Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,...   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,... Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Vạn Sự !

Vạn Sự

Giải mã vận mệnh người tuổi Đinh Sửu theo Lục Thập Hoa Giáp

Lục Thập Hoa Giáp của Đinh Sửu là con trâu nuôi ăn cỏ, tính cách cương dũng, chính trực, trung hậu, không có tư tâm.
Giải mã vận mệnh người tuổi Đinh Sửu theo Lục Thập Hoa Giáp

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


► ## giúp bạn tra cứu lá số tử vi trọn đời chuẩn xác

Giai ma van menh nguoi tuoi Dinh Suu theo Luc Thap Hoa Giap hinh anh
 
Đinh Sửu là người không ức hiếp kẻ hiền lành, gặp ác không sợ hãi, dám làm dám chịu, có tài năng, có kiến thức, thông minh nhưng ít hưởng phúc.
 
Giản hạ Thủy xuất phát là con sóng nhỏ, sau trở nên chảy xiết, nối liền dòng Nam Bắc, đứng đối mặt với cung vị Khảm, Ly. Lục Thập Hoa Giáp của Đinh Sửu là mệnh Thủy tụ phúc, ưa nhất gặp Kim; kỵ Tân Mùi, Bính Tuất tương hình, Bính Thìn tương phá. Nếu nạp âm Thủy Mộc vượng khí, âm dương hài hòa tất thành người hiển quý, phát đạt.
 
Thủy này trong xanh, ưa Giáp Ngọ Sa trung Kim, Nhâm Thân, Quý Dậu Kiếm phong Kim, không ưa Canh Tuất Thoa xuyến Kim và Ất Mùi Sa trung Kim do phạm hình.
 
Nạp âm gặp Thổ, là người ăn chơi trác táng. Nếu là Bính Thìn, Đinh Tỵ Sa trung Thổ còn có lý trí, hoặc còn biết “quay đầu là bờ”. Nếu là Canh Ngọ, Tân Mùi Lộ bàng Thổ; Mậu Thân, Kỷ Dậu Đại dịch Thổ chủ tán tài gặp họa, hồ đồ, hết thuốc cứu chữa.
 
Không có Mộc mà có Thổ là tối kỵ. Không có Mộc lại gặp Tam hình, chủ hung tai.
 
Kỵ gặp Mậu Tý, Kỷ Sửu Tích lịch Hỏa. Nếu trụ khác có 2 Hỏa mà không có Kim là người hoang dâm vô độ, dung mạo hung ác, lòng dạ đen tối, không thể làm bạn, nhất thiết chớ nên kết hôn. Chỉ ưa Bính Thân, Đinh Dậu Sơn hạ Hỏa, Ất Hợi Sơn đầu Hỏa.
 
Ưa nhất Bính Ngọ Thiên hà Thủy, gọi là Dẫn phàm nhập thánh cách, là tượng hàn môn xuất danh tướng, cá chép vượt vũ môn, trước nghèo sau giàu. Nạp âm có Giáp Dần, Ất Mão Đại khê Thủy, là người nóng vội.
 
Nếu nạp âm chỉ có Kim và Thủy, không có Thổ, Hỏa, là Thủy nguồn dài và trong, mệnh chủ là người quân tử.
 
Chi khác có Thân hoặc Dậu, phạm Không vong. Tọa thai chi là người mê muội, một đời phiêu bạt, mưu sự bất thành. Tọa nhật chi, vợ hoặc chồng mất sớm. Tọa thời chi, con cái yểu mệnh, cuối đời phá bại.
 
Chi khác có Hợi, mã bị hình, không nên làm kinh doanh. Chi khác có Tỵ, mã bị xung. Chi khác có Dần, phạm Kiếp sát, gặp năm Dần, không nên đi xa; tọa nhật trụ, vợ mất sớm; tọa thời trụ, con cháu bần cùng nghèo khổ.
 
Chi khác có Mùi, con cái duyên mỏng.
 
Can khác có Nhâm, thanh danh không tốt, mệnh nữ ngoại tình.
 
Can khác có Quý, cẩn thận đề phòng những việc tổn hại danh dự. Kỵ nhất Quý Hợi Đại hải Thủy, Quý Tỵ Trường lưu Thủy.
 
Đinh lộc tại Ngọ, ưa chi khác có Ngọ.
 
Người sinh năm Đinh Sửu mỗi khi gặp năm Sửu, Mùi, trong nhà không yên ổn, không hại đến bản thân cũng hại đến người nhà.
 
Người tuổi Đinh Sửu chọn bạn đời chớ nên gặp người sinh năm Nhâm, Quý. Nên tìm người sinh năm Canh, Tân.

Theo Tử vi toàn tập
 
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Giải mã vận mệnh người tuổi Đinh Sửu theo Lục Thập Hoa Giáp

Xem bói tình duyên 12 con giáp: Tuổi Thân, tuổi Dậu (Âm lịch)

Xem bói tình duyên 12 con giáp lần này hé lộ người tuổi Thân và người tuổi Dậu nên kết hôn với tuổi nào để co cuộc sống hôn nhân viên mãn nhất
 Xem bói tình duyên 12 con giáp: Tuổi Thân, tuổi Dậu (Âm lịch)

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

  Tham khảo xem bói tình duyên 12 con giáp để giúp bạn tìm được một nửa tâm đầu ý hợp. Tuy nhiên, không có gì hoàn hảo cả vì thế quan trọng là bạn hiểu đối phương và cả hai cùng hướng tới mục đích chung trong tương lai.   Để thuận vợ thuận chồng, gia đình hài hòa, êm ấm bạn không quên xem bói tình duyên 12 con giáp và bài viết này sẽ giúp bạn xem các tiêu chí lựa chọn bạn đời phù hợp nhất dựa theo tuổi và tháng sinh của mỗi người.   Sau đây là hôn nhân hợp duyên của nam và nữ theo tháng sinh của 12 con Giáp. Tháng sinh ở đây là tháng theo Âm lịch.  

Xem bói tình duyên tuổi Thân: Hôn nhân người tuổi Thân theo tháng sinh

 

Người sinh tháng Giêng

  Đàn ông nên kết hôn với người phụ nữ tuổi Dần sinh tháng 11 hay tuổi Hợi sinh tháng 9.   Phụ nữ nên kết hôn với người đàn ông tuổi Mùi hay tuổi Mão sinh tháng1.  

Người sinh tháng Hai

  Đàn ông nên kết hôn với người phụ nữ tuổi Dần hay tuổi Tị sinh tháng 5.    Phụ nữ nên kết hôn với người đàn ông tuổi Tý sinh tháng 6.  

Người sinh tháng Ba

  Đàn ông nên kết hôn với người phụ nữ tuổi Mùi sinh tháng 11 hay tuổi Ngọ sinh tháng 6.    Phụ nữ nên kết hôn với người đàn ông tuổi Tý sinh tháng 11 hay tuổi Mão sinh tháng 10.  

Người sinh tháng Tư

  Đàn ông nên kết hôn với người phụ nữ tuổi Mão sinh tháng 2 hay tuổi Sửu sinh tháng 3.    Phụ nữ nên kết hôn với người đàn ông tuổi Mão sinh tháng 5 hay tuổi Hợi sinh tháng 7.  

Người sinh tháng Năm

  Đàn ông nên kết hôn với người phụ nữ tuổi Ngọ sinh tháng 5 hay tuổi Tý sinh tháng 2.   Phụ nữ nên kết hôn với người đàn ông tuổi Tị sinh tháng 9.   
Xem boi tinh duyen 12 con giap Tuoi Than, tuoi Dau
 
 

Người sinh tháng Sáu

  Đàn ông nên kết hôn với người phụ nữ tuổi Mùi sinh tháng 5 hay tuổi Tý sinh tháng 2.   Phụ nữ nên kết hôn với người đàn ông tuổi tuổi Sửu sinh tháng 10 hay tuổi Mão sinh tháng 3.  

Người sinh tháng Bảy

  Đàn ông nên kết hôn với người phụ nữ tuổi Dần hay tuổi Mùi sinh tháng 8.    Phụ nữ nên kết hôn với người đàn ông tuổi Ngọ sinh tháng 3 hay tuổi Tý sinh tháng 2.  

Người sinh tháng Tám

  Đàn ông nên kết hôn với người phụ nữ tuổi Dần sinh tháng 10 hay tuổi Thân sinh tháng 5.    Phụ nữ nên kết hôn với người đàn ông tuổi Sửu sinh tháng 3 hay tuổi Hợi sinh tháng 11.  

Người sinh tháng Chín

    Đàn ông nên kết hôn với người phụ nữ tuổi Tý sinh tháng 9 hay tuổi Dậu sinh tháng Ngọ sinh tháng 12 hay tuổi Mùi sinh tháng 10.    Phụ nữ nên kết hôn với người đàn ông tuổi Mão sinh tháng 5 hay tuổi Mùi sinh tháng 8.  

Người sinh tháng Mười

  Đàn ông nên kết hôn với người phụ nữ tuổi Sửu sinh tháng 8 hay tuổi Mão sinh tháng 7.    Phụ nữ nên kết hôn với người đàn ông tuổi Mão sinh tháng 8 hay tuổi Hợi sinh tháng 2.  

Người sinh tháng Mười một

  Đàn ông nên kết hôn với người phụ nữ tuổi Mùi sinh tháng 8 hay tuổi Hợi sinh tháng 4.    Phụ nữ nên kết hôn với người đàn ông tuổi đàn ông tuổi Tý sinh tháng 3 hay Dần sinh tháng 2.   

Người sinh tháng Chạp

  Đàn ông nên kết hôn với người phụ nữ tuổi Ngọ sinh tháng 4 hay tuổi Hợi sinh tháng 9.    Phụ nữ nên kết hôn với người đàn ông tuổi Mão, tuổi Mùi sinh tháng 12.      Bạn có thể xem thêm bất cứ điều gì liên quan tới tuổi THÂN: TẠI ĐÂY   

Xem bói tình duyên tuổi Dậu: Hôn nhân người tuổi Dậu theo tháng sinh

 

Người sinh tháng Giêng

  Đàn ông nên kết hôn với người phụ nữ tuổi Ngọ sinh tháng 8 hay tuổi Thìn sinh tháng 7.    Phụ nữ nên kết hôn với người đàn ông tuổi Tuất sinh tháng 5 hay tuổi Ngọ sinh tháng 2.  

Người sinh tháng Hai

  Đàn ông nên kết hôn với người phụ nữ tuổi Tý sinh tháng 8.    Phụ nữ nên kết hôn với người đàn ông tuổi Thìn sinh tháng 6 hay tuổi Hợi sinh tháng 9.  

Người sinh tháng Ba

  Đàn ông nên kết hôn với người phụ nữ tuổi Mão sinh tháng 9.    Phụ nữ nên kết hôn với người đàn ông tuổi Sửu, tuổi Tỵ sinh tháng 5.  
nguoi tuoi than hop voi tuoi gi nhat
 

Người sinh tháng Tư

  Đàn ông nên kết hôn với người phụ nữ tuổi Tỵ sinh tháng 9.    Phụ nữ nên kết hôn với người đàn ông tuổi Mùi sinh tháng 11.  

Người sinh tháng Năm

  Đàn ông nên kết hôn với người phụ nữ tuổi Tuất sinh tháng 1 hay tuổi Sửu sinh tháng 6.    Phụ nữ nên kết hôn với người đàn ông tuổi Tị sinh tháng 11.  

Người sinh tháng Sáu

  Đàn ông nên kết hôn với người phụ nữ tuổi Mão sinh tháng 8.    Phụ nữ nên kết hôn với người đàn ông tuổi Dần sinh tháng 9 hay tuổi Tý sinh tháng 10.    

Người sinh tháng Bảy

  Đàn ông nên kết hôn với người phụ nữ tuổi Ngọ sinh tháng 3.   Phụ nữ nên kết hôn với người đàn ông tuổi Sửu sinh tháng 11.  

Người sinh tháng Tám

  Đàn ông nên kết hôn với người phụ nữ tuổi Thân sinh tháng 8.   Phụ nữ nên kết hôn với người đàn ông tuổi Dần sinh tháng 9.  

Người sinh tháng Chín

  Đàn ông nên kết hôn với người phụ nữ tuổi Sửu sinh tháng 4 hay tuổi Ngọ sinh tháng 11.   Phụ nữ nên kết hôn với người đàn ông tuổi Thân  sinh tháng 3.  

Người sinh tháng Mười

  Đàn ông nên kết hôn với người phụ nữ tuổi Thìn sinh tháng 7.   Phụ nữ nên kết hôn với người đàn ông tuổi Tỵ sinh tháng 11.  

Người sinh tháng Mười một

  Đàn ông nên kết hôn với người phụ nữ tuổi Thìn sinh tháng 4.   Phụ nữ nên kết hôn với người đàn ông tuổi Ngọ sinh tháng 7.  

Người sinh tháng Chạp

  Đàn ông nên kết hôn với người phụ nữ tuổi Tuất sinh tháng 10.   Phụ nữ nên kết hôn với người đàn ông tuổi Hợi sinh tháng 8.  
Bạn có thể xem thêm bất cứ điều gì liên quan tới tuổi DẬU: TẠI ĐÂY
    Lichngaytot.com
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem bói tình duyên 12 con giáp: Tuổi Thân, tuổi Dậu (Âm lịch)

Chọn sim số đẹp, thuận phong thuận thủy

Ngày nay, việc lựa chọn sim số điện thoại đẹp với mong muốn tăng tài lộc, may mắn đã rất phổ biến. Nhưng bỏ nhiều tiền ra để mua một chiếc sim đẹp mà không
Chọn sim số đẹp, thuận phong thuận thủy

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

hiểu ý nghĩa và không biết có hợp với mình hay không thì chưa chắc đã mang tới hiệu quả phong thủy như mong đợi. Gợi ý một vài đuôi số điện thoại đẹp và tốt về phong thủy.

sim
 
Các số 0, 1, 9 chỉ có nghĩa khi đứng chung với số khác, số 1 tượng trưng cho sự khởi đầu nên cần đứng trước, số 9 tượng trưng cho sự kết thúc nên cần đứng cuối cùng.   9: đẹp, là con số tận cùng của dãy số 0-9, tượng trưng cho vĩnh cửu trường tồn.   8: “phát” -> đẹp, nhưng những người làm cơ quan nhà nước hay dính líu nhiều tới pháp luật thì hơi sợ vì nó giống cái còng số 8.   6: “lộc” -> đẹp, tuy nhiên tránh đi với số 9 để tạo thành 69 hoặc 96, rất dễ bị hiểu lầm vì đây biểu tượng của giới đồng tính.   6 và 8 ghép lại là “lộc phát”(68) hoặc “phát lộc”(86)   06, 46, 86: Con Cọp (Hổ)   39, 79: Thần Tài. 39 là thần tài nhỏ, 79 là thần tài lớn.   38, 78: Ông Địa. Tuy nhiên, coi chừng 78 phát âm là “Thất bát” (làm ăn lụn bại).   37, 77: Ông Trời   40, 80: Ông Táo, Lửa   17, 57, 97: Con Hạc -> dành cho ai muốn trường thọ, sống lâu.   0: là âm -> thích hợp cho phụ nữ. Ngược với 0 là số 9 (dương, nam giới) -> 09 hợp thành âm dương hòa hợp -> tốt. Những bạn nữ nên chọn mua những Sim như kiểu 000, 0000 hay đặc biệt hơn là 00000 (vượng khí).   07: con heo con   10, 50, 90: con rồng nước   26, 66: con rồng bay   19, 59, 99: Con Bướm -> Đẹp   33, 73: Tiền. Tuy nhiên còn là “con nhện” -> con nhện giăng tơ làm cho cuộc đời rối rắm, tình yêu mịt mù.   Dãy số đuôi 1368 thực sự là dãy số rất đặc biệt, theo quan niệm con số 1 là sinh (sinh sôi nảy nở), 3 là tài, 68 là lộc phát -> 1368 là Sinh Tài Lộc Phát rất đẹp với dân làm ăn buôn bán.    Tuy nhiên dãy số 1368 còn có một điểm rất đặc biệt mà ít người phát hiện ra đó là : 123+456+789=1368. Đây là 3 cặp số nối tiếp nhau trong dãy số tự nhiên từ 0-9 cộng tổng lại thành 1368. có thể hiểu 1368 là chuỗi số đại diện cho sự tổng hòa các con số có đẹp có xấu và mang tính chọn lọc cao nhất của dãy số tự nhiên.   Hơn nữa 1368 lại không chứa các số bị coi là xấu như 4 và 7 trong đó nên càng mang tính chọn lọc rất cao, âm dương hài hòa (1, 3 số dương – 6,8 là số âm) và đây là số tiến đều không bị ngắt đoạn lên xuống chập chùng, nên chỉ sự thăng tiến cho chủ nhân, là số cực tốt khi chọn sim.    ST    
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chọn sim số đẹp, thuận phong thuận thủy

Khám phá bí mật ẩn giấu tướng vân tay (phần 1)

Xem tướng vân tay, từ hình dạng khác nhau của tướng vân này có thể đoán biết tính cách và vận mệnh không giống nhau ở mỗi người.
Khám phá bí mật ẩn giấu tướng vân tay (phần 1)

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trong Nhân tướng học, tướng vân tay được chia thành hai loại: vân hình xoáy ốc và vân hình nước chảy. Từ hình dạng khác nhau của hai loại vân này có thể đoán biết tính cách và vận mệnh không giống nhau ở mỗi người.

Kham pha bi mat an giau sau moi duong van tay (phan 1) hinh anh
Hai loại vân tay: hình xoáy ốc và hình nước chảy


1. Năm ngón tay đều dạng vân hình xoáy ốc

 
Theo quan điểm nhân tướng cổ, người có bàn tay trong đó 5 ngón liên tiếp đều có dạng vân hình xoáy ốc thường quá tự tin, khí phách mạnh mẽ, có tính độc lập cao. Do vận khí cả đời người này có sự biến hóa lớn nên bình thường phải chú ý tu dưỡng và kiềm chế bản thân.
 
2. Năm ngón tay đều dạng vân hình nước chảy
 
Đây là tướng tay chỉ người ngay thẳng, linh hoạt, khéo léo nhưng lại yếu về mặt giao tiếp. Người có tướng tay này không thích hợp làm trong các ngành có tính cộng đồng.
 
3. Ngón tay cái và ngón út có vân hình xoáy ốc
 
Người có dạng vân tay này thích hợp với những ngành có tính chất hùng biện, dùng lời nói để thuyết phục người khác. Tuy nhiên, nếu muốn thành công từ sớm, người này phải có tầm nhìn xa rộng hơn, tránh quan tâm quá nhiều đến lợi ích trước mắt.

4. Ngón tay cái và ngón áp út có vân hình xoáy ốc
 
Người này có cuộc sống vất vả từ khi còn nhỏ, nhưng nếu cố gắng vươn lên thì đến trung và hậu vận nhất định sẽ có địa vị và tài vận trong xã hội.
 
5. Ngón tay cái và ngón giữa có vân hình xoáy ốc
 
Người có kiểu vân tay này thường hay lo lắng thái quá về mọi việc trong cuộc sống. Nếu biết kiểm soát tốt cảm xúc, suy nghĩ lạc quan và nỗ lực làm việc ắt sẽ có quý nhân phù trợ, sự nghiệp cũng từ đó mà hiển vinh.

6. Ngón tay cái có vân hình nước chảy

Chủ nhân của tướng vân tay này là người tài khí rạng ngời, đầu óc sáng suốt. Chỉ cần người này không nản chí, nhất định sẽ thành công. Ngoài ra, người này có tính tình nóng nảy nhưng lại vô cùng hào phóng, được nhiều người yêu mến.
 
7. Ngón út có vân hình nước chảy

Chủ nhân của kiểu vân tay này có tính cách hài hòa, được sự giúp đỡ của bạn bè và sự đề bạt của cấp trên nên dễ đạt được thành công trong sự nghiệp. Tuy nhiên, người này mắc khuyết điểm hay hoài nghi, không dễ tin tưởng vào người khác.

8. Ngón áp út và ngón út có vân hình nước chảy

Người này tính tình nóng nảy, ý chí bạc nhược, dễ bị nhầm đường lạc lối. Tuy nhiên, nếu biết sửa chữa sai lầm, cuối cùng cũng nhận được kết quả tốt đẹp.
 
9. Ngón cái có vân hình xoáy ốc
 
Đây là người có sức sống vượt trội nhưng thành đạt khá muộn. Vận thế người này khi còn nhỏ không tốt, nhưng về trung và hậu vận thì khởi sắc, hưởng phúc cuối đời.
 
10. Ngón trỏ có vân hình xoáy ốc
 
Người có vân ngón trỏ hình xoáy ốc biết cách giao lưu với mọi người, nhưng làm việc gì cũng thích dựa vào may rủi. Do đó, công việc thường đứt gánh giữa đường, cuối cùng lại tay trắng.
 
11. Ngón giữa có vân hình xoáy ốc

Tuy đây là người có lí tưởng cao, hoài bão lớn nhưng do tính tự cao tự đại và hay mơ ước hão huyền nên dễ biến thành kẻ phóng túng, xa rời thực tế. Nếu có cách suy nghĩ thực tế hơn, thành công sẽ đến với người này.
 
12. Ngón áp út có vân hình xoáy ốc
 
Ngay từ thuở thiếu niên, người này đã thể hiện ý chí hơn người nên gặp thuận lợi trong sự nghiệp. Mặt khác, người này còn có khả năng lãnh đạo, nếu kiên trì tới cùng thì thành công sẽ đến.
 
13. Ngón út có vân hình xoáy ốc
 
Đường vân tay này cho thấy đây là người có thành công nhất định trong sự nghiệp và đạt được thành tựu lớn trong đời. Tuy nhiên, nhược điểm của người này là nóng vội, thiếu sự kiên trì.

14. Ngón cái và ngón trỏ có vân hình xoáy ốc

Điều này thể hiện chủ nhân của nó là người có tính cách khá rộng rãi, nhân duyên tốt, giỏi giao tiếp. Nhưng chính vì lòng dạ quá tốt, dễ bị lợi dụng hoặc liên lụy đến chuyện thị phi.

15. Ngón cái và ngón út có vân hình xoáy ốc
 
Người có dạng vân kiểu này thường biết nhìn xa trông rộng, thường chín chắn trước tuổi. Họ dễ thành công trong sự nghiệp và hưởng cuộc sống yên ổn khi về già.

Theo Tìm hiểu tính cách con người qua bàn tay  
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Khám phá bí mật ẩn giấu tướng vân tay (phần 1)

Phải chăng cứ không biết là không có tội

Phải chăng cứ không biết là không có tội? Đức Phật trả lời thế nào về câu hỏi này?
Phải chăng cứ không biết là không có tội

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

– Nhân gian chính tà bất phân, thiện ác bất minh, “không biết không có tội” chỉ là lời nói dối lừa mị, cách thoái thác tội lỗi mà thôi, hậu quả tự mình chuốc lấy.


Đương thời, khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, Ngài thuyết pháp bằng giọng nói từ tốn, thân thiện, dễ gần. Tuy thường xuyên nói với đệ tử những vấn đề quen thuộc, nhưng nghe mãi vẫn không chán. Để giúp chúng sinh dễ hiểu và dễ lý giải, Đức Phật dùng lời lẽ bình dị cùng cách nêu ví dụ dễ hiểu giúp các đệ tử cảm nhận mọi thứ gần gũi với cuộc sống của mình.

khong biet khong co toi1
 
Một hôm, sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp xong, một đệ tử xin thỉnh giáo hỏi Phật vấn đề mọi người hay nói là “không biết không có tội” có đúng không?

Để trả lời câu hỏi này, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã ra ví dụ: “Bây giờ có một cái gắp than, nó bị lửa làm cho nóng bỏng nhưng ta không biết được điều đó bằng mắt thường. Nếu con muốn cầm vào cái gắp than đó, vậy giữa việc biết cái gắp than đang nóng bỏng và không biết, điều gì gây tổn hại nghiêm trọng hơn?”

Đệ tử thoáng suy nghĩ rồi trả lời: “Không biết nó đang nóng bỏng là rất tai hại. Vì không biết sẽ không có chuẩn bị, không đề phòng nên sẽ bị bỏng”.

khong biet khong co toi2
 
Phật Thích Ca Mâu Ni hòa ái đáp: “Đúng thế! Nếu biết cái kẹp than bị nóng bỏng thì tâm sẽ kinh đảm, sợ hãi mà đề phòng, không dám sơ suất hay vô ý dụng tay trần vào đó. Ngẫm rồi sẽ thấy, câu nói “không biết không có tội” là không đúng, mà không biết là rất có tội, sẽ là tai hại lớn nhất. Mọi người vì vô minh, tự lừa mị nên mãi trầm luân chìm sâu trong bể khổ”.

Người vô minh, thiếu hiểu biết thì hay hồ đồ, họ mới chính là người chịu tổn hại lớn nhất, vì họ không hiểu, không thể phân tích bối cảnh sự việc và hậu quả sẽ gây ra. Chỉ có hữu tri, hữu minh, có hiểu biết mới giúp người ta sáng suốt, thấy được sự thật và chân lý.

Tâm lớn đường tất rộng, tâm hẹp đường ghập ghềnh
Nhân sinh như mộng, đường đời có lúc gập ghềnh, có khi bằng phẳng, nhưng quan trọng vẫn là ở tâm thế của mỗi người. Cách thức để thành công
Vì thế, đối với những vấn đề, sự tình nào bản thân không hiểu, không thấu thì đừng vội vàng, hồ đồ đưa ra kết luận, càng không nên a dua, hùa theo số đông, đặc biệt với đoàn thể những người tu tâm hướng thiện, càng cần thận trọng trong từng lời nói.

Khi người ta bị những lời nói dối lừa mị, tâm tính u tối, chính tà bất phân, thiện ác không rõ, vậy thì họ chỉ có thể làm những điều mang tính chất “nối giáo cho giặc”, hậu quả tự mình chuốc lấy.

=> Cùng đọc: Danh ngôn cuộc sống, những lời hay ý đẹp và suy ngẫm

An Nhiên

7 điều đừng hiểu sai về đạo Phật
Trong đời sống tâm linh của người Việt, Phật giáo được coi là một phần đặc biệt quan trọng. Phần lớn dân số nước ta theo hoặc tin đạo Phật

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Phải chăng cứ không biết là không có tội

Quẻ Quan Âm: Tôn Tẫn Khốn Bàng Quyên

Quẻ Quan Âm thứ 65 Tôn Tẫn khốn Bàng Quyên đoán rằng mọi việc nên giữ nguyên hiện thời, nên dừng thì dừng, nên bỏ qua thì bỏ qua, chờ đợi vận thế chuyển đổi
Quẻ Quan Âm: Tôn Tẫn Khốn Bàng Quyên

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Đây là quẻ Quan Âm thứ 65 được xây dựng trên điển cố: Tôn Tẫn khốn Bàng Quyên – hay Tôn Tẫn vây khốn Bàng Quyên.

Quẻ hạ thuộc cung Mão. Có những lúc, những việc nên dừng thì dừng, nên bỏ qua thì bỏ qua, nên khoan dung thì khoan dung. Cái trước mắt không phải là cái chân thực, cho dù không có nguy hiểm gì nhưng sẽ không thể yên ổn mà thực hiện. Nên giữ nguyên mọi thứ y như hiện thời mà chờ đợi vận thế chuyển đổi.

Thử quái cát nhục bổ thương chi tượng. Phàm sự chỉ nghi thủ cựu đãi thời.

Điển cố quẻ Quan Âm: Tôn Tẫn khốn Bàng Quyên

Tôn Tẫn và Bàng Quyên là hai anh em kết nghĩa, cùng học tập binh pháp với Quỷ Cốc Tử. Bàng Quyên học binh pháp được hơn ba năm, một hôm xuống núi múc nước, nghe được người đi đường bàn tán rằng nước Ngụy dùng rất nhiều vàng để chiêu hiền đãi sĩ, trong lòng dao động, bèn từ biệt thầy và bạn học, đi đến nước Ngụy. Còn Tôn Tẫn cảm thấy học vấn của mình chưa được tinh thâm, lại không nỡ xa thầy, nên chưa muốn ra đi.

Sau khi Bàng Quyên đến nước Ngụy, nhờ vận dùng nhiều mưu kế nên nhanh chóng được gặp Ngụy Huệ Vương. Bàng Quyên cũng có chút tài năng, nên nhanh chóng lập công, được Ngụy Huệ Vương phong làm Tướng quân. Cho dù như vậy, Bàng Quyên trong lòng vẫn không vui, bởi vì biết rằng mình còn kém xa một người, đó chính là Tôn Tẫn. Vì thế Bàng Quyên nghĩ ra một kế sách.

Một hôm, Tôn Tẫn nhận được thư của Bàng Quyên. Trong thư Bàng Quyên kể rằng, mình được Ngụy Huệ Vương trọng dụng, đã tích cực tiến cử với Ngụy Huệ Vương về tài năng cái thế của sư huynh, Huệ Vương đồng ý cho sư huynh đến nước Ngụy làm Đại tướng quân. Tôn Tẫn xem xong thư, thấy sư đệ trọng tình nghĩa đồng môn như vậy, liền đồng ý đi đến kinh đô Đại Lương của nước Ngụy.

Sau khi đến Đại Lương, Bàng Quyên sửa soạn rượu thịt khoản đãi Tôn Tan. Nhưng suốt một thời gian dài sau đó không thấy Ngụy Huệ Vương triệu kiến, Tôn Tẫn thấy Bàng Quyên không đề cập đến chuyện đó, cũng đành nhẫn nại chờ đợi. Vốn là, Bàng Quyên đã lập mưu mượn tay của Ngụy Huệ Vương để biến Tôn Tẫn thành một người tàn phế, mục đích là khiến cho Tôn Tan sau này không thể có địa vị cao hơn mình.

Nhưng Bàng Quyên vẫn giả vờ lấy lòng Tôn Tẫn, mục đích là muốn Tôn Tẫn viết cho mình bộ sách “Tôn Tử binh pháp”. Sau đó, Tôn Tần phát hiện ra mục đích thực sự của Bàng Quyên, bèn giả bị bệnh phong để trốn thoát được kiếp nạn này. Bàng Quyên dùng mọi biện pháp để thăm dò xem có phải Tôn Tẫn bị bệnh phong thật không, cuối cùng đã tin lời mà lơi lỏng việc canh giữ đối với Tôn Tẫn. Tôn Tẫn nhân cơ hội đó trốn sang nước Tề, được Tề Uy Vương trọng dụng.

Năm 354 trước Công nguyên, Bàng Quyên thống lĩnh tám vạn quân, bao vây kinh đô Hàm Đan của nước Triệu. Nước Triệu cầu cứu nước Tề. Tề Uy Vương cho Điền Kỵ làm Tướng quân, Tôn Tẫn làm Quân sư, phái quân đi tiếp viện nước Triệu. Tôn Tẫn dùng kế sách Vây Ngụy cứu Triệu đã giải nguy được cho nước Triệu.

Năm 342 trước Công nguyên, Bàng Quyên lại dẫn đại quân tấn công nước Hàn. Nước Hàn không chống cự được, tiếp tục cầu cứu nước Tề. Tôn Tẫn dùng mưu “giảm bếp”, cuối cùng vây khốn Bàng Quyên ở đạo Mã Lăng, lại viết mấy chữ lớn “Bàng Quyên chết dưới cây này” lên thân một cây cổ thụ, rồi sai các xạ thủ mai phục trong rừng rậm ở hai bên, dặn họ rằng chỉ cần thấy có ánh lửa lóe lên dưới gốc cây, hãy đồng loạt bắn tên. Không lâu sau, Bàng Quyên thống lĩnh kỵ binh của quân Ngụy đến đạo Mã Lăng vào lúc sấm tối. Nghe nói con đường phía trước bị cây gỗ chắn ngang, Bàng Quyên đi lên xem xét, thấy quả nhiên bên đường có một cây đại thụ, nơi vỏ cây bị cạo đi thấp thoáng có chữ viết, vội sai người đốt lửa lên đọc. Vừa nhìn thấy hàng chữ đó, Bàng Quyên kinh hãi, biết là đã trúng mưu của Tôn Tẫn, vội lệnh cho quân Ngụy rút lui, nhưng đã muộn. Xạ thủ của quân Tề đồng loạt bắn ra hàng vạn mũi tên, quân Ngụy chết và bị thương vô số, đội ngũ rối loạn. Bàng Quyên biết mình đã thất bại, liền rút kiếm tự sát. Quân Tề thừa thắng truy sát, đến Ngụy thái tử cũng bị bắt làm tù binh. Từ đó về sau, tiếng tăm của Tôn Tẫn vang khắp thiên hạ.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Quẻ Quan Âm: Tôn Tẫn Khốn Bàng Quyên

Nằm lòng phong thủy nhà ở cho 12 con giáp

Bài trí phong thủy nhà ở đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tài vận của gia chủ. Mỗi tuổi khác nhau lại có mệnh cách và tính cách không giống nhau.
Nằm lòng phong thủy nhà ở cho 12 con giáp

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

- Bài trí phong thủy nhà ở đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tài vận của gia chủ. Mỗi tuổi khác nhau lại có mệnh cách và tính cách không giống nhau. Căn cứ vào đó 12 con giáp cần chú ý những điều nên và không nên trong khi bài trí nhà ở dưới đây.
 

 
Nam long phong thuy nha o cho 12 con giap hinh anh 2
 

Tuổi Tý

  Cấm kỵ: Tuổi Tý tương khắc với Ngọ. Vì vậy, những người cầm tinh con chuột không nên đặt những vật phẩm phong thủy có hình ngựa hoặc liên quan đến ngựa, càng không nên treo tranh vẽ hình ngựa trong nhà. Đặc biệt, bản mệnh cần tránh sử dụng đồ gia dụng có màu đỏ, kị đặt giường ngủ theo hướng Nam.
 
Nên: Đồ đạc trong nhà người tuổi Tý nên bài trí theo phong cách đơn giản, tiện dụng. Nên đặt giường ngủ, bàn đọc sách, sô pha theo hướng Đông Nam, Đông Bắc và Tây Bắc. Màu sắc may mắn của tuổi này là xanh lam, đen và trắng.  

Tuổi Sửu
 

Cấm kỵ: Theo phong thủy nhà ở, người tuổi Sửu không đặt giường ngủ hướng Tây Nam, bởi trong 12 con giáp, Sửu Mùi tương khắc, hướng Tây Nam lại hợp với tuổi Mùi. Không nên đặt tạp vật ở hướng Nam.
 
Nên: 3 hướng may mắn của người tuổi Sửu là hướng Bắc, Đông và Đông Nam. Tốt nhất bạn nên đặt giường ngủ, bàn học và sô pha theo 3 hướng này. Màu sắc may mắn của con giáp này là đỏ, tím, vàng, xám và đen.  

Tuổi Dần

  Cấm kỵ: Người tuổi này hợp hướng Nam, nên kê giường ngủ theo hướng này. Ngoài ra, Dần Tị tương khắc, vì vậy bạn không nên bày biện đồ vật có hình rắn, liên quan đến rắn, hay treo tranh ảnh có hình rắn trong nhà.   Nên: Tuổi Dần nên sử dụng đồ trang trí bằng các chất liệu gỗ hoặc gốm, thủy tinh. Ngoài ra, bạn cũng nên bày các chậu cây tài lộc trong nhà, như vậy sẽ giúp sự nghiệp ổn định, thăng tiến, giữ vững vận khí, tiền bạc.


Nam long phong thuy nha o cho 12 con giap hinh anh 2
 
 


Tuổi Mão

  Cấm kỵ: Người tuổi Mão kỵ hướng Tây, nên giường ngủ nhất định không được đặt ở hướng này. Trong 12 con giáp, Dậu Mão tương khắc, nên giường ngủ, bàn làm việc, sô pha trong nhà kiêng đặt tại hai hướng Tây và Nam.    Nên: Người tuổi Mão có thể lựa chọn đồ gia dụng có thiết kế đơn giản, nhã nhặn. Hướng Đông Nam, Bắc và Tây Bắc rất có lợi cho nhân duyên của người tuổi này. Ngoài ra, người cầm tinh con mèo rất hợp màu xanh lá cây, xanh lam, xám và đen. Bạn cũng có thể nuôi cá phong thủy để thúc đẩy tài lộc.  

Tuổi Thìn

  Cấm kỵ: Người tuổi Thìn kỵ hướng Tây bắc, hướng này hợp tuổi Tuất, trong khi Thìn Tuất tương xung. Không nên sử dụng quá nhiều đồ có màu xanh lam, xanh ngọc hoặc xám.   Nên: Người tuổi Thìn nên trang trí nhà cửa theo phong cách tự nhiên, phóng khoáng, không cần dùng quá nhiều đồ treo tường lộng lẫy, hãy sử dụng nhiều đồ trang trí đem lại cảm giác thoải mái. Ngoài ra, người này nên sử dụng nhiều đồ gia dụng bằng gỗ, như vậy vừa thể hiện được khí chất cao quý của rồng, lại vừa đem đến cảm giác thư thái, không ô tạp.   

Tuổi Tị
 

Cấm kỵ: Bản mệnh không hợp màu đen, đồ đạc trong nhà không nên có màu đen hay màu lam. Thủy khắc Hỏa, nếu không muốn gặp xui xẻo, bạn nên tránh mang đồ có màu đen làm chủ đạo trên người.    Nên: Người tuổi Tị hợp hướng Đông, Nam và Đông Bắc. Khi bài trí nhà cửa bạn hãy đặt giường ngủ, bàn làm việc, sô pha theo các hướng này. Màu sắc may mắn của tuổi Tị là xanh lá cây, đỏ, hồng phấn.  

Tuổi Ngọ
 

Cấm kỵ: Người tuổi Ngọ kỵ 2 màu trắng và đen, nên ít sử dụng đồ đạc có 2 màu này trong nhà. Ngoài ra, Tý Ngọ tương khắc, người cầm tinh con ngựa không nên bày vật phẩm phong thủy có hình chuột.    Nên: Hướng may mắn của tuổi Ngọ là Tây Nam, Tây Bắc và Đông, đồ đạc nên đặt theo 3 hướng này, nhất là giường ngủ. Bản mệnh hợp màu xanh lá cây, nên sử dụng nhiều đồ có màu sắc này.   

Tuổi Mùi

  Cấm kỵ: Sửu Mùi tương khắc, trong khi tuổi Sửu lại hợp hướng Đông Bắc, nên đồ đạc trong nhà tránh đặt theo hướng này. Bạn cũng cần chú ý không nên dùng quá nhiều đồ đạc có màu đen.
 
Nên: Người tuổi Mùi hợp hướng Tây Nam, Tây Bắc và Đông, khi bài trí nhả cửa nên chú ý đặt giường ngủ, bàn làm việc và sô pha theo 3 hướng này. Người cầm tinh con dê hơp màu đỏ, nên bạn có thể trồng một số loài cây và trang trí một số đồ đạc có màu này.   

Tuổi Thân
 

Cấm kỵ: Người tuổi Thân không hợp màu đỏ, nên ít sử dụng đồ đạc có màu này trong nhà. Ngoài ra Dần Thân tương khắc, trong khi Dần hợp hướng Đông Bắc, nên người cầm tinh con khỉ không nên bài trí đồ gia dụng theo hướng này.    Nên: Người tuổi này hợp màu vàng, có thể sử dụng sô pha, rèm cửa, bàn làm việc màu vàng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đặt vài cây tài lộc trong phòng đọc sách để tăng vượng khí.

Nam long phong thuy nha o cho 12 con giap hinh anh 2
 
 

Tuổi Dậu

  Cấm kỵ: Người tuổi Dậu không hợp hướng Đông vì Mão Dậu tương khắc, Mão lại hợp hướng Đông. Bản mệnh cần tránh bài trí đồ gia dụng theo hướng này, cũng không nên sử dụng đồ đạc có hình mèo hoặc liên quan đến mèo.    Nên: Hướng may mắn của tuổi Dậu là Đông Bắc, nên đặt đồ đạc theo hướng này. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trang trí vật may mắn có hình con trâu trong phòng ngủ. Người cầm tinh con gà cũng nên nuôi cá phong thủy. Đồ đạc trong nhà tốt nhất nên được làm từ gỗ, có phong cách cổ điển.  

Tuổi Tuất
 

Cấm kỵ: Phong thủy nhà ở, tuổi Tuất kỵ hướng Đông Nam, vì Thìn Tuất tương xung, Thìn lại hợp hướng Đông Nam. Ngoài ra, bản mệnh cũng cần hạn chế sử dụng các màu xanh lam, xanh lá cây và xám.   Nên: Người tuổi Tuất hợp hướng Đông, Tây và Bắc nên đặt giường ngủ, bàn làm việc, kê sô pha theo các hướng này. Màu sắc may mắn của bạn là màu tím, hãy chọn ga trải giường có màu này. Bản mệnh cũng có thể đặt vài cây phát tài trong phòng  khách, giúp tiền vào như nước.  

Tuổi Hợi
 

Cấm kỵ: Tuổi Hợi không hợp màu vàng, màu kem nên hạn chế sử dụng đồ gia dụng có 2 màu sắc này. Trong 12 con giáp, Thân Hợi tương hại nên tránh dùng đồ đạc hay tranh ảnh liên quan đến biểu tượng khỉ.   Nên: Người tuổi Hợi hợp hướng Tây Bắc, Tây và Đông nên đặt giường ngủ, bàn làm việc, sô pha theo các hướng này. Màu sắc may mắn của bạn là nâu, xám, xanh lam và đen vì vậy có thể lựa chọn đồ đạc có 4 màu sắc này để trang trí nhà cửa.   Hoàng Ngân   Nguồn thu nhập chính và phụ của 3 con giáp này đều tăng mạnh trong tháng 3
Trong tháng Tam Hợp Đế Vượng, vận trình tổng quan của người tuổi Mùi lý tưởng, công việc tiến triển thuận lợi vô cùng, mọi trở lực đều bị đẩy lùi. Nhất là


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Nằm lòng phong thủy nhà ở cho 12 con giáp

Sinh con hợp tuổi bố mẹ

Chọn năm sinh con hợp tuổi bố mẹ là điều ai cũng mong muốn, không chỉ vì sự tốt đẹp cho con cái mà còn là phúc lộc cho cả gia đình. Chính vì vậy, những năm Dê Vàng, Lợn Vàng hay Trâu Vàng khiến tỷ lệ sinh con tăng vọt bởi ai cũng nghĩ rằng đó là năm tốt. Nhưng có thật sự là ai sinh vào năm đó cũng tốt không? Hãy nghiên cứu Ngũ Hành, Thiên Can và Địa Chi để tìm ra câu trả lời hợp lý.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Chọn năm sinh con hợp tuổi bố mẹ dựa theo Ngũ Hành

Ngũ Hành của bản mệnh là yếu tố đầu tiên được xem xét đến khi chọn năm sinh con. Quy luật tương sinh tương khắc của Ngũ Hành rất đơn giản và dễ nhớ:

  • Kim sinh Thủy – Thủy sinh Mộc – Mộc sinh Hỏa – Hỏa sinh Thổ – Thổ sinh Kim
  • Kim khắc Mộc – Mộc khắc Thổ – Thổ khắc Thủy – Thủy khắc Hỏa – Hỏa khắc Kim

Như vậy, khi sinh con cần lựa chọn năm sinh để con không khắc với bố mẹ và ngược lại. Ví dụ: Bố mệnh Kim, mẹ mệnh Hỏa thì có thể chọn con sinh năm có bản mệnh Thổ là hợp tương sinh nhất.

Thông thường con khắc bố mẹ gọi là Tiểu Hung, bố mẹ khắc con là Đại Hung, nếu không tránh được Hung thì nên chọn Tiểu Hung sẽ đỡ xấu rất nhiều.

Chọn năm sinh con hợp tuổi bố mẹ dựa theo Thiên Can

Thiên Can (hay còn gọi là Can) là cách đánh số theo chu kỳ 10 năm (Thập Can) của người Trung Hoa cổ. Can cũng phối hợp được với Ngũ Hành và Âm Dương:

Can Năm Hành Âm – Dương
Giáp Cuối cùng là 4 (94,04,14…) Mộc Dương
Ất Cuối cùng là 5 (95,05,15…) Mộc Âm
Bính Cuối cùng là 6 (96,06,16…) Hỏa Dương
Đinh Cuối cùng là 7 (97,07,17…) Hỏa Âm
Mậu Cuối cùng là 8 (98,08,18…) Thổ Dương
Kỷ Cuối cùng là 9 (99,09,19…) Thổ Âm
Canh Cuối cùng là 0 (00,10,20…) Kim Dương
Tân Cuối cùng là 1 (01,11,21…) Kim Âm
Nhâm Cuối cùng là 2 (02,12,22…) Thủy Dương
Quý Cuối cùng là 3 (03,13,23…) Thủy Âm

Trong Thiên Can có 4 cặp tương xung (xấu) và 5 cặp tương hóa (tốt), làm cơ sở để lựa chọn năm sinh phù hợp:

4 cặp tương xung (xấu) 5 cặp tương hóa (tốt)
  • Giáp xung Canh
  • Ất xung Tân
  • Bính xung Nhâm
  • Đinh xung Quý
  • Giáp – Kỷ hoá Thổ
  • Át – Canh hoá Kim
  • Bính – Tân hoá Thuỷ
  • Đinh – Nhâm hoá Mộc
  • Mậu – Quý hoá Hoả

Như vậy, năm sinh của con sẽ có thể dùng Thiên Can để so với bố mẹ dựa vào các cặp tương xung và tương hóa. Nếu Thiên Can của con và bố mẹ có tương hóa mà không có tương xung là tốt, ngược lại là không tốt. Ví dụ: Bố sinh năm 1979 (Kỷ Mùi), mẹ sinh 1981 (Tân Dậu), con sinh 2010 (Canh Dần) thì bố mẹ và con không có tương xung cũng như tương hóa và ở mức bình thường.

Chọn năm sinh con hợp tuổi bố mẹ dựa theo Địa Chi

Địa Chi (hay còn gọi là Chi) là cách đánh số theo chu kỳ 12 năm (Thập Nhị Chi) và nói đơn giản là 12 con giáp cho các năm. Chi từng được dùng để chỉ phương hướng, bốn mùa, ngày, tháng, năm, giờ ngày xưa và Chi gắn liền với văn hóa phương Đông.

Khi xem hợp – xung theo Chi, có các nguyên tắc cơ bản sau:

  • Tương hình (12 Địa Chi có 8 Chi nằm trong 3 loại chống đối)
  • Lục xung (6 cặp tương xung)
  • Tương hại (6 cặp tương hại)
  • Lục hợp (các Địa Chi hợp Ngũ Hành)
  • Tam hợp (các nhóm hợp nhau)
Tương hình Lục xung Tương hại
  • Tý chống Mão;
  • Dần, Tỵ, Thân chống nhau;
  • Sửu, Mùi, Tuất chống nhau.
  • Hai loại tự hình: Thìn chống Thìn, Ngọ chống Ngọ.
  • Dậu và Hợi không chống gì cả.
  • Tý xung Ngọ (+Thuỷ xung + Hoả)
  • Dần xung Thân (+ Mộc xung + Kim)
  • Mão xung Dậu (-Mộc xung -Kim)
  • Thìn xung Tuất (+Thổ xung +Thổ)
  • Tỵ xung Hợi (-Hoả xung -Thuỷ)
  • Tý hại Mùi
  • Sửu hại Ngọ
  • Dần hại Tỵ
  • Mão hại Thìn
  • Thân hại Hợi
  • Dậu hại Tuất.

Thông thường để đơn giản trong Tương Hình, Lục Xung, người ta thường ghép thành 3 bộ xung nhau gọi là Tứ Hành Xung:

  • Dần – Thân – Tỵ – Hợi
  • Tí – Dậu – Mão – Ngọ
  • Thìn – Tuất – Sửu – Mùi

Tuy nhiên cũng không hoàn toàn chính xác. Ví dụ: Dần và Hợi không xung, Mão và Ngọ không xung, Ngọ và Dậu không xung, Tí và Dậu không xung, Thìn và Mùi không xung, Thìn và Sửu không xung.

Lục hợp Tam hợp
  • Tý-Sửu hợp Thổ
  • Dần-Hợi hợp Mộc
  • Mão-Tuất hợp Hoả
  • Thìn-Dậu hợp Kim
  • Thân-Tỵ hợp Thuỷ
  • Ngọ-Mùi: Thái dương hợp Thái âm.
  • Thân-Tí-Thìn hoá Thuỷ cục
  • Hợi-Mão-Mùi hoá Mộc cục
  • Dần-Ngọ-Tuất hoá Hoả cục
  • Tỵ-Dậu-Sửu hoá Kim cục.

Như vậy, nếu dựa theo Địa Chi, việc chọn năm sinh, tuổi sinh cần chọn Lục Hợp, Tam Hợp và tránh Hình, Xung, Hại. Ví dụ: Bố tuổi Dần thì tránh con tuổi Thân, Tỵ, Hợi sẽ tránh được Xung của Địa Chi.

Nói tóm lại, lựa chọn năm sinh con để hợp tuổi bố mẹ có thể dựa vào Ngũ Hành, Thiên Can hoặc Địa Chi, cũng có thể dựa vào cả 3 yếu tố trên và lựa chọn phương án tốt nhất. Tuy nhiên, các yếu tố này cũng chỉ là một phần trong cuộc đời con người, cũng có nhiều trường hợp bố mẹ khó chọn được 1 dải năm để sinh con hợp tuổi do vậy không nên nhất thiết phải chọn năm để sinh, còn rất nhiều yếu tố khác như môi trường, xã hội, gia đình… hay kể cả về lý số cũng còn yếu tố Tử Vi để xem hung cát.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Sinh con hợp tuổi bố mẹ

13 lỗi thường gặp khi tự bài trí nội thất trong nhà

Nếu đồ nội thất không được bài trí một cách phù hợp, ngay cả những căn phòng đẹp nhất cũng mất đi vẻ đẹp vốn có.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Nếu đồ nội thất không được bài trí một cách phù hợp, ngay cả những căn phòng đẹp nhất cũng mất đi vẻ đẹp vốn có. Làm thế nào để bạn có thể chọn được một bố cục hợp lý? Nếu bạn  là người mới bắt đầu, hãy cố gắng tránh những lỗi sau đây. Nếu bạn chẳng may mắc phải những lỗi này rồi, đừng sợ bởi có những thủ thuật giúp bạn khắc phục chúng một cách dễ dàng.

1. Kê nội thất sát tường

 13 loi thuong gap khi tu bai tri noi that trong nha - 1

Kê nội thất sát tường tạo cảm giác căn phòng rộng hơn. Tuy nhiên nếu bạn muốn có một căn phòng tiện để chuyện trò tán gẫu thì bạn cần phải thay đổi lại cách bố trí nội thất. Một phòng khách với ghế sopha nổi bật giữa phòng xếp gần những chiếc ghế nhỏ sẽ tạo ra một không gian vừa phải cho mọi người trò chuyện.

2. Không tính đến giới hạn không gian

Đôi khi bạn phải đối mặt với tình trạng này. Phòng khách không thể rộng thêm vài mét nữa để xếp vừa đồ nội thất bạn thích. Hãy sớm tính toán diện tích không gian mình có để lựa chọn đồ nội thất và sắp xếp cho phù hợp. Hãy tìm kiếm một vài thủ thuật sắp xếp phù hợp với căn phòng của mình.

3. Một bên giường chặn cửa sổ

 13 loi thuong gap khi tu bai tri noi that trong nha - 2

Giường ngủ kê cạnh cửa sổ để nhìn xuống phố đôi khi lại dẫn đến bố cục không hài hòa. 

Hãy sửa lỗi này bằng những thủ thuật sau: Treo rèm phía đầu giường để ngăn ánh sáng trực tiếp từ sửa sổ chiếu vào. Nếu căn phòng trang trí theo phong cách hiện đại, một đầu giường có thể kê hơi thấp phù hợp với những trang trí bên cửa sổ. Bạn cũng có thể trang trí toàn bộ một bức tường với rèm vải.

4. Bố cục thiếu cân bằng

 13 loi thuong gap khi tu bai tri noi that trong nha - 3

Để bố cục trở lên cân bằng bạn không nhất thiết phải sắp xếp mọi thứ đối xứng nhau hoàn toàn. 

Xếp hết đồ đạc về một phía của căn phòng cũng giống như đang chơi trò bập bênh một mình. Để bố cục trở lên cân bằng bạn không nhất thiết phải sắp xếp mọi thứ đối xứng nhau hoàn toàn. Chẳng hạn, một chiếc ghế đôi xếp đối xứng với hai chiếc ghế rời ở đầu bên kia cũng làm cho bố cục căn phòng trở lên cân đối.

5. Quên không để lối đi lại

 13 loi thuong gap khi tu bai tri noi that trong nha - 4

Khi sắp xếp nội thất bạn cần tính toán làm sao để việc di chuyển trong phòng, đi ra đi vào một cách dễ dàng.

Chẳng hạn như ở phòng khách, bạn cần bố trí sao cho mọi người có thể dễ dàng đi vào chỗ ngồi mà không phải đi vòng quanh qua chiếc bàn hay người bên cạnh. Nếu căn phòng có nhiều cửa đi lại, hãy bố trí lối đi thật thông thoáng, như lối đi dẫn từ phòng bếp đến cửa phòng khách rồi ra hiên nhà chẳng hạn.

6. Tránh những đồ nội thất cỡ lớn

 13 loi thuong gap khi tu bai tri noi that trong nha - 5

Bộ sopha to đùng chỉ có thể để cố định ở một nơi trong căn phòng trong khi bộ nhỏ hơn có thể sử dụng linh hoạt và thích hợp đặt ở nhiều nơi.

Một món đồ không quá khổ không có nghĩa là nó không thể được dùng cho một mục đích nào đó. Những đồ nội thất cồng kềnh sẽ chiếm hết không gian, nên đừng bỏ qua những phiên bản nhỏ gọn hơn như một chiếc ghế dài nhỏ, kệ ti vi mỏng với bàn trà nhỏ nhắn khi trang trí cho một căn phòng nhỏ. Bộ sopha to đùng chỉ có thể để cố định ở một nơi trong căn phòng trong khi bộ nhỏ hơn có thể sử dụng linh hoạt và thích hợp đặt ở nhiều nơi.

7. Không xét hết mọi tình huống

 13 loi thuong gap khi tu bai tri noi that trong nha - 6

Bạn có thể thoải mái đi lại giữa giường và tủ đồ nhưng điều gì sẽ xảy ra khi bạn mở cánh tủ ra?

Bạn có thể thoải mái đi lại giữa giường và tủ đồ nhưng điều gì sẽ xảy ra khi bạn mở cánh tủ ra? Hay phải làm thế nào khi bạn muốn mở ngăn kéo lúc khách hàng vây kín xung quanh bàn? Hãy sắp xếp nội thất hợp lý để bạn có thể thoải mái mở ngăn kéo, cửa ra vào mà không cần bước tránh sang một bên

8. Chỉ nghĩ đến một chức năng

 13 loi thuong gap khi tu bai tri noi that trong nha - 7

Chẳng hạn, một cặp ghế đơn có thể dùng làm ghế ngồi khi đông khách và cũng có thể di chuyển sang nơi khác và trở thành chiếc bàn tiệc cocktail nhỏ.

Khi lựa chọn và bài trí nội thất, bạn cần xem xét mọi hoạt động có thể diễn ra trong phòng khách để thiết lập kế hoạch cho phù hợp. 

9. Đèn chiếu sáng lệch tâm

 13 loi thuong gap khi tu bai tri noi that trong nha - 8

Hãy tìm người có chuyên môn đến sửu chữa và lắp đặt lại đèn chùm lên phía trung tâm giữa bàn ăn.

10. Hiệu ứng sân bowling

 13 loi thuong gap khi tu bai tri noi that trong nha - 9

Xếp hai chiêc ghế nhỏ dọc sau lưng sopha để tạo ra một góc nhỏ khác.

Sắp xếp nội thất trong một căn phòng dài và hẹp thường tạo ra cảm giác này. Hãy tách phòng thành các khu vực khác nhau: nơi trò chuyện với một chiếc bàn xếp dọc theo ghế sô pha để tạo ra một góc làm việc, một chiếc bàn và ghế nhỏ sau sopha để ngồi làm bài tập hay chơi game. Xếp hai chiếc ghế nhỏ dọc sau lưng sopha để tạo ra một góc nhỏ khác.

11. Nội thất bị phô phần lưng xấu

 13 loi thuong gap khi tu bai tri noi that trong nha - 10

Quay phần lưng ghế về phía góc tường hoặc bạn cũng có thể sử dụng những tấm bọc ghế bắt mắt.

Chẳng có thứ gì làm căn phòng trở lên thu hút nếu gây ra ấn tượng đầu tiên xấu. Nếu điều đầu tiên bạn nhìn thấy khi bước vào căn phòng là phần lưng ghế xấu xí hãy sắp xếp lại bố cục nội thất ngay. 

12. Chọn góc nhìn tẻ nhạt

 13 loi thuong gap khi tu bai tri noi that trong nha - 11

Nếu đối diện ghế sopha là một bức tường trống rỗng bạn có thể khắc phục bằng cách kê vào đó kệ sách, trưng bày các cuốn sách và phụ kiện cuốn hút hoặc một bức tranh nghệ thuật.

Vị trí ghế chính trong căn phòng có thể đạt gần cửa sổ, lò sưởi hay cánh cửa mở sang phòng khác. Nếu đối diện ghế sopha là một bức tường trống rỗng bạn có thể khắc phục bằng cách kê vào đó kệ sách, trưng bày các cuốn sách và phụ kiện cuốn hút hoặc một bức tranh nghệ thuật.

13. Chân ghế kê lên sàn nhà

 13 loi thuong gap khi tu bai tri noi that trong nha - 12

Tất cả chân ghế đều được kê lên thảm trải nhà là lý tưởng nhất.

Tất cả chân ghế đều được kê lên thảm trải nhà là lý tưởng nhất. Nếu không thể thực hiện điều này thì ít nhất những chiếc chân ghế phía trước cũng cần được đặt lên thảm.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 13 lỗi thường gặp khi tự bài trí nội thất trong nhà

Độ xéo

Xà, đại sảnh, tường hay cửa ra vào báo trước điều bất ngờ, những điều lạ hay tai hoạ xảy ra. Sự thay đổi thình lình này của công việc có thể kề cận với tai họa. làm việc dưới cầu thang xoáy ốc thì thường hư việc vì độ dốc xuống sẽ đem công viêc đi theo.
Độ xéo

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Cách chữa: Có vài cách chữa được đưa ra để lập lại quân bình theo ý thích cá nhân. Trong trường hợp xà hay trần ngiêng, treo 1 quả tua đỏ, màu đỏ, xà gỗ để làm đều độ nghiêng hay xây 1 xà nghiêng phụ.

Cửa ra vào ở bức tường nghiêng thì rất xấu và đặc biệt nếu nó đi vào phòng ngủ hay phòng tắm, người trong nhà sẽ là nạn nhân cho những bệnh tặt lạ lùng bất ngờ hay biến cố nào đó. để ngăn ngừa tai họa, treo lên một trại thủy tinh cầu trên một bên cửa ra vào cách khoảng gần 1 thước tây tính từ ngạch cửa đó. Phòng lớn bị xiên lệch ta treo ba trái cầu thủy tinh theo chiều dài của nó.

Nếu cả 1 vách tường bị xiên lệch, nguồn khí sẽ bị dồn trong 1 góc nhỏ hơn 90 độ.

Cách chữa: Đặt 1 cây cảnh nơi góc xiên để giúp khí lưu chuyển.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Độ xéo

Xem chỉ tay, bàn tay thành công trong tổ chức đoàn thể

một người có phù hợp với tổ chức, hay không trên bàn tay đều có những biểu hiện nhất định , hãy cùng xem bói tướng xem chi tay trên bàn tay bạn nhé...
Xem chỉ tay, bàn tay thành công trong tổ chức đoàn thể

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trong một tập thể, người hòa thuận, chịu thương chịu khó luôn là người gặt hái được danh tiếng. Ngược lại, nhất định họ sẽ bị gò ép và loại trừ, hơn nữa một người có phù hợp với tổ chức, đoàn thể hay không trên bàn tay đều đã có những biểu hiện nhất định , hãy cùng xem bói tướng xem chi tay trên bàn tay bạn nhé…

Bàn tay có đầu ngón tay cái và ngón tay trỏ đều có hoa tay

Bạn là người có tính tình chín chắn, vững vàng, khả năng thích ứng cao. Có những chiêu thức ngoại giao ôn hòa, đồng thời bạn còn có thể thích ứng một cách tự nhiên với hoàn cảnh, có tính linh hoạt, sống hài hòa, tương trợ với những ngưòi trong cùng một tổ chức hoặc đoàn thể.

Bàn tay có độ dài của 5 đầu ngón tay tương xứng

Nếu độ dài của 5 ngón tay trên bàn tay bạn tương xứng ,thì bất luận là tính cách hay là khả năng của bạn  đều đạt được tới trạng thái cân bằng. Trong một môi trường đã được bố trí sẵn bạn là  người có thể phát huy hiệu quả công việc một cách tối đa.

Bàn tay có Điểm dấu của đường Trí tuệ và đường Sinh mệnh trùng nhau, hướng xuống nửa trên của gò Nguyệt

Là người có đầy đủ những kiến thức thông thường, có khả năng thích nghi tốt. Họ không thể hiện cái tôi một cách quá mức khiến người khác ghét bỏ. Sống trong một tổ chức họ có thể phát huy năng lực hòa giải, công việc vì thế thuận lợi, tốt đẹp. Trong công việc bất kể là làm việc gì họ đều không ngại khó khăn, thử thách, có thế gọi đây là người toàn năng, toàn tài.

Bàn tay có đường Tình cảm cong lên kẻo dấn phẩn giữa của ngón trỏ và ngón giữa

Chúc mừng bạn nếu bạn có một bàn tay như vậy. Bạn là người có tính tình vui vẻ, thoải mái, có tính thích ứng cao, thật thà, chất phác. Sống trong tổ chức bạn là người biết kiềm chế bản thân, đây không phải là người chỉ biết lợi cho mình. Do đó bạn có được sự yêu mến của mọi người, là thành viên không thể thiếu trong một tổ chức.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem chỉ tay, bàn tay thành công trong tổ chức đoàn thể

Lời Phật dạy về chữ tâm - có tâm ắt hưởng phúc lành

Trong cuộc sống có rất nhiều điều quý giá nhưng quan trọng nhất là tâm. Cùng lắng nghe lời Phật dạy về chữ tâm để có thêm những suy nghĩ đúng đắn.
Lời Phật dạy về chữ tâm - có tâm ắt hưởng phúc lành

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trong cuộc sống có rất nhiều điều quý giá nhưng quan trọng nhất là tâm. Tâm khởi phát cho mọi khổ đau và hạnh phúc, cùng lắng nghe lời Phật dạy về chữ tâm để có thêm những suy nghĩ đúng đắn cho con đường mình đi.   Nhiều người thích tiền tài, danh vọng, vật chất, điều này không sai, đó là nhu cầu thiết thực và đáng trân trọng. Nếu làm theo tâm mình thì những thứ kia sẽ giúp cuộc sống trở nên xa hoa, tốt đẹp, thoải mái hơn. Nhưng ngược lại, làm trái tâm thì có bao nhiêu cũng chỉ khiến cuộc sống bế tắc, bất hạnh hơn mà thôi. 

phat day chu tam
 
Lời Phật dạy về chữ tâm được ghi trong kinh sách sẽ bày tỏ đôi điều về vấn đề tưởng đơn giản mà lại rất rộng lớn này.  

1. Nhất thiết duy tâm tạo

  Trong kinh Hoa Nghiêm có viết: nhất thiết duy tâm tạo, tức là mọi việc đều do tâm sinh ra. Tâm là thứ điều khiển và nảy sinh ra mọi lẽ thiện ác, mọi công đức nghiệp báo của một đời người, quyết định con người ấy sẽ sống đời lương thiện hay đời xấu xa, sẽ trở nên hạnh phúc hay đau khổ.   Tâm tốt tạo ra thiện hạnh, nghiệp lành, hướng con người tới những việc giản đơn, tốt đẹp. Tâm xấu thúc đẩy tham, sân, si, tất cả những tội lỗi sai lầm mà chúng ta gây ra đều xuất phát từ tâm không trong sáng. Từ trong tâm sẽ dẫn dắt hành động, từ hành động mà tạo ra nhân quả.   Lời Phật dạy về chứ tâm nhấn mạnh tới sự tự chủ của mỗi người, không phải hoàn cảnh, không phải xã hội, không phải cuộc đời đẩy chúng ta tới chân tường, khiến chúng ta rơi vào vòng xoáy oan nghiệt mà chính tâm mới quyết định tất cả. Thế nên trong Phật giáo mới có những bài kinh sám hối.   Sám hối là nhìn lại tâm của mình, chủ động thừa nhận những sai lầm khởi phát từ trong tâm và cố gắng thay đổi, cải biến để lương tâm trong sáng, xóa sạch nhưng mờ tục trong tâm. Tâm sinh tính và tâm sinh tướng, tâm tốt thì mọi thứ đều vẹn tròn..  

2. Tùy tâm biểu hiện

  Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm có viết: tùy tâm biểu hiện, tức là mọi sự thiện ác lành dữ đều do tâm biểu hiện ra. Người hành động không tốt, có tính bạo lực, thù địch, dối trá tức là tâm không sáng; người dịu dàng, nho nhã, thanh lịch, thật thà là biểu hiện của tấm lòng tốt đẹp.    Không có chuyện tâm tốt mà biểu hiện ra xấu cũng không có trường hợp tâm xấu mà hành động lại tốt đẹp trừ khi là giả tạo mà cái gì giả thì sớm muộn cũng bị vạch trần. Tâm và biểu hiện rất nhất quán, có sự tương đồng, tương thông. Vì thế thông qua hành động của một người có thể thấy tâm tính của người đó. 
Xem thêm bài viết 2 điều tưởng nhỏ mà không nhỏ, gây tổn hại phúc đức

3. Tam giới tận tâm, tức thị niết bàn


phat day chu tam 1
 
Lời Phật dạy về chữ tâm ghi trong kinh A Hàm có ý nghĩa là chỉ khi nào tâm sạch ba cõi, không còn tham, sân, si thì mới thấy được Niết Bàn – cõi cực lạc tiên cảnh.   Lòng tham nổi lên, con người sẽ chìm đắm trong dục giới, lúc nào cũng chỉ muốn thỏa mãn lòng tham, sẵn sàng làm tất cả những chuyện xấu xa đồi bại nhất để đạt được mục đích. Mà lòng tham thì vô đáy, không có điểm dừng, đạt được cái này rồi lại muốn cái kia nên con người lúc nào cũng vất vả, bôn ba vì những thứ chưa chắc đã thực sự có ý nghĩa. Phật dạy về chữ tham, lòng tham và nỗi khổ vì tham nhất định phải nhớ.   Khi lòng sân hận nổi lên, con người sẽ chìm trong sắc giới, sinh sự bất mãn, tự mình làm khổ mình, dù không tham nhưng có sân thì không thể hết khổ, không thể hết buồn, dễ đố kị, ghen tị mà làm việc ác.   Khi lòng si nổi lên, ngu dốt u mê tăm tối, không thấy đúng sai, không màng phải trái, không có tâm dẫn đường, dễ mê lầm.  

4. Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai

  Một khi tâm niệm tức giận, sân hận khởi lên mà chúng ta không tự kiềm chế, không tự khắc phục, thì trăm ngàn vạn chuyện khó khăn, đau khổ, chướng ngại tiếp nối theo sau đó. Tâm dẫn đường hành động, tâm sinh tính cách, tâm làm nên tướng người nên tâm xấu ắt hẳn bao chuyện thiếu tử tế sẽ diễn ra.   Lời Phật dạy về chữ tâm thực ra chung quy lại chỉ có một trọng điểm: chữ tâm tạo nên cuộc đời. Sống ở đời có thể không có tiền, không có tài nhưng nhất định phải có tâm. Người không tiền sống nghèo sống khổ, người không tài sống vô dụng và nhỏ bé nhưng người không tâm thì không có cuộc sống. 
Lời Phật dạy về tình yêu nhất định phải khắc cốt ghi tâm Lời Phật dạy về nhân quả nhất định phải hiểu mới áp dụng đúng Lời Phật dạy: Đoán biết người có vận mệnh tốt hay xấu chỉ cần nghe họ nói
Tâm Lan

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Lời Phật dạy về chữ tâm - có tâm ắt hưởng phúc lành

Lá số tử vi cao sang được sao Thái Dương chiếu mệnh

Thuộc tính ngũ hành của sao Thái Dương là dương Hỏa, chủ tinh, cát tinh chòm Trung Thiên Đẩu, chủ cung Quan Lộc. Sao Thái Sương chiếu mệnh là người có số quyền
Lá số tử vi cao sang được sao Thái Dương chiếu mệnh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Thuộc tính ngũ hành của sao Thái Dương là dương Hỏa, chủ tinh, cát tinh chòm Trung Thiên Đẩu, chủ cung Quan Lộc. Xem lá số tử vi mà có sao Thái Dương thì là người có mệnh quyền quý, nổi bật hơn người.


La so tu vi cao sang duoc sao Thai Duong chieu menh hinh anh
 
Sao Thái Dương là dương Hỏa, là tinh hoa của Mặt Trời, là chuẩn mực của tạo hóa. Tại Số chủ về danh vọng, sau đó là giàu có, văn võ song toàn, ưa gặp Phụ Bật để được trợ giúp, gặp Lộc Tồn sẽ có tước lộc cao, gặp Thái Âm sẽ tương sinh. Gặp các cát tinh sẽ được may mắn cát tường, gặp sát tinh sẽ vất vả truân chuyên. Nếu đóng tại cung Mệnh/Thân lại miếu, vượng sẽ là sao tốt trong mệnh số, tốt nhất là ở cung Quan Lộc.
 
Vầng Thái Dương có lúc mọc lúc lặn nên trong lá số tử vi, sao Thái Dương cũng biến đổi theo từng cung. Tại cung Dần, Mão là Mặt Trời mới mọc; tại cung Thìn, Tỵ là thăng điện; tại cung Ngọ là Mặt Trời giữa trưa, chủ về đại phú quý; tại cung Mùi, Thân là xế bóng chủ về trước chuyên cần, sau trễ nải; tại cung Dậu là lặn về Tây, hữu danh vô thực, đẹp mã mà rỗng tuếch; tại cung Tuất, Hợi, Tý, Sửu là mất sáng, nếu gặp Cự Môn, Phá Quân chủ về một đời vất vả, bần hàn, tính cách khó gần, dễ gặp thị phi.
 
Sao Thái Dương chủ về đường chức tước nên tốt nhất khi đóng ở cung Quan Lộc, đặc biệt khi xuất hiện một mình tại cung Ngọ là thế “Nhật lệ trung niên”, chủ về sự nghiệp lẫy lừng có thể là bậc lãnh tụ phi phàm.
 
Sao Thái Dương ưa nằm cùng hoặc hội chiếu với 6 cát tinh, đặc biệt hợp với sao Tam Thai, Bát Tọa, có thể tăng cường vẻ sáng; cũng ưa nắm cùng với Ân Quang, Thiên Quý chủ về được nhận ân huệ đặc biệt, có vinh dự lớn. Nếu sao Thái Dương nằm cùng cung với Đế Tọa, Tả Phụ, Hữu Bật tuy hãm nhưng vẫn luận là quý, chỉ là có phần vất vả hơn.
 
Sao Thái Dương nếu miếu, vượng mà gặp sát tinh xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng đến người thân là nam giới, còn về bản thân thì sẽ tăng thêm ít vất vả chứ không giảm tốt. Ánh sáng sao Thái Dương không bị Thiên La, Địa Võng khống chế. Sao Thái Dương tuy không sợ 6 sát tinh nhưng trường hợp nằm ở cung Mão thì sợ gặp Hóa Kỵ, đặc biệt nếu nằm ở vị trí hãm thì rất bất lợi cho mắt.
 
Sao Thái Dương không ngừng di chuyển, gặp Tả Hữu sẽ phò trợ cho quân chủ, gặp Lộc Tồn sẽ trợ phúc, gặp cát tinh nhập miếu sẽ cát; lạc hãm gặp hung tinh sẽ vất vả. Nếu đóng tại cung Mệnh, vận mệnh con người có tính tình trung hậu, rộng rãi, không chấp nhặt. Nếu miếu, vượng gặp Hóa Lộc, Hóa Quyền càng thêm hiển quý. Nếu được Tả, Hữu, Xương, Khúc, Khôi Việt tam hợp chiếu hai cung Tài, Quan thì chủ về phú quý tột đỉnh; nếu lại gặp tứ sát thì chủ về đủ ăn đủ mặc.
 
Sao Thái Dương có tính động nếu đóng tại Mệnh chủ về một đời không được nhàn nhã. Thái Dương chủ về sang chứ không giàu nên hiển quý, thanh cao, cho dù gặp Lộc Tồn cũng phải vất vả mới kiếm được tiền bạc.
 
Nếu Thái Dương, Thái Âm kèm hai bên Thiên Phủ hoặc Vũ Khúc, Tham Lang đóng tại cung Mệnh ở Sửu, Mùi là cách cục “Nhật Nguyệt giáp mệnh” chủ về giàu có (nếu kèm hai bên Vũ Khúc, Tham Lang sẽ phát tài muộn).
 
Sao Thái Dương đóng cung Mệnh tại Ngọ là cách “Kim xán quang huy” (hay còn gọi là “Nhật lệ trung Thiên”), chủ về tài hoa, có thành tựu cao. Nếu Thái Dương, Thiên Lương đóng tại Mão, tam hợp hội chiếu sao Thái Âm tại Hợi là cách “Nhật chiếu lôi môn” hay “Nhật xuất phù tang”, có tài lãnh đạo tốt.
 
Nếu cung Mệnh đóng tại Mùi, sao Thái Dương tại Mão, Thái Âm tại Hợi, Thiên Đồng và Cự Môn tại Sửu hội chiếu là cách “Minh Châu xuất hải”, vững bước đường mây. Nếu cung Mệnh đóng tại Sửu hoặc Mùi, Thái Dương và Thái Âm miếu, vượng tại cung tam hợp hội chiếu; hoặc Thái Dương tại Thìn, Tỵ, Thái Âm tại Tuất, Dậu là cách “Nhật Nguyệt tịnh minh” hay “Đan trì quế trì”, chủ về công danh sớm rộng mở. 
 
Nếu cung Mệnh đóng tại Sửu, Mùi lại gặp Thái Dương, Thái Âm hoặc nằm cung đối chiếu là cách “Nhật Nguyệt đồng lâm”, chủ về sẽ làm quan lớn. Nếu Thái Dương, Thái Âm đều nằm tại cung Điền Trạch hoặc tại cung tam hợp hội chiếu là cách “Nhật Nguyệt chiếu bích” sẽ sở hữu rất nhiều bất động sản. 
 
Nếu Thái Dương và Cự Môn đóng tại Dần, Thân là cách “Cự Nhật đồng cung”, chủ về trước khổ sau sướng. Nếu sao Thái Dương, Thiên Lương, Văn Xương, Lộc Tồn tụ tập tại các cung tam phương, tứ chính là cách “Dương Lương Xương Lộc”, chủ về có đầy đủ tước vị lẫn tiền tài.  Nếu sao Thái Âm tại Thìn, Mão, sao Thái Dương tại Tuất, Hợi lạc hãm trấn Mệnh là cách “Nhật Nguyệt phản bội”, số mệnh vất vả, lao nhọc, ít duyên với cha mẹ. Nếu sao Thái Dương, Thái Âm hãm đóng cung Tật Ách là cách “Nhật Nguyệt tật ách”, chủ về bị khuyết tật.

► Xem bói ngày tháng năm sinh để biết vận mệnh của bạn

ST

 
 
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Lá số tử vi cao sang được sao Thái Dương chiếu mệnh

Đổi màu cửa sổ, vận khí tăng tiến

Phong thủy nhà ở là sự phối hợp của tất cả các yếu tố hiện hữu trong căn nhà. Màu sắc cửa sổ hợp phong thủy cũng góp phần làm tăng vận khí và tạo bố cục phong
Đổi màu cửa sổ, vận khí tăng tiến

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

thủy tốt toàn diện.

Doi mau cua so, van khi tang tien hinh anh
Màu sắc cửa sổ không chỉ có giá trị thẩm mĩ mà còn có ý nghĩa phong thủy

Màu sắc cửa sổ hài hòa
với màu tường của căn nhà là tiêu chí đầu tiên cần quan tâm khi chọn màu sơn. Không chọn các màu quá tương khắc hoặc phản cảm với nhau sẽ tạo ra khung cảnh không thuận mắt, thiếu thẩm mỹ.
 
Khi chọn màu sơn cửa sổ nên chú ý kết hợp với phương hướng để thúc đẩy may mắn cho gia chủ.
 
Cửa sổ hướng chính Đông, Đông Nam hợp màu vàng và màu nâu.
 
Ở hướng chính Nam sơn màu trắng, màu bạc là màu cửa sổ hợp phong thủy.
 
Cửa sổ đặt ở hướng Tây Nam phối hợp với màu xanh lam và màu đen tạo ra phong thủy tốt.
 
Màu xanh lục và xanh da trời thích hợp để sơn cửa sổ ở hướng chính Tây, Tây Bắc.  
 
Cửa sổ hướng chính Bắc nên dùng màu đỏ và màu hồng.
 
Cửa sổ hướng Đông Bắc sơn màu xanh lam và màu đen là những màu sắc tốt lành.   Theo Phong thủy biệt thự, nhà vườn và khu vui chơi giải trí
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đổi màu cửa sổ, vận khí tăng tiến

18 vị đại lịch sư tổ của Phật giáo (phần 2)

18 vị sư tổ của Phật giáo là những bậc có công rất lớn trong việc xây dựng và phát triển hệ thống kinh sách, đạo pháp, truyền bá rộng rãi tư tưởng của Đức Phật.
18 vị đại lịch sư tổ của Phật giáo (phần 2)

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

18 vị sư tổ của Phật giáo là những bậc tôn giả, đại sư có công rất lớn trong việc xây dựng và phát triển hệ thống kinh sách, đạo pháp cũng như truyền bá rộng rãi tư tưởng của Đức Phật tới đông đảo chúng sinh.


