Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,...   Click to listen highlighted text! Chào mừng bạn đến với website Tử vi, tướng số, phong thủy, bói, quẻ,... Powered By DVMS co.,ltd
Kính mời quý khách like fanpage ủng hộ Vạn Sự !

Vạn Sự

Văn khấn giải hạn tam tai

Ai cũng mắc hạn này, cứ 3 năm liên tiếp như thế, hết 3 năm đến 9 năm sau lại bị hạn này nữa vậy. Bị hạn này nhẹ thì tai tiếng, mất việc làm, làm ăn thất bát, cọ quẹt xe cộ, nặng thì tán gia bại sản, mất mạng. Nên khi mắc hạn Tam Tai, người ta hay cúng giải.
Văn khấn giải hạn tam tai

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trước tiên, ta phải xác định các tuổi nào vướng Tam Tai năm nào đã nhé ! 
- Các tuổi Thân_Tý_Thìn    :  Tam tai 3 năm liên tiếp Dần_Mẹo_Thìn.
- Các tuổi Tị_Dậu_Sửu       :  ..............................  Hợi_Tý_Sửu.
- Các tuổi Dần_Ngọ_Tuất    :  ..............................  Thân_Dậu_Tuất.
- Các tuổi Hợi_Mẹo_Mùi      :  ...............................  Tị_Ngọ_Mùi. 
 Ai cũng mắc hạn này, cứ 3 năm liên tiếp như thế, hết 3 năm đến 9 năm sau lại bị hạn này nữa vậy. Bị hạn này nhẹ thì tai tiếng, mất việc làm, làm ăn thất bát, cọ quẹt xe cộ, nặng thì tán gia bại sản, mất mạng. Nên khi mắc hạn Tam Tai, người ta hay cúng giải. Khi có điều kiện ở gần các Chùa mà các thầy ở đó có Lỗ Ban - 1 loại Bùa Chú - thì ta có thể nhờ quý thầy ấy cúng giải dùm.

Vì sao chúng tôi không bảo đến các thầy lỗ ban chuyên nghiệp, mà bảo đến các Tự viện có biết lỗ ban ?  Xin thưa, vì các thầy lỗ ban ở ngoài cũng có người tốt người xấu, chúng tôi e quý vị bị "vẽ vời" rồi tốn kém, thay vì vậy, đến Chùa sẽ an tâm hơn. Không phải thầy lỗ ban nào ở ngoài cũng "vẽ vời", nhưng do 1 số người làm ảnh hưởng chung, "con sâu làm rầu nồi canh " mà. 
Nếu không, quý vị có thể tự mình cúng giải theo cách sau đây:  Chuẩn bị đồ cúng sẵn, chiều chạng vạng, đem tới ngã ba đường nào mà mình hiếm khi đi qua đó- ít nhất là trong 3 năm này, bày ra vái cúng xong, đi vòng đường khác về. 

 Lễ vật chuẫn bị gồm có:   3 chung nước, 1 nhúm muối gạo, 3 miếng trầu cau, 1 khúc dây lưng quần cắt làm 3 đoạn, 3 điếu thuốc hút, 1 bộ Tam Sanh (1 trứng hột vịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 miếng thịt ba rọi luộc), 3 chung rượu, 1 ít tóc rối của người mắc Tam Tai, 3 đồng bạc cắc gói lại bằng giấy đỏ, 1 cặp đèn cầy, giấy vàng bạc, bông, trái cây (không cần nhiều), 1 bộ đồ thế (đến các tiệm vàng mã, mua đồ này, nam nữ tùy theo người mắc Tam Tai), và lẽ dĩ nhiên còn 1 thứ không thể thiếu là 3 cây nhang. 

Sau khi vái cúng và rót trà, rượu đủ 3 lần, đốt giấy vàng bạc, đồ thế rồi bỏ các thứ cúng đó, vòng đường khác về. 

Có điều này rất quan trọng nữa là: Không phải ngày nào cúng cũng được, mỗi năm ứng với 1 vị Thần, và vị Thần này giáng hạ trần gian có ngày, có hướng. Khi vái cúng phải đúng ngày này (tháng nào cũng được) và lạy về hướng này.
                            VĂN KHẤN GIẢI HẠN TAM TAI
NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT  ! 

NAM-MÔ HỮU THIÊN CHÍ TÔN KIM QUYẾT NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ  !
KÍNH THỈNH : MÔNG LONG ĐẠI TƯỚNG....(A) TAM TAI....(B) ÁCH THẦN QUANG!
       Hôm nay là ngày.....tháng.....năm....
       Con tên họ là.......
       Hiện ngụ tại.........
       thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật các thứ cúng dâng giải hạn Tam Tai, sắp bày nơi đây, kính thỉnh Mông Long Đại Tướng.....(A) Tam Tai.....(B) Ách Thần Quang giá đáo đàn tràng, chứng minh thọ hưởng. Ủng hộ cho con tai nạn toàn tiêu, nguyên niên Phước Thọ, Xuân đa kiết khánh, Hạ bảo bình an, Thu tống Tam Tai, Đông nghinh bá phước  ! Thượng hưởng !
 
(Vái 3 lần, rót trà 3 lần ,rót rượu 3 lần, 3 lần lạy/mỗi lần 3 lạy ,rồi hóa vàng bạc & đồ thế ). 

       (A)  :  Là tên các vị Thần ứng theo từng năm như sau :
_ Năm Tý    :  Thần ĐỊA VONG      , ngày 22  , lạy về hướng BẮC.
_ Năm Sửu  :          ĐỊA HÌNH                14                      Đông Bắc
_ Năm Dần  :          THIÊN LINH              Rằm                   Đông Bắc
_ Năm Mẹo  :         THIÊN HÌNH              14                      ĐÔNG
_ Năm Thìn  :         THIÊN KIẾP               13                      Đông Nam
_ Năm Tị     :          HẮC SÁT                 11                      Đông Nam
_ Năm Ngọ   :         ÂM MƯU                   20                      NAM
_ Năm Mùi   :          BẠCH SÁT                 8                      Tây Nam
_ Năm Thân :          NHƠN HOÀNG             8                      Tây Nam
_ Năm Dậu   :         THIÊN HỌA                 7                      TÂY
_ Năm Tuất  :          ĐỊA TAI                    6                       Tây Bắc
_ Năm Hợi    :          ĐỊA BẠI                    21                      Tây Bắc
 
      (B)   :   Là chỉ Ngũ Hành của năm đó ứng với :
KIM   :   Thân_Dậu.
Mộc   :   Dần_Mẹo
THỦY :    Hợi_Tý.
HỎA   :   Tị_Ngọ
THỔ   :   Thìn_Tuất_Sửu_Mùi.
 
