ”
Fay – “tiên, nàng tiên”
Laura – “vòng nguyệt quế” (biểu tượng của chiến thằng)
Zoey – “sự sống, cuộc sống”

Tên facebook tiếng anh hay độc đẹp cho Nam

Alfred – Alfred – “lời khuyên thông thái”
Hugh – Hugh – “trái tim, khối óc”
Oscar – Oscar – “người bạn hòa nhã”
Ruth – Ruth – “người bạn, người đồng hành”
Solomon – Solomon – “hòa bình”,
Wilfred – Wilfred – “ý chí, mong muốn”

Blake – Blake – “đen” hoặc “trắng”
Peter – Peter – “đá”
Rufus – Rufus – “tóc đỏ”

Douglas – “dòng sông / suối đen”;
Dylan – “biển cả”,
Neil – “mây”, “nhà vô địch”, “đầy nhiệt huyết”
Samson – “đứa con của mặt trời”

Alan – Alan – “sự hòa hợp”
Asher – Asher – “người được ban phước”
Benedict – Benedict – “được ban phước”
Darius – Darius – “người sở hữu sự giàu có”
David – David – “người yêu dấu”
Felix – Felix – “hạnh phúc, may mắn”
Edgar – Edgar – “giàu có, thịnh vượng”
Edric – Edric – “người trị vì gia sản” (fortune ruler)
Edward – Edward – “người giám hộ của cải” (guardian of riches)
Kenneth – Kenneth – “đẹp trai và mãnh liệt” (fair and fierce)
Paul – Paul – “bé nhỏ”, “nhúng nhường”
Victor – Victor – “chiến thắng”

Albert – Albert – “cao quý, sáng dạ”
Donald – Donald – “người trị vì thế giới”
Frederick – Frederick – “người trị vì hòa bình”
Eric – Eric – “vị vua muôn đời”
Henry – Henry – “người cai trị đất nước”
Harry – Harry – “người cai trị đất nước”
Maximus – Maximus – “tuyệt vời nhất, vĩ đại nhất”
Raymond – Raymond – “người bảo vệ luôn đưa ra những lời khuyên đúng đắn”
Robert – Robert – “người nổi danh sáng dạ” (bright famous one)
Roy – Roy – “vua” (gốc từ “roi” trong tiếng Pháp)
Stephen – Stephen – “vương miện”
Titus – Titus – “danh giá”

Andrew/Andrew/ – “hùng dũng, mạnh mẽ”
Alexander – “người trấn giữ”, “người bảo vệ”
Arnold/Arnold/ – “người trị vì chim đại bàng” (eagle ruler)
Brian/Brian/ – “sức mạnh, quyền lực”
Chad/Chad/ – “chiến trường, chiến binh”
Drake/Drake/ – “rồng”
Harold/Harold/ – “quân đội, tướng quân, người cai trị”
Harvey/Harvey/ – “chiến binh xuất chúng” (battle worthy)
Leon/Leo/ – “chú sư tử”
Leonard/Leonard/ – “chú sư tử dũng mãnh”
Louis/Louis/ – “chiến binh trứ danh” (tên Pháp dựa trên một từ gốc Đức cổ)
Marcus – dựa trên tên của thần chiến tranh Mars
Richard/Richard/ – “sự dũng mãnh”
Ryder/Rider/ – “chiến binh cưỡi ngựa, người truyền tin”
Charles/Charles/ – “quân đội, chiến binh”
Vincent/Vincent/ – “chinh phục”
Walter/Walter/ – “người chỉ huy quân đội”
William/William/ – “mong muốn bảo vệ” (ghép 2 chữ “wil – mong muốn” và “helm – bảo vệ”)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những tên facebook hay, ý nghĩa, ngắn gọn nhất –

Nhận biết vị trí Văn Xương để đặt bàn học của trẻ

Vị trí Văn Xương giúp con học giỏi, hãy kiểm chứng vị trí thư phòng và bàn học của con cái bạn theo những gợi ý của của ## đưa ra sau đây.
Nhận biết vị trí Văn Xương để đặt bàn học của trẻ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Vị trí Văn Xương giúp học hành mau tiến bộ, sự nghiệp hanh thông, công danh như ý. Hãy  cùng ## tìm vị trí tốt lành đó trong 5 năm tới nhé.

Nhan biet vi tri Van Xuong de dat ban hoc cua tre hinh anh
 

Vị trí Văn Xương có vai trò quan trọng trong phong thủy, có tác dụng tăng cường trí tuệ, kích thích sự thông minh sáng tạo, tạo tiền đề cho thành công trong công việc, học tâp; thích hợp để bố trí phòng học, phòng đọc sách, bàn học,... Tìm ra Văn Xương vị trong nhà là cách phát triển sự nghiệp nhanh chóng.
 
21 thần khí phong thủy chiêu tài nạp phúc 2016: Tháp Văn Xương
Tháp Văn Xương là thần khí phong thủy cầu thăng tiến, đỗ đạt rất phổ biến nhưng cách sử dụng cho đúng chuẩn thì không phải ai cũng biết.

Theo các chuyên gia, Văn Xương vị được chia thành 3 loại chính: Bát trạch, Lưu niên, Bản mệnh.

Vị trí Văn Xương Bát trạch có nghĩa là vị trí sao Văn Xương bay đến và tiến vào nhà gia chủ, chỉ cần đặt phòng học, bàn học hoặc tháp Văn Xương tại vị trí này thì sẽ có lợi cho học hành, sự nghiệp, công danh. Sau đây là vị trí Văn Xương Bát trạch dựa vào hướng nhà:
 
- Khảm trạch (tựa Bắc hướng Nam): hướng Đông Bắc
 
- Ly trạch (tựa Nam hướng Bắc): hướng Đông Nam
 
- Chấn trạch (tựa Đông hướng Tây): hướng Tây Bắc
 
- Đoài trạch (tựa Tây hướng Đông): hướng Tây Nam
 
- Tốn trạch (tựa Đông Nam hướng Tây Bắc): Giữa nhà, hướng Nam
 
- Càn trạch (tựa Tây Bắc hướng Đông Nam): hướng Tây
 
- Khôn trạch (tựa Tây Nam hướng Đông Bắc): hướng Tây
 
- Cấn trạch (tựa Đông Bắc hướng Tây Nam): hướng Bắc   Vị trí Văn Xương Lưu niên (hay còn gọi là Niên vận) do mỗi năm sao Văn Xương Tứ Lục bay đến. Mỗi năm sẽ có vị trí Văn Xương Lưu niên khác nhau.
 
- Năm 2015: hướng Tây Bắc
 
- Năm 2016: hướng Tây
 
- Năm 2017: hướng Tây Nam
 
- Năm 2018: hướng Nam
 
- Năm 2019: hướng Bắc   Ngoài ra, dựa vào sinh thần bát tự, mỗi người sẽ có vị trí Văn Xương Bản mệnh khác nhau và theo người đó suốt cuộc đời. 
► Xem thêm: Phong thủy nhà ở chuẩn giúp phát tài phát lộc, tránh tai ương

Chi Nguyễn

Xem Clip  Giải thích về ý nghĩa 12 con giáp



Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Nhận biết vị trí Văn Xương để đặt bàn học của trẻ

Ngày Tết Đoan Ngọ thực chất bắt nguồn từ Phật giáo?

Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) là ngày giết sâu bọ bắt nguồn từ Trung Quốc, ít ai biết rằng Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ kinh Phật, có liên quan mật thiết tới Phật
Ngày Tết Đoan Ngọ thực chất bắt nguồn từ Phật giáo?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) là lễ tết bắt nguồn từ Trung Quốc, sau đó phát triển rộng khắp châu Á, trở thành ngày lễ chung của các nước sử dụng lịch Mặt Trăng như Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,… Ít ai biết rằng Tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ kinh Phật, có liên quan mật thiết tới Phật giáo.


► Mời các bạn tra cứu Lịch 2016 theo Lịch vạn sự chuẩn xác

Ngay Tet Doan Ngo thuc chat bat nguon tu Phat giao hinh anh
 
Truyền thuyết Tết Đoan Ngọ thường được biết tới là thời điểm dương khí thịnh, âm khí suy, vạn vật sinh sôi nảy nở nên kéo theo các loài sâu bọ cũng phát triển mạnh mẽ. Tháng 5 âm lịch được coi là tháng hung trong tiềm thức dân gian nên tổ chức lễ Đoan Ngọ để xua đuổi tà khí, diệt trừ sâu bệnh.   Nhưng nguyên nhân thực chất tạo thành Tết Đoan Ngọ lại bắt đầu từ kinh Phật. Theo Phật giáo, tiết Đoan Ngọ là thời điểm ác quý quấy phá hung hăng nhất trong năm. Tuệ Nhật thiền sư trích lời trong “Đại Tuệ Phổ Giác thiền viện” rằng: từ thời Nam Tống, ngày 5/5 âm lịch là ngày đại quỷ vỗ tay tiểu quỷ, bỗng nhiên đụng phải bùa đào thần, cả hai cùng kêu khổ. Bởi vậy, Tết Đoan Ngọ nguyên thủy được tổ chức là vì mục đích trừ tà trấn quỷ và có xuất phát từ Phật giáo.    Tục xưa ít biết về ngày Tết Đoan Ngọ trong văn hóa của người Việt 8 mẹo phong thủy xua tan tà khí trong ngày Tết Đoan Ngọ 6 điều tích vận phúc trong Tết Đoan Ngọ
Ngày này, chùa miếu đều thắp hương kính quỷ để cầu mong vô sự. Thần Chung Quỳ có nhiệm vụ xua ma đuổi quỷ, trừ tà, bảo hộ bình an được thờ trong điện. Cùng với đó, các chùa thường sử dụng bùa chú làm bằng gỗ đào 
  Đi cùng với trấn áp ma quỷ là nghi lễ cầu phúc. Trong tiết Đoan Ngọ, hai nghi lễ tôn giáo chính là tế quỷ và trừ quỷ. Tiết Đoan Ngọ là thời điểm mà trăm quỷ, vạn bệnh sinh sôi nên nhất thiết phải làm lễ tế quỷ. Dân gian thường hiến tế gia súc để quỷ đối khát nhận mà không quấy phá. Còn Phật giáo tế lễ bằng cháo và đồ chay để yên lòng quỷ đói, đồng thời đọc kinh để an ủi chúng quỷ, hướng chúng tới hóa độ. 
Ngay Tet Doan Ngo thuc chat bat nguon tu Phat giao hinh anh
 
Sau này, văn hóa có sự giao thoa và cải biến, tích hợp với văn hóa dân gian nên ngày Tết Đoan Ngọ còn là ngày lên rừng hái thuốc, với mong muốn bách bệnh tiêu tan, thân thể khỏe mạnh. Về tới Việt Nam, Tết Đoan Ngọ trở thành “ngày giết sâu bọ”, diệt trừ sâu hại và mầm bệnh trong người.

Vì sao tháng 5 âm lịch lại kị chuyện sinh hoạt chăn gối? Vì sao có ngày giết sâu bọ? Muốn vượng vận, 12 con giáp nên đi đâu trong tết Đoan Ngọ Trần Hồng
 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ngày Tết Đoan Ngọ thực chất bắt nguồn từ Phật giáo?

Tại sao lại có ngày lễ Phật Đản?

Phật Đản được coi là thánh lễ của Phật giáo với nhiều nghi thức quan trọng, thu hút đông đảo sự quan tâm của các tín đồ trên toàn thế giới.
Tại sao lại có ngày lễ Phật Đản?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Hàng năm, lễ Phật Đản được tổ chức long trọng, thể hiện niềm tin vào tín ngưỡng và mong muốn hướng tới sự tốt đẹp, thiện lương của hàng triệu người.


=> Tra cứu ngày âm lịch hôm nay chuẩn xác theo Lịch vạn sự

Tai sao lai co ngay le Phat Dan hinh anh 2
 
Ngày Phật Đản hay Phật Đản sinh được biết tới là ngày xuất thế của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni – người sáng tạo ra đạo Phật. Đức Phật là vốn là Thái tử con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Mada, thuộc bộ tộc Thích Ca, nước Ấn Độ cổ đại. Ngài sinh vào ngày 8/4 âm lịch, trải qua quá trình ngộ đạo và tu hành khổ hạnh đã xuất thần thành Phật, giảng đạo khắp bốn phương, độ hóa chúng sinh, truyền bá Phật giáo rộng khắp.   Để tưởng nhớ công đức của Ngài, ngày 8/4 hàng năm trở thành ngày lễ Phật Đản hay Phật Đản sinh. Tới năm 1950, Phật giáo thế giới thống nhất lấy ngày 15/4 âm lịch là ngày lễ Phật Đản. Từ đây, tháng 4 âm lịch hàng năm trở thành tháng lễ Phật Đản sinh.   Những hiểu lầm trong tín ngưỡng thờ Phật Xem tử vi cho người sinh ngày vía Quan Âm Một năm có bao nhiêu ngày vía Quan Âm?
Từ năm 1999, Lễ Phật Đản đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Phật Đản là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (lễ Phật Đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết Bàn).
  Tháng lễ trở thành dịp để những tín đồ Phật giáo trên toàn thế giới hướng về Đức Phật, tỏ lòng thành kính, gợi nhắc công lao to lớn của Ngài, đồng thời nhất tâm hướng thiện, thanh tỉnh bản thân, tu hành Phật pháp, tiến tới chân – thiện – mĩ của đời người.