=> Đọc thêm: Chuyện tâm linh huyền bí bốn phương có thật

10. Đông Thổ lục tổ Tuệ Năng đại sư

18 vi dai lich su to cua Phat giao phan 2 hinh anh
 
  Tuệ Năng đại sư mồ côi cha từ nhỏ, gia cảnh nghèo khổ, bán củi để nuôi mẹ. Một ngày, nghe tiếng tụng “Kim Cương kinh” mà phản tỉnh, tự nguyện theo Hoàng Nhẫn đại sư cầu pháp, đắc thừa y bát. Sau khi ẩn cư 15 năm liền đi truyền bá tư tưởng ngộ đạo cho đời, ngài cho rằng, giác ngộ là bản tính vốn có, phiền não vốn là không tồn tại, tự mình khơi dậy giác tính chính là ngộ đạo.
11. Cửu tinh Huyền Sách pháp sư   Huyền Sách pháp sư vốn họ Lỗ, thưở nhỏ phụ cha buôn bán ở núi Thiên Nhai, xuất gia theo Trí Quảng pháp sư, ngày ngày tụng “Kim Quang Minh kinh”, tu lễ sám pháp. 
12. Hàm Sơn Đức Thanh đại sư  
18 vi dai lich su to cua Phat giao phan 2 hinh anh 3
 
Đức Thanh đại sư là một trong tứ đại cao tăng những năm cuối thời nhà Minh, người tỉnh An Huy, một trong 18 vị sư tổ của Phật giáo. 11 tuổi xuất gia, 19 tuổi theo Sơn Vân Cốc Pháp Hội thiền sư ngộ đạo, sau đi chư phương giảng đạo. 28 tuổi dừng ở khe suối nhỏ, tự mình lập am nhỏ, 44 tuổi chuyên tâm tu trì tịnh, khởi xướng tư tưởng thiện tịnh vô biệt.
  13. Huyền Từ Đạt Khiêm thiền sư   Huyền Tử Đạt Khiêm thiền sư là người Phú Kiến, xuất gia ở chùa Đông Minh, Hàng Châu, là người khai pháp cho Hoàng Pha Sơn.
14. Cổ Điền Đạt Nguyên thiền sư   Cổ Điền Đạt Nguyên thiền sư là đại sư cuối Minh đầu Thanh, người tỉnh Hồ Bắc, học trò của Tham Tuyết Đậu thông Vân đại sư.   15. Tố Sơn Hướng Nhiên thiền sư  
18 vi dai lich su to cua Phat giao phan 2 hinh anh 3
 
Tố Sơn Hướng Nhiên thiền sư là người hiểu lòng chúng sinh, dùng thi, thư, thiện pháp để hóa độ, đặt nền móng vững chắc cho thiền tông truyền thừa.
  16. Thù Bồi Ấn Quang thiền sư   Thù Bồi Ấn Quang thiền sư 13 tuổi đã gánh vác bản tự, tu tâm ngộ tính, một đời khổ hạnh, không sợ gian nan, bảo hộ thiện giáo, yêu cầu thực hiên tinh thần Phật giáo đích thực ngay cả trong thời chiến, góp phần chú giải đại kinh đại luận.   17. Hư Vân Đức Thanh lão hòa thượng   Hư Vân Đức Thanh lão hòa thượng 19 tuổi xuất gia, đi khắp nơi truyền thụ tư tưởng Phật giáo, độ chúng vô lượng.   18. Di Quang lão hòa thượng   Di Quang lão hòa thượng tu tịnh cả tinh thần và thể chất, đấu tranh vì tự do Phật giáo, ngộ đạo truyền giáo. 
Trở thành thiện nam tín nữ để hưởng an lạc Không điều gì là vĩnh cửu, nhớ để buông bỏ mà cải biên số mệnh Nằm lòng quy tắc lập bàn thờ Phật tại gia để cả nhà luôn bình an Phật chỉ ra 7 việc không đáng để làm trong đời người
Tâm Lan

 

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 18 vị đại lịch sư tổ của Phật giáo (phần 2)

Nhìn đôi môi đoán bệnh

Môi nứt báo hiệu cơ thể đang thiếu hụt vitamin, môi nhợt nhạt cảnh báo bạn bị thiếu máu, môi màu tối là dấu hiệu của bệnh gan...

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Cũng giống như một bài bộ phận khác như móng tay, bàn chân, màu mắt... dựa vào đôi môi bạn cũng có thể chẩn đoán được bệnh tật.

Dưới đây là những dấu hiệu của đôi môi mà bạn cần phải lưu ý, theo Boldsky.

Lở môi

Nổi mụn nhỏ ở môi kèm theo đau đớn và thường xuyên bị chảy máu báo hiệu bệnh nhiễm trùng do virus herpes, một bệnh lý mụn nước quanh miệng. Bệnh này rất dễ lây nhiễm, do vậy không nên sử dụng chung son môi hay các vật dụng của người mắc bệnh.

Nứt môi

Biểu hiện này cho thấy cơ thể bạn đang bị thiếu hụt các vitamin. Đây cũng có thể là dấu hiệu nhiễm nấm trên môi. Căng thẳng và lo lắng cũng gây ra các vết nứt ở đôi môi.

Môi nhợt nhạt

Tình trạng này báo hiệu cơ thể nhiều khả năng bị thiếu máu. Bạn phải ăn nhiều rau xanh và hoa quả, bổ sung thêm sắt để các tế bào máu được cải thiện.

Môi sưng

Nhìn đôi môi đoán bệnh - Ảnh 4

Ảnh: Boldsky.

Môi sưng có thể do dị ứng bên trong da. Nếu đôi môi của bạn sưng sau khi uống thuốc hoặc sử dụng kem dưỡng da hay kem dưỡng môi, có thể bạn đã bị dị ứng. Phải điều trị sớm, dị ứng nội bộ đôi khi gây tử vong.

Môi khô

Đôi môi thường xuyên khô ráp là dấu hiệu cơ thể thiếu nước hoặc mất nước. Thay vì sử dụng son dưỡng môi thường xuyên hãy bổ sung thêm nước cho cơ thể, nhất là vào mùa Đông.

Môi đổi màu

Đôi môi có màu tối sạm là kết quả của việc hút thuốc trong thời gian dài. Tuy nhiên, nếu bạn mắc bệnh gan, môi cũng sẽ chuyển sang màu tối. Tốt nhất nên đến bác sỹ nếu đôi môi có dấu hiệu đổi màu.

Theo VnExpress
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Nhìn đôi môi đoán bệnh

Mơ thấy mặt trời mọc: Có cảm giác dựa dẫm vào cha –

Mặt trời trong mơ đại diện cho tình cha ấm áp và cao lớn. Mơ thấy mặt trời, cho thấy người nằm mơ có cảm giác dựa dẫm vào cha, luôn hy vọng được cha bảo bọc chở che, luôn khát khao được cha quan tâm săn sóc, không muốn một mình ra khỏi nhà, chẳng mu
Mơ thấy mặt trời mọc: Có cảm giác dựa dẫm vào cha –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mơ thấy mặt trời mọc: Có cảm giác dựa dẫm vào cha –

4 chòm sao lười biếng nhất quả đất

Cuộc sống hiện đại, mọi việc đều được tự động hóa nên 4 chòm sao lười biếng dưới đây càng có cơ hội không động tay động chân vào việc gì, cả ngày ì ạch.
4 chòm sao lười biếng nhất quả đất

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Cuộc sống hiện đại, mọi việc đều được tự động hóa nên 4 chòm sao lười biếng dưới đây càng có cơ hội không động tay động chân vào việc gì, cả ngày ì ạch, đến việc cá nhân còn ngại làm.


4 chom sao luoi bieng nhat qua dat hinh anh 2
 

Thủy Bình (Bảo Bình)

  Thủy Bình là chòm sao lười biếng vì họ còn bận mải mê với những suy nghĩ trên mây trên gió. Phương châm sống của Bình nhi là “có thể ngồi thì không đứng, có thể nằm thì không ngồi”. Chòm sao này hạn chế tối đa những chuyện không nhất thiết phải làm, không quá quan trọng thì lười được bao nhiêu là lười bấy nhiêu. Người ngơ ngơ ngác ngác thế này, muốn họ chăm chỉ cũng khó. 

Có thể Bình nhi quan tâm: Bắt đâu hoàn hảo dành riêng cho Thủy Bình 

Nhân Mã

  Nhân Mã chính xác là chòm sao vô tâm, không để ý tới chuyện gì khác, lười để ý đến mọi sự vụ. Siêu cấp lười biếng, siêu cấp vô tâm, nếu không phải chuyện trực tiếp liên quan tới họ thì đừng mong Mã Mã để vào đầu. Hơn nữa, chòm sao này còn hoàn toàn miễn dịch với mọi lời nhắc nhở hay ý kiến từ bên ngoài, họ không quan tâm đâu. Sự thú vị ở một nàng Nhân Mã liệu bạn có tìm thấy?
4 chom sao luoi bieng nhat qua dat hinh anh 2
 

Sư Tử

Trời sinh Sư Tử đã là chòm sao đại lười, nhân sinh quan rất biếng nhác, không bao giờ đển bản thân phải vất vả. Có thể ngủ là ngủ, có thể ăn là ăn, có thể đi chơi liền đi ngay, không do dự. Làm việc thì chú trọng sự đơn giản, ít phiền toái, đến cả chuyện tình cảm cũng như vậy, một chút suy nghĩ cũng lười. 
 
Mách nước cho Sư Tử phát triển sự nghiệp

Song Tử

  Thích nhàn hạ là đặc điểm nổi trội nhất trong tính cách của Song Tử, ham hưởng lạc, không thích chuyện bao đồng, cũng không bôn ba vì cái này cái kia bao giờ. Họ lúc nào cũng như hoa hoa công tử, phong lưu, phóng khoáng, lượn lờ khắp nơi tìm thú vui chứ ít khi muốn đầu tắt mặt tối.

Nữ Bảo Bình nam Song Tử - ai bảo không thể có bạn thân khác giới
Thái Vân

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: 4 chòm sao lười biếng nhất quả đất

Chử đạo tổ và lễ hội đền Dạ Trạch

Đền thờ Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên có 2 nơi, một là nơi 2 người gặp nhau nên duyên kỳ ngộ, nơi kia là chỗ 2 người hóa về trời

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

- Trích trong: VÀO CHÙA LỄ PHẬT - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT của Đặng Xuân Xuyến -

Cách Hà Nội chừng 25km theo đê sông Hồng, có hai ngôi đền thờ Đức thánh Chử Đồng Tử, một ngôi đền nằm ở địa phận thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên bên dòng sông Hồng nhìn ra bãi Tự Nhiên nơi nàng công chúa Tiên Dung xinh đẹp, con gái vua Hùng thứ 18 kỳ ngộ và nên duyên với chàng Chử Đồng Tử nghèo khó; ngôi đền thứ hai thuộc địa phận thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, nơi chàng Chử Đồng Tử cùng nhị vị phu nhân hóa về trời.

Tuy hai ngôi đền đều thờ đức thánh Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân, kiểu dáng kiến trúc truyền thống nhưng có sự khác biệt đáng kể.

đền chử đồng tử hưng yên

Ngôi đền Ða Hòa nằm trên một khu đất cao rộng, bằng phẳng, hình chữ nhật có diện tích 18.720m², cảnh quan đẹp, mặt đền quay về hướng chính tây nhìn thẳng sang bãi Tự Nhiên. Tổng thể kiến trúc có 18 ngôi nhà mái ngói cổ như 18 con thuyền mũi cong, tượng trưng cho 18 đời vua Hùng.

Ngọ môn gồm 3 cửa. Cửa chính là tòa nhà 3 gian cao rộng, trên đỉnh nóc đắp lưỡng long chầu nguyệt, chỉ mở cửa vào đại lễ. Hai cửa bên mở vào các ngày lễ hội, sóc vọng... để đón khách thập phương.

Qua sân Ðại là đến Ðại tế, tòa Thiêu hương, cung Ðệ Nhị, cung Ðệ Tam và cuối cùng là Hậu cung. Tòa Thiêu hương có kiến trúc cao, thoáng, trang nghiêm. Các đầu đao, bờ nóc chạm trổ tinh vi, đắp gọt tỉ mỉ, màu sắc rực rỡ với nhiều hình trang trí như rồng, sư tử.

Cửa võng ở cung Ðệ Nhị đều được chạm hình chim phượng, hoa cúc và các hoa quả... được sơn son thiếp vàng. Các pho tượng đức thánh Chử Ðồng Tử và Nhị vị phu nhân được đúc bằng đồng rất đẹp.

Còn đền Dạ Trạch nằm trong không gian thoáng đãng cạnh đầm Dạ Trạch. Kết cấu chính từ ngoài vào trong gồm có lầu chuông, hồ bán nguyệt, qua sân là đến điện thờ gồm ba tòa nhà.

Trong đền thờ còn có ban thờ Triệu Việt Vương (Do ngày xưa Triệu Việt Vương đóng quân ở đây).

Toàn bộ nội, ngoại thất, kiến trúc ngôi đền toát lên nét cổ kính, linh thiêng.

Hằng năm vào ngày 10 đến ngày 12 tháng 2 âm lịch, lễ hội Chử Đồng Tử lại được diễn ra tại các đền Đa Hòa (xã Dạ Trach, Khoái Châu) và đền thờ Hồng Vân công chúa (xã Đông Tảo, Khoái Châu) để tỏ lòng ghi nhớ công ơn của Tam vị với dân làng quanh vùng, đồng thời cũng để tô đậm thêm thiên tình sử muôn đời của Tam vị đức thánh Chử Đồng Tử - Tiên Dung và Hồng Vân.

Sáng ngày khai hội (mồng 10 tháng 2 âm lịch) từ sáng sớm các cụ phụ lão trong làng khăn áo chỉnh tề ra đền thắp hương làm lễ. Sau lễ khai mạc ôn lại truyền thuyết về cuộc đời và những hoạt động của đức thánh Chử Ðồng Tử và nhị vị phu nhân là lễ rước nước.

Đúng giờ quy định thì đoàn rước kiệu khởi hành ra bến sông Hồng lấy nước. Ði đầu đám rước là 2 con rồng vàng lộng lẫy do 10 người điều khiển uốn lượn theo nhịp trống phách. Đoàn rước kiệu là đội tế nữ với xiêm y đẹp, đủ màu sắc. Ðám rước có ban nhạc lễ, kiệu thánh, bát bửu, kíp chấp, ché đựng nước. Ðoàn rước nước ngồi trên hàng chục chiếc thuyền bơi ra đến giữa sông Hồng múc nước đổ vào ché rồi quay về đền để làm lễ tắm tượng.

Theo sau là đoàn “rước du”, đưa kiệu thờ các đức Thánh lên thuyền rồng dạo trên sông với nhiều nghi thức tế lễ, múa hát trên thuyền. Dọc bờ sông có các đội múa hát, chiêng trống, cờ quạt, võng lọng theo hầu.

Sau khi nghi lễ rước nước, rước du kết thúc, chóe nước thiêng và kiệu Thánh được rước trở lại đền thì tổ chức lễ dâng hương và khai hội.

Theo tục lệ, nước được dùng để cúng phải là nước ở giữa sông Hồng. Người đại diện cho dân làng lấy nước là cụ già có đức độ trong làng. Dâng nước là hình thức tâm linh cầu nguyện một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu.

Sau khai hội, diễn ra rất nhiều trò chơi dân gian, nhiều tiết mục biểu diễn văn nghệ truyền thống đặc sắc như: hát ca trù, hát quan họ, hát trống quân; các trò chơi đi cầu kiều, bắt vịt, đánh đu…

Đặc biệt, lễ hội Ða Hòa được gọi là lễ hàng tổng Mễ, với thông lệ cứ 3 năm diễn ra một lần với sự tham gia của nhân dân hai xã Bình Minh (huyện Khoái Châu) và Mễ Sở (huyện Văn Giang): Sáng ngày 10 tháng 02 âm lịch, 8 làng thuộc tổng Mễ (tức 8 làng của 2 xã Bình Minh và Mễ Sở) đồng loạt tiến hành lễ rước kiệu về đền Đa Hòa.

Khi vào đền, ở mỗi đám kiệu lại diễn ra các trò khác nhau như múa rồng, múa phượng, múa sinh tiền…

Các đoàn rước khi gặp nhau còn có nghi thức chào hỏi độc đáo. Khi đã rước đủ 8 kiệu về đền thì tổ chức đại lễ dâng hương và khai hội.


(Trích trong VÀO CHÙA LỄ PHẬT NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT của Đặng Xuân Xuyến, nxb Văn Hóa Thông Tin)

Bài viết được tác giả gửi đến trang nhà Xem Tướng chấm net, tháng 7 năm 2015

Một số sách của tác giả Đặng Xuân Xuyến đã xuất bản như:

  • Tử Vi Kiến Giải - nxb Thanh Hóa
  • Tử Vi Vấn Đáp - nxb Thanh Hóa
  • Vào chùa lễ Phật, những điều cần biết - nxb Văn Hóa Thông Tin
  • Tìm hiểu văn hóa tín ngưỡng trong dân gian - nxb Thanh Hóa
  • Điềm báo và kiêng kỵ trong dân gian - nxb Lao Động - Xã Hội
  • Khám phá bí ẩn con người qua bàn tay - nxb Thanh Hóa

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chử đạo tổ và lễ hội đền Dạ Trạch

Những lễ hội tổ chức vào ngày 19 tháng 1 âm lịch - Hội Đền Qủa Sơn

Những lễ hội tổ chức vào ngày 19 tháng 1 âm lịch gồm có những lễ hội sau: Hội Bên Núi Sưa,Hội Đền Qủa Sơn,Hội Đền Cờn

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Những lễ hội tổ chức vào ngày 19 tháng 1 âm lịch - Hội Đền Qủa Sơn

Những lễ hội tổ chức vào ngày 19 tháng 1 âm lịch - Hội Đền Qủa Sơn

Những lễ hội tiêu biểu được tổ chức vào ngày 19 tháng 1 âm lịch:

1. Hội Bên Núi Sưa

Thời gian: tổ chức vào ngày 19 tháng 1 âm lịch.

Địa điểm: Núi Sưa (Bách Thảo), phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Huyền Thiên Hắc Đế (Tương truyền rằng đó là cậu bé giúp vua Lý đánh giặc ngoại xâm).

Nội dung: Lễ hội xuất phát từ tục kết chạ xưa của ba thôn: Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Xuân Biểu ở các làng quê thuộc châu thổ Sông Hồng, Nó nhằm tăng tinh thần đoàn kết tương thân tương ái trong việc chống thiên tai địch họa. Ngày xuân gặp gỡ nhau vui chơi ca hát kể cho nhau nghe kinh nghiệm của mùa màng. Đó là nét đẹp văn hóa của hội làng truyền thống Thăng Long - Hà Nội từ xa xưa. Mọi người đến hội để gặp gỡ nhau và vui chơi ca hát, thi cây thế, thổi xôi.

2.Hội Đền Qủa Sơn

Thời gian: tổ chức từ ngày 19 tới ngày 21 tháng 1 âm lịch.

Địa điểm: xã Bồi Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn vinh công lớn lao của Uy Minh vương Lý Nhật Quang (là con trai thứ 8 của đức Thái Tổ Lý Côn Uẩn).

Nội dung:

Phần lễ: Ngày 19 lễ yết cáo, ngày 20 là chính lễ (buổi sáng là lễ rước thần từ đền quả Sơn đến chùa Bà Bụt, buổi chiều là lễ tạ ơn Bà Bụt), ngày 21 là lễ rước xôi từ chùa Bà Bụt về đền, buổi chiều là lễ tạ yên vị.

Phần hội: Diễn ra các trò chơi dân gian như chọi gà, cờ thẻ, cờ người, đấu vật, múa võ, đặc sắc nhất trong hội là bơi thuyền bơi chải xuôi ngược dòng Lam, hát trầu văn, ca trù, diễn các tích chèo, tuồng cổ.

Ngày nay, ngoài các trò chơi dân gian và nghệ thuật dân tộc, còn tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như: Biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim, cắm trại, triển làm, trưng bày các loại ấn phẩm văn hóa tổ chức các cuộc thi đá bong, bóng chuyền...

3. Hội Đền Cờn

Thời gian: tổ chức vào ngày 19 tới ngày 21 tháng 1 âm lịch.

Địa điểm: làng Phương Cần, xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Đối tượng suy tôn: Nhằm tôn vinh Đức Thánh Mẫu - tứ vị Thánh Nương (nữ thần bảo vệ và phù hộ cho dân làm ăn thịnh vượng, giúp quân đội vượt lên bình an).

Nội dung: Lễ hội đền Cờn mở đầu bằng những đoàn du thuyền du xuân trang trí cờ hoa, trong chiêng âm vang.

Đặc biệt trong lễ hội còn diễn ra trò trận thủy chiến giả gán với truyền thuyết dựng đền, có quân xanh, quan đỏ giao chiến trên một dải núi non hiểm trở từ hàng Ói về đền Cờ. Trận giả ba năm tổ chức một lần. Trong đó có tục chạy ói là nét riêng của hội đền Cờn. Nhiều trò chơi dân gian như: đu tiên, đấu vật, đánh cờ người, đua thuyền rồng, hát tuồng chèo, chầu văn... Kết thúc hội là lễ yên, cầu tài, cầu lộc, lễ tạ ơn, xem quẻ...


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những lễ hội tổ chức vào ngày 19 tháng 1 âm lịch - Hội Đền Qủa Sơn

Thờ Phật tại nhà cần phải biết những điều kiêng kị?

Có nhiều người không hiểu đối với tro hương cùng các kinh sách, tượng và các pháp vật bị hư hỏng thì sẽ xử lý như thế nào? Thậm chí có người mang đến giao cho nhà chùa.
Thờ Phật tại nhà cần phải biết những điều kiêng kị?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tục lệ tín ngưỡng của dân gian thường có rất nhiều điều kiêng kị, nhưng đó không phải là tín ngưỡng Phật giáo chân chính mà chỉ là những điều kiêng kị bị ngộ nhận là của Phật giáo. Dưới đây là những tục kiêng kỵ không chính đáng: 

- Những cây hương thừa trong bát hương nếu hàng ngày không thu gọn thì trở nên dơ bẩn và dễ gây cháy rất nguy hiểm. Cho nên các bát hương đặt trước các tượng Phật trong chùa, hàng ngày vào lúc sáng sớm đều cần phải thu gọn, giữ cho bát hương luôn luôn sạch sẽ như mới thắp hương lần đầu.

- Các nữ tín đồ thờ Phật tại nhà đến kỳ kinh nguyệt thì không dám tới chùa lễ Phật, thậm chí không dám đến trước bàn thờ Phật để thắp hương tụng kinh, tọa thiền, niệm Phật.

Kỳ thực đó là điều kiêng kị của hàng quỷ thần cấp thấp. Vì quỷ thần sợ máu bẩn nên hễ thấy máu bẩn thì dễ nổi giận. Quỷ thần nghiện ăn máu, thấy máu là dấy lòng tham, nhưng máu kinh nguyệt không phải là máu tươi nên quỷ thần có phản ứng như bị người ta đùa bỡn làm nhục.

Do vậy, phụ nữ khi hành kinh vào các đền, miếu, điện thờ quỷ thần thì có thể bị hậu quả không tốt.

Còn như các Sa-di ni, Tỳ kheo ni, cùng các Ưu bà di (nữ cư sỹ) ở gần đều sinh hoạt tại chùa, cùng các phụ nữ tu hành hàng ngày làm bạn với kinh sách, tượng Phật và các pháp vật khác của nhà chùa, từ xưa đến nay chưa từng thấy ai bị tai họa bởi vấn đề xung khắc do kinh nguyệt gây ra cả.

Những người thờ Phật tại gia khi lập bàn thờ Phật trước hết phải nhờ người làm lễ khai quang các tượng Phật, Bồ Tát, lại phải chọn ngày tốt, hướng tốt. Đó cũng là do tín ngưỡng dân gian hoặc phong tục dân gian.

Theo quan điểm "nhập gia tùy tục" mà nói thì tục lệ đó cũng không có gì sai trái lắm. Làm lễ khai quang là để tỏ ý thận trọng, chọn ngày chọn hướng là để tỏ ý cầu mong tốt lành.

Nhưng theo quan điểm Phật giáo thì chư Phật, Bồ Tát có ở khắp mọi nơi, không một chỗ nào không ứng hiện. Tất cả mọi hướng đều có chư Phật, Tam bảo, Long thiên hộ pháp.

Như vậy, đương nhiên là không hề có những vấn đề do tín ngưỡng dân gian tưởng tượng ra. Chỉ cần chọn một chỗ nào mình cho là tôn quí nhất, rồi với tình cảm thành kính nhất và chọn một thời điểm thích đáng nhất để đặt tượng thờ Phật là được.

Có người cho rằng có những bài chú, bài kinh nào đó thì người tu tại gia không được niệm, hoặc có những bài chú, bài kinh nào thì không được niệm vào một giờ nào đó.

Kỳ thực, với tấm lòng cung kính, tất cả mọi bài kinh, chú đều có thể tụng niệm ở bất cứ nơi nào thanh tịnh. Tốt nhất là trước khi tụng niệm nên rửa tay, súc miệng rồi đứng trước bàn thờ thắp hương lễ Phật mà tụng niệm nhưng không nên nói người tu tại gia không được tụng kinh nào đó hoặc không được niệm chú nào đó, trừ những pháp môn quy định đặc biệt của Mật Tông thì không kể.

Trong một nhà cũng có thể có người tin Phật, có người tin Thần, phải chăng có thể thờ chung cả Thần và cả Phật trong cùng một bàn thờ ? Điều đó nên coi là không có vấn đề gì.

Thờ phật tại nhà cần chú ý điều gì

Nên thờ Phật ở chính giữa, cúng Bồ Tát ở hai bên, cúng các Thần ngoài cùng, coi là kẻ bảo vệ bên ngoài cho Tam bảo, cũng nên để cho các Thần gần gũi với Tam bảo để tu học Phật pháp, gây thần nhân duyên với đạo Phật.

Nếu đạt được sự thỏa thuận của cả nhà, sau khi đã đổi ý mà tin theo Phật thì sẽ làm lễ cúng Thần, khấn cáo với Thần rồi đem tượng (và đồ thờ) Thần cất đi, để tránh cúng thờ ngẫu tượng quá nhiều sinh ra tạp loạn.

Có nhiều người không hiểu đối với tro hương cùng các kinh sách, tượng và các pháp vật bị hư hỏng thì sẽ xử lý như thế nào? Thậm chí có người mang đến giao cho nhà chùa.

Kỳ thực thì chỉ cần chọn chỗ đất trống và đồ đựng sạch sẽ, bỏ các thứ đó vào rồi châm lửa đốt đi, đốt xong đào lỗ chôn xuống đất là được. Những thứ làm bằng kim loại không đốt được thì tìm chỗ cất kín, một thời gian sau sẽ xử lý thải bỏ như đối với đồ đạc cũ kỷ rách nát khác.

Các vật cúng bày trên bàn thờ Phật như hoa, quả, nước trà v.v… thuộc các loại phẩm vật tiêu hao thì phải thay đổi hằng ngày. Những thứ gì còn có thể dùng được, ăn được thì nên đem dùng vào việc khác hoặc đem cho người nhà ăn dùng, không nên vứt đi. Những thứ bị ôi thiu, hư nát thì phải đổ bỏ đi như đổ rác. Còn như phẩm vật bày cúng nên bày cúng đơn chiếc hay bày một đôi thì không có hạn chế gì cả.

Xét về mỹ quan đối xứng mà nói thì nên dùng một cặp đôi. Nhưng nếu vì tiền nong vật phẩm có hạn, hoặc do vị trí chỗ bày biện không tiện, chỉ bày cúng đơn chiếc thì cũng không có gì là không được. Còn về đồ cúng là những món gì, về nguyên tắc là tùy theo chỗ tiền nong chi tiêu mà mình có thể lo liệu được, không bày biện rườm rà mà cũng không cần phải phô trương.

Thời gian tu hành tại nhà thích hợp nhất là vào lúc sáng sớm và buổi tối, lúc đó nhờ thân tâm thanh tịnh, thoải mái. Như vậy mới có thể chuyên chú, thành tâm mà tu tập.

Nếu vì tính chất công việc làm ăn thì đương nhiên có thể chọn những thời gian khác nhau. Tốt nhất là không lập bàn thờ trong phòng ngủ, không nên ngồi tọa thiền, lễ Phật, tụng kinh ở trên giường.

Nhưng nếu nhà ở chỉ có một phòng thì tốt nhất là lúc bình thường lấy vải khăn che phủ tượng Phật. Khi nào lễ Phật thì xếp dọn giường chiếu chỉnh tề, sạch sẽ rồi mới mở khăn tượng Phật ra. Nếu giường làm lễ cúng được, coi đó cũng là một nơi để tu hành.

Nói tóm lại, lấy cái tâm thanh tịnh, cung kính để biểu thị mức độ trang trọng, nghiêm túc làm nguyên tắc.

Sau khi đã quy y Tam Bảo thì không được quy y một tôn giáo nào khác, không được thờ phụng một đền miếu, đạo tràng nào của tín ngưỡng dân gian. Tuy vậy vẫn phải giữ thái độ tôn kính đối với các tín ngưỡng đó.

Khi đi vào các nhà thờ, đền miếu, đền thần phải cúi người chắp tay chào hỏi. Không được coi việc thờ phụng đó là đối tượng tín ngưỡng của mình, mà coi đó là cử chỉ để giữ quan hệ hữu nghị.

Trước khi chưa có nhận thức xác thực đối với Phật pháp thì không được đọc sách báo ngoại đạo, nếu không sẽ dẫn đến sự chỉ dắt sai lầm về phương hướng.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Thờ Phật tại nhà cần phải biết những điều kiêng kị?

Sao Thái Âm

Một bài viết sưu tầm về sao Thái Âm. Mời các bạn đọc và tham khảo.
Sao Thái Âm

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Sao Thái âm - Toàn thư

Thuộc tính ngũ hành của sao Thái âm là âm thủy, là cát tinh trong chòm Trung Thiên Đẩu, là tinh túy của nước, hóa khí là phú, chủ cung Điền trạch. Tiền tài của Thái âm có được do tích lũy từng bước, khiến cho tình hình tài chính luôn luôn được ổn định.

Sao Thái âm và sao Thái đương đều là chủ nhân của bầu trời, cai quản đêm và ngày, đồng thời cũng chưởng quản giầu có và sang trọng. Trong lá số, mức độ sáng của sao Thái âm sẽ thay đổi tùy theo từng giờ, nên tại Dậu, Tuất, Hợi, Tý, là "đắc viên", tại Mão, Thìn, Tị, Ngọ, là "hãm địa", tại Dần và Thân là nơi mọc và lặn của sao Thái âm.

Sao Thái dương chủ về sớm thành công, sao Thái âm chủ về thành tựu muộn. Sao Thái âm chia thành thượng huyền và hạ huyền, thượng huyền là cơ yếu, hạ huyền là giảm uy. Theo lịch âm, mồng 1 là tối tăm, đến chừng mồng 7 ~ 8 là thượng huyền, trăng tròn dần, đến ngày 15 là rằm, trăng tròn và sáng. Sau đó, trăng tối và khuyết dần, đến chừng 22 ~ 23 là hạ huyền. Sao Thái âm cát lợi nhất cho người sinh vào tiết Trung thu tháng 8, thứ đến là người sinh vào ngày rằm hàng tháng. Nếu sinh vào thượng huyền, thì sao Thái âm nằm vào cung nào, sự việc thuộc cung đấy sẽ dần dần trở nên tốt đẹp. Nếu sinh vào hạ huyền, thì sao Thái âm nằm vào cung nào, sự việc thuộc cung đấy sẽ dần xấu đi.

Nếu sao Thái âm cùng những sát tinh như Cự môn, Kình dương, Liêm trinh, Thất sát, đồng cung hoặc gia hội, sẽ tạo thành tổ hợp bất lợi, phải chịu thương tàn, nhưng nếu theo nghiệp tăng đạo lại sẽ gặp cát lợi. Sao Thái âm rơi vào hãm địa, lại gặp sát tinh, chủ về lộc có lỗ hổng, tiền của đến rồi lại đi, một đời vất vả, tốt nhất là xa quê tìm cơ hội phát triển. Dễ gặp vạ vì tiền của, họa huyết quang, phải mổ xẻ phẫu thuật.

Sao Thái âm ưa gặp tam hóa Lộc Quyền Khoa, để có tác dụng bổ trợ cho chính mình. Thái âm gặp Lộc tồn, Hóa Lộc sẽ tăng vẻ sáng, sở hữu nguồn sinh lực dồi dào không cạn. Thái âm gặp Hóa Khoa, nhờ tiền tài mà được nổi danh. Thái âm nếu tại Hợi sẽ không sợ sao Hóa Kị, được gọi là biến cảnh, gặp sự biến đổi lại thành ra có lợi. Người sinh năm Canh không sợ sao Thái âm Hóa Kị vì đã gặp sao Thái dương Hóa Lộc. Nếu sao Thái âm và Thái dương đồng cung hoặc hội chiếu lẫn nhau, có thể dùng Lộc của sao Thái dương để khống chế Kị của sao Thái âm, mức độ tổn hại sẽ được giảm bớt. Nếu sao Thái âm lạc hãm mà Hóa Kị, do bản thân không còn ánh sáng, nên không có nguy hiểm gì đáng kể.

Sao Thái âm ưa thích gặp sáu cát tinh Tả phụ, Hữu bật, Thiên khôi, Thiên việt, Văn xương, Văn khúc và Lộc tồn. Nếu rơi vào cung miếu, vượng mà gặp Địa không, Địa kiếp, tuy bất lợi cho tiền tài, nhưng không ảnh hưởng đến khoa danh.

Sao Thái âm - mặt Trăng, chuyển động quanh mặt trời liên tục không ngừng nghỉ, nên cũng chủ về bôn ba vất vả, đặc biệt mệnh càng trở nên vất vả một cách rõ nét, đó là khi rơi vào bốn cung Mã (Dần Thân Tị Hợi). Nếu nằm đồng cung với sao Thiên cơ cũng mang tính lưu động, dễ lưu lạc tha hương, tìm đường phát triển tại nơi đất khách.

Tiền tài của sao Thái âm thu nhập một cách cố định, thường có cơ hội là nhiều nghề, nên cũng là tiền của có được do tích lũy dần dần, mà không phải phát tài đột ngột.

Nếu sao Thiên phủ, hoặc hai sao Vũ khúc và Tham lang trấn thủ cung mệnh, và đóng tại Sửu hoặc Mùi, sao Thái âm và Thái dương kèm ở hai cung bên cạnh, hình thành cách "Nhật Nguyệt giáp mệnh", chủ về một đời giầu có.

Nếu sao Thái âm nhập miếu, trấn thủ mệnh tại Hợi, lại sinh vào ban đêm, là cách "Nguyệt lãng thiên môn" (trăng sáng cổng trời), chủ về sẽ được giầu sang.

Cung mệnh an tại Mùi, sao Thái dương tại Mão, sao Thái âm tại Hợi nhập miếu giao hội lai chiếu, là cách "Minh châu xuất hải" (ngọc sáng rời mặt biển), chủ về đường công danh rộng mở.

Cung mệnh an tại Sửu, Mùi, sao Thái âm và Thái dương tam hội, vương mà hội chiếu. Hoặc, sao Thái dương ở Thìn, Tị, sao Thái âm tại Tuất, Dậu,, vượng mà trấn mệnh lại hội chiếu lẫn nhau, là cách "Nhật Nguyệt tịnh minh" (mặt trăng mặt trời cùng sáng), chủ về sớm được đắc ý.

Sao Thái âm, Thái dương đồng cung tại Sửu, Mùi, trấn mệnh hoặc chiếu về cung mệnh, là cách"Nhật Nguyệt đồng lâm" (mặt trăng mặt trời cùng đến), chủ về đường quan vận được nhiều lợi thế.

Thái dương, Thái âm trấn cung Điền trạch tại Sửu, Mùi, hoặc nằm tại Thìn và Tuất chiếu về cung Điền trạch, là cách "Nhật Nguyệt chiếu bích" (mặt trăng mặt trời soi vách), chủ về là mệnh phú hào.

Sao Thái âm và Thiên đồng trấn mệnh tại Tý hoặc trấn Điền trạch, là cách "Nguyệt sinh thương hải" (trăng mọc biển xanh, hay còn gọi là "Thủy trừng quế ngạc" - nước trong hiện cành quế), chủ về được chức quan cao quý.

Các sao Thien cơ, Thái âm, Thiên đồng, Thiên lương tập hợp tại ba cung Mệnh, Tài, Quan, là cách "Cơ Nguyệt Đồng Lương", có lợi trong các lĩnh vực văn hóa giáo dục, truyền thông đại chúng.

Sao Thái âm và Văn khúc cùng đóng tại Phu thê, sao Thái âm miếu vượng, lại gặp cát tinh, là cách "Thiềm cung triết quế", chủ về nam mệnh thường gặp vợ sang, nữ mệnh thường sinh quý tử.

Cung mệnh an tại Thìn, Mão, sao Thái âm lạc hãm trấn mệnh, sao Thái dương lạc hãm trấn Thiên di. Hoặc cung mệnh an tại Tuất, Hợi, có Thái dương trấn thủ, sao Thái âm lạc hãm cư Thiên di, là cách "Nhật Nguyệt phản bội" (mặt trăng mặt trời quay lưng), chủ về mệnh vất vả lao lực.

Sao Thái âm, Thiên đồng, lạc hãm trấn mệnh tại Ngọ, lại gặp sát tinh, là cách "Nguyệt Đồng ngộ sát", chủ về mọi việc đều không thuận lợi.

Sao Thái dương, Thái âm lạc hãm, trấn thủ cung Tật ách, là cách "Nhật Nguyệt tật ách", chủ về cơ thể có khuyết tật.

Sao Thái âm trấn mệnh tại Thìn, sao Thiên lương tại Thân địa lạc hãm hội chiếu. Hoặc sao Thiên lương lạc hãm trấn mệnh tại cung Thân địa, sao Thái âm cư Thìn cũng lạc hãm hội chiếu, Tài Mệnh hội chiếu, là cách "Thiên lương củng nguyệt" (Thiên lương chầu về mặt trăng), chủ về một đời nhiều biến động, phiêu bạt tha hương, hoặc mất mạng vì tửu sắc, hoặc phá gia bại sản.

SAO THÁI ÂM TỌA THỦ CUNG MỆNH

Dung mạo và tính cách

Người có sao Thái âm tọa thủ ở cung mệnh, mặt vuông tròn trắng hồng, mày thành mắt tú, ngũ quan đoan chính, đoan trang, cử chỉ, lời nói, hành động ưu nhã rất hấp dẫn.

Thông minh dịu dàng, lãng mạn đa tình, độ lượng khoan dung, bác học đa tài, cẩn trọng chính trực, cá tính hướng nội, biết tính toán, khả năng lý giải tốt, nhưng ít quan sát, có sự nhẫn nại, hay nghi ngờ, thiếu tình cảm, thích sạch sẽ.

Người sinh vào ngày Trăng sáng thì vui vẻ an nhàn, thích hưởng thụ, chú trọng và đề cao thi vị của cuộc sống, thích nghiên cứu tự do, có duyên với người khác giới, có tài năng bẩm sinh về văn học nghệ thuật.

Người sinh vào ngày Trăng mờ thì tính nhát gan, lười biếng, thích sạch sẽ nhưng lực bất tòng tâm, dễ bị đắm chìm vào ảo tưởng, tình cảm không rộng mở, có thể là nhà nghệ thuật có phong cách đặc biệt, tư tưởng tự do phóng khoáng, khó hiểu.

Mệnh nữ da trắng mịn, mắt ướt nữ tính, tính trẻ con đa tình mà dịu dàng, rất coi trọng hình thức bề ngoài, có tài nghệ thuật nên lãng mạn.

Ngọt ngào thân thiện, lương thiện nhưng thiếu chủ kiến. Trong lòng có chuyện gì thì sẽ nói ra, dễ bị chi phối bởi mọi người. Sau khi kết hôn, nếu cuộc sống đơn điệu, thì thường tỏ thái độ bất mãn, tâm lý và khả năng chịu đựng suy giảm. Thích thay đổi, thích trang trí nội thất, thích đi du lịch.

Suy đoán mệnh lý

Thái âm – 2

Thái âm – 1

Thiên đồng – 2

Thái âm – 1

Thái dương + 2

Thái âm + 1

Thiên cơ + 2

Thái âm – 2

   

Thái âm + 3

Thái âm – 2

   

Thái âm + 3

Thái âm + 3

Thiên cơ + 2

Thái âm + 4

Thái dương – 1

Thái âm + 4

Thiên đồng + 3

Thái âm + 4

Độ sáng của sao Thái âm tọa thủ 12 cung

Chữ số trong bảng biểu thị độ sáng của sao Thái âm. Mối quan hệ của chúng như sau:

- Miếu = + 4

- Vượng = + 3

- Địa = + 2

- Lợi = + 1

- Bình hòa = 0

- Không đắc địa = - 1

- Hãm địa = - 2

Sao Thái âm chủ về Phú, phần lớn có thêm chủ về Quý, chủ về Tài bạch và Điền trạch. Trong mệnh bàn, ánh sáng của sao Thái âm có sự thay đổi tùy theo sự thay đổi của thời gian, ở Mão Thìn Tị là hãm địa, ánh sáng tối nhất. Ở Ngọ Mùi là không được thế địa, lượng ánh sáng tối thứ hai. Ở cung Thân thế lợi, ánh sáng vừa phải. Ở cung Dậu Tuất thế vượng là ánh sáng mạnh thứ hai. Ở Hợi Tý Sửu là thế miếu, có lượng ánh sáng mạnh nhất.

Sao Thái âm ở Dần, tượng trưng cho mặt Trăng vào giờ Dần, là điểm thấp nhất của mặt Trăng. Sao Thái âm ở Thân tượng trưng cho mặt trăng vào giờ Thân, là điểm cao nhất của mặt Trăng.

Sao Thái âm tượng trưng cho tính âm, đại diện cho mẹ. Do đó, bất luận là mệnh nam hay nữ, khi mẹ còn sống, sao Thái âm trong cung mệnh có thể dùng để luận đoán cát hung của mẹ. Sau khi mẹ qua đời, sao Thái âm của mệnh nữ đại diện cho bản thân, Mệnh nam đại diện cho Vợ, sau khi Vợ qua đời thì sao Thái âm của cung Mệnh đại diện cho con gái. Do đó, muốn đoán cát hung của mẹ, vợ, con gái thì lấy sao Thái âm làm căn cứ.

Trong Tử Vi Đẩu Số, tất cả các sao chủ đứng đầu, như Tử vi của hệ sao Bắc Đẩu, sao Thiên phủ trong hệ sao Nam Đẩu, sao Thái âm và Thái dương chủ về âm dương, đêm ngày trong hệ sao Trung Thiên Đẩu, nếu độc tọa tại cung Mệnh thì phần lớn chủ về cô độc và đều lấy thời thơ ấu làm chủ đạo.

Do đó, người có sao Thái âm tọa thủ cung Mệnh, thì mẹnh nam nữ đều chủ về cha mẹ hoặc vợ chồng, hoặc con cái, có hiện tượng tình thân không đủ, gần nhau ít xa nhau nhiều, hoặc sinh ly tử biệt, hoặc tình cảm bất hòa, hoặc ít trao đổi, hoặc sức khỏe thường xuyên không tốt, hoặc sự nghiệp hay bị thất bại. Nếu sao Thái âm ở cung mệnh hãm địa lại gặp sao Hóa Kị, thì mệnh nữ sẽ bất lợi cho bản thân, còn mệnh nam sẽ bất lợi cho vợ và con gái (tuế quân năm Ất)

Nhật Nguyệt là sao chủ về âm dương và ngày đêm, thuộc Trung Thiên Đẩu, mặt Trăng liên tục quay quanh trái đất không ngừng nghỉ, do đó sao Thái âm chủ về Dịch mã (ngựa đưa tin chiến trường), đại diện cho sự vất vả bôn ba, đặc biệt khi Thái âm tọa ở chỗ tứ Mã (Dần Thân Tị Hợi), khi đồng cung với sao Thiên cơ thì không thích bị bó buộc quản thúc, thích cuộc sống tự do tự tại, dễ phiêu bạt tha hương, có mưu cầu phát triển ở tha hương.

Mặt Trăng phân thành trăng Thượng huyền và trăng Hạ huyền. Trăng Thượng huyền - khoảng mồng 7 ~ 8 âm lịch, có cung Trăng hướng lên trên, bởi vì ngày mồng 1 đầu Tháng đến ngày 15 giữa Tháng, thì mặt Trăng ngày càng trong hơn, do đó, người sinh vào Thượng huyền, thì vận thế từ xấu chuyển sang tốt. Trăng Hạ huyền - khoảng ngày 22 ~ 23 âm lịch, thì mặt Trăng từ tròn chuyển sang khuyết dần, do đó, người sinh vào Hạ huyền có vận thế từ tốt chuyển sang xấu. Sao Thái âm tọa ở cung Mệnh thì nên sinh vào giữa tháng, sinh vào ban đêm, ngày Thượng huyền, Trung thu, rất kị sinh vào lúc mặt Trăng mất đi ánh sáng.

Sao Thái âm chủ về "kho lộc", vật chất trong cả cuộc đời nhiều, đầy đủ về tinh thần, tuy không chú ý đến tiền tài, nhưng lại nhận thức và hiểu được cách dùng tiền tài. Tiền tài là do tích lũy dần dần, tuyệt đối không phải là do của cải đến bất ngờ.

Sao Thái âm, sao Vũ khúc, sao Thiên phủ, đều là tài tinh, nhưng lại có sự khác biệt:

Tiền tài của sao Vũ khúc là do lập nghiệp mà có. Tiền tài của sao Thiên phủ là do đầu tư tích lũy mà có. Tiền tài của sao Thái âm là do làm việc cần kiệm gom góp mà có.

Sao Thái âm và sao Thiên phủ đều chủ về ruộng vườn, nhưng hàm nghĩa ruộng vườn của sao Thiên phủ là đầu tư, còn hàm nghĩa ruộng vườn của sao Thái âm là coi trọng thực dụng.

Mặt trời ban ngày chiếu sáng, mặt Trăng ban đêm khúc xạ ánh sáng của mặt Trời, mang đến ánh sáng, mang đến hy vọng, mang đến sự viện trợ, mang đến sự phối hợp, cũng giống như vai trò của người Mẹ trong gia đình. Do đó, sao Thái âm thích hợp với các công việc như hộ lý, giáo dục, thư ký, văn nghệ, văn hóa xã hội,...

Sao Thái dương và sao Thái âm vốn có sinh mệnh và mang đến sinh mệnh cho các sao khác trong mệnh bàn. Phương thức phát huy của chúng có những đặc điểm sau:

1- Ánh sáng của sao Thái dương đến từ sao Thái dương nóng bỏng mà khúc xạ ánh sáng và nhiệt của sao Thái dương, chuyển hóa thành ánh sáng nhân từ và điềm đạm chiếu xuống nhân gian. Sao Thái dương là tích cực và nhiệt tình cung cấp ánh sáng và sự ấm áp trực tiếp. Sao Thái âm dùng phương thức uyển chuyển, mềm mại, cung cấp sự viện trợ và hy vọng gián tiếp.

2- Sao Thái dương có nhiệt độ, có sự phân biệt mạnh và yếu. Sao Thái âm thì nhiệt độ không thay đổi, trong đêm tối ban tặng cho con người sự bình tĩnh và ấm áp.

3- Sao Thái dương bất luận là sáng, tối, lạnh, nóng, vẫn luôn luôn chiếu xuống mặt đất. Sao Thái âm thì phân biệt sáng, tối, tròn, khuyết. sóc, vọng, cũng do đó và từ đây, mà sinh ra bi, hoan, ly, hợp trong nhân gian.

Người có sao Thái âm thủ Mệnh, thường có những hiện tượng:

1. Sao Thái âm giống như sao Thái dương, tự nhiên, chủ động giúp đỡ người già, yếu, cô độc bất hạnh mà không cần báo đáp. Nhưng sao Thái dương đều dùng tiền, dùng chủ ý, dùng phương thức giúp đỡ tổng thể để sắp xếp, giúp đỡ. Sao Thái âm phần lớn là chia sẻ tinh thần, như an ủi, tỏ thái độ quan tâm ân cần, chăm sóc nhân từ trực tiếp từ những chi tiết nhỏ trong cuộc sống, khiến mọi người tin tưởng.

2. Rất tự nhiên trong công việc phúc lợi xã hội, hoặc các việc từ thiện, hy vọng nhận được sự báo đáp từ xã hội.

3. Có sự huy hoàng của người Mẹ, thích cố thủ bên trong, coi trọng sự thi vị của cuộc sống, coi trọng công việc gia đình, mệnh nữ thường giỏi việc nhà.

4. Thường làm những việc cần viện trợ và cần sự phối hợp, công việc làm ban đêm hoặc thay ca như y tá, phù hợp với tính chất công việc ban đêm của sao Thái âm.

5. Người có sao Thái âm thủ Mệnh, có đặc tính nữ tính, như bình tĩnh, tinh tế, dịu dàng, nhẫn nại, lạc quan. Thời gian rèn luyện tích tụ được tố chất kiên định, trầm tĩnh, kiên nhẫn, bên ngoài tuy lạnh lùng nhưng bên trong nội tâm nhiệt tình, lương thiện. Đối với những sự việc không được như ý trong cuộc đời, thì nó trực tiếp phản ánh sự nhẫn nại, không tích cực tranh đấu, hoặc biểu thị bộc lộ ý kiến, nội tâm thường hướng đến sự an phận, nhưng bản năng của sao Thái âm là gián tiếp, phối hợp, mọi việc mà nóng vội thì thường không thành.

Bất cứ cung vị nào có sao Thái âm, đều sẽ khiến cho con người số thủ bên trong, có thể hiểu được sự cần thiết phải bình tĩnh và duy trì trạng thái cân bằng, sau đó là kéo theo sự chuyển hóa ở bên ngoài, vào thời khắc chuyển hóa chính là bắt đầu của sao Thái dương - kết thúc của sao Thái âm.

Người có sao Thái âm thủ Mệnh, nên có thói quen đọc sách trong thời gian dài, làm công việc có tính chất nghiên cứu lâu dài, phần lớn cần có sự trao đổi phối hợp với mọi người, để giảm hiện tượng thiếu thốn tinh thần, đồng thời dễ chịu ảnh hưởng từ những tác động thị phi, bị bạn bè hay tiểu nhân lừa lọc, hạn chế ăn uống thái quá để giữ gìn thân thể khỏe mạnh, thì mới có thể tránh được hung mà đón cát lợi.

Sao Thái âm ưa thích hội ngộ những sao hóa Cát, bất luận là Hóa Lộc, Hóa Khoa, Hóa Quyền, đều làm tăng thêm ánh sáng cho Thái âm. Gặp Hóa Lộc hay Lộc tồn, chủ về cả đời có tiền tài dùng không hết. Thái âm gặp Hóa Quyền có thể lập nghiệp, nắm quyền. Thái âm gặp Hóa Khoa có thể nhờ tài mà được danh.

Các sinh vật trên trái đất thiếu mặt Trăng có thể sinh tồn, nhưng thiếu mặt Trời thì khó mà sinh tồn. Do đó, bất luận là mệnh nam hay nữ, khi sao Thái âm ở cung mệnh Hóa Kị, nếu có thể biết dùng Hóa Lộc của sao Thái dương để trợ giúp, thì đều có thể giảm nhẹ tổn hại.

Tại Hợi, sao Thái âm là "Nguyệt lãng thiên môn", không sợ sao Hóa Kị, ngược lại có tác dụng thay đổi hoàn cảnh. Sao Thái âm hãm địa Hóa Kị, do bản thân không có ánh sáng, nên không thể tạo thành sự uy hiếp quá lớn. (Sao Thái âm tại Thân thì gọi là "Nguyệt lãng quỷ môn", tại Tị thì gọi là "Nguyệt lãng địa môn", tại Dần thì gọi là "Nguyệt lãng nhân môn", tại Mão thì gọi là "Nguyệt lãng lôi môn" - tượng Nguyệt nhập Ngũ môn).

Sao Thái âm thích gặp lục Cát tinh, gặp Tả phụ Hữu bật chủ về có phúc có phận. Gặp Văn xương, Văn khúc chủ về người nhiều văn nghệ có tài hoa. Gặp Thiên khôi, Thiên việt chủ về người có quý nhân, có thể đảm nhận việc nơi công môn, bình an thuận lợi.

Sao Thái âm không thích gặp lúc Sát tinh, chủ về trắc trở. Hãm địa gặp tứ sát Dương Đà Hỏa Linh, sợ rằng có thương tật cơ thể. Thái âm ở cung miếu, vượng thì không sợ sao Địa không, tuy tiền tài có bất lợi nhưng không bị ảnh hưởng đến công danh. Sao Thái âm kị nhất khi đồng cung với Kình dương, Đà la, nhất định có ly biệt, phá sản. Sao Thái âm hãm địa lại gặp Sát tinh, chứng tỏ kho lộc thiếu cửa, tiền của đến rồi lại đi, đời nhiều lao lực, phát triển ở xa quê hương thì đỡ đi phần nào, khi trao đổi tiền tài với bạn bè dễ vì tiền tài mà tranh cãi.

Sao Thái âm - Lục Bân Triệu

Sao Thái âm trong thuyết ngũ hành thuộc âm thủy. Ở trên trời là tinh túy của mặt Trăng, hóa làm sao "phú". Tương phối với sao Thái dương. Ở trong mệnh bàn làm "mẫu tinh" (sao mẹ), làm "thê tinh" (sao vợ) và làm "nữ tinh" (sao con gái). Thái âm ưa thích người sinh ban đêm. Sao Thái âm ở 12 cung cũng giống như sao Thái dương, mỗi cung có một tên gọi:

Thái âm đến Tý, gọi là "Thiên cơ". Chủ về nữ mệnh vinh hóa phú quý, có duyên với người, suy nghĩ sâu sắc, giỏi mưu kế.

Thái âm đến Sửu, gọi là "Thiên khố". Nhật Nguyệt tương hội, tính tình hào sảng, quan cao lộc hậu.

Thái âm đến Dần, gọi là "Thiên muội". Mặt trời mới mọc, mặt Trăng mất sáng, chủ về người có tính do dự, tiến thoái không quyết đoán.

Thái âm đến Mão, gọi là "Phản bối". Gặp cát diệu chủ về đại phú.

Thái âm đến Thìn, gọi là "Thiên thường". Ưa tương hội với tinh diệu thuộc Kim. Nếu hội chiếu Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, thì chủ về làm lãnh đạo, tham dự triều chính, tay nắm quân cơ đại quyền, danh lừng bốn biển. Đây là cách "Âm tinh nhập thổ" (Tinh túy của âm khí nhập vào đất)

Thái âm đến Tị, gọi là "Thiên hưu", còn gọi là "Thất điện". Chủ về có tật ở mắt, cận thị, hoặc có chồng hữu danh mà vô thực nhưng xa cách, hoặc chồng giỏi lo cho người mà không thích lo cho nhà. Nếu gặp tam hóa Khoa Quyền Lộc thì lại chủ về hưởng thụ phú quý.

Thái âm đến Ngọ, gọi là "Thiên y", hoặc gọi là "Hàn nguyệt". Chủ về người có tình cảm phong phú, nhiều ảo tưởng, tự tác đa tình, không lợi cho nguyên phối.

Thái âm đến Mùi, gọi là "Thiên khuê". Nhật Nguyệt đồng độ, tính tình hào sảng, thẳng thắn, nhưng chợt dương chợt âm, và không lợi cho mẹ.

Thái âm đến Thân, gọi là "Thiên hoàng", chủ về người phúc đầy lộc trọng, sự nghiệp lớn lao, khéo ứng biến, có quyền biến, giầu hùng tâm, suy tưởng phong phú.

Thái âm đến Dậu, gọi là "Thiên tường", chủ về phú quý.

Thái âm đến Tuất, gọi là "Thiên trợ", là cách "Nguyệt chiếu hàn đàm" (trăng rọi đầm lạnh). Đây chính là lúc thỏ ngọc phát ánh sáng, là thượng cách.

Thái âm đến Hợi, gọi là "Nguyệt lãng thiên môn" (Trăng sáng cửa trời), chủ về đại phú, hoặc được tiền của bất ngờ, còn gọi là cách "Triều thiên" (chầu trời), nhiều mưu kế, giỏi vạch kế hoạch sách lược.

Sao Thái âm rất ưa gặp tam hóa Lộc Quyền Khoa và Lộc tồn. Do Thái âm chủ về phú, chủ về ẩn tàng, chủ về yên tĩnh, nên đồng hành với Hóa Lộc hay Lộc tồn thì hợp nhau. Hóa Quyền, Hóa Khoa hội chiếu thì cương nhu tương xứng. Xương Khúc giáp cung hoặc hội chiếu tất phát về văn chương, học rộng nhiều tài.

Sao Thái âm - Vương Đình Chi

Thái âm miếu ở Hợi, Tý, Sửu. Hãm ở Mão, Tị, Ngọ.

Thái âm là sao của Trung Thiên Đẩu, ngũ hành thuộc âm thủy, hóa khí làm "phú" (giầu có)

Thái âm và Thái dương là cặp "sao đôi" quan trọng trong Đẩu Số, do đó hai sao có tính chất tương đồng và cũng có tính chất tương dị. Thái âm chủ về phú, Thái dương chủ về quý; Thái âm chủ về nữ, Thái dương chủ về nam; Thái âm chủ về nhu, Thái dương chủ về cương; Thái âm thuộc thủy, Thái dương thuộc hỏa; Thái âm là mẹ, Thái dương là cha; Thái âm là con gái, Thái dương là con trai.

Thông thường bất kể nam hay nữ, mà gặp Thái âm, đều chủ về bất lợi cho lục thân phái nữ. Có thể căn cứ cung vị Thái âm bay đến, và tổ hợp tinh hệ của tam phương tứ chính để luận đoán mệnh vận của người bị bất lợi. Nói chung, thường chủ về lúc nhỏ mẹ bất lợi; nếu là nam mệnh, Thái âm lạc hãm là bất lợi cho vợ hay con gái.

Nam mệnh cung Thân gặp Thái âm, chủ về dễ tiếp cận với người khác giới, cũng chủ về người này tính tình dựu dàng, nhiều nữ tính. Nếu cung Phúc đức và cung Phu thê không tốt, có thể có khuynh hướng đồng tính.

Nữ mệnh cung Thân gặp Thái âm, không hội sát tinh, chủ về là người đoan trang, thông minh. Nếu gặp các sao Sát Hình, thì có khuynh hướng khắc chồng hình con. Nếu gặp các sao đào hoa, mà cung Phúc đức và Phu thê không tốt, thì cũng có thể phát triển thành đồng tính luyến ái.

Thái âm hội hợp Văn xương, Văn khúc, chủ về tài năng học rộng, có thể phát về văn chương. Rất ưa hội hợp với Lộc tồn, Hóa Lộc, bởi vì Thái âm chủ về cất giấu, phú, tĩnh, có khí vị hợp với Lộc tồn, Hóa Lộc. Hội hợp với Hóa Quyền, Hóa Khoa thì có thể cương nhu tương tề.

Thái âm và Thái dương hội hợp, nếu hai sao đều nhập cung miếu vượng, cũng chủ cương nhu tương tề, là người có nội tài, nhưng cao thượng độ lượng, phóng khoáng bất phàm.

Thái âm ở cung hãm không ngại Hóa Kị, vì Thái âm của cung hãm vốn không sáng, đương nhiên không sợ mây mù che kín. Ở cung vị miếu vượng thì lại sợ Hóa Kị, vì có mây mù che trăng sáng. Nhưng Hóa Kị ở Hợi thì gọi là "biến cảnh", trừ khi có các sát hình cùng chiếu, nếu không "biến cảnh" chỉ làm tăng vẻ rực rỡ của ánh trăng.

Vương Đình Chi kinh nghiệm, phàm là Thái âm thủ mệnh, lúc luận đoán rất nên xem kèm cung Phúc đức. Bởi vì Thái âm chủ về phú, ở xã hội cổ đại khá đơn thuần, tuy có cạnh tranh nhưng không kịch liệt, do đó việc chủ về sự hưởng thụ tinh thần của cung Phúc có ảnh hưởng không lớn. Còn trong xã hội hiện đại thì cạnh tranh kịch liệt, thủ đoạn cạnh tranh cũng nhiều âm mưu hơn, nếu cung Phúc đức mà không tốt, do Thái âm chủ về phú, thương thường sẽ trái lại, dễ dẫn đến đau khổ về phương diện tinh thần. Khi luận đoán cần chú ý.

 


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Sao Thái Âm

Ngày vía 8/2, hiểu đúng về cách thờ Phật Di Lặc

Ngày 8 tháng 2 hàng năm là ngày vía Phật Di Lặc, một trong những vị Phật quen thuộc và được chúng sinh tôn sùng. Thờ Phật Di Lặc sao cho đúng, cùng tìm hiểu nhé
Ngày vía 8/2, hiểu đúng về cách thờ Phật Di Lặc

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ngày 1 tháng 1 âm lịch hàng năm là ngày vía Phật Di Lặc, một trong những vị Phật quen thuộc và được chúng sinh tôn sùng. Với nét mặt rạng rỡ, thân hình đầy đặn, tai to mặt lớn, thờ Phật Di Lặc còn được coi là Thần Tài mang tới may mắn, phúc lộc và sung túc.


Ngay via 811, hieu dung ve cach tho Phat Di Lac hinh anh goc
 
Di Lặc nguyên ngữ theo tiếng Phạn có nghĩa là “vô năng thắng”. Theo kinh sách nhà Phật, Di Lặc Bồ Tát trải qua 4000 năm tuổi thần tiên tu trong nội viện, tương đương 56 triệu năm nhân gian. Sau khi giáng thế tu tập dưới tàng cây trở thành Phật, là Hiền Kiếp Ngàn Phật ngũ vị.    Phật giáo có câu chuyện Tam Thế Phật, lại phân thành Hoành Tam Thế Phật, Thụ Tam Thế Phật. Thụ Tam Thế Phật, đời trước là Già Diệp Phật, đời hiện tại Thích Ca Mâu Ni Phật, đời tương lai là Phật Di Lặc. Kinh Phật ghi chép, Phật Di Lặc là vị Phật được kế thừa Phật vị của Thích Ca Mâu Ni, gọi là Vị Lai Phật.   Hiện nay, trong tất cả các ngôi chùa đều có thờ Phật Di Lặc với tạo hình là vị sư có dáng người mập mạp, bụng to tròn, cổ đeo chuỗi tràng hạt, nét mặt tươi cười, tai to, thân khoác thiên y, tay phải cầm cành hoa sen, tay trái cầm nhành hoa vô ưu, ngồi kiết già trên tòa đài sen.
Ngay via 811, hieu dung ve cach tho Phat Di Lac hinh anh goc
 
Cũng vì vị Phật này tướng phúc hậu, nét mặt tốt lành nên nhiều nơi coi là một vị Thần Tài, thờ cúng tại gia hoặc đặt tượng ở nhà với mong muốn làm ăn phát đạt, thịnh vượng và mọi chuyện hanh thông như ý.   Tuy nhiên, cần phải nhớ Phật Di Lặc là một vị Phật chứ không phải Thần Tài, mà trước Phật thì không thể cầu xin tiền tài danh vọng hay những thứ vật chất khác. Hơn thế nữa, Thần Tài có thể cúng cỗ mặn còn Phật thì lại tuyệt đối cấm kị. Nên nắm rõ điều này để thờ cúng đúng chuẩn.   Ngày 1 tháng 1 âm lịch là ngày sinh của Phật Di Lặc, trong dịp này chúng Phật tử và những người hướng Phật nên đi lễ chùa, cung dưỡng Phật Di Lặc và làm nhiều việc thiện, kết nhiều thiện duyên để tâm thanh tịnh, hưởng phúc báo.

► ## gửi đến bạn đọc công cụ xem ngày tốt xấu theo Lịch âm dương để thuận lợi công việc
  
Phóng sinh một lần, phúc báo đời đời, nghiệp lành khai nở Học Phật: Chăm dưỡng thai nhi cũng là tích phúc, hành thiện Học Phật: Giải thoát sân hận, tiến gần hạnh phúc
Trần Hồng

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ngày vía 8/2, hiểu đúng về cách thờ Phật Di Lặc

Nằm mơ với tâm, tì hư –

"Mộng giao" - nằm mơ thấy giao hợp - là từ của danh y Trương Trọng Cảnh đời Hán, Trung Hoa đã dùng để chỉ một hệ thông về: Lý, Pháp, Phương và Dược của việc nằm mơ thấy giao hợp. Trương Trọng Cảnh đã căn cứ vào đặc điểm sinh lý khác nhau giữa đàn ông
Nằm mơ với tâm, tì hư –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Nằm mơ với tâm, tì hư –

Tam hợp của người tuổi Thân

Khi người tuổi Thân và người tuổi Thìn có sự phối hợp thì những tham vọng và lòng quyết tâm của họ không gì có thể phá vỡ.
Tam hợp của người tuổi Thân

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Bộ tam hợp Thân - Tý - Thìn bao gồm người sinh vào các năm Thân, năm Tý và năm Thìn.

- Năm Thân là các năm: 1920, 1932, 1944, 1956, 1968, 1980, 1992, 2004, 2016...
- Năm Tý là các năm: 1936, 1948,1960, 1972, 1984, 1996, 2008, 2020...
- Năm Thìn là các năm: 1940, 1952, 1964, 1976, 1988, 2000, 2012...

Tình yêu sôi nổi với người tuổi Tý

Bản tính khôn ngoan, sắc sảo của người tuổi Tý sẽ tìm thấy sự đồng điệu qua tính táo bạo và khôi hài của người tuổi Thân. Sự tương hợp giữa 2 tuổi này sẽ đưa lại cho họ niềm vui lớn khi ở bên nhau.

Tam hop cua nguoi tuoi Than hinh anh
Tam hợp Thân - Tý - Thìn
Cả 2 cùng có tham vọng vật chất giống nhau và sẵn sàng chia sẻ những giá trị đó cho nhau. Họ đều trân trọng những phương pháp của nhau, người này biết khen ngợi thành tựu của người kia. Với sự khôn ngoan, khéo léo và mưu trí như nhau, họ sẽ hợp tác với nhau thật hiệu quả. Người này biết tha thứ cho lỗi lầm của người kia. Do có những niềm vui và mục tiêu phấn đấu chung nên họ có thể khuyến khích nhau để tự tin hơn. Nếu phối hợp với nhau, sự thành đạt sẽ đến với họ thật dễ dàng. 

Tý thuộc hành Thủy, Thân thuộc hành Kim, Kim sinh Thủy. Do đó, người này sẽ hỗ trợ cho người kia. Trong mối quan hệ này, người tuổi Thân sẽ hỗ trợ và truyền sức mạnh cho người tuổi Tý. Ngoài ra, họ có thể đảm đương công việc cho nhau để mọi chuyện tiến triển tốt đẹp.

Với người tuổi Thìn - sự phối hợp đỉnh cao

Kế hoạch lớn lao mà Thìn hoạch định để đi đến thành công sẽ gặp được sự cộng tác, hỗ trợ hết mình của Thân - vốn đầy tham vọng.

Khi có khó khăn, Thân mưu trí sẽ tìm ra giải pháp. Sự mưu trí của Thân khiến cho Thìn phải ngưỡng mộ, trong khi sức mạnh và lòng dũng cảm của Thìn cũng khiến Thân không kém phần thán phục.

Về phương diện kinh doanh, họ biết phát huy những mặt tốt nhất của nhau. Trong tình yêu, họ truyền cảm hứng cho nhau.

Thìn thuộc hành Thổ, Thân thuộc hành Kim, Thổ sinh Kim. Trong mối quan hệ này, Thìn hỗ trợ cho Thân. Thân có thể làm tiêu hao Thìn, nếu như Thìn không được củng cố bằng hành Thổ hoặc hỗ trợ bằng hành Hỏa. Sự tương hợp tự nhiên về tính cách khiến cả 2 sẽ phối hợp với nhau 1 cách hiệu quả.

Theo Phong thủy trong tình yêu


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tam hợp của người tuổi Thân

Đeo ngọc phong thủy chỉ để ngắm hay còn chiêu nạp phúc khí?

Đeo ngọc phong thủy, thứ vật phẩm vô giá, vừa có tác dụng thẩm mĩ, lại giúp mang tới nhiều phúc khí, cải thiện sức khỏe con người.
Đeo ngọc phong thủy chỉ để ngắm hay còn chiêu nạp phúc khí?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

– Đeo ngọc – thứ vật phẩm vô giá – vừa có tác dụng thẩm mĩ, lại giúp mang tới nhiều phúc khí, cải thiện sức khỏe con người, vận khí chủ nhân từ đó cũng tốt đẹp hơn. Nhưng đeo ngọc thế nào cho chuẩn phong thủy mới là điều khó.

  Người xưa có câu: “Vàng thời có giá, ngọc thời vô giá”. Ngọc không chỉ có tác dụng về thẩm mĩ, tạo ra nét sang trọng cho người đeo, nó còn có nhiều tác động khoáng chất vi lượng lên da, các khí mạch, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, từ đó giúp vận khí chủ nhân ngày càng tăng. Đeo ngọc phong thủy giúp chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Chính vì thế mà trong phong thủy mới có tục đeo ngọc dưỡng thân là vì thế.   
Deo ngoc phong thuy chi de ngam hay con chieu nap phuc khi hinh anh 2
 

1. Một số lưu ý khi đeo đồ trang sức bằng ngọc

  - Kị đeo hai miếng ngọc hay một chuỗi ngọc cùng lúc. Các loại nhẫn ngọc cũng nên hạn chế về số lượng, đeo quá nhiều không tốt.   - Ngọc của mình, mình bảo quản, không nên để người khác sờ vào.   - Ngọc là vật bất ly thân, thay ngọc quá nhiều tạo cảm giác không tôn trọng, ngọc không phát huy tác dụng tốt.   - Ngọc vỡ mang hàm ý giúp chủ nhân tránh nạn (của đi thay người). Khi đó, nếu nhà có bể cá cảnh, nên cho mảnh vỡ của ngọc vào bể cá. Nước có tác dụng cuốn trôi tai họa, họa huyết quang mà ngọc mang tới.   - Kị dùng các loại dây màu đen để phối cùng với miếng ngọc.   - Đừng quên vuốt hay sờ ngọc thường xuyên để ngọc ban phú quý.
Deo ngoc phong thuy chi de ngam hay con chieu nap phuc khi hinh anh 2
 

2. Đeo ngọc để dưỡng sinh, tăng cường sức khỏe

  - Ngọc có đặc tính vật lý là chứa lượng nhiệt năng lớn, khả năng tán nhiệt tốt, có thể làm giảm lượng oxy tiêu hao trong huyết dịch, giúp vòng tuần hoàn máu cũng như trao đổi chất trong cơ thể diễn ra trơn tru hơn, thúc đẩy sức khỏe dồi dào.   - Ngọc còn hàm chứa nhiều nguyên tố vi lượng. Khi đeo, chúng thẩm thấu vào da, hoạt hóa các tổ chức tế bào, giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể. Ngọc có tác dụng hữu hiệu trong việc điều trị các chứng bệnh như cao huyết áp, suy nhược thần kinh, xơ vữa động mạch, bổ thận tráng dương, giảm các nếp nhă…   - Ngọc là từ các khoáng chất thiên nhiên cấu thành, bởi vậy nó luôn có các đường vân, hoa văn và ẩn chứa nhiều nét đẹp bất ngờ. Đặc biệt như Ngọc Bích, Ngọc Phỉ Thúy, Mã Não…đường vân càng nhỏ, càng kỳ thú, càng trong sáng thì tức là Ngọc càng quý. 

Có thể bạn quan tâm: 
Hướng dẫn chọn ngọc thạch phong thủy theo hướng nhà Những lưu ý nhất định phải biết khi đeo Phật ngọc phong thủy
Việt Hoàng
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đeo ngọc phong thủy chỉ để ngắm hay còn chiêu nạp phúc khí?

Tết Trùng Cửu - Sự thật và Ý nghĩa của nó.

Thực tế theo các nhà nghiên cứu, Tết Trùng Dương uống rượu cúc hoa, đeo cành thù du cũng có tác dụng giống như Tết Đoan Ngọ uống rượu hùng hoàng và treo cành xương bồ, trần ngải. Mục đích là phòng trừ bệnh tật, côn trùng.
Tết Trùng Cửu - Sự thật và Ý nghĩa của nó.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tết Trùng Cửu hay còn gọi là Tết Trùng Dương vào ngày mùng 9 tháng 9 Âm lịch hàng năm. Cũng như nhiều ngày lễ, tết khác ở Việt Nam, ngày Tết Trùng Cửu được bắt nguồn từ Trung Quốc rồi du nhập vào nước ta. Thời kỳ Lý – Trần, nho sĩ Việt Nam cũng tổ chức leo núi, uống rượu hoa cúc gọi là thưởng tết Trùng Dương.

“Năm ngoái giữa rừng không có lịch

Nhìn hoa cúc nở biết trùng dương”

Câu thơ trên là của một Vị thiền tăng nổi tiếng của Việt Nam, gắn liền với một ngọn núi – núi Yên Tử – nơi phát tích một dòng thiền của Việt Nam – dòng thiền Trúc Lâm nổi tiếng với tứ quý “Tùng, Cúc, Trúc, Mai”. Bây giờ ít có nơi tổ chức Tết Trùng Cửu và biết về một phong tục khá phổ biến xưa kia, mang nhiều nét đẹp về văn hóa cũng như đối với sức khỏe,đời sống.

Không phải ngẫu nhiên mà Tết trùng cửu vào ngày mồng 9 tháng 9. Theo quan điểm dân gian cửu (số 9) là số dương và là đỉnh cao nhất trong một vòng lặp, một chu kỳ (như cuộc đời chẳng hạn). Bất cứ cái gì đạt đến số 9 là đã đạt đến đỉnh cao nhất và là tốt nhất, trân quý nhất. Trong truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh, khi thách cưới Vua Hùng cũng ra lễ thách cưới bao gồm:

“Voi 9 ngà, Gà 9 cựa, Ngựa 9 hồng mao”

Tết Trùng cửu lại lấy sự lặp của hai số 9 càng nói lên một thời điểm ở đỉnh cao nhất. Đó là tiết khí cao nhất, đẹp nhất trong mùa của một năm. Đó là sự trường thọ trong cuộc sống.

 Đăng cao hay Đăng sơn có nghĩa là leo núi - Một phong tục đặc sắc trong ngày Tết Trùng Cửu

(Hình minh họa)

 - Tết Trùng Cửu còn có một cách nói khác là ‘Từ thanh’, có nghĩa là ‘tạm biệt thảm cỏ xanh’. Sau ngày Trùng Cửu tiết trời bắt đầu sang mùa đông. Điều này cũng lý giải đúng với quan điểm “cực thịnh tất suy” của cổ nhân, qua thời điểm đẹp nhất của thời tiết mùa thu trong một năm là mùa đông lạnh lẽo, hoang tàn. Cây cối mất đi sức sống, héo rũ, úa vàng không thích hợp để đi chơi. Vì thế, tết Trùng Cửu cũng là cơ hội đi chơi, thưởng ngoạn sau cùng của mọi người khi thời tiết sang đông. Nhân dịp tết Trùng Cửu, nhiều người thường đến vùng ngoại thành để leo núi, thưởng ngoạn phong cảnh, hít thở bầu không khí trong lành. Và phong tục “Đăng sơn” hay “Đăng cao” vào ngày Tết Trùng Cửu có lẽ cũng bắt nguồn từ đó. Cổ thi đã có câu: "Gặp ngày Trùng Cửu đăng cao" là như vậy.

Hoa Cúc - Loài hoa tượng trưng của Tết Trùng Cửu

- Một phong tục khác cũng được thực hiện trong ngày Tết Trùng Cửu là ngắm hoa cúc, uống rượu hoa cúc và đeo cành thù du. Tương truyền bên Trung Quốc có rất nhiều điển tịch, truyền thuyết về phong tục này. Nhưng truyền thuyết thì cuối cùng cũng chỉ là truyền thuyết mà thôi. Các nhà nghiên cứu cho rằng những câu truyện truyền thuyết của nguồn gốc các phong tục tập quán dân gian loại này, phần lớn đều có sau các phong tục dân gian. Người ta không hiểu những phong tục này vì sao lại sinh ra và lưu hành, nên mới dựng ra một câu chuyện để giải thích hoặc kèm theo khi câu chuyện lưu truyền để tạo ảnh hưởng rộng rãi trong dân gian. Trải qua một thời gian dài, người đời sau không còn biết, thế là giả thiết biến thành thật.

Thực tế theo các nhà nghiên cứu, Tết Trùng Dương uống rượu cúc hoa, đeo cành thù du cũng có tác dụng giống như Tết Đoan Ngọ uống rượu hùng hoàng và treo cành xương bồ, trần ngải. Mục đích là phòng trừ bệnh tật, côn trùng. Sau ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch, thời tiết thay đổi, mưa lất phất, trời âm u, đêm – sáng trở lạnh, trưa vẫn còn nóng. Vào lúc chuyển mùa mọi vật dễ trúng độc, con người dễ sinh bệnh tật, cảm cúm. Vì thế, vào thời gian này phải hết sức chú ý phòng côn trùng, phòng nóng lạnh. Mà rượu cúc hoa có tác dụng bình can (gan), sáng mắt, giải nhiệt, tiêu độc, giải cảm. Mùi của cây Thù Du có tính cay nóng, đắng, hương thơm, có thể đuổi muỗi, sát trùng trị hàn (lạnh), khử độc. Qua đó có thể thấy, vào tiết này, đeo thù du, uống rượu cúc hoa rất có lợi cho sức khỏe con người. Đây chính là ý nghĩa quan trọng của phong tục uống rượu cúc hoa và đeo thù du đối với con người vào mùa thu./


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tết Trùng Cửu - Sự thật và Ý nghĩa của nó.

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd