Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong kinh Thiện Sinh
Thường thì khi đề cập đến đạo hiếu trong đạo Phật người ta chỉ nói đến việc hiếu thảo của người con, mà không đề cập nhiều đến vai trò đạo đức và giáo dục của các bậc cha mẹ. Đó là một sự thiếu sót rất lớn.
Thật ra theo tinh thần của lời Phật dạy trong kinh Nguyên thủy và Đại thừa, “Đạo hiếu” của người Phật tử được thể hiện đầy đủ về hai mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, và giữa con cái với cha mẹ. Ở đây, người viết sẽ đề cập về hai mối quan hệ thể hiện đạo hiếu đó, được mệnh danh là đạo làm cha mẹ và đạo làm con.
Trong các mối quan hệ con người, có thể nói mối quan hệ cha mẹ và con cái là thiêng liêng nhất. Sự thiêng liêng không chỉ đơn thuần nằm ở mối quan hệ di truyền và huyết thống, mà đó còn là tất cả tình người, tính giáo dục, đạo đức của hai thế hệ, trước và sau, thế hệ sinh và thế hệ được sinh ra.
- Người con nào phá vỡ mối quan hệ thiêng liêng này đối với cha mẹ, nghĩa là bất hiếu, báo đời, hại cha mẹ, làm mất thanh danh và truyền thống tốt đẹp của gia tộc, làm các việc phạm pháp..vv. thì người con đó không còn là người con đúng nghĩa, mà chỉ là một người tội lỗi và đáng trách.
- Trái lại, cha mẹ không làm tròn bổn phận của mình, chẳng hạn như không giáo dục con cái trưởng thành về thể chất, thể trí, tự lập trong đời sống chân chính (chính mạng) thì hàng cha mẹ đó cũng không xứng đáng là các bậc cha mẹ. Cả hai hạng cha mẹ và con cái như vậy đều được xem là không xứng đáng trong tinh thần giáo pháp của Đức Phật.
Trên tinh thần xây dựng và phát huy một xã hội an bình và hạnh phúc trong chiều hướng thượng, những lời dạy của Đức Phật trong tam tạng kinh điển Nam tông và Bắc tông, đã trực tiếp và gián tiếp ca ngợi về mối quan hệ thiêng liêng giữa cha mẹ và con cái. Trong phần này, xin trình bày mối quan hệ này cụ thể qua kinh Thiện Sinh – Trung A Hàm. Đây là một bài kinh được xem là tiêu biểu cho đạo hiếu trong truyền thống Phật giáo Bắc phương.
Điều cần nói ở đây là trong lời Phật dạy về đạo hiếu, các giá trị giáo dục và đạo đức được thể hiện theo mối quan hệ song phương, đa chiều. Đạo hiếu, do đó, không chỉ dành cho những người con đối với cha mẹ mà quan trọng không kém đó là quan hệ của cha mẹ đối với con cái. Nói khác hơn đó là mối quan hệ của đạo làm cha mẹ và đạo làm con cái.
Trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái
Nói đến mối quan hệ cha mẹ đối với con cái là nói đến tinh thần trách nhiệm và bổn phận của các bậc cha mẹ đối với một phần máu thịt mà mình đã sinh ra. Theo lời Phật dạy, cha mẹ sinh con cái không phải để thỏa mãn dục tính mà là thể hiện tình thương yêu đối với một phần máu mủ và sự sống của chính mình.
Ở đây, chúng ta thấy đạo Phật đã nhấn mạnh đến đạo đức trong mối quan hệ giới tính của các bậc cha mẹ. Chính do tính chất đạo đức này mà các bậc cha mẹ cảm thấy cần phải có trách nhiệm đạo đức đối với việc nuôi nấng và dạy dỗ cho con cái trưởng thành và có lợi ích cho xã hội. Kinh Thiện Sinh đã đề cập đến mối quan hệ đạo đức của các bậc cha mẹ đối với con cái qua năm tiêu chí căn bản sau đây:
Thương yêu con cái:
Như đã nói mối quan hệ giới tính của các bậc cha mẹ trong đạo Phật được đặt trên cơ sở đạo đức, do đó, sự sinh sản con cái không nhằm nhu cầu thỏa mãn các khoái lạc giác quan thuần túy. Chính vì thế các bậc cha mẹ xem việc nuôi nấng con cái không chỉ là trách nhiệm mà còn là luân lý đạo đức không thể thiếu được.