Tai sao lai co ngay le Phat Dan hinh anh 2
 
Vào ngày lễ Phật Đản, các phật tử ăn chay niệm Phật, không sát sinh, bày biện lại ban thờ Phật, tới chùa phụ giúp công quả và tham gia lễ tắm Phật – một nghi thức quan trọng trong ngày lễ Phật Đản. Nghi thức này tái hiện lại truyền thuyết khi Đức Phật ra đời có 9 rồng xuất hiện phun nước nóng lạnh tắm cho Ngài. Ngoài ra, nhiều tổ chức Phật giáo còn tổ chức phóng sinh, giảng đạo hay các khóa tu để thiện nam tín nữ cùng tham gia, nâng cao ý thức ngộ đạo.   Họa phúc tại miệng, 4 khẩu nghiệp gánh cả đời không hết Chọn Phật châu hợp phong thủy để tích phúc, thêm may Phương pháp Cầu An - Giải hạn - Tăng cường phước báu theo tinh thần đạo Phật
Trần Hồng

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tại sao lại có ngày lễ Phật Đản?

Tướng đường chỉ tay trí tuệ –

Đường này bình thường chạy ngang bàn tay và chia đôi lòng bàn tay theo đường chéo. Đôi khi cong mỏ vẹt và chẻ đuôi 1, 2 hay ba nhánh nhỏ về các phía rìa lòng bàn tay (Gò Mặt trăng). Khi xem xét đường trí tuệ tức là tìm thông tin về trình độ, trí tuệ,
Tướng đường chỉ tay trí tuệ –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tướng đường chỉ tay trí tuệ –

Lắp điều hòa trong phòng khách ‘chuẩn’ phong thủy –

Theo quan niệm của phong thủy, những vật dụng trong gia đình như tủ lạnh, điều hòa thuộc hành Kim.Vì thế, khi điều hòa hoạt động sẽ có ảnh hưởng tương đối lớn đến phong thủy trong phòng. Muốn tìm được vị trí thích hợp để lắp đặt điều hòa, đầu tiên cầ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Theo quan niệm của phong thủy, những vật dụng trong gia đình như tủ lạnh, điều hòa thuộc hành Kim.Vì thế, khi điều hòa hoạt động sẽ có ảnh hưởng tương đối lớn đến phong thủy trong phòng.

Muốn tìm được vị trí thích hợp để lắp đặt điều hòa, đầu tiên cần chú ý đến mệnh của các thành viên trong nhà. Nếu trong nhà, thành viên nào hợp với mệnh Kim sẽ bày trí điều hòa phù hợp với hướng tương ứng. Ví dụ bố hợp mệnh Kim nên đặt điều hòa hướng Tây Bắc, mẹ thuộc Kim nên đặt điều hòa hướng Tây Nam. Gió của điều hòa sẽ tạo ra từ trường phong thủy. Cửa điều hòa hướng lên trên sẽ có lợi cho phong thủy trong phòng, vì gió thổi lên sẽ tạo được sự lưu thông, điều hòa không khí tốt nhất cho phòng.

lap-dieu-hoa-dung-phong-thuy

 

Bên cạnh cách xác định phương hướng, khi lắp đặt điều hòa trong căn phòng có nhiều vượng khí nhất, bạn cũng nên tránh một vài điều cấm kỵ sau:

1. Tránh phạm “Bạch Hổ sát”

Tính theo hướng từ trong ra ngoài, tả là Thanh Long, hữu là Bạch Hổ, hậu là Huyền Vũ, tiền là Chu Tước. Trong căn phòng, nếu đặt điều hòa phạm Bạch Hổ thì gió từ điều hòa được ví như hơi thở của hổ. Điều này sẽ gây bất hòa, vợ chồng thường xuyên xích mích, cãi cọ.Tuy nhiên, nếu điều hòa nhà bạn đặt ở hướng Bạch Hổ, bạn có thể hóa giải bằng cách lắp một chiếc quạt điện lên phía tường đối diện với điều hòa để đổi hướng gió. Bên cạnh đó, khi bật điều hòa cũng nên mở hé cánh cửa sổ để căn phòng có thêm không khí tự nhiên nhằm hóa giải sát khí mà “Bạch Hổ” gây nên.

2. Tránh thổi vào Tài vị

Khi gió của điều hòa thổi trực tiếp vào Tài vị, của cải và những tài vận của gia đình cũng tiêu tan. Đây là một trong những điều cấm kỵ nhất khi lắp điều hòa, đặc biệt đối với những gia đình làm kinh doanh. Cửa chính là nơi luồng khí của những vận khí tốt đi vào, nếu đặt điều hòa đối diện với cửa chính thì ngôi nhà sẽ không tụ được tài khí, khiến tình cảm giữa mọi người trong nhà trở nên lạnh nhạt. Bạn có thể hóa giải bằng cách đặt bình phong kính hoặc tấm rèm vải ở vị trí huyền quan.

3. Tránh đặt điều hòa trên sofa

Sofa là chiếc ghế mà chủ nhà hay ngồi,  nếu điều hòa thổi trực tiếp từ trên xuống ghế sofa sẽ làm cho chủ nhà cảm thấy khó chịu. Điều này cũng rất kỵ bởi như vậy sẽ khiến gia đình như mất chỗ dựa vững chắc, ảnh hưởng lớn đến công việc và sự nghiệp. Bạn có thể giá giải bằng cách đổi hướng gió thổi của điều hòa hoặc chuyển vị trí ghế chủ sang một vị trí hợp lý hơn.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Lắp điều hòa trong phòng khách ‘chuẩn’ phong thủy –

Gậy như ý - doanh nhân không thể bỏ qua

Gậy như ý (vương trượng như ý) là vật mà quan lại thời phong kiến thường dùng đại diện cho quyền lực và địa vị của mình trong triều đình.
Gậy như ý - doanh nhân không thể bỏ qua

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Gậy như ý (vương trượng như ý) là vật mà quan lại thời phong kiến thường dùng đại diện cho quyền lực và địa vị của mình trong triều đình. Đây là pháp khí quan trọng để khẳng định và củng cố địa vị, tăng cường quyền lực và vai trò trong 1 tổ chức.

Gậy như ý mang lại may mắn cho gia chủ

Ý nghĩa “như ý” của nó là sự hài lòng với những gì mình đạt được và cầu mong sự ổn định, vững bền.

Pháp khí này rất thích hợp cho những người có địa vị cao muốn củng cố quyền lực, tránh kẻ tiểu nhân, cấp dưới lấn quyền. Nó có tác dụng lớn về mặt trong phong thủy cũng như về mặt thẩm mỹ.

Có thể đặt gậy như ý tại phòng khách, trên bàn làm việc, nơi các sao tốt như Lục Bạch, Bát Bạch, Nhất Bạch phối hợp chiếu đến. Pháp khí này hợp với người giữ chức trưởng trong mọi cơ quan, tổ chức.

Chú ý, tránh đặt gậy như ý ở nơi ô uế như nhà vệ sinh, nơi ẩm thấp, tối tăm, nơi các hung tinh cùng phối hợp chiếu đến.