Ví dụ như năm nay là năm hợi,  ta sẽ vái "Mông Long Đại Tướng Địa Bại Tam Tai Thủy Ách Thần Quang".

Chúc các anh chị, các bạn giải tai, giải nạn và gặp nhiều an lành nhé !

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Văn khấn giải hạn tam tai

Khởi động tuần làm việc năm mới với những món đồ tươi tắn đậm sắc Xuân

Khởi động tuần mới thật tự tin với 4 món đồ có thể mang tới cho bạn vẻ ngoài thật ngọt ngào và rạng rỡ.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Một tuần mới lại bắt đầu. Ngoài guồng quay công việc, hẳn là các quý cô công sở sẽ lại bắt đầu tuần mới với nỗi lo thường trực: "Mặc gì cho tuần làm việc mới?". Đôi khi, cách kết hợp đồ không phải là vấn đề to tát nhất gây trở ngại cho việc mặc đẹp của phái đẹp, mà chọn món đồ nào để làm điểm nhấn chính cho phong cách mới là điều khiến họ... "bế tắc". Bài viết dưới đây sẽ giúp các quý cô công sở giải quyết được phần nào những lo lắng đau đầu vào mỗi buổi sáng trước khi tới sở làm. Và tuần này, lựa chọn của chúng ta sẽ là những món đồ nào đây?

1. Váy ren

Mùa xuân tươi mới luôn gợi cho người ta nghĩ về vẻ đẹp nhẹ nhàng, ngọt ngào. Chính vì vậy, đây sẽ là lúc bạn trút bỏ phần nào những món đồ trầm mặc, nặng nề của mùa đông như quần jeans, váy len/dạ... để thay thế bằng các món đồ tinh tế, dịu dàng hơn. Và gợi ý của chúng tôi lần này chính là váy ren. Ngoài những chiếc váy ren nổi quen thuộc, bạn cũng có thể chọn cho mình những chiếc chân váy bút chì, chân váy chữ A được đắp thêm mảng ren mỏng đầy quyến rũ nơi gấu váy.

Khởi động tuần làm việc năm mới với những món đồ tươi tắn đậm sắc Xuân - Ảnh 1.
Khởi động tuần làm việc năm mới với những món đồ tươi tắn đậm sắc Xuân - Ảnh 2.
Khởi động tuần làm việc năm mới với những món đồ tươi tắn đậm sắc Xuân - Ảnh 3.
Khởi động tuần làm việc năm mới với những món đồ tươi tắn đậm sắc Xuân - Ảnh 4.
Khởi động tuần làm việc năm mới với những món đồ tươi tắn đậm sắc Xuân - Ảnh 5.
Khởi động tuần làm việc năm mới với những món đồ tươi tắn đậm sắc Xuân - Ảnh 6.

2. Váy liền dài tay

Cũng cùng với lí do để chọn váy ren, bởi mùa xuân đã tới, thế nên phái đẹp cần hướng vẻ ngoài của mình tới những gì nhẹ nhàng, thanh thoát hơn. Hãy từ bỏ set đồ quần jeans, áo phao để thay thế vào đó là những chiếc váy liền dài tay. Nhờ kiểu dáng thanh lịch, gọn gàng được nhấn nhá thêm bằng những đường chiết eo hay chân ngực rất nhẹ mà những thiết kế váy liền đã trở nên sang trọng hơn, nhưng vẫn không làm mất đi tính dễ mặc, dễ che khuyết điểm của nó.

Khởi động tuần làm việc năm mới với những món đồ tươi tắn đậm sắc Xuân - Ảnh 7.
Khởi động tuần làm việc năm mới với những món đồ tươi tắn đậm sắc Xuân - Ảnh 8.
Khởi động tuần làm việc năm mới với những món đồ tươi tắn đậm sắc Xuân - Ảnh 9.
Khởi động tuần làm việc năm mới với những món đồ tươi tắn đậm sắc Xuân - Ảnh 10.
Khởi động tuần làm việc năm mới với những món đồ tươi tắn đậm sắc Xuân - Ảnh 11.
Khởi động tuần làm việc năm mới với những món đồ tươi tắn đậm sắc Xuân - Ảnh 12.

3. Một món đồ màu hồng

Màu hồng rất nữ tính và ngọt ngào, nhưng nó lại thường khiến phái đẹp công sở e dè vì độ nổi bật cũng như vẻ ngoài có vẻ hơi... "xì-tin" mà nó mang lại. Tuy nhiên, với sự biến tấu màu sắc vô cùng đa dạng, bạn sẽ không còn phải lo lắng quá nhiều khi muốn nhấn nhá thêm phần tươi sáng cho tuần làm việc mới của mình bằng món đồ màu hồng nào đó. Những món đồ công sở nhàm chán và quen thuộc của bạn phút chốc sẽ trở nên duyên dáng, cuốn hút hơn hẳn khi được tô điểm bằng loạt sắc hồng hết sức nhã nhặn như hồng pastel, hồng vỏ đỗ, hồng nude...

Khởi động tuần làm việc năm mới với những món đồ tươi tắn đậm sắc Xuân - Ảnh 13.
Khởi động tuần làm việc năm mới với những món đồ tươi tắn đậm sắc Xuân - Ảnh 14.
Khởi động tuần làm việc năm mới với những món đồ tươi tắn đậm sắc Xuân - Ảnh 15.
Khởi động tuần làm việc năm mới với những món đồ tươi tắn đậm sắc Xuân - Ảnh 16.

4. Áo khoác màu sáng

Có thể nói, áo khoác đóng vai trò quan trọng nhất đối với vẻ ngoài của bạn, bởi dù bạn có mặc đồ bên trong cầu kì hay xuề xòa, thì khi đi ngoài đường, sẽ chẳng ai có thể nhìn thấy chúng trông ra sao. Người ta cũng chỉ nhận xét phong cách của bạn qua chiếc áo khoác ngoài, vì vậy chọn cho mình 1 chiếc áo khoác tử tế, mang tone màu tươi sáng cũng có thể giúp bạn trông trẻ ra vài tuổi.

Khởi động tuần làm việc năm mới với những món đồ tươi tắn đậm sắc Xuân - Ảnh 17.
Khởi động tuần làm việc năm mới với những món đồ tươi tắn đậm sắc Xuân - Ảnh 18.
Khởi động tuần làm việc năm mới với những món đồ tươi tắn đậm sắc Xuân - Ảnh 19.
Khởi động tuần làm việc năm mới với những món đồ tươi tắn đậm sắc Xuân - Ảnh 20.
Khởi động tuần làm việc năm mới với những món đồ tươi tắn đậm sắc Xuân - Ảnh 21.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Khởi động tuần làm việc năm mới với những món đồ tươi tắn đậm sắc Xuân

Văn hóa chúc Tết của người Việt

Tết là dịp gia đình vui vầy sum họp và những lời chúc tết, mừng tuổi được trao gửi để bày tỏ lòng hiếu thảo, sự tôn kính, tình thương yêu và niềm thân thiết.
Văn hóa chúc Tết của người Việt

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Tết là dịp gia đình vui vầy sum họp và những lời chúc tụng, mừng tuổi được trao gửi để bày tỏ lòng hiếu thảo, sự tôn kính, tình thương yêu và niềm thân thiết của mọi người trong gia đình, với niềm hy vọng, mong ước được an vui, may mắn, hạnh phúc và thăng tiến trong một năm mới.


“Mồng một là Tết nhà cha”: sáng mồng một Tết, sau khi lễ gia tiên, người con (hoặc dâu hoặc trưởng) mời cha mẹ ngồi vào hai ghế tựa ở giữa nhà, các con cháu đứng theo thứ tự ngôi thứ: anh chị trước, các em sau, sau cùng là các cháu, mọi người đều mừng thọ và tế sống ông bà, cha mẹ bằng hai lạy và hai vái (người chết thì bốn lạy, bốn vái). Ông bà cũng mừng tuổi các con cháu bằng phong bao được gói bằng giấy hồng điều.

Van hoa chuc Tet cua nguoi Viet hinh anh
Chúc Tết đầu năm

“Mồng hai nhà mẹ”: sáng mồng hai Tết, cha mẹ dẫn đoàn con cháu về quê ngoại chúc Tết. Tuần tự lễ tưởng niệm tổ tiên: mừng thọ ông bà ngoại theo nghi thức ở nhà cha, mừng tuổi bà con thân thích bên ngoại và được mừng tuổi lại. Cả hai gia đình cùng chuyện trò vui vẻ và ăn cỗ đầu Xuân, càng làm cho tình nghĩa hai gia đình thêm thắm thiết.

“Mồng một là Tết nhà cha, Mồng hai nhà mẹ…” – điều đó chứng tỏ ông cha ta rất coi trọng chữ hiếu, chọn hai ngày đầu năm để tưởng nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ hai gia đình nội, ngoại vì hiếu thảo là gốc của đạo đức gia đình.

“…Mồng ba Tết thầy”: Công ơn cha mẹ sinh thành, dưỡng dục, công ơn thầy giáo dục tư cách đạo đức, mở mang trí tuệ cho mình, vì thế “công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy” đều được nhân dân ta coi trọng.

Phong tục chúc Tết, mừng tuổi là nét văn hoá đẹp và đầy ý nghĩa của người Việt Nam. Nó thể hiện tình cảm sâu sắc, sự quan tâm, đồng thời biểu lộ lòng hiếu thảo, sự biết ơn của con cháu đối với ông bà, cha mẹ và thầy cô.

Tổng hợp

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Văn hóa chúc Tết của người Việt

Trùng tang liên táng-một vài điều cần biết!

Chùa Hàm Long là nơi nhốt trùng lớn nhất và hiệu nghiệm nhất tại miền Bắc Việt Nam giúp cho việc giải trừ và hóa giải trùng tang liên táng được hiệu nghiệm

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trùng tang liên táng là một hiện tượng có thật trong cuộc sống của chúng ta . Không có nhiều tư liệu viết về hiện tương này , nhưng trong dân gian vẫn truyền tụng với nhau những trường hợp chết phạm vào Trùng tang liên táng hết sức đau thương , thậm chí có nhà nhân đinh đông đúc là thế mà chỉ vài ba năm phải chịu cảnh tuyệt tự.

1. KHÁI NIỆM TRÙNG TANG LIÊN TÁNG

Tại miền Bắc Việt Nam có một trung tâm nhốt Trùng lớn nhất nước : Đó chính là chùa Hàm Long ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh. Chùa được xây dựng vào thời Lý, tương truyền đây là nơi tu hành của Thiền sư Dương Không Lộ. Nơi đây từ ngày xưa , các vị sư tăng đã có những phương pháp Trấn Trùng rất huyền bí mà hiệu quả . Hàng ngày, vào buổi chiều , các sư ở đây phải nấu một nồi cháo to , cúng thí thực cho Trùng và vong bị nhốt ở đây, bữa nào quên là gà vịt của dân quanh vùng thay nhau chết la liệt. Ngoài ra , tại miền Bắc Việt Nam , từ xưa đã có các môn phái Pháp Sư theo Bắc Tông , Pháp sư các môn phái Phù thủy của đồng bằng bắc Bộ nhất là tại các tỉnh Bắc Ninh , Hải Phòng , Nam Định ... có khả năng hóa giải Trùng tang liên táng rất hay.

Thông thường, các vị sư trong chùa chỉ học theo đạo Phật chứ ít khi học theo kiểu Pháp sư , Phù Thủy , thế nhưng đặc biệt ở chùa Hàm Long - Bắc Ninh , Liên Phái - Hà Nội và một vài chùa nữa lại có những bộ ván khắc in phù giải Trùng tang liên táng từ hàng trăm năm . Theo Nguyên Vũ đã viết: "Hàm long - chỉ nghe tên thôi cũng đã gợi lên một điều gì đó về ngôi chùa rồi. Dọc theo đường quốc lộ số 1 chỗ rẽ đi Cẩm Phả, xuất hiện một dãy núi lớn, dài 3,4 cây, ta tìm đến đầu của dãy đó là nơi toạ lạc của chùa Hàm long. Nơi đây cũng là trường trung cấp Phật giáo của tỉnh Bắc ninh. Về thế đất Tân long, huyệt kết oa, Long, hổ hoàn mỹ, ngoại minh đường rộng rãi có sông lớn chảy qua nhưng không được đẹp. Ngoài ra còn có Tứ linh chầu vào. trong chùa còn có một cây tháp đá rất cổ, thường có nước rỉ ra từ đó. tương truyền nơi đây là nơi nhốt trùng rất lớn. Tôi có một người bạn thân đã từng tu hành ở đây nói với tôi ngày nào chùa cũng phải nấu một nồi cháo to để cúng, nếu không gà chó của dân địa phương tự nhiên lăn ra chết rất nhiều".

2. CÁC DẠNG CỦA TRÙNG TANG LIÊN TÁNG

  • Trùng 3 ngày: tức là trong gia đình họ hàng sẽ có người chết theo ngay, tính từ lúc có người chết trùng cho đến 3 ngày sau. Nhiều khi người này chưa kịp chôn thì người tiếp theo đã chết.Đây là trùng tang nặng nhất, làm cho gia đình không kịp trở tay vì cũng chưa biết là có chết trùng.
  • Trùng tuần đầu: tính từ lúc chết cho đến hết tuần đầu, đây cũng là trùng tang khá nặng và có thể kéo dài đến 49 ngày- tức là cúng 49 ngày đó. 
  • Nhẹ hơn nữa tức là xảy ra vào những ngày sau đó, kéo dài cho đến hết 3 năm và có thể hơn tuỳ thuộc vào thời gian bốc mộ lên mộ tròn: nhiều khi sự việc xảy ra vào đúng ngày cuối cùng ngay trước hôm bốc mộ do gia đình không kiêng khem cẩn thận. Sở dĩ nói trùng này là nhẹ nhất vì gia đình có nhiều thời gian để đi cứu giải. 

 Việc trùng nặng hay nhẹ do giờ của người chết trùng quyết định. Việc này nên nhờ các ông thầy hoặc các nhà sư cao tay xem cho. Vì vậy khi nhà có người mất thường nên đi xem ngay để nếu không may chết trùng gia đình còn kịp xoay xở. 

3. CÁCH GIẢI TRÙNG TANG LIÊN TÁNG

- Nhà có người chết trùng phải lập tức gửi người đó lên chùa, tuy nhiên không phải chùa nào cũng giữ được vong chết trùng. Nó phụ thuộc vào sự linh thiêng của chùa và mức độ cao tay của vị sư trụ trì. Nếu trùng nhẹ các bạn có thể gửi lên một ngôi chùa nào đó gần nhà, các nhà sư sẽ hàng ngày đọc kinh niệm phật cho vong hồn siêu thoát( hay nói đúng ra là nhốt vong vào trong ngục, không cho đi lung tung kẻo quỷ sứ bắt được nó sẽ tra tấn và khai ra tên họ người nhà, càng những người hợp với vong chết trùng càng dễ bị bắt). 

 - Nếu trùng nặng, tôi khuyên chân thành bạn phải gửi ngay vào chùa Hàm Long, dù có ở trong Nam thì cũng nên cấp tốc đi máy bay ra mà gửi. Các chùa khác nổi tiếng về cái gì thì tôi không biết nhưng đệ nhất giữ vong phải là chùa Hàm Long ( Ở Thành phố Bắc Ninh). Đây là ngôi chùa cổ mấy trăm năm nằm trên sườn núi, địa thế rất đẹp. Chùa có những cây cổ thụ cực to, và cũng là một trong những nơi đào tạo các nhà sư ở Việt Nam. Từ trong nam ngoài bắc trùng tang đều đem về đó gửi. Hàng ngày vào buổi sáng tôi thấy các nhà sư tụng kinh niệm phật cúng vong rất cẩn thận. 

 - Khi gửi vào chùa rồi, bạn có thể yên tâm ăn ngủ nếu thực hiện đúng các điều sau( các nhà sư chắc cũng sẽ nói lại cho bạn nếu bạn đến đó): 1- sau khi gửi lên chùa, ở nhà không được lập bàn thờ cúng bái người đã chết nữa kể cả ngày giỗ tết, vì có hương là có hồn, chỉ cần bạn đốt hương và đọc tên người chết thì đó coi như chìa khoá mở ngục cho vong thoát ra ngoài. 2- Khi đưa vong lên chùa phải nhờ người không phải là họ hàng, nếu nhờ được bạn bè là tốt nhất, còn nếu không cũng phải nhờ người bên họ ngoại. Vì vong chết trùng thường rất khôn ngoan, nếu thấy người quen đưa đi thì thường nó sẽ đi theo về hoặc tệ hơn là nó đã biết trước và không đi theo. Thế nên không nên bàn chuyện đưa tiễn vong lên chùa ở nhà người chết.3- sau khi nên mộ tròn tức là người chết đã về với tổ tiên, mới được thờ cúng lại bình thường. 

 * Có một nhà sư đã nói đặc điểm của người chết trùng (không phải ai chết trùng cũng có đặc điểm này, tôi chỉ ví dụ để bạn tham khảo thôi) là : dù có ốm thập tử nhất sinh người đó vẫn luôn tin mình sẽ sống ( kể cả là ung thư giai đoạn cuối thì vẫn tin có phép tiên), nên nếu bạn có hỏi xem người ấy có muốn trăn trối gì không thì họ thường lảng tránh câu đó không muốn trả lời. Thêm nữa nếu mất trong khoảng giữa đêm hoặc gần 6h sáng thì cũng nên cẩn thận vì đó là giờ quan, nên đi xem xét cho cẩn thận kẻo bị trùng tang mà không biết. 

 * Ở chùa Hàm Long có các lá bùa để gia đình đeo vào trong khoảng 3 năm để tránh tai hoạ, tôi thấy một mặt là chữ nho một mặt là phật bà. 

Theo quan niệm trong dân gian nói chung thì ngày trùng tang là ngày đại kỵ trong việc an táng, chôn cất. Ngày này còn có tên là ngày cướp sát. Cách tính ngày trùng tang như sau:

  • Đối với tuổi Thân, Tý , Thìn kỵ Tỵ. Có nghĩa là người chết tuổi Thân hay tuổi Tý hoặc tuổi Thìn mà mất vào năm Tỵ, tháng Tỵ, ngày Tỵ và giờ Tỵ là bị chết vào ngày trùng tang, tuyệt đối tránh an táng vào ngày Tỵ.
  • Tương tự như thế đối với các tuổi Tỵ, Dậu, Sưủ kỵ Sưủ, Dần, Ngọ, Tuất kỵ Hợi, Hợi, Mão, Mùi kỵ Thân. Những ngày trùng tang này rất hiếm trong năm.

Tiện ích tính ngày trùng tang liên táng tại đây

Theo quan niệm dân gian, nếu chôn cất vào những ngày trùng tang này thì sau khi an táng xong, một thời gian ngắn sau có thể những người khác trong thân tộc sẽ chết theo. Trong trường hợp khoảng vài tuần, vài tháng hoặc trong vòng ba năm có nhiều người chết liên tiếp thì bị trùng tang liên táng.

Ngày trùng tang (trùng nhật) là ngày Dần, Thân, Tỵ, Hợi cùng trùng ngày, trùng tháng và trùng năm. Như ngày Dần, tháng Dần và năm Dần; ngày Thân tháng Thân và năm Thân... gọi là những ngày trùng. Vào những ngày trùng, kiêng kỵ tẩm liệm, chôn cất và cải táng. Người chết với bất cứ tuổi nào cũng đều xung kỵ ngày này. Trong dân gian tin rằng nếu chôn cất vào ngày trùng ắt sẽ có một người thân bị chết theo, tuy vậy vẫn nhẹ hơn trùng tang liên táng.

Đối với Phật giáo thì sống chết là chuyện thường nhiên, do nghiệp lực của tự thân mỗi người chi phối. Sống và chết chỉ là hai hiện tượng trong tiến trình luân hồi bất tận. Nghiệp tuy có chung và riêng, song nghiệp riêng vẫn giữ vai trò chủ động, quyết định và có tính cách độc lập, không ai có thể thay thế cho ai. Vì thế, Phật giáo không có quan niệm về ngày trùng tang, trùng nhật và hoàn toàn phủ nhận việc ngày giờ chôn cất của một người mà có thể ảnh hưởng đến sự sống chết của người khác.

Tuy nhiên, vì tập tục này ăn sâu vào tâm thức mọi người nên một vài nơi, trong tinh thần phương tiện, nhà chùa vẫn khuyên các Phật tử không an táng thân quyến vào những ngày trùng, nhằm giúp họ an tâm để chu toàn tang lễ đồng thời nỗ lực cầu nguyện, khai thị, làm phước hồi hướng cho hương linh. Đây mới là những điều cần làm để " âm dương lưỡng lợi" theo quan điểm Phật giáo." ( dienbatn ghi lại từ nguồn - Tổ tư vấn báo Giác ngộ - UIA )

 Trùng tang liên táng hoàn toàn có thật , bản chất của sự việc này ra sao thì chưa có một nghiên cứu nào khả dĩ có thể giải thích được . Trong quá trình nghiên cứu về hiện tượng này , dienbatn cho rằng đó tương tự như một loài vật sống ký sinh trên xác người chết phạm vào giờ trùng . Đó chính là một trường năng lượng xấu tồn tại cùng với trường năng lượng của người chết phạm trùng . Vì lý do " Đồng thanh tương ứng - Đồng Khí tương cầu " hay hiện tượng cộng hưởng tần số .

Theo Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương: Trước hết vì trong mối quan hệ này không có sự tiếp xúc xác thịt trực tiếp giữa hài cốt người chết và tần số của Trùng ,nên tất yếu phải có phần sóng vô hình của cả đôi bên tham gia vào.Đó có thể là một hiện tượng cộng hưởng sóng mang tính chất huyết thống ,dòng họ.Do tần số đôi bên có thể khác nhau nhiều,nên trong lý thuyết về Nhạc,loại cộng hưởng này mang tên cộng hưởng Harmonic (Tần số này là bội số của Tần số kia ).Đó là cơ chế cộng hưởng Harmonic hình thái huyết thống. Chính điều này cũng giải thích được hiện tượng chỉ có những người cùng huyết thống với người chết phạm phải giờ trùng tang liên táng mới bị , còn những người khác và con Dâu , con Rể cùng sống trong gia đình không bị ảnh hường . 


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Trùng tang liên táng-một vài điều cần biết!

Mua nhà phải biết: Nhà hướng Tây Bắc có tốt không?

Nhà hướng Tây Bắc có tốt không? Những kiến thức dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm hiểu biết để lựa chọn hướng nhà tốt nhất, phù hợp nhất với mình.
Mua nhà phải biết: Nhà hướng Tây Bắc có tốt không?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Hướng nhà là một trong những yếu tố cực kì quan trọng, quyết định phong thủy nhà ở. Nhà ở tốt hay xấu liên quan trực tiếp tới vận trình gia trạch nên không thể không quan tâm.

Mua nha phai biet, Nha huong Tay Bac co tot khong
 
Nhà hướng Tây Bắc có tốt không? Nhiều người muốn chọn nhà hướng Tây Bắc nhưng vẫn còn băn khoăn. Lịch Ngày Tốt sẽ đưa ra những ưu điểm và khuyết điểm để bạn đọc tham khảo, từ đó có cơ sở quyết định đúng đắn.   Theo bát quái, hướng Tây Bắc là quẻ Càn. Chu Dịch nói về quẻ Càn là “Nguyên Hanh Lợi Trinh”, ngụ ý vạn vật khởi sinh, trăm sự đại cát. Quẻ Càn đại biểu cho tiền tài, ngôi nhà nếu khuyết góc này thì đương nhiên là mất mắt trong việc tụ tài, là khuyết điểm rất đáng tiếc. Góc Đông Bắc là vị trí sinh tài, tụ tập tài khí của ngôi nhà nên bất cứ kiến trúc nào mà thiếu góc này thì đều không thể sinh lộc.   Ngôi nhà muốn tốt, nhất định phải có góc Tây Bắc và Đông Bắc, đồng thời bảo vệ hai phương hướng này thật tốt thì tài vận mới hanh thông, tài khí mới tụ tập. Ưu điểm của nhà hướng Tây Bắc là hút lộc, có nhiều vận may và cơ hội về tài chính, người trong nhà làm ăn hanh thông, cát lợi.
Xem thêm bài viết Chọn đúng hướng để phong thủy nhà ở cực đỉnh
 
Đặc biệt, ngôi nhà này dành cho những người có chí lớn, dồi dào sức sống nên khi làm việc họ tràn đầy lòng hăng say, không ngại khó khăn. Nam mệnh trong nhà là trụ cột gia đình, biết chèo lái, chống đỡ để vận trạch ổn định. Sức khỏe hanh thông, máu huyết tuần hoàn tốt, dương khí thịnh vượng, tràn ngập năng lượng.  
uu diem cua nha huong Tay Bac
 
Nhưng Tây Bắc là hướng vượng dương, đại diện cho sự thẳng thắn thái quá nên dẫn tới hậu quả nghiêm trọng, thậm chí có phần tàn nhẫn. Sống trong ngôi nhà hướng Tây Bắc thì tính nhẫn nại ngày càng kém, dương tính tăng lên, lá gan cũng lớn hơn, sẵn sàng làm những chuyện vượt ngoài sức tưởng tượng, rất liều lĩnh, có phần mạo hiểm.
  Nếu ở Tây Bắc ngôi nhà có kiến trúc, đồ vật sắc nhọn như nhà cao tầng, cột điện, trạm thu phát sóng, mái nhà, góc tường, ống nước hướng thẳng tới nhà mình sẽ tạo thành sát khí nghiêm trọng, tổn thương tới nam mệnh. Công việc không thuận lời, tinh thần và thể chất mệt mỏi, còn có thể bị tổn thương, có họa huyết quang. 
 
Hướng Tây Bắc có nhà kho, đồi núi, có kiến trúc nhỏ, Tây Bắc cao Đông Nam thấp thì là cát lợi, đại diện cho sự phát triển, tiến lên, hậu vận tốt lành. Nhà có địa thế này người trong nhà được hưởng phúc phần về sau, không bị lụn bại.   Cửa chính hướng Tây Bắc là khá tốt, nghênh đón sao Cửu Tử tới, dễ đón chào việc vui mừng, có lợi cho kết hôn, sinh con, có thể sinh quý tử. Nhưng phương diện xấu của nhà hướng này là bất lợi cho phụ nữ trung niên, tài vận của người này không suôn sẻ, thường xuyên bị ách tắc.
Xem thêm bài viết Cách bố trí cửa sổ theo hướng nhà hợp phong thủy
 
Hướng Tây Bắc chủ cương dương, đại biểu cho nam tính, khi bố trí phòng ngủ nên chọn sao cho vị trí Tây Bắc là phòng của người đàn ông trụ cột để hưng vượng vận trình, nâng đỡ toàn gia. Nếu tại đây đặt phòng của trẻ nhỏ thì đứa trẻ ngỗ ngược, trưởng thành sớm nhưng tính tình cứng rắn, không nghe lời, khó dạy dỗ.   Nhà hướng Tây Bắc có tốt không? Phương pháp chọn hướng nhà tốt nhất là căn cứ vào đặc điểm bát tự, mệnh, tuổi của chủ nhân để quyết định. Hướng Tây Bắc thuộc Tây Tứ Trạch nên hợp với người thuộc Tây Tứ Mệnh, nếu người Đông Tứ Mệnh chọn nhà hướng này thì hơi sai cách, ít nhiều có phần không thuận lợi.   Hướng Tây Bắc có ưu điểm song cũng có khuyết điểm, không hướng nhà nào là toàn tốt, cũng không có hướng nhà nào là toàn xấu. Vì thế, chủ nhân hãy cân nhắc lợi hại để đưa ra quyết định phù hợp.   Thêm một lưu ý nữa là hướng nhà tốt chưa đủ, hãy quan tâm tới bố trí phong thủy nhà ở, tránh những lỗi cấm kị để người trong nhà bình an, thoải mái, vận trình hanh thông. Hướng nhà xấu mà phong thủy nhà đẹp thì cũng giảm bớt được phần nào hung họa.
Mua nhà phải biết: Nhà hướng Tây Nam có tốt không? Cách hóa giải hướng nhà xấu theo phong thủy không hợp tuổi gia chủ 12 con giáp mua nhà năm nào được tuổi, hướng nhà nào phát tài phát lộc?

Thái Vân

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mua nhà phải biết: Nhà hướng Tây Bắc có tốt không?

Hung và cát trong kích thước nhà ở –

Ngôi nhà thường lấy bước đi thay thước, làm đơn vị đo chiều dài. 4 thước 5 tấc là một bước (dựa vào thước gỗ của bộ công thời cổ đại, 9 thước bằng 2 bước. 1 bước là kiến, 2 bước là trừ, 3 bước là mãn, 4 bước là bình, 5 bước là định, 6 bước là chấp,

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

kich_thuoc_toi_thieu_cho_gara

7 bước là phá, 8 bước là nguy, 9 bước là thành, 10 bước là thu, 11 là khai, 12 bước là bế.

Những bước này cũng có cát, hung. Kiến là nguyên cát, trừ là minh đường, mãn là thiên hình, bình là quyển thiệt (cong lưỡi), định là kim quỷ (tủ bằng vàng), chấp là thiên đức, phá là xung sát, nguy là ngọc đường, thành là tam hợp, thu là tặc kiếp, khai là sinh khí, bế là tai họa. Trong đó kiến, mãn, bình, thu là đen; trừ, nguy, định, chấp là vàng; thành, khai đều có thể dùng được; bế, phá không tương đương.

Những bước này được vận dụng như thế nào? Nếu nhà rộng, không được phạm vào mãn, bình, thu, bế; nếu nhà dài, phải dựa vào trừ, định, chấp, khai; nếu số bước trong nhà hợp với trừ, định, chấp, nguy, khai, kiến thì là may mắn.

Những phân tích về kết cấu nhà chủ yếu nghiêng về nhà ở dân gian.

Đất xây nhà phải trước cao sau thấp, không được sau cao trước thấp; trước hẹp sau rộng là vừa phú vừa quý; trước rộng sau hẹp thì tiền tài ít. Đất có hình tam giác thì quý nhân và tiền tài đều không có. Đất mà bốn mặt đều thiếu hụt thì tuyệt đối không được ở, còn mảnh đất hình vuông thì là cát.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Hung và cát trong kích thước nhà ở –

Tử Vi hoàn toàn khoa học

Một bài viết sưu tầm trên mạng của Whatebear về các bài viết của TS Đằng Sơn. Mời các bạn cùng đọc.
Tử Vi hoàn toàn khoa học

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Bài viết ghi chép lại một số phần của cuốn Tử Vi Hoàn Toàn Khoa Học của Tiến Sỹ Đằng Sơn. Bài này chép lại một thread của WhateBear trên diễn đàn Tử Vi Lý Số

Tử Vi Lý Số: Thuyết Tạ Phồn Trị về nguồn gốc chính tinh và tứ hóa

Khởi điểm của ông Trị chỉ có đúng địa bàn 12 cung. Với giả sử rằng lý tuần hoàn của trái đất ứng với một đời người (một năm = một đời người chết già) ông suy ra được rằng Thái Âm ứng với tháng, Thái Dương ứng với giờ bằng lý thiên văn.

(Theo tôi, nhìn ra Thái Âm ứng tháng, Thái Dương ứng giờ là đã tìm ra cái chìa khóa quan trọng nhất của khoa Tử Vi. Theo lời ông Trị tự thuật thì ông suy ngẫm về cái bí mật của cặp sao Âm Dương liên tục 18 năm mà không tìm ra manh mối gì cả, sau nhờ thiền đốn ngộ mới hiểu ra cái lý của chúng).

Các sao còn lại là kết quả tất yếu, như sau:

1- Tử Phủ phải có mặt vì Âm Dương không phản ảnh đúng những biến đổi trên mặt địa cầu (lý này do tôi bổ túc).

2- Trong hoàn cảnh quân bình nhất của địa cầu, mọi cung đều phải có sao. Hoàn cảnh này là tháng 2 (tiết xuân phân) và tháng 8 (tiết thu phân). Nhưng địa bàn còn 9 cung trống, số sao thêm phải gần 9 mà thỏa lý âm dương, tức là thỏa lý số chẵn, do đó số sao thêm phải là 10, cộng với 4 sao có sẵn là Âm Dương Tử Phủ, kết quả tổng số sao phải là 14. (Tạ Phồn Trị).

Từ cách hình thành trên đây, có thể thấy Âm Dương Tử Phủ khác với 10 sao còn lại, nên tôi gọi chúng là 4 đế tinh. Hình như cách gọi này nhiều người không thích, nên cần phân biệt thêm là Tử Phủ ví như hai vua ở trung ương (Tử chính Phủ phụ), Âm Dương như hai ông tướng vùng (mỗi người một cõi, không có chính phụ).

3- Dùng lý của hậu thiên bát quái, định ra hai nhóm cung âm dương trên địa bàn, coi nhóm sao bắc đẩu ứng với âm, nhóm nam đẩu ứng với dương thì ra thứ tự các sao ứng với tháng 2 y hệt như lưu truyền, tức Tử Phủ Dần, Thái Âm Mão, Tham Lang Thìn v.v… (Tạ Phồn Trị)

Tái khám phá này là một đột phá to lớn của ông Trị, vì xưa nay những người nghiên cứu hoặc không hiểu 14 chính tinh ở đâu mà ra, hoặc cho rằng mình hiểu thì lý luận lại thiếu tính khoa học.

4- Dùng lý chẵn của âm dương và đòi hỏi tụ tán của tháng 2 (bình hòa), tháng 5 (cực đoan) thì phân ra được hai chùm sao Tử, Phủ. (Phần này do tôi bổ túc).

Kế tiếp, về tứ Hóa:

- Tứ Hóa ứng với 4 sự biến đổi lớn trên địa cầu, do vị trí tương đối của mặt trời mà sinh ra, nên Lộc Quyền Khoa Kỵ chẳng gì khác hơn là 4 thực thể tương ứng của 4 mùa xuân hạ thu đông. (Đây không phải là tái khám phá của ông Trị, vì nhiều nhà nghiên cứu Tử Vi đã tin như vậy từ lâu rồi).

- Hóa ứng với thế cực đoan, thế cùng (cùng tắc biến) nên hoàn cảnh được xử đụng để định tứ hóa là tháng 5 hoặc tháng 11. Hai tháng cho lời giải như nhau nên chọn tháng 5. Thái Âm ứng tháng nên tháng 5 thì Thái Âm cư Ngọ, ngoài ra phải thêm một lý nữa là mượn tính bình đẳng (nhiệt độ) của trục Mão Dậu để đưa hai sao Liêm Phá từ Mão sang Dậu để tăng độ cực đoan đến mức tối đa trong bài giải tứ Hóa. Kết quả được Phủ Tỵ, Đồng Âm Ngọ, Tham Vũ Mùi, Cự Nhật Thân, Liêm Phá Dậu (mượn cung của Tướng), Cơ Lương Tuất, Tử Sát Hợi. (Tạ Phồn Trị).

- ”Ta” có bản chất của ta, đồng thời chịu ảnh hưởng bên ngoài, cộng lại thành số mệnh. Trong bài toán tử vi “ta” ứng với tháng ngày giờ, ảnh hưởng bên ngoài ta ứng với năm, gồm có can năm và chi năm. (Phần này do tôi bổ túc).

- Ảnh hưởng bên ngoài ta có thể phân làm hai loại, một là của mặt trời, hai là các thiên thể còn lại trong thái dương hệ. Ảnh hưỏng của các thiên thể còn lại trong thái dương hệ được phản ảnh qua các sao thuộc chi năm, nhất là vòng Thái Tuế. Ảnh hưởng của mặt trời vì thế phải được phản ảnh qua can năm. Do đó tứ Hóa định bằng can năm. (Phần này do tôi bổ túc).

- Phó tinh là sao không có bản sắc riêng, nên không có yếu tố biến hóa. Do đó phó tinh không hóa. Phó tinh gồm có: Tướng là phó tinh của Phá Quân, Phủ là phó tinh của Tử Vi, và Sát là phó tinh của Thiên Phủ (Tạ Phồn Trị).

- Lộc Quyền ứng với hai mùa Xuân Hạ. Xuân Hạ cùng ứng với sự sinh động, tiến bộ, hòa hợp nên Lộc Quyền được xét chung với nhau, theo lý “Lộc trước Quyền sau”. Thêm nữa, vì hai mùa Xuân Hạ phối hợp tốt đẹp với nhau, trong bài toán Tử Vi hai chùm Tử Phủ được phối hợp với nhau và vận chuyển thuận lý (theo chiều thời gian) để định Lộc Quyền. Ra được kết quả y hệt như bảng Lộc Quyền hiện hành. (Tạ Phồn Trị).

Theo tôi đây là một tái khám phá rất vĩ đại, vì nguồn gốc tứ Hóa là một bí mật to lớn của khoa Tử Vi, các lập luận khác mà tôi được đọc qua đều thấy rất hàm hồ tùy hứng.

- Kỵ ứng với mùa đông. Đông có tính chết chóc, thụt lùi, chia rẽ nên bài toán hóa Kỵ có hai đặc điểm. Một là hai chùm Tử Phủ phải tách rời nhau và đều vận chuyển nghịch lý. Hai là năm dương thì chính nhóm sao dương (tức chùm sao Tử Vi) bị hóa Kỵ, năm âm thì chính nhóm sao âm (tức chùm sao Thiên Phủ) bị hóa Kỵ. Dùng luật này suy ra kết quả của nhóm can dương là: Giáp Dương, Bính Liêm, Mậu Cơ, Canh Đồng, Nhâm Vũ. (Tạ Phồn Trị)
Kết quả này của ông Trị hết sức quan trọng, vì nó giải vấn nạn can Canh. “Canh Nhật Vũ Âm Đồng” hay “Canh Nhật Vũ Đồng Âm”. Theo lý luận này của ông Trị can Canh Âm không thể nào hóa Kỵ vì Âm là sao của nhóm âm, không thỏa điều kiện năm dương sao dương hóa Kỵ.

- 14 chính tinh không đủ để giải bài toán hóa Kỵ cho 5 can âm, vì vậy Tử Vi phải đặt thêm cặp sao Xương Khúc. (Tạ Phồn Trị).
Đây là một luận đề quan trọng của ông Trị. Nó giải thích lý do tại sao Xương Khúc có mặt trong bài toán Tử Vi.

- Hóa Khoa ứng với mùa thu, dừng lại, điều chỉnh sau sự phát triển quá độ của mùa hạ. Điều chỉnh là không tiến cũng không lùi vì vậy luật định hóa Khoa phải khác với Lộc Quyền, và cũng khác với Kỵ. (Tạ Phồn Trị).

- Khi giải bài toán hóa Khoa, 14 chính tinh và Xương Khúc vẫn chưa đủ, nên phải thêm hai sao Tả Hữu. (Tạ Phồn Trị).
Đây là một luận đề quan trọng khác của ông Trị. Nó giải thích tại sao Tả Hữu có mặt trong bài toán Tử Vi.

Mặc dù có vài góc cạnh bất đồng với ông Trị, tôi tin là ông đã lật mở những bí mật quan trọng bậc nhất của khoa Tử Vi. Thuyết của ông giải thích được tại sao có 14 chính tinh, tại sao các chính tinh lại theo thứ tự như vậy, tại sao tứ hóa lại được an như vậy mà không khác; đều là những vấn nạn hàng đầu của khoa Tử Vi. Ngoài ra, cùng trong cái lý nhất quán ấy ông suy ra được lý do hiện hữu của hai cặp sao bí mật của Tử Vi là Xương Khúc Tả Hữu cũng như lý do tại sao chúng được tham dự trong bài toán tứ Hóa (các sao Không Kiếp Hình Riêu Thiên Địa Giải Thai Cáo Thai Tọa Quang Quý thì có thể suy ra được sau khi chấp nhận sự hiện diện của Xương Khúc Tả Hữu nên không bàn đến ở đây).

Quan trọng hơn nữa đối với tôi là thuyết của ông Trị hoàn toàn phù hợp với phương pháp lý luận của khoa học hiện đại. Điểm này cần nhấn mạnh, vì trước và sau ông Trị đã có nhiều vị cố giải thích lý do hiện hữu của 14 chính tinh và tứ Hóa rồi, nhưng tôi thú thật là đọc qua các lý luận ấy tôi chẳng thấy phù hợp chút nào với kiến thức khoa học hiện đại. Chẳng hạn thuyết cho rằng mỗi chính tinh ứng với một sao trên trời có vấn đề lớn là trục trái đất liên tục xoay trong vũ trụ nên vị trí các sao bây giờ đã khác hẳn mấy ngàn năm trước, và vài ngàn năm sau lại càng khác xa hơn nữa.

Tôi rất vui mừng vì thế hệ sau tôi còn nhiều người muốn nghiên cứu khoa Tử Vi một cách nghiêm chỉnh như anh. Trước khi trả lời câu hỏi, tôi cần nói rõ rằng mấu chốt của bài toán LQKK được ông Trị hé mở mới 11 năm trước thôi (1995), và ngay trong chính lời giải của ông Trị tôi đã thấy có vài vấn đề mà tôi đã mạn phép sửa chữa.

Nói rõ thế để anh cũng như các bạn trẻ khác thấy rằng việc nghiên cứu Tử Vi cũng như nghiên cứu khoa học, chẳng có ai có mọi lời giải, chúng ta -bất chấp tuổi tác phái tính- phải học hỏi lẫn nhau, và trong các vấn đề chưa ngã ngũ thì mỗi người phải tự đốt đuốc mà đi, tìm con đường cho riêng mình, rồi khi thấy người ta có điểm hay thì mạnh dạn bỏ cái dở kém cùa mình mà học cái ưu việt của họ; ngược lại thấy cái sai của người hay cũng phải dám mạnh dạn bỏ đi hoặc sửa lại cho đúng. Tóm lại phải luôn luôn mở mắt ngóng tai, lọc cái sai chọn cái đúng, tuần tự nhi tiến.

Lời mào đầu như vậy đã xong, nay tôi xin vào đề:

Theo tôi, Tử Vi là bài toán tổng hợp của rất nhiều tín hiệu. Chủ trương của tôi là không bỏ tín hiệu nào cả, nhưng phải phân định tín hiệu nào là chính, tín hiệu nào là phụ.
Các cung trên lá số chứa sẵn một loại tín hiệu, đó là tín hiệu ngũ hành. Tín hiệu này dĩ nhiên có ảnh hưởng, nhưng vấn đề là ảnh hưởng của nó mạnh bao nhiêu. Câu hỏi này chỉ trả lời được khi ta xét mỗi một vấn đề từ gốc rễ của nó.

Trong bài toán tứ Hóa, nhờ bài giải nhất quán của ông Trị (phù hợp với cách an tứ Hóa được lưu truyền) ta có thể tin rằng tứ Hóa quả đã được người xưa đặt ra để tương ứng với 4 trạng thái của địa cầu (Xuân Hạ Thu Đông) và phản ánh 4 cảnh biến của đời sống (Sinh Thành Trụ Diệt). “Hóa” như vậy có nghĩa là biến đổi từ một hoàn cảnh có sẵn. Thực thể nhận sự biến đổi dĩ nhiên là các chính tinh liên hệ hoặc Xương Khúc Tả Hữu.

Vì là tác nhân của sự biến đổi, khả năng tạo biến đổi dĩ nhiên phải là tính chất chính của tứ Hóa. Biến đổi có ý nghĩa nhất khi nó chính là đáp số phù hợp với đòi hỏi của hoàn cảnh. Từ đó tôi suy ra rằng hóa Lộc mạnh nhất trong hoàn cảnh cần Lộc, hóa Quyền mạnh nhất trong hoàn cảnh cần Quyền v.v…

Lấy trường hợp hóa Lộc. Tôi ví Lộc như đồ ăn. Chính tinh miếu vượng không bị phá cách như nhà giàu no đủ, thêm đồ ăn cũng tốt đấy (nhưng phải coi chừng bội thực hoặc “ăn no rửng mỡ” thành tai hại). Ngược lại chính tinh cực hãm thì như Hàn Tín sắp chết đói, hóa Lộc dù theo lý ngũ hành kém cỏi bao nhiêu vẫn là “bát cơm Phiến mẫu”, chính là yếu tố “cùng tắc biến” thay đổi cả một đời người.

Thành thử tôi cho rằng yếu tố quan trọng nhất để định độ mạnh yếu của LQKK là hoàn cảnh của chính tinh (hoặc XKTH).

Các thuyết như Lộc Quyền đắc ở mộc hỏa, hãm ở kim thủy, hóa Lộc vô dụng ở tứ Mộ, Kỵ đắc ở tứ mộ v.v… đa số dựa trên lý ngũ hành của các cung.
Chúng ta đều biết các khoa mệnh lý đều dựa trên hai thuyết hợp lại là âm dương và ngũ hành (gọi chung là thuyết âm dương ngũ hành). Dựa trên cách hình thành, tôi cho rằng trong khoa Tử Vi lý âm dương đóng vai chủ yếu, ngũ hành chỉ là phụ mà thôi. Thế nhưng các luật ngũ hành của tứ Hóa theo tôi vẫn có chỗ hữu ích, miễn là ta biết giới hạn phạm vi (mà tôi cho là khiêm nhượng) của chúng khi áp dụng vào thực tế.

Vắn tắt, khi luận tứ Hóa tôi coi hoàn cảnh của chính tinh (hoặc XKTH) là chủ yếu, lý ngũ hành và các lý khác (kể cả Tuần Triệt) như gia vