Từ xa xưa đến nay, đa phần ai làm nhà, làm cửa cũng đều chú ý đến thước đo Lỗ Ban. Tuy có một số người không quan trọng và chú ý phong thủy nhưng họ cũng phải quan tâm đến thước đo Lỗ Ban.
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo
Thước lỗ ban do ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng. Lỗ Ban là thợ mộc giỏi của nước Lỗ (nay là tỉnh Sơn Đông) thời Xuân Thu (770-476 TCN). Tên ông là Ban (hoặc), họ là Công Thâu. Lỗ Ban nghĩa là “ông Ban người nước Lỗ”.
Thước lỗ ban dùng trong phong thủy bao gồm:
1. XÍCH BẠCH
Trong Xích bạch có hai phép là Thiên phụ quái và Địa mẫu quái.
- Thiên phụ quái là phép Đại du niên bát biến Tìm tuổi có hợp không, dùng để đo kích thước chiều cao và chiều sâu (theo phương thẳng đứng thì dùng phép này).
- Địa mẫu quái (Tiểu du niên): dùng đo kích thước chiều ngang, dài rộng (phương nằm ngang) của bàn thờ, mồ mả.
a) Phép đo Xích bạch:
Lấy toạ sơn của nhà làm gốc rồi theo đơn vị huyết thống để tính.
Cách lấy toạ sơn (khẩu quyết của Xích bạch):
Toạ sơn: Thiên phụ quái (chiều cao, sâu); Địa mẫu quái(ch. ngang)
Đoài (Đinh, Tị, Dậu, Sửu); Tham lang (cát); Vũ khúc (cát)
Chấn (Canh, Hợi, Mão, Mùi); Cự môn (cát); Liêm trinh (hung)
Khôn (Ất); Lộc tồn (hung); Phụ bật (O/×)
Khảm (Quý, Thân, Tý, Thìn);Văn khúc (hung); Phá quân (hung)
Tốn (Tân); Liêm trinh (hung); Cự môn (cát)
Cấn (Bính); Vũ khúc (cát); Tham lang (cát)
(Nhâm, Dần, Ngọ, Tuất); Phá quân (hung); Văn khúc (hung)
Càn (Giáp); Phụ bật (O/×); Lộc tồn (hung)
b) Thứ tự của Bát tinh (sao)
Dương trạch: Tham – Cự – Lộc – Văn – Liêm – Vũ – Phá – Phụ.
Âm trạch: Phụ – Vũ – Phá – Liêm – Tham – Cự – Lộc – Văn.
c) Xác định đơn vị theo thước huyết thống:
Thước huyết thống lấy theo gang nách (tạo bởi khoảng cách giữa ngón cái và ngón trỏ)
Đo tay trái (gang nách), đo tay phải (gang nách) xem mỗi bên được bao nhiêu cm, cộng lại, lấy tổng này làm một xích.
2. THỐN BẠCH
Toạ sơn; Thiên phụ quái; Địa mẫu quái
Càn (Giáp); Tứ lục; Nhất bạch (O);
Đoài (Đinh, Tị, Dậu, Sửu); Ngũ hoàng; Tứ lục;
Ly (Nhâm, Dần, Ngọ, Tuất); Bát bạch (O); Nhị hắc;
Chấn (Canh, Hợi, Mão, Mùi); Thất xích ; Tam bích;
Tốn (Tân); Cửu tử (O); Thất xích;
Khảm (Quý, Thân, Tý, Thìn); Nhị hắc ; Ngũ hoàng;
Cấn (Bính); Lục bạch (O); Bát bạch (O);
Khôn (Ất); Tam bích Lục ; bạch (O);
HỎI ?
1- Đối với dương trạch khi xác định các kích thước của cửa chính, trần nhà, kích thước bàn thờ, bệ bếp, vv… Chúng ta đều dựa vào Tọa sơn của căn nhà làm gốc. Vậy chú cho cháu hỏi khi theo lý thuyết của chú là đổi chỗ Tốn - Khôn , thì khi tọa sơn của nhà đang ở sơn Khôn thì phải chuyển sang sơn Tốn để tính. Vậy khi đó cách lấy xích bạch và thốn bạch theo bảng trên có thay đổi không hả chú, nếu thay đổi thì thay đổi ở chỗ nào ạ.
2- Hiện này thì có 4 loại thước Lỗ Ban như sau:
- Loại 1 (loại 39): 1 thước = 390mm (dùng cho âm phần)
- Loại 2 (loại 42): 1 thước = 429mm (dùng dương trạch)
- Loại 3 (loại 48): 1 thước = 480mm
- Loại 4 (loại 52): 1 thước = 520mm
Loại 39 và 42 hiện đang được dùng phổ biến ở miền Bắc Việt nam dưới dạng thước chế sẵn do Đài Loan sản xuất.
Loại 52 ở miền Nam hay dùng.
Nhưng mà thước huyết thống lấy theo gang nách (tạo bởi khoảng cách giữa ngón cái và ngón trỏ). Đo tay trái (gang nách), đo tay phải (gang nách) xem mỗi bên được bao nhiêu cm, cộng lại, lấy tổng này làm một xích.
Ví dụ: Gang tay trái đo được 17cm, gang tay phải đo được 18cm, cộn lại là 35cm lấy làm một thước (xích).
Như vậy, thước chế sẵn và thước tính theo gang nách có sự khác biệt. Chú cho cháu hỏi khi ứng dụng cụ thể thì dùng thước chế săn hay là tính theo gang nách. Nếu dùng thước theo gang nách thì khi xây nhà chẳng hạn nhà có nhiều người (ông nội, bố và các anh em ) gang nách của các người này sẽ không giống nhau vậy khi ứng dụng thì dùng gang nách của người nào ạ.
3- Thông thường để tính thước Lỗ ban đặt vào các cung sao tốt phải dựa vào tọa sơn của ngôi nhà vậy trong trường hợp nhà bếp nằm riêng biệt một khu khác thì các kích thước như là cửa bếp, độ cao, chiều rộng của bệ đặt bếp, vv… khi đó tính cung theo tọa sơn của nhà bếp hay vẫn tính theo tọa sơn của ngôi nhà. Còn trong trường hợp tọa sơn của bếp, tọa sơn của bàn thờ gia tiên không cùng nằm với tọa sơn của nhà thi khí đó các kính thước tính theo thước lỗ ban của bếp và ban thờ dựa vào sơn của nhà hay sơn tọa của bếp hoặc
Thước Lỗ Ban 53cm, 51cm
Lịch Sách Xuân Ât Mẹo 1975, Chiêm Tinh Gia Huỳnh Liên có viết về cây Thước Lỗ Ban và dạy cách sử dụng. Theo Thầy thì cây Thước có độ dài nhứt định là 5 tấc 3 chia cho 8 cung lớn. Mỗi cung lớn 6,5 cm lại chia thành 5 cung nhỏ, mỗi cung nhỏ dài đúng 1 phân. Thầy dặn dò kỷ là nếu quý bạn đọc đã có nhà cữa xây cất xong lấy thước đo thấy xấu thì sửa lại. Bằng như chưa cất nhà muốn đo cửa tốt thì lựa cung tốt mà làm khuôn cửa đúng ni tấc thì được mỷ mãn hơn. Khi đo bắt đầu đặt cây thước vào mí của mép cửa bên trái rồi đo lần sang mép cửa bên mặt. Luôn luôn phải đặt cung số 1 tức cung Quý Nhơn nằm phía tay trái, rồi đo lần qua tới chổ nào thì coi lời giải mà biết tốt hay xấu, đó là cách đo cửa nhà đã xây rồi. Nếu chưa xây cửa, thì quý bạn đo tới chổ cung nào tốt và hạp nhất thì dừng lại và ấn định cửa tới nơi đó sẽ xây. Quý bạn đọc nào lở xây cửa xấu, không đúng với thước Lỗ Ban nên tìm tới Thầy để Thầy chỉ dẩn cho cách cúng quảy sửa chữa lại để gia đình làm ăn phát đạt.
Mấy năm trước đó có nhiều gia đình thỉnh Thầy đến đo cửa đo nhà, ít lâu sau quả làm ăn phát đạt thật. Danh của Thầy nổi như cồn, khách hàng xếp lớp. Có người cho rằng Thầy có Bùa thiêng, cũng có người cho rằng Thầy nhờ có cái Thước Lỗ Ban Bát Trạch. Biết được Thầy có chỉ vẽ cách làm Thước Lỗ Ban thì cuốn Lịch Sách Xuân Aùt Mão được rất nhiều gia đình mua về làm tài liệu tham khảo và cũng đã có rất nhiều ngườiõ theo đúng hướng dẩn cuả Thầy mà làm Thước Lỗ Ban. Không hiểu tại Thầy dấu nghề hay do ngẫu nhiên trùng hợp mà không ít gia đình sau khi có cái thước Lỗ Ban trong tay là ngay mùa Xuân năm đó phải bỏ nhà cao bay xa chạy ra nước ngoài, một số khác vào trại tập trung cải tạo mút mùa, số còn lại thì cũng phải bỏ nhà bỏ cửa để đi kinh tế mới. Về sau biết được hoàn cảnh của Thầy cũng bi đát như khách sau ngày 30 tháng 4, cho nên không ai còn dám nghĩ là Thầy dấu nghề, mà cho rằng đó là do ngẫu nhiên trùng hợp mà thôi. Thế nhưng khi đem 5 tấc 3 chia cho 8, số thành là 6 phân 5 ly và đem 6 phân 5 ly chia cho 5, số thành là 1 đúng như hướng dẫn của Thầy thì quả thực sai số quá lớn. Cung này cách Cung kia cách nhau chỉ bằng sợi tóc mà sai số lớn như thế thì cái Thước Thầy hướng dẫn làm sao mà linh thiêng cho đặng ? Cho rằng lỗi tại nhà in, cây thước phải dài 5 tấc 2 mới đúng. Thì cứ coi như là 5 tấc 2, nhưng lấy độ dài này chia cho 8 rồi lại chia cho 5, số thành đúng 1 phân, thì cũng lại vẫn còn sai !
Ngay từ đời nhà Chu ( 257 năm trước Tây Lịch) cùng thời với triều đại Thục An Dương Vương nước Việt, con người đã biết dùng Chỉ và Phân theo hệ thống Bát Phân để làm đơn vị đo chiều dài. Một Chỉ dài 0,408 mét, có 8 Phân thì một Phân là 0,051 mét. Về sau từ con số đơn vị của Phân là 0,051 nhân cho 10 theo hệ thống Thập Phân thành con số 0,51. Cái thước dài 0,51m hay 51 cm lâu ngày trờ thành cái thước Lỗ Ban đồng hóa với tà thuật của các Thầy Bùa, Thầy Pháp. Mãi cho đến hơn 2000 năm sau, các nhà Thông Thái Sinh Cơ Lý Học mới giật mình bái phục khi tìm ra được Tần số của ngoại âm là 4,9 từ đó suy ra đơn vị Thời Gian là 1 sec / 4,9 = 0,20408. Biết được đơn vị Thời Gian, các nhà Toán Học tính ra được Gia Tốc Trọng Lực ở mặt địa cầu là 40,8 bằng cách lấy 980 nhân với bình phương của đơn vị thời gian: 0,20408. Con số 0,408 chính là đơn vị Chỉ của nền Văn minh Thái cổ cũng chính là Gia Tốc Trọng Lực ở mặt địa cầu tương đương với 2 lần trị số của đơn vị thời gian. Như vậy, cái thước mà người đời nay cho rằng đó là cái thước Lỗ Ban huyền diệu, mang nhiều sắc thái bùa phép, người đời xưa sử dụng để đo đạt có độ dài là 51 cm, phát xuất từ cơ sở tính toán khoa học của các nhà Khoa Học Thái Cổ. Mê tín dị đoan hay bác học thì lại tùy vào thái độ và trình độ của người sử dụng. Người mê tín thì cho rằng cái thước chính là chiếc gậy Thần Linh hiễn. là vì ít ra, sau khi đo đạt sửa chửa theo đúng hướng dẫn thì gia chủ có nhiều an tâm, hy vọng nhiều hơn, bớt được căng thẳng, giãm được ưu tư thì có thể né tránh được nhiều tai biến hậu quả có thể chết người. Người bác học thì cho rằng cái thước chỉ là phương tiện để đo đạt chính xác mà thôi. Theo lý thuyết về năng lực bá động thì các loài sinh vật luôn luôn chịu ảnh hưỡng của các làn sóng từ cấp thấp nhất là ngoại âm đến cấp cao nhất là siêu âm đặc biệt là làn sóng ngoại âm phát ra từ lòng đất là nguồn năng lực chi phối đời sống con người qua cơ sở vật chất là nhà cửa của họ. Theo tác giả tập Thái Cổ Khoa Học Toàn Thư – Phần Dương Cơ Lý Học thì nhà cửa luôn luôn được xây dựng trên một nền cứng chắc và đủ rộng để chịu được toàn bộ trọng lượng của cái nhà. Sự liên kết của các nền nhà thành một khối chung sẽ tạo thành một tảng. Hỉnh thức thông thường của tảng là một lớp nền mỏng trải dài trên một vùng đất xốp, mềm, có thể so sánh với một thanh gổ trên mặt nước. Lòng đất luôn luôn phát ra làn sóng ngoại âm là hình thức nhỏ của địa chấn, cho nên tảng phải chịu ảnh hưởng và trở nên một tảng rung động. Trong sự rung động này có sự cộng hưỡng. Sự truyền làn sóng và sự phản hồi làn sóng tạo nên một hệ thống sóng đứng mà hai đầu tảng là hai đầu tự do tạo thành hai bụng của thoi sóng đứng. Ở chính giữa gọi là Nút không rung động giống y như hình ảnh của thanh gổ dài nhấp nhô hai đầu. Ngoại âm của đất có nhiều làn sóng tần số khác nhau và mức độ cộng hưỡng tùy sẽ thuộc vào độ dài, độ dày và độ rắn chắc của tảng, nhưng thường thì độ dài quan trọng hơn. Tảng dài thì có nhiều Nút và nhiều Bụng là vì một tảng dài rung động thì sẽ tạo xen kẻ thành nhiều Bụng và Nút . Mỗi vị trí này được gọi là Tọa Vị. Theo như tác giả tập Thái Cổ Khoa Học Toàn Thư , nếu tọa vị là Bụng thì gọi là Tọa Vị Dương là nơi có sự rung chuyển cao độ. Nếu Tọa Vị là một Nút thì gọi là Tọa Vị Aâm là nơi sự rung động hầu như không có.
Cây thước Lỗ Ban 51 cm được chia thành 8 cung bằng nhau. Mỗi cung lại chia thành 5 cung nhỏ. 8 cũng có thể là con số của Bát Quái và cũng là thứ tự của hàng đơn vị từ 1 đến 8 thuộc hệ thống Bát Phân . 5 cũng có thể là Ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ.
- Cung đầu tiên là Quý Nhơn Cung hành Mộc là cung Tốt .
- Cung thứ 2 là Hiểm Họa Cung hành Thổ là cung Xấu.
- Cung thứ 3 là Thiên Tai Cung hành Thổ là cung Xấu.
- Cung thứ 4 là Thiên Tài Cung hành Thủy là cung Tốt.
- Cung thứ 5 là Nhơn Lộc Cung hành Kim là cung Tốt.
- Cung thứ 6 là Cô Độc Cung hành Hỏa là cung Xấu.
- Cung thứ 7 là Thiên Tặc Cung hành Hỏa ( Kim ? ) là cung Xấu.
- Cung thứ 8 là Tể Tướng Cung hành Thổ là cung Tốt.
Riêng cung Thứ 7 có sách cho rằng hành Hỏa ( Thất Tai Hỏa cục ), nhưng cũng có sách thì cho rằng hành Kim (Thất Tai Kim cục). Xem kỷ lại thì cung này cũng là cung cư ngụ của sao Phá Quân.. Trong Tử Vi sao Phá Quân là Bắc Đẩu Tinh hành Thủy là Hung và Hao tinh chủ tán, nhưng trong Bát Biến Du Niên của phép địa lý Dương Trạch thì khẳng định Phá Quân hành Kim là chốn cư của Tuyệt Mạng cũng vốn hành Kim. Khoa Địa Lý cho rằng Sao Phá Quân nguyên là hành Kim mà cái Thước Lỗ Ban chỉ dùng cho Khoa Địa Lý cho nên có thể khẳng định được Thất Tai Kim cục có lý hơn là Thất Tai Hỏa cục. Theo hệ thống Bát Phân từ 1 cho đến 8 là số cuối của hàng đơn vị thì Cung thứ nhất và cung thứ 8 chắc chắn phải là 2 Bụng tức là 2 tọa vị Dương. Hai cung ở giữa là cung thứ 4 và thứ 5 là hai cung Tốt cho nên cung 4 và 5 cũng phải là 2 Bụng tức cũng là 2 tọa vị Dương. Còn lại là Hai Nút sẽ ở tại giữa cung 2 – 3 và giữa cung 6 – 7 vị chi tất cả là 4 Tọa vị Âm. Sự phân chia 1 thành 2, 2 thành 4, 4 thành 8 chắc chắn bắt nguồn từ Lý thuyết Aâm Dương Ngũ Hành mấu chốt của Thái Cực sinh Lưỡng Nghi- Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng – Tứ tượng sinh Bát Quái. . .
Tất cả có 4 loại thước mõi cây dùng mõi ngụ ý mà đo đạc riêng của nó, chăng hạn thông thường tại sao người ta dủng cây thước 4:29 mm đó là dùng để đo thông thường nhà cửa bếp cửa giường ngũ và bàn học tủ đại khái, dó gọi là thước dùng dương trạch, âm trạch thì dùng 390mm. và 480mm đo về kích thước nhà muốn xây tầng lầu cao thấp hoạc là ngang, dọc. còn lại cây 520mm do là diện tích mét vuông miếng đất của căn nhà hay là đo miếng đất trồng lúa dài bao nhiêu và ngang bao nhiêu cho tốt. cho nên mà nói thước nào cũng ứng nghiệm khi có để dùng hết, và phải biết tính thời gian của tiết khí sự vận hành của trái đất ứng nghiệm theo năm tháng mà phát ra thì lúc đó mói nghĩ là đúng sai mà thôi. Khi đùng chưa tới thì cho là thưóc khg đúng, và đùng cây tốt khác thời gian cũng bị chuyện xấu tới thí nói rằng là cây thước sai.
Tam Nguyên St
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:
Bích Ngọc (##)