(Theo Phapkhiphongthuy)

 

 


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Gậy như ý - doanh nhân không thể bỏ qua

Luận về Tả Phù Hữu Bật

Tiền nhân khi luận mệnh bảo số trai cần Tả Phụ, số gái cần Hữu Bật. Điều này không đúng. Tả Hữu là hai sao đi cặp thường phải đủ cả hai thì mới hoàn hảo dù rằng mỗi sao có một đặc tính riêng biệt. Tả và Hữu đều an qua tháng sinh.
Luận về Tả Phù Hữu Bật

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tả Phụ thuộc dương thổ, hóa khí là “hỉ”. Thổ của Tả Phụ là Thìn thổ hay đông phương thổ, đất màu mỡ, xốp cho nên tính tình đôn hậu, ẩn trọng, phân minh rộng rãi, nhưng cũng có mưu lược. Thìn cung là thủy khố nên thổ lúc nào cũng nhuận thuần, nên tài hoa mà không bừa bãi.

Tả Phụ ẩn trọng không hợp với thương trường xông xáo. Khởi nghiệp không giỏi bằng giữ nghiệp. Tả Phụ giao thiệp dễ được lòng người bởi thái độ khoan dung, ăn nói trầm ấm. Bởi vậy Tả Phụ rất sợ bị sát tinh xung phá.

Tả Phụ đứng với Liêm Trinh là phá cách thường gặp quan tụng bất chợt, thêm Kình Dương càng rắc rối. Tả Phụ không hợp với Cự Môn và Phá Quân, vì Cự Môn chủ thị phi còn Phá Quân chủ bạo loạn. Gặp Phá Quân Kình Dương sẽ theo con đường phản loạn như cổ nhân nói: “Phá Kình Tả Hữu chớ ngờ. Gặp thời biến động ắt là loạn quân”. Gặp Cự Môn thì thành nhiễu sự. Gặp Kình Dương trở nên xung động kém sáng suốt, dễ bị lợi dụng.

Hữu Bật thuộc âm thủy giữ chế lệnh chủ về thiện. Hữu Bật khởi từ cung Tuất vì Tuất ở Tây Bắc phương vào buổi thu, thời tiết thâu liễm, Hữu Bật chấp hành trách nhiệm thâu liễm ấy nên mới nói là giữ thế lệnh. Khi đã bảo là chế lệnh tất phải ép buộc . Tuất là hỏa khố, Hữu Bật loại thuộc thủy, thủy hỏa giao chiến không dung hòa dễ dàng. Cho nên tính tình Hữu Bật nóng nảy, kiên cường, ưa can thiệp khác với Tả Phụ vốn ẩn trọng. Nhưng khi có cả Tả lẫn Hữu thì tùy theo sao chủ, Tả Hữu sẽ biến đổi bản chất để thi thố.


Trên khả năng thì Tả với Hữu giống nhau. Ở điểm này Tả Phụ lực chủ động mạnh hơn Hữu Bật. Ẩn trọng tất nhiên chủ động hơn nóng nảy. Tả Hữu là hai sao phò tá cần phải dựa vào chủ tinh để hành động.


Tiền nhân coi Tả Hữu là hai quan lộc tinh, Tả Phụ chính, Hữu Bật phó. Tả Phụ tiến thân theo đường chính, Hữu Bật theo dị lộ. Trung Châu phái bên Trung Quốc đưa ra lập luận: Tả Phụ chủ về sang quí, trong khi đó Hữu Bật chủ về giàu có.

Đẩu Số Toàn Thư viết: “Tả Hữu đồng cung, phi la y tử” (Mệnh có Tả Hữu đứng cùng áo tía lọng vàng) câu trên rõ ràng về hình ảnh công danh. Vấn đề áo tía lọng vàng không phải chỉ Tả Hữu đồng cung mà thành, còn tùy thuộc vào đồng cung với sao chủ nào? Và có bị hung sát tinh đánh phá hay không? Các câu phú khác như: “Tả Hữu đồng cung thân vô hoạnh lự”. Tả Phụ Hữu Bật chung thân phúc hậu, cùng một qui luật cũng phải xem xét như trên.

Sự phối trí của Tả Hữu đẹp nhất là vào các cung: Mệnh, Tài Bạch, Quan Lộc. Nếu các chủ tinh ưu tú thì cuộc đời hanh thông với địa vị, với phú quí. Hay nhất Tả Hữu đứng cùng hoặc hiệp hội với Tử Vi Phá Quân, nếu không bị xung hung sát phá thường là người sáng tạo sự nghiệp

Trường hợp vừa Tả Hữu, vừa Xương Khúc hội tụ lại càng cần có chủ tinh của Mệnh cung hợp cách mới tốt. Chủ tinh xấu thì cuộc đời thăng trầm, mà số nữ biến ra thành hồng nhan mệnh bạc.

Trường hợp Tả Hữu gặp Khôi Việt vẫn tiếp tục xem chủ tinh tại mệnh thế nào? Nếu hợp cách thì chỉ sang quí địa vị thôi, không giàu có. Ta thấy Tả Hữu hội hợp với Khôi Việt tốt hơn hội hợp với Xương Khúc.

Tả Hữu hội hiệp một đứng ở Tài Bạch và một đứng ở Quan Lộc chiếu về Mệnh tốt hơn đồng cung tại Mệnh vì đồng cung vất vả hơn hội hiệp. Đồng cung phải tự mình, hội hiệp thì được người giúp và hoàn cảnh đỡ nâng.


Tả Hữu từ cung Tài Bạch gặp Hóa Lộc giàu có. Tả Hữu từ cung Quan Lộc gặp Quyền Khoa sang quí. Vẫn tiếp tục theo qui luật tùy thuộc vào chủ tinh


Trường hợp Mệnh không chính tinh chỉ có Tả Phụ Hữu Bật thủ mà nhìn sang cung Phụ Mẫu thấy Hỏa Linh qua kinh nghiệm thường là con nuôi hay con của dòng thứ nhất hoặc có cha kế, mẹ kế.


Phu Thê cung mà chỉ thấy có một Tả Phụ hay một Hữu Bật thôi kể như xấu, hay đưa đến cuộc duyên tay ba. “Hữu Bật hội Phu cung, vi nhân hữu tiền tình chi phận” (Hữu Bật đóng cung Phu hoặc mình có chồng trước, hoặc chồng có vợ trước). Nếu cung Phu Thê có Cự Môn và Cự Môn Hóa Kị tình hình duyên phận càng nghiêm trọng cho sự băng hoại hơn nữa.


Tả Hữu rất không ưa Linh Hỏa. Mệnh cung hoặc Phu cung mà thấy Tả Hữu Linh Hỏa dễ làm thứ, làm lẽ mọn. Tuy nhiên vẫn còn cần tham khảo chủ tinh trước đã.
Trường hợp Tả Hữu một ở Mệnh, một ở Phu Thê cung thấy cả Sát Kị thì bất luận nam hay nữ đều vài bận kết hôn. Nếu có thêm Đào Hoa thì đưa tới ngoại tình. Có câu phú rằng: Sao Tả Hữu đồng cung, gặp gỡ Mệnh Đào Hoa trước dở sau hay, ý nói hai bận lấy chồng. Tuy nhiên nguyên nhân tan vỡ thường là một vụ ngoại tình do chồng hay vợ.

Trường hợp Tả Hữu một vào Mệnh cung, một vào Phúc Đức cung, hôn nhân không suôn sẻ do bị ép uổng, hoặc vợ hay chồng đau ốm triền miên, ta vẫn thường gọi là “bạc phước” vậy. Trường hợp này tính hay hay dở của chủ tinh vẫn giữ vai trò quan trọng cho luận đoán.