Trong trách nhiệm thiêng liêng thứ nhất này, các bậc cha mẹ ngoài việc nuôi nấng con cái về thể chất, còn phải nuôi con cái bằng đạo đức và lòng yêu thương chân chính. Đó chính là thể hiện tinh thần từ bi của Phật tử. Các bậc cha mẹ phải luôn luôn quan tâm, yêu thương con cái hết mực.
Bởi vì con cái mình mà không thể yêu thương được, thì làm sao có thể yêu thương những người khác. Lòng yêu thương con cái của các bậc làm cha mẹ được thể hiện rất rõ ở văn hóa phương Đông nói chung, văn hóa Việt Nam nói riêng. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Mẹ già trăm tuổi thương con tám mươi”, chính là thể hiện sự yêu thương con cái hết mực vậy.
Ngoài ra, yêu thương con cái là phải luôn dạy con cái không làm các điều ác, phải tuân thủ luật pháp xã hội, tôn trọng thuần phong mỹ tục của quốc gia, duy trì truyền thống tốt đẹp của gia đình. Sự giáo dục con cái như vậy rõ ràng là sự giáo dục của người có trí: không nuông chiều con cái, không để chúng có cơ hội đi vào con đường tội lỗi.
Các bậc cha mẹ nuôi con mà không biết dạy con tránh xa tội ác như vậy sẽ trở thành chướng ngại cho đời sống gia đình và xã hội. Đồng thời thể hiện sự yêu thương mù quáng, không đúng tinh thần của đạo Phật.
Cung cấp cho con cái không thiếu thốn:
Điều thứ hai mà cha mẹ có trách nhiệm với con cái là không để chúng thiếu thốn. Không thiếu thốn ở đây phải thể hiện trên hai phương diện là vật chất và tinh thần.
Trên phương diện vật chất, bậc làm cha mẹ phải tùy vào khả năng, điều kinh tế của mình để lo cho con cái đầy đủ từ miếng cơm, manh áo..vv, các phương tiện để học hành phát triển tài năng, trí tuệ. Trên phương diện tinh thần, cha mẹ phải luôn quan tâm chăm sóc, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn để động viên con cái có động lực vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
Ngày nay nhiều bậc cha mẹ chỉ biết cung cấp cho con cái về mặt vật chất mà thiếu sự quan tâm về mặt tâm lý. Do đó con cái cảm thấy xa lạ với chính cha mẹ của mình..vv. dẫn đến khủng hoảng tâm lý mà sa đọa vào các tệ nạn xã hội. Vì vậy các bậc cha mẹ không chỉ lo cho con cái về mặt vật chất, mà phải luôn quan tâm về mặt tâm lý tinh thần.
Tạo dựng nghề nghiệp chân chính cho con cái:
Giáo dục theo tinh thần đạo Phật luôn bắt đầu và đặt nền móng trên giáo dục đạo đức. Các bậc cha mẹ nào không đặt tầm quan trọng của giáo dục đạo đức ắt sẽ gặp phải cảnh người con bất hiếu, ngỗ nghịch và tạo ra cảnh mất đầm ấm hạnh phúc trong gia đình ở hiện tại và về sau, cho dòng tộc và tha nhân. Nói như thế không có nghĩa đạo Phật bỏ rơi sự giáo dục con cái trưởng thành về thể chất.
Tạo dựng nghề nghiệp cho con cái không những bao gồm sự nuôi nấng theo tinh thần khoa học mà còn chăm lo đến nghề nghiệp tương lai của chúng. Điều này có nghĩa là giao cho con cái cả gia tài sự nghiệp sẵn có của mình không bằng truyền thụ cho chúng kiến thức để có được nguồn tài sản đó.
Ở đây, giáo dục Phật giáo nhấn mạnh đến giáo dục “nhân” để sinh ra “quả”. Vun bồi nhân là cách tốt nhất để gặt hái quả tốt. Do đó giáo dục trong đạo Phật luôn là giáo dục con đường chứ không ban cho con đường. Đây là lối giáo dục vô cùng sáng suốt vì đã loại bỏ yếu tố tha lực trong các hoạt động và phát triển nhân cách đạo đức và năng lực bản thân.
Kế đến lời dạy này còn nhắm đến tính giáo dục tinh thần tự lực cho con cái, theo quy luật của cuộc sống và theo đạo đức của cuộc đời. Chỉ có tinh thần tự lực, dưới sự hướng đạo của cha mẹ, con cái mới thật trưởng thành trong xã hội.
Một ý nghĩa khác có thể rút ra từ lời dạy trên là để khắc chế nạn lêu lổng và buông thả của đời sống thanh thiếu niên trong xã hội nhiều cám dỗ, các bậc cha mẹ phải dạy chúng ý thức về một nghề nghiệp ổn định cho bản thân. Sự sống nhờ vả, dù đó là nhờ vào cha mẹ, cũng chỉ là tạm thời và có ý nghĩa rất ít; trong khi sự tự lập bằng mồ hôi, sức lực, trí khôn trong chiều hướng đạo đức và khả năng của bản thân mới là con đường tự tồn tại lâu dài và bền bĩ.
Chính sự giáo dục này giúp cho con cái thoát khỏi các cạm bẫy ăn chơi sa đọa của xã hội, góp phần ổn định đời sống tập thể và cộng đồng, nhất là hạn chế nạn thất nghiệp và những việc làm phi pháp.
Tìm nơi chốn xứng đáng để dựng vợ gả chồng cho con cái:
Trách nhiệm của các bậc cha mẹ không chỉ dừng lại ở giáo dục đạo đức tránh ác làm lành, ổn định nghề nghiệp cho con mà còn chăm lo đến đời sống lứa đôi cho con cái. Cần nhấn mạnh ở đây rằng xây dựng gia thất cho con cái không có nghĩa là ép buộc con cái phải làm chồng / vợ một người nào đó mà mình thích, thay vì người mà chúng yêu thương.
Đạo Phật không khuyến khích một tập tục “bắt đâu ngồi đó” như trong truyền thống Ấn giáo cổ đại, cũng như truyền thống “phụ vi tử cương” của Nho giáo. Đạo Phật đề cao tinh thần bình đẳng trong nhận thức của cha mẹ và con cái. Khi chưa đến tuổi thành niên, con cái tùy thuộc vào sự quyết định đúng đắn của cha mẹ.
Khi con cái đã đến tuổi trưởng thành, việc quyết định đời sống hôn nhân của chúng phải tùy thuộc vào sự lựa chọn của chúng. “Ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên” là một phương châm rất phù hợp với tinh thần của lời dạy này. Ngoài ra, một ý nghĩa giáo dục khác là nếu cha mẹ có thể dạy và tạo dựng nghề nghiệp chân chính và ổn định cho con cái thì các bậc cha mẹ cũng có thể cố vấn tình yêu và hôn nhân cho chúng. Lời dạy này mang tính giáo dục rất cao.
Cha mẹ không chỉ là người sinh ra con cái mà còn là người thầy, người cố vấn, người hướng đạo đời sống yêu đương và hôn nhân cho con cái. Ở đây, ngoài yếu tố truyền trao kinh nghiệm yêu đương và hôn nhân cho con cái, các bậc cha mẹ còn phải đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn con cái chọn lựa người bạn đời thích hợp. Không có gì thiêng liêng và cao quý cho bằng khi cha mẹ còn đóng vai trò của người thầy và người cố vấn hôn nhân.
Nói rõ hơn, cha mẹ chỉ làm chức năng tư vấn cho con cái biết rõ tiêu chuẩn của một người vợ hay người chồng lý tưởng cũng như, thế nào là trách nhiệm và bổn phận của đôi vợ chồng “loan phụng hoà minh” v.v… Hoàn toàn không có chuyện ép buộc và sắp đặt của cha mẹ trên vấn đề hôn nhân của con cái. Đây là tinh thần giáo dục rất phù hợp đời sống hôn nhân hiện đại.
Một điểm cần lưu ý nữa là khái niệm “xứng đáng” không có nghĩa là “môn đăng hộ đối” như phong tục Nho giáo. Xứng đáng ở đây mang tính đạo đức và xã hội. Ở góc độ đạo đức, người con khôn ngoan nên biết chọn cho mình người bạn đời có đủ phẩm chất đạo đức ít nhất như mình.
Đây là sự tương thích về nhân phẩm giữa hai người. Kế đến, về phương diện xã hội, sự xứng đáng còn mang ý nghĩa chọn người bạn đời có cùng tính tình, chí hướng và hạnh nguyện. Không có gì đau khổ cho bằng khi vợ chồng lâm vào cảnh “đồng sàng dị mộng” vợ nắng chồng như mưa hay vợ mặt trăng, chồng mặt trời v.v…
Để tránh các tình trạng đau lòng có thể dẫn đến sự đổ vỡ mối quan hệ tình yêu và hôn nhân như vậy, con cái rất cần đến sự cố vấn của cha mẹ chúng, những người ít nhất đã một lần trải qua.
Trên tinh thần giáo dục trên, việc dựng vợ gả chồng xứng đáng cho con cái không chỉ tránh được các đổ vỡ do mối quan hệ đơn thuần “môn đăng hộ đối” về vật chất nhưng lại không thích hợp về tính tình, đạo đức, trí tuệ và hạnh nguyện, mà còn hướng đến một căn bản tương thích của đời sống lứa đôi. Nói cách khác, hạnh phúc hôn nhân không chỉ có được từ sự giàu sang mà phải đặt nền tảng trên sự tương thích về phẩm chất đạo đức, lý tưởng và hạnh nguyện. Trong bất kỳ cuộc hôn nhân nào nếu có sự tương thích về đời sống đạo đức và lý tưởng thì tất nhiên sẽ kéo theo sự hạnh phúc lứa đôi.
Cha mẹ có của cải vừa ý đều giao hết cho con cái:
Trách nhiệm thứ năm này mang ý nghĩa pháp lý và đạo đức rất cao. Về phương diện pháp lý, việc truyền trao này bao gồm di chúc và tài sản thừa tự cho con cái. Có nhiều bậc cha mẹ đã không nghĩ tới chuyện này khi còn khỏe mạnh. Do đó, một khi nhắm mắt xuôi tay, con cái bất hiếu đã gây cảnh nồi da xáo thịt về quyền thừa tự, tranh giành tài sản do cha mẹ để lại. Chính vì thế, để tránh các tình trạng trên, Đức Phật đã dạy các bậc cha mẹ phải di chúc và trao truyền gia tài khi mình còn sáng suốt và khỏe mạnh. Chỉ có trong tình trạng khỏe mạnh và sáng suốt, người ta mới có thể chọn người xứng đáng vá thích hợp để mà ủy thác.
- Về phương diện đạo đức, sự truyền trao gia tài không chỉ có nghĩa đơn thuần là phân chia tài sản cho con cái mà còn có ý nghĩa truyền trao di sản văn hóa của dân tộc, truyền thống gia đình.
- Gia tài đó hẳn không phải là “một nước Việt buồn” mà phải là một nước Việt thoát khỏi thực trạng khổ đau (khổ đế) hướng đến an lạc và giải thoát trên tinh thần tự chủ vô ngã.
- Một gia tài như vậy, vàng bạc không thể mua được, đô-la không thể đổi được. Do đó cần phải cẩn trọng chọn lựa người xứng đáng mà truyền trao.
- Ở mức độ đơn thuần hơn, sự truyền trao gia tài còn có ý nghĩa giúp cho xã hội tránh được sự truyền thừa không xứng đáng, những tình trạng cha truyền con nối, những truyền thống thế tập “con vua thì được làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa”.
Đức Ngũ tổ Hoằng Nhẫn đã không truyền trao y bát cho ngài Thần Tú mà trái lại truyền cho ngài Tuệ Năng. Đức Phật Thích Ca đã không trao chính pháp nhãn tạng, Niết Bàn diệu tâm cho ngài A Nan bác học đa văn mà giao cho tổ Ca Diếp đạo cao đức trọng. Sự chọn lựa ở đây bao hàm nội dung đạo đức rất lớn. Chọn lựa sai lầm thì kết quả đau thương sẽ không thể tưởng tượng. Chính vì thế sự chọn lựa đối tượng trao gia tài cần phải cẩn trọng, hợp thời, hợp cơ. Trừ phi đối tượng xứng đáng về đạo đức và trí tuệ được chọn lựa và giao phó, sự truyền trao sẽ trở nên vô nghĩa và nguy hiểm cho cả nhiều thế hệ về nhiều phương diện của cuộc sống.
Nói chung, nếu tinh thần này được áp dụng ở xã hội thì lo gì xã hội không có đủ người tài đức, đất nước không có được minh quân. Mọi sự phân biệt mang tính cách bè phái, cục bộ “con ông cháu cha” sẽ không còn cơ hội để tồn tại trong một xã hội mà tinh thần giáo dục của Đức Phật được truyền thừa và phát huy triệt để.
Bổn phận của con cái đối với cha mẹ
Theo tinh thần duyên khởi của đạo Phật, bất cứ mối quan hệ nào cũng phải có sự đối lưu của ít nhất hai thành phần. Ở đây sự đối lưu là giữa cha mẹ và con cái và ngược lại. Tinh thần giáo dục của Đức Phật không đơn thuần và một chiều, mà đó là sự đối lưu của ít nhất hai trị số con người trong mối quan hệ vừa đạo đức và giáo dục.
Sự hiếu thảo của người con như vậy được trình bày qua năm trách nhiệm đạo đức sau đây:
Tăng thêm của cải để nuôi dưỡng cha mẹ:
Trách nhiệm đạo đức trước tiên của một người con đối với hai đấng sinh thành ra mình theo Đức Phật là phải biết làm tăng thêm của cải, vật chất để nuôi dưỡng cha mẹ. Hay nói cách khác người con phải lấy sự báo đền cha mẹ bằng cách chăm sóc cha mẹ về đời sống vật chất, cũng như chính cha mẹ đã lo cho chúng ta trưởng thành, trong suốt những năm vị thành niên.
Cần lưu ý ở đây rằng: Tăng thêm của cải là để biểu thị một ý thức trách nhiệm cao độ, chứ không đơn thuần là một lời hứa suông. Như chúng ta đã biết Đức Phật định nghĩa nghiệp là những hành vi có ý thức và ý thức là chất xúc tác và dẫn đạo các hành vi của lời nói và việc làm. Do đó, chỉ có với một ý thức sâu sắc về bổn phận làm con ” Tăng thêm của cải để nuôi dưỡng cha mẹ” mới có thể giúp người con duy trì tốt truyền thống hiếu thảo đối với cha mẹ được. Bởi nếu không có của cải thì cũng không thể lấy gì mà phụng dưỡng cho cha mẹ.
Sự chăm lo đến đời sống vật chất của cha mẹ ở đây cho thấy đạo Phật rất thực tiễn. Người con hiếu thảo không chỉ biết vâng lời cha mẹ, làm việc tốt cho gia đình và xã hội mà trước tiên và hơn hết là lo phần đời sống vật chất cho cha mẹ mình. Chăm lo đời sống vật chất bao gồm việc dâng tặng cho cha mẹ tiền chi tiêu, quà quý, thuốc thang, sự thăm viếng và phụng dưỡng khi cha mẹ đau ốm hay không còn sức lao động.
Lời dạy này ngoài việc khích lệ con cái hiếu kính đối với cha mẹ còn nhắm vào việc xóa bỏ các quan niệm sai lầm cho rằng cha mẹ sinh con là để thoả mãn dục vọng cho nên con cái không cần phải có trách nhiệm lo lắng trở lại. Nếu lời dạy cao qúy này được áp dụng chắc chắn rằng xã hội sẽ không còn tình trạng các cha mẹ già phải tủi phận vào sống các nhà dưỡng lão, chỉ vì các người con bất hiếu. Kế đến, lời dạy còn có ý nghĩa cao quý khác, đó là, sẽ không còn cảnh những đứa con ngỗ nghịch “báo đời” cha mẹ dưới nhiều hình thức và về nhiều phương diện.
Cáng đáng việc nhà, làm tròn bổn phận đối với cha mẹ:
Ý thức trách nhiệm làm tròn bổn phận của một người con là điều quan trọng thứ hai trong đạo hiếu thảo của người Phật tử. Lời dạy này mặc dù rất bao quát nhưng có ý nghĩa đạo đức rất lớn. Khái niệm bổn phận ở đây cần phải được hiểu là sự thực thi những điều trách nhiệm của người con đối với cha mẹ tùy theo hoàn cảnh và điều kiện cho phép. Nghĩa là công việc hiếu thảo không bao giờ là một sự bắt buộc mà trái là một ý thức cao độ, ý thức làm người có đạo lý.
Có nhiều trường hợp người con vì thương cha kính mẹ mà làm nhiều điều tội ác để chu cấp tài sản cho cha mẹ. Đạo Phật chống lại sự hiếu thảo phi pháp như vậy. Nói cách khác cáng đáng việc nhà để trọn bổn phận tùy theo hoàn cảnh và điều kiện cho phép là một trong những cách thể hiện chữ hiếu hợp lý nhất. Ví dụ khi còn ngồi dưới mái trường, việc làm trọn bổn phận của người con đối với cha mẹ là vâng lời thầy cô, học hành chăm chỉ, thu hoạch kiến thức để làm nền tảng trí thức và đạo đức cho bản thân, hiện tại và về sau.
Khi đã xây dựng gia thất riêng, việc làm tròn bổn phận của người con là sống đúng, sống theo và sống hợp với các nguyên tắc đạo đức của đạo Phật, không làm các điều ác, phát huy các điều thiện, chăm lo cho vợ/chồng con chu đáo, cáng đáng việc nhà để cho cha mẹ có thời gian thư nhàn lúc tuổi xế chiều, không để cha mẹ phải vất vả vì công việc gia đình. Nói chung trong mọi hoàn cảnh và trường hợp, người con làm tròn bổn phận phải là người có ý thức trách nhiệm và thể hiện trách nhiệm đó bằng hành động cụ thể, đúng chính pháp và phù hợp với đạo lý và luật pháp của xã hội hiện hành.
Dâng cho cha mẹ những gì cha mẹ muốn:
Các bậc làm cha mẹ đã suốt đời hy sinh vì con cái, cũng không ai đòi hỏi con cái phải dâng hiến cho mình những gì vượt ngoài khả của con cái. Khi còn trẻ cha mẹ đã hết mình lo cho con cái, nhưng khi về già, không còn sức lao động, không làm ra của cải vật chất nhưng cũng không ai muốn ngửa tay xin con cái.
Cho nên phận làm con cái luôn phải biết vâng lời cha mẹ, tùy theo điều kiện hoàn cảnh kinh tế của gia đình mà dâng cho cha mẹ những gì cha mẹ muốn, không đợi cha mẹ phải đòi hỏi. Đây cũng là thể hiện tính tự giác, luôn biết quan tâm đến tâm tư tình cảm của cha mẹ. Tiếc rằng xã hội ngày nay, nhiều người làm con cái sống trong cảnh dư thừa vật chất, nhưng vẫn để cho cha mẹ nghèo khổ, đói rét. Chính vì thế mà tục ngữ có câu: “Một mẹ nuôi được mười con, mười con không nuôi nổi một mẹ”.
Đây quả thực là một tình trạng đáng buồn của xã hội, lời dạy trên của Đức Phật thật vô cùng ý nghĩa đối với những người làm con cái mà chưa tròn trách nhiệm của mình đối với cha mẹ.
Không tự làm gì khi chưa hỏi cha mẹ và không được trái ý cha mẹ:
Đây chính là bổn phận của người làm con khi tiến hành bất cứ một công việc gì cũng phải hỏi cha mẹ trước, mục đích để giữ gìn danh dự và không đi ngược với truyền thống gia đình.
Mỗi dân tộc đều có một bản sắc văn hóa riêng. Chính nét riêng là giá trị tạo nên và đóng góp cho nền văn hóa của nhân loại. Cũng vậy mỗi gia đình đều có truyền thống riêng mà các bậc tiền bối và tổ tiên đã dày công xây dựng. Người con hiếu thảo theo Đức Phật là người, ngoài việc làm tròn bổn phận, phụng dưỡng vật chất cho cha mẹ đúng pháp còn là người biết tôn trọng các giá trị văn hóa và di sản truyền thống tốt đẹp của gia đình, giống nòi và dân tộc.
Cần lưu ý ở đây rằng lời dạy này không nhằm khuyến khích một chế độ thế tập “cha truyền con nối” một cách mù quáng. Nó chỉ nhằm kêu gọi ý thức trách nhiệm bảo vệ và phát huy các truyền thống tốt đẹp của một gia phả, một làng xóm, một cộng đồng, một sắc tộc, một quốc gia mà thôi.
- Đạo Phật không dạy chúng ta phục tùng các truyền thống lạc hậu, phản với đạo đức và sự hướng thượng trong đạo đức và tu tập.
- Trong tinh thần này, những quan niệm duy trì truyền thống theo kiểu “con vua thì lại làm vua, con sải ở chùa thì quét lá đa” cần phải được loại bỏ ra khỏi quan điểm chữ hiếu trong đạo Phật.
- Đức Phật chỉ khuyên chúng ta theo mặt tốt và tiến hóa của truyền thống trong khi mạnh dạn loại bỏ các mặt tiêu cực và bất lợi của nó.
Lời dạy này càng có ý nghĩa to lớn hơn nếu ta đặt nó trong sự vận động bảo tồn và duy trì các sắc thái văn hóa của tổ chức UNESCO. Nói dễ hiểu hơn, đây có thể là phương châm cho một khuynh hướng giữ gìn và bảo vệ nền văn hóa tích cực của các sắc dân, của các dân tộc trên thế giới theo chiều hướng có chọn lọc các truyền thống và đặt chúng trong tiêu chí của các giá trị phát triển đạo đức và đạo lý con người hơn là chỉ đơn thuần tìm hiểu và làm sống dậy chúng.
Tất cả những vật riêng của mình đều dâng hết cho cha mẹ:
Phận làm con phải luôn tự giác dâng nhưng tài sản, vật chất của mình cho cha mẹ, mà không giấu diếm giữ làm của riêng. Đây chính là thể hiện tinh thần tập thể của một gia đình, nhằm bảo vệ và làm tăng tiến tài sản thừa tự.
Nếu “duy trì các truyền thống tốt đẹp của gia đình, quốc gia” là một nguyên tắc chung và bao quát đối với những người con có hiếu theo tinh thần lời Phật dạy thì “bảo vệ tài sản thừa tự” là một nguyên tắc cụ thể ứng dụng trong phạm vi của truyền thống gia tộc. Điều này có ý nghĩa giáo dục rằng một mặt con cái phải biết sử dụng gia tài và di sản của cha mẹ để lại đúng pháp và mặt khác phải là người kế thừa có đạo lý. Nghĩa là cha làm thầy thì con cái không được đốt sách. Cha mẹ làm việc thiện, tôn kính Tam Bảo, thì con cái không nên làm việc ác, phỉ báng Phật Pháp Tăng. Trái lại còn phát huy một cách tốt hơn và có chiều kích hơn.
Rất tiếc hiện nay trong nhiều xã hội, lời dạy nầy không được áp dụng nên đã có nhiều cảnh con cái trở thành những kẻ phá hoại tài sản của cha mẹ và tổ tiên để lại. Nhiều người con chỉ biết chi tiêu gia tài của cha mẹ theo khuynh hướng tán gia bại sản hơn là duy trì và phát huy chúng.
Tóm lại, qua những gì vừa được trình bày ở trên, đạo hiếu của Phật giáo bao gồm đạo làm cha mẹ và đạo làm con cái. Năm nguyên tắc đạo đức của đạo làm cha mẹ và năm nguyên tắc đạo đức của đạo làm con trong kinh Thiện Sinh có thể được xem là những chuẩn mực, khuôn vàng thước ngọc cho các mối quan hệ của cha mẹ và con cái trong một xã hội tiến bộ và văn minh.
Mối quan hệ giữa cha mẹ đối với con cái là mối quan hệ mang tính đạo đức và giáo dục rất cao. Các bậc cha mẹ không chỉ chăm lo về đời sống vật chất cho con cái mà còn và quan trọng hơn hết là chăm lo và phát triển đời sống đạo đức và trí tuệ của chúng. Đồng thời bổn phận của con cái không chỉ là chăm lo cho cha mẹ về mặt vật chất, mà phải luôn săn sóc cha mẹ về mặt tinh thần, không để cho cha mẹ phải phiền lòng.
Nếu năm nguyên tắc đạo làm cha mẹ nên được phổ biến rộng rãi trong các hội bô lão và các hội phụ huynh thì năm nguyên tắc đạo làm con nên được truyền bá trong các câu lạc bộ thanh thiếu niên, trong các hội đoàn sinh viên học sinh, để các bậc làm cha mẹ xứng đáng là cha mẹ và để các người con xứng đáng là những người con.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Quỳnh Mai (##)
Xem Tử vi năm mới, tử vi 12 con giáp tại đây >>
Xem lá số tử vi trọn đời của từng con giáp tại đây >>
Ý Kiến
Chuyên sang nghê thay boi thôi
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Ko làm ở đấy mà đợi cứt nó đổ vào xoong cho .kkkkkkkkkkkk
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Chuyên sang nghê thay boi thôi
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Nóng tính thì dùng nhưng tốt bụng với người ta song họ không biết ơn nà còn coi mình như không hề giúp đỡ họ gì cả
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Tháng này mình dc lộc kakakka
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Mong là mọi việc sẽ tốt đẹp sẽ đến với mình hì hì
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Tháng này mình dc lộc kakakka
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Chuẩn
Hay gặp thị phi và hay gặp cái bọn thối mồm-ăn ko ngồi rồi đem chuyện người khác để nói
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Con cầu mong mọi điều may mắn an lành hạnh phúc
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
À há chắc mấy đứa bạn giới thiệu lót dép á
This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
NGHỆ THUẬT XEM TƯỚNG Qua Những Dòng Thơ Việt Nam, cực hay và chính xác, ngắn gọn dễ hiểu, dễ nhớ.
Có thể bạn quan tâm:
- TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Tiên Đoán Tử Vi Trọn Đời Tuổi Đinh Mùi 1967 - Nữ mạng, giải mã từ tuổi trẻ đến lúc già Tuổi Đinh Mùi 1967 - Nữ mạng, để nắm bắt cơ hội và chuẩn bị những tình huống trong tương lai nhé
- TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Tiên Đoán Tử Vi Trọn Đời Tuổi Đinh Mùi 1967 - Nam mạng, giải mã từ tuổi trẻ đến lúc già Tuổi Đinh Mùi 1967 - Nam mạng, để nắm bắt cơ hội và chuẩn bị những tình huống trong tương lai nhé
- TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Tiên Đoán Tử Vi Trọn Đời Tuổi Ất Mùi 1955 - Nữ mạng, giải mã từ tuổi trẻ đến lúc già Tuổi Ất Mùi 1955 - Nữ mạng, để nắm bắt cơ hội và chuẩn bị những tình huống trong tương lai nhé
- TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Tiên Đoán Tử Vi Trọn Đời Tuổi Ất Mùi 1955 - Nam mạng, giải mã từ tuổi trẻ đến lúc già Tuổi Ất Mùi 1955 - Nam mạng, để nắm bắt cơ hội và chuẩn bị những tình huống trong tương lai nhé
- TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Tiên Đoán Tử Vi Trọn Đời Tuổi Kỷ Mùi 1979 - Nam mạng, giải mã từ tuổi trẻ đến lúc già Tuổi Kỷ Mùi 1979, để nắm bắt cơ hội và chuẩn bị những tình huống trong tương lai nhé
- TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Tiên Đoán Tử Vi Trọn Đời Tuổi Kỷ Mùi 1979 - Nữ mạng, giải mã từ tuổi trẻ đến lúc già Tuổi Kỷ Mùi 1979, để nắm bắt cơ hội và chuẩn bị những tình huống trong tương lai nhé
- Âm Dương kỳ môn độn giáp, Full - Toàn tập
- Độn toán thần diệu, Full - Toàn tập
- Khâm Thiên Tứ Hóa Sơ Cấp của Chiến Nguyễn, Full - Toàn tập
- Kỳ môn độn giáp toàn thư, Full - toàn tập
- Kỳ môn độn giáp của Đàm Liên, Tìm hiểu văn hóa Phương Đông, Full - toàn tập
- Lạc Việt độn toán, Full - toàn tập
1. Ứng dụng Lịch vạn sự, nhịp sinh học, tử vi, bói,... cho điện thoại và máy tính bảng:
Ứng dụng Vạn Sự gồm tập hợp nhiều tính năng hữu ích cho cuộc sống hoặc bạn cũng có thể dùng để giải trí...
Tính năng hiện tại gồm:
* Lịch vạn niên là tiện ích giúp bạn tra cứu lịch vạn sự, xem ngày âm lịch, ngày dương lịch, ngày tốt, ngày xấu ở bất cứ thời điểm nào, ở bất cứ đâu.
* Xem nhịp sinh học: cho bạn biết thông tin về trạng thái biến đổi của sức khỏe, tình cảm, trí tuệ của mình để sắp xếp thời gian làm việc phù hợp.
* Dự đoán tương lai qua tên.
* Dự đoán tương lai qua ngày sinh.
* Các tính năng khác được cập nhật thường xuyên.
* Ứng dụng của chúng tôi hoàn toàn miễn phí, chạy offline hoặc online, trên ứng dụng chỉ có banner quảng cáo của Google. Chúng tôi không thu thập dữ liệu người dùng, không cài cắm các phần mềm độc hại, không gây tốn pin,...
Cài miễn phí và an toàn khi sử dụng trên Google Play, TẠI ĐÂY >> . Hoặc cài qua mã QRCODE dưới
Cài miễn phí và an toàn khi sử dụng cho iPhone và iPad, trên Appstore TẠI ĐÂY >>. Hoặc cài qua mã QRCODE dưới
2. Ứng dụng La Bàn Phong Thủy, hoàng đạo, con giáp... cho điện thoại và máy tính bảng.
* La bàn phong thủy: cho phép định vị tự động bát trạch nhà ở, phòng làm việc, bếp,... theo phong thủy bát trạch.
* Ứng dụng cho phép bạn tìm hiểu về tính cách của từng người theo cung hoàng đạo.
* Xem sự tương hợp của hai bạn theo cung hoàng đạo
* Xem tính cách người theo nhóm máu
* Sự tương hợp về tính cách của hai người theo nhóm máu
* Và nhiều khám phá khác được cập nhật trong những bản nâng cấp tiếp theo.
* Ứng dụng của chúng tôi hoàn toàn miễn phí, chạy offline hoặc online, trên ứng dụng chỉ có banner quảng cáo của Google. Chúng tôi không thu thập dữ liệu người dùng, không cài cắm các phần mềm độc hại, không gây tốn pin,...
Cài miễn phí và an toàn khi sử dụng cho Android, trên Google Play TẠI ĐÂY >>. Hoặc cài qua mã QRCODE sau
Cài miễn phí và an toàn khi sử dụng cho iPhone và iPad, trên Appstore TẠI ĐÂY >>. Hoặc cài qua mã QRCODE sau