Với số nữ Tả Hữu không nên đứng cùng với Tham Lang Phá Quân Thất Sát dù ba sao này đắc địa, vì như thế tình cảm không chuyên nhất. Về câu phú: “Tả Hữu Xương Khúc ngộ Kình Dương Đà đương sinh dị chí” (Tả Hữu Xương Khúc gặp Dương Đà có nốt ruồi lạ). Điều này qua kinh nghiệm không mấy chính xác. Đôi khi “dị chí” là cái bớt chứ chẳng phải nốt ruồi

 Những câu phú cần biết về Tả Phụ Hữu Bật:
- Hữu Bật phùng Quả Tú tất dã trường sinh
Tả Phụ phùng cát tinh bất vi yểu chiết
(Sao Hữu Bật hội Quả Tú ở Mệnh thì sống thọ)

- Phụ Bật phùng Thiên Tướng đích thị lương y
(Thiên Tướng gặp Tả Hữu làm nghề thầy thuốc giỏi)

- Tả Hữu đơn thủ, chiếu Mệnh ly tông thứ xuất
(Một sao Tả hay Hữu ở Mệnh hay chiếu Mệnh vô chính diệu thì là con bà thứ và phải xa rời quê quán)

- Tả Hữu Trinh Dương tao hình lục
(Liêm Trinh hội Tả Hữu Kình Dương hay vướng vào tù tội)

- Hữu Bật Thiên Tướng phúc lai lâm
(Thiên Tướng tại Mệnh được Hữu Bật thường gặp may mắn)

- Phụ Bật ái nhập mộ cung, nhược phùng đế tượng, văn đoàn, võ cách hoạnh phát tài danh
(Tả Hữu đóng Thìn Tuất Sửu Mùi gặp Tử Vi hay Cơ Nguyệt Đồng Lương hoặc Sát Phá Tham có cơ hoạnh phát công danh tài lộc)

- Tả, Phủ đồng cung tôn cung vạn thừa
(Tả Phụ đứng cùng Thiên Phủ là người có chức vị cao)

- Tả Hữu Tài Quan kiêm hiệp củng, y lộc phong doanh
(Tả Hữu hội hiệp ở Tài, Quan tiền tài sung túc)

- Phụ Bật giáp Đế phúc lai lâm
(Tả Hữu giáp Mệnh cung có Tử Vi thì vinh hiển)

- Phụ Bật vị Phu cung vi nhân hữu tiền tình chi phận
(Hữu Bật đóng Phu làm vợ bé)

- Tả Hữu tại Phu cung, vô môi tự giá
(Phu cung thấy Tả Hữu thì theo trai mà thành chồng vợ)

- Phụ Bật Thiên Phúc đồng viên
Ngôi danh chính viện danh truyền y quan

- Phụ Bật gặp Thái Âm nhàn
Số làm bà đỡ cứu phường sơ sinh

- Mộ phùng Tả Hữu đồng lai
Thăng quan tiến chức miếu đài rạng danh

- Giáp Long giáp Phượng đôi nơi
Tả Hữu Thai Tọa lâu đài thiếu niên

- Tả Hữu đắc vị đồng sang
Ấy là được cách thanh nhàn hiển vinh.

- Cự Cơ hợp Khúc Xương Tả Hữu
Ở Mão cung rạng rỡ công danh

- Lộc Tồn ám tật miên trường
Khúc Xương Tả Hữu tai ương phải phòng
(Nói về Tả Hữu Khúc Xương ở Tật Ách)

- Vũ Tướng Tả Hữu đồng lưu
Nhất hô nhất nặc ai đâu dám bì.
(Nô Bộc có Vũ Tướng Tả Hữu thì tay đàn em đắc lực)


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Luận về Tả Phù Hữu Bật

Bảy cửa ải sau khi chết con người phải trải để đầu thai kiếp khác

Tùy vào nghiệp của chúng sinh mà sau chúng ta vượt qua từng cửa ải sau khi chết theo những cách hoàn toàn không giống nhau và sau đây là bài viết cho mọi người
Bảy cửa ải sau khi chết con người phải trải để đầu thai kiếp khác

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

cùng tham khảo.
Không ít người trong chúng ta không khỏi thắc mắc rằng có thực cuộc sống sau khi chết hay không? Các tôn giáo đưa ra câu trả lời khác nhau cho những thắc mắc trên. Một số dạy rằng nếu là người tốt, bạn sẽ được lên thiên đàng, còn nếu là người xấu, bạn sẽ bị thiêu trong địa ngục. Số khác nói rằng khi chết thì linh hồn của bạn sẽ đoàn tụ với ông bà tổ tiên. Cũng có tôn giáo cho rằng sau khi chết và bị xét xử, bạn sẽ đầu thai thành người khác hoặc thú vật.
  Dường như các tôn giáo dạy rất khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết đều có chung khái niệm căn bản là một phần của con người vẫn còn sống sau khi thân thể chết. Bạn có thể tin hoặc không tin và bài viết sau chia sẻ một cách nhìn khá cụ thể để bạn có thể tham khảo và tự có câu trả lời cho chính mình.   Theo Phật giáo và Đạo giáo, con người có phần hồn và phần xác, khi một người qua đời, lúc này sẽ có Hắc Bạch Vô Thường - quỷ sai của âm gian đến dẫn hồn phách của họ xuống Quỷ Môn quan.   Sau đó lại được Tứ đại Sứ giả của âm gian, cũng chính là Đầu Trâu Mặt Ngựa, dẫn vong linh đến Âm Tào Địa Phủ, tiếp đó được thẩm phán của chư vị Đại Phán quan của Thập Điện Diêm La dưới âm gian tiếp nhận.   Cuối cùng mới quyết định vong linh là có thể đi vào cõi nào để tiếp tục luân hồi: hoặc là lên trời hưởng phúc lành, hoặc là tiếp tục đầu thai làm người nữa hoặc loại động vật nào đó, hoặc là phải tiếp tục trải qua khổ hình ở mười tám tầng địa ngục như trong truyền thuyết.  
Tham khảo: Người chết đi về đâu trong 49 ngày?
 

cac cua ai sau khi chet
 

Những gì con người trải qua sau khi chết 

  Khi một người chết đi thì họ được dẫn qua cửa ải sau khi chết đầu tiên là Quỷ Môn quan sau đó qua một con đường gọi có hoa nở Bỉ Ngạn nở rộ hai bên, con đường này có tên Hoàng Tuyền.   Mất khá nhiều thời gian để đi hết con đường này và đến tận cuối con đường sẽ có một con sông nhỏ gọi là Vong Xuyên Hà. Trên sông có một chiếc cầu đá có tên là Tại điện này có cầu Nại Hà bắc qua sông Vong Xuyên hình cầu vồng, rất trơn. Ven sông Vong Xuyên, có một tảng đá, gọi là Tam Sinh Thạch. Những kẻ giết người, gian ác phải leo qua cầu, dưới sông đầy thuồng luồng, cá sấu; hai đầu cầu lại lại có bầy chó ngao sẵn sàng cắn xé. Những linh hồn được đi đầu thai trở lại làm người đều phải qua Vong Đài (đài quên), uống canh Quên Lãng của Mạnh bà để quên hết chuyện kiếp trước. Canh Mạnh Bà khiến người quên đi hết thảy, Tam Sinh Thạch ghi lại kiếp trước kiếp này của con người. Nhiều người còn nói là "uống nước sông Nại Hà" để quên đi kiếp trước trước khi đầu thai.   Đi qua hết cầu Nại Hà bèn có thể thông đến sáu nơi, tức là đi vào cõi lục đạo luân hồi: cõi người trời, cõi A-tu-la, cõi người, cõi súc sinh (cũng gọi là đường bên cạnh), cõi quỷ đói, cõi địa ngục.
Tham khảo: Vong hồn, ma quỷ, yêu tinh và Thần Phật khác nhau như thế nào?
 

Ải thứ nhất: Quỷ Môn quan


Truyền thuyết kể rằng, Diêm La Vương đã đặc cách chọn ra một nhóm 16 quỷ lớn để trấn giữ cửa ải Quỷ Môn quan. Một người sau khi chết, trước hết là do quỷ sai nơi âm gian Hắc Bạch Vô Thường dẫn ba hồn bảy phách đi, rồi giao cho quỷ Đầu Trâu Mặt Ngựa đẫn đến Quỷ Môn quan.

Tại đây, nhóm quỷ dữ tra xét vô cùng hà khắc bất kể người đó lúc sống có quyền cao chức trọng tới đâu không quan trọng, ai cũng như ai, đặc biệt họ nghiêm ngặt đối với những vong hồn dã quỷ tội ác đầy mình, bản tính hung ác không đổi; không để cho một ai có thể trà trộn đi qua quan này.
  Ai đã đến nơi đây đều cần phải tiếp nhận tra xét, xem xem có mang theo lộ dẫn – giấy thông hành đến quỷ quốc hay không. Lộ dẫn dài 90 cm, rộng 60 cm, được làm bằng giấy mềm màu vàng, mặt trên viết “Lộ dẫn do Phong Đô Thiên Vũ Diêm La Đại Đế phát cho và con người khắp thiên hạ, cần phải đi qua đường này, mới có thể đến Địa phủ chuyển thế thăng thiên”. Lộ dẫ được xem là căn cứ của người sau khi chết đi đến quỷ quốc báo danh.   Đồng thời, trên mặt lộ dẫn có đóng dấu ấn của “thành hoàng Âm ty, phủ huyện Phong Đô”. Phàm là người sau khi chết đưa vào quan tài hoặc trong lúc hỏa táng đốt bỏ nó, thì sẽ theo linh hồn đến Địa phủ.

Tham khảo thêm: Ngạ quỷ là gì? Ma và ngạ quỷ giống hay khác nhau?

Ải thứ hai: Đường Hoàng Tuyền 

  Đi qua Quỷ Môn quan, hồn phách đến ải tiếp theo đó là phải đi qua một con đường rất dài có tên Hoàng Tuyền. Hồn phách của người ta đến âm gian báo danh sẽ phải đi một đoạn đường rất dài, qua rất nhiều quan, vì vậy đường Hoàng Tuyền (Suối Vàng) là tên gọi chung đối với những quan và lộ trình này.   Trên đường Hoàng Tuyền có hoa Bỉ Ngạn màu đỏ, từ xa mà nhìn thì giống như là tấm thảm máu trải dài, vì loài hoa này có màu đỏ như lửa nên được ví là “đường lửa chiếu rọi”. Lúc Bỉ Ngạn hoa nở thì không thấy lá, khi có lá thì không thấy hoa, hoa là không bao giờ gặp gỡ, đời đời dở lỡ. Bởi vậy mấy có cách nói: ” Bỉ Ngạn hoa nở nơi Bỉ Ngạn, chỉ thấy hoa, không thấy lá” . Nhớ nhau thương nhau nhưng vĩnh viễn mất nhau, cứ như thế luân hồi và hoa lá không bao giờ nhìn thấy nhau, cũng có ý nghĩa là mối tình đau thương vĩnh viễn không thể gặp gỡ.    Theo truyền thuyết hương hoa có ma lực, có thể gọi về kí ức lúc còn sống của người chết. Trên con đường Hoàng Tuyền nở rất nhiều loài hoa này, nhìn từ xa như một tấm thảm phủ đầy máu, màu đỏ đó như là ánh lửa nên bị gọi là “hỏa chiếu chi lộ”, đây cũng là loài hoa duy nhất mọc trên con đường Hoàng Tuyền, và cũng là phong cảnh, là màu sắc duy nhất ở nơi đấy. Khi linh hồn đi qua vong xuyên, liền quên hết tất cả những gì khi còn sống, tất cả mọi thứ đều lưu lại nơi bỉ ngạn, bước theo sự chỉ dẫn của loài hoa này mà hướng đến địa ngục của u linh.    Ngoài ra, trên đường Hoàng Tuyền còn có rất nhiều cô hồn dã quỷ, họ là những người dương thọ chưa hết nhưng đã chết và lạc lõng nơi chốn này. Họ đã không thể lên trời, cũng không thể đầu thai, càng không thể đến âm gian, chỉ có thể lang thang trên đường Hoàng Tuyền, đợi đến dương thọ kết thúc rồi mới có thể đến âm gian báo danh, nghe Diêm La Vương phán xét.

Tham khảo thêm bài viết sau: Khoa học "vạch trần" hiện tượng hồn ma bóng quế
 

Ải thứ ba: Tam Sinh thạch

  Bên cạnh cầu Nại Hà có tảng đá xanh có khắc bốn chữ lớn “Tảo Đăng Bỉ Ngạn” (sớm đến bờ bên kia). Đá này có tên Tam Sinh thạch (đá ba đời). Theo như bên Phật gia thì là tam thế chuyển sinh, tức là kiếp trước, kiếp này, kiếp sau. Phật gia cho rằng, sinh mệnh là vĩnh hằng, cho nên sinh mệnh có luân hồi chuyển thế.

Kiếp trước là nhân, kiếp này là quả, kiếp sau là duyên. Nhân duyên tụ hợp, duyên diệt duyên khởi, nợ tình duyên còn phải hoàn trả, oan trái…hết thảy đều được ghi lại rõ ràng trên Tam Sinh Thạch –  Đá Ba Đời. Khi linh hồn đứng trước tảng đá ba đời này là thấu tỏ hết mọi sự đời.
 

Ải thứ tư: Vọng Hương đài

  Vọng Hương đài còn được gọi là “Tư Hương lĩnh” (đồi nhớ quê) là nơi các linh hồn có thể lên đây nhìn về Dương gian, là nơi liên lạc giữa người sống và người chết. Vọng Hương Đài cũng chính là Thổ Cao đài, nơi có đình Mạnh Bà, là ở phía trước cây cầu, chứ không phải ở phía sau cây cầu. 

Theo truyền thuyết, Vọng Hương đài là nơi mà vong hồn nhìn về dương thế tạm biệt người thân một lần cuối cùng. Lại có truyền thuyết rằng, kiến tạo của Vọng Hương đài nơi âm gian rất kỳ lạ, trên rộng dưới hẹp, mặt như cánh cung, lưng như dây cung ngang nhau, ngoài một con đường đá rất nhỏ ra, còn lại đều là núi đao rừng kiếm, hiểm trở vô cùng. Đứng ở trên đó, năm châu bốn biển đều có thể nhìn thấy. 
  Truyền thuyết kể rằng, sau khi con người chết rồi, “ngày đầu tiền không ăn cơm nơi cõi người, ngày thứ hai liền qua Âm Dương giới, ngày thứ ba đến Vọng Hương đài, nhìn thấy người thân đang khóc lóc thảm thiết”.     
vong huong dai
 

Ải thứ năm: Vong Xuyên hà 


Người sau khi con người chết phải uống canh Mạnh Bà để quên đi mọi sự, đầu thai sang kiếp khác. Tuy nhiên, có những người không uống để có thể gặp người mình yêu thương ở kiếp sau. Vì thế, họ phải nhảy vào Vong Xuyên hà - cửa ải sau khi chết số năm, đợi trên nghìn năm mới có thể đầu thai.

Ải thứ năm Vong Xuyên hà còn gọi “Tam Đồ hà”, chắn ngang giữa đường Hoàng Tuyền và Âm phủ. Nước sông có màu đỏ như máu vô cùng hôi tanh, bên trong hết thảy đều là cô hồn dã quỷ không được đầu thai, trùng rắn khắp nơi.
  Những ai nguyện nhảy xuống Vòng Xuyên hà trong nghìn năm đó, hoặc có lẽ sẽ nhìn thấy người mà mình yêu thương nhất trong kiếp này đi trên đầu, nhưng không thể nói chuyện với nhau, bạn thấy họ, nhưng họ lại không thấy bạn.   Thậm chí, bạn nhìn thấy họ hết lần này lại đến lần khác đi qua cầu Nại Hà, uống canh Mạnh Bà hết chén này lại chén khác, tuy mong họ không uống canh Mạnh Bà nhưng lại sợ rằng họ chịu không nổi cái khổ dày vò nghìn năm trong Vong Xuyên Hà này.   Kết thúc thời hạn nghìn năm, nếu bạn vẫn nguyện tìm lại người mình vô cùng yêu thương trước kia thì bạn có thể trở lại nhân gian, tìm kiếm lại người đó.
 

Ải thứ sáu: Canh Mạnh Bà

  Canh Mạnh Bà còn gọi là Vong Tình Thủy hoặc Vong Ưu Tán, hễ uống vào liền quên hết mọi chuyện của đời này lẫn đời trước. Ở Ải thứ sáu này, Mạnh Bà đứng ở đầu cầu Nại Hà để phát canh. 
 
Sau khi con người chết mỗi một người đều phải đi qua cầu Nại Hà, Mạnh Bà đều sẽ hỏi có uống canh Mạnh Bà không, nếu muốn qua cầu Nại Hà, thì cần phải uống canh Mạnh Bà. Còn không uống canh Mạnh Bà, thì không qua được cầu Nại Hà, không qua được cầu Nại Hà, thì không được đầu thai chuyển sinh.   Mỗi một người trong Dương gian đều có một cái chén của mình ở tại nơi này, canh Mạnh Bà trong chén, thật ra chính là nước mắt chảy suốt một đời khi vui, hoặc buồn, hoặc đau khổ, hoặc căm hận, hoặc sầu não, hoặc yêu thương… tất cả được nấu thành canh.   Mạnh Bà thu giữ từng giọt từng giọt nước mắt của họ lại, đun nấu thành canh, khi họ rời khỏi nhân gian, đi đến đầu cầu Nại Hà, sẽ cho họ uống vào, quên hết yêu hận tình thù khi còn sống, kiền tịnh sạch sẽ, bắt đầu tiến nhập vào Lục đạo, hoặc là Tiên, hoặc là người, hoặc là súc sinh,...   Uống canh rồi mọi sầu muộn, thù hận và yêu thương sẽ không còn nhớ nữa. Vì thế, không phải ai cũng cam tâm tình nguyện uống canh Mạnh Bà. Mạnh Bà sẽ nói với họ: “Nước mắt cậu rơi vì người ấy đều đã nấu thành chén canh này, uống nó rồi, chính là uống vào tình yêu cậu dành cho người đó vậy”. Một ký ức được xóa đi sau cùng trong mắt người ta chính là người mà họ yêu nhất trong đời này, uống canh vào, hình bóng người trong mắt dần dần phai nhạt đi, con mắt trong sáng như đứa trẻ sơ sinh.

Xem thêm: Ma quỷ trong Phật giáo - u mê còn đáng sợ hơn quỷ dữ
   
Manh Ba
 

Ải thứ bảy: Cầu Nại Hà 

  Tương truyền, nơi cõi Âm phủ có một cây cầu rất mỏng manh, bắc ngang một con sông lớn, ván lót trơn trợt, rất khó lên cầu để đi qua sông. Đó là cửa ải sau khi chết số bảy có tên cầu Nại Hà. Hơn nữa, dưới cầu là sông lớn có đủ các thứ rắn độc, cua kình hung dữ, đợi người nào lọt xuống thì chúng xúm lại xé thây ăn thịt.   Các linh hồn nơi Âm phủ, khi đến cầu nầy, muốn lên cầu qua sông, nhìn thấy cảnh tượng như thế thì nản lòng thối bước, không biết làm thế nào để đi qua cầu cho được an toàn. Nhiều người cố đi qua, nhưng đến giữa cầu thì bị té xuống sông, rắn rít cua kình giành nhau phanh thây ăn thịt, thật là ghê gớm.   Có tất cả là sáu loại cầu Nại Hà: cầu làm bằng vàng, bạc, ngọc, đá, gạch, cây. Tương ứng với Lục đạo.

Điện thứ mười là nơi nhận những quỷ hồn của các điện khác chuyển đến. Sau khi thẩm định phước phần của mỗi hồn, sẽ cho đi Đầu thai vào các nơi tương xứng, theo các tình trạng: nam hay nữ, giàu hay nghèo, sang hay hèn, khôn hay ngu, thọ hay yểu…

Mỗi tháng, các điện sẽ chuyển giao một lần các quỷ hồn đến đây. Việc thọ sanh (đi đầu thai) rất chi tiết, tỉ mỉ, phức tạp như là: đường nào trong bốn đường thai, noãn, thấp, hóa; như loài vật thì có loài không chân, hai chân, bốn chân hoặc nhiều chân. Có loài thì tự chết, có loài thì bị giết chết…Việc đúc kết rất cẩn thận vì tầm quan trọng lớn lao của nó. Kết quả sẽ ghi kỹ lưỡng cho mỗi quỷ hồn để đưa đến Phong Đô đầu thai.
    Quá trình đi xuống âm gian của người ta sau khi chết vốn không thông dụng với hết thảy mọi người. Những người tu hành làm thiện nếu như công đức đạt đến viên mãn, sau khi hết mệnh sẽ không phải trải qua quá trình âm gian này mà trực tiếp được Phật tiếp dẫn đến thế giới Tây Phương Cực Lạc. Những kẻ đại ác làm nhiều việc gian ác cũng có thể sẽ không trải qua quá trình âm gian này, bởi nghiệp lực dẫn dắt mà sẽ bị đánh thẳng vào địa ngục.   Đây là truyền thuyết lưu truyền hàng ngàn năm nay. Khoa học ít nhiều đã chứng thực qua các công trình nghiên cứu rất nghiêm túc các hiện tượng như nhớ lại kiếp trước, nhớ lại những cảnh tượng mô tả dưới địa phủ sau khi chết đi sống lại, ở nhiều địa phương và quốc gia.

Minh Minh (tổng hợp)

Người chết do tai nạn, linh hồn sẽ đi đâu về đâu? Có hay không việc linh hồn tái sinh? Sau khi chết, bạn sẽ thành MA hay thành THIÊN THẦN?

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bảy cửa ải sau khi chết con người phải trải để đầu thai kiếp khác

Người không tín Phật có đeo bản mệnh Phật được không

Trang sức Phật giáo càng ngày càng được ưa chuộng. Vậy người không tín Phật có thể đeo bản mệnh Phật không? Hãy cùng Lịch ngày tốt đi tìm câu trả lời nhé.
Người không tín Phật có đeo bản mệnh Phật được không

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trang sức Phật giáo càng ngày càng được ưa chuộng. Nhiều người không theo đạo Phật cũng sử dụng trang sức Phật giáo. Vậy người không tín Phật có thể đeo bản mệnh Phật không? Hãy cùng Lịch ngày tốt đi tìm câu trả lời nhé.
Ngày nay càng ngày càng có nhiều người đeo bản mệnh Phật, nhưng trong số đó có không ít người hoàn toàn không theo đạo Phật. Vậy người không tín Phật mà đeo bản mệnh Phật thì có thể phát huy tác dụng được không? Đây có lẽ là câu hỏi mà khá nhiều người thắc mắc. Hôm nay, Lịch ngày tốt sẽ giải đáp cho các bạn câu hỏi này, cùng theo dõi nhé.
 

Nên đeo bản mệnh Phật như thế nào?


chu y khi deo ban menh Phat
 
Có một số lưu ý nhỏ mà các bạn không được quên khi đeo bản mệnh Phật. Đây là trang sức Phật giáo nên khi dùng cũng có nhiều điều phải chú ý hơn bình thường. Trước tiên, khi đeo trang sức Phật bản mệnh, chúng ta phải có lòng kính Phật, trong cuộc sống luôn giữ tâm lương thiện, không làm hại đến người khác để lấy lợi cho bản thân, năng hành thiện tích đức. Lời ăn tiếng nói cũng phải giữ gìn, chỉ nói lời hay, tránh văng tục chửi bậy. Tấm lòng khoan dung độ lượng, nhiệt tình giúp đỡ mọi người.   Ngoài ra, để bản mệnh Phật có thể phát huy linh lực hiệu quả nhất, khi tắm rửa bạn phải tháo bỏ khỏi người. Đó là vì tắm rửa là quá trình gột bỏ những thứ bụi bặm bẩn thỉu khỏi cơ thể. Nếu để nước tắm kèm theo những thứ không được sạch sẽ đó lấm vào bản mệnh Phật thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến linh lực của Phật bản mệnh.   Trong trường hợp bạn tạm thời không đeo trang sức bản mệnh Phật đó trong một thời gian ngắn thì phải đặt vào trong hộp sạch sẽ và cất vào nơi kín đáo, không được để cho người khác cầm lên chơi đùa, nhất là không được để trẻ con lấy chơi. Làm vậy là bất kính với Phật bản mệnh, hơn nữa cầm chơi đùa không cẩn thận còn có thể làm hư hỏng, sứt mẻ trang sức đó nữa.

Mời bạn đọc thêm: 7 lưu ý phải nhớ khi muốn thỉnh bản mệnh Phật bảo hộ bình an.
 

Phật bản mệnh có cần khai quang không?

  Có người cho rằng chuyện khai quang cho bản mệnh Phật chỉ là hình thức, có làm hay không cũng không vấn đề gì. Vậy chuyện này thực hư ra sao? Khai quang điểm nhãn chính xác là gì?

trang suc phat giao co can khai quang diem nhan
 
  Trước tiên, chúng ta phải hiểu chính xác “khai quang bản mệnh Phật” có nghĩa là gì. Đó là một quá trình, chúng ta trình trang sức bản mệnh Phật lên trước Phật, lại mời sư thầy tu vi cao hạnh làm lễ tẩy rửa, đọc kinh, bái lễ, tẩy trần, điểm nhãn và khai quang.   Kết thúc quá trình đó mới có thể nói là bản mệnh Phật đã được khai quang. Sau khi khai quang, bản mệnh Phật sẽ được truyền cho linh lực của nhà Phật, nhờ đó có thể bảo hộ cho người đeo được bình an, vạn sự thuận lợi như ý…    Phật bản mệnh đã khai quang sẽ có thể có mối liên hệ và linh ứng rất kì diệu với người đeo, có tác dụng trừ tà hóa cát, bảo vệ cho duyên chủ. Còn Phật bản mệnh chưa được khai quang thì không có được công hiệu như vậy, chính vì thế khi đeo bản mệnh Phật, tốt nhất các bạn nên nhờ người làm lễ khai quang điểm nhãn cho trang sức Phật giáo của mình.

Có thể bạn chưa biết: Các vị Phật phù hộ độ trì cho 12 con giáp.
 

Người không tín Phật có thể đeo bản mệnh Phật không?


khong tin Phat co deo phat ban menh duoc khong
 
Thỉnh bản mệnh Phật, đeo phúc bên người. Không phải chỉ người theo đạo Phật mới có thể đeo bản mệnh Phật. Người không theo đạo này cũng có thể đeo trang sức Phật giáo, cũng được Phật bản mệnh bảo hộ cho bình an như ý. Chỉ cần bản thân bạn tâm địa thiện lương, không làm chuyện ác, nhiệt tình giúp đỡ mọi người thì bản mệnh Phật cũng sẽ phát huy linh lực, giúp bạn cuộc sống thuận buồm xuôi gió, sự nghiệp hanh thông, gia đình hạnh phúc. Trái tim lương thiện sẽ giúp bạn có được nhiều thứ mình mong muốn trong cuộc đời này và được đức Phật bảo hộ cho một đời bình yên an lạc.
An An 

Vị Phật độ mệnh cho người tuổi Sửu Phật pháp nhiệm màu phải chăng là cầu gì được nấy? Tác dụng chữa bệnh của Phật giáo là có thật?

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Người không tín Phật có đeo bản mệnh Phật được không

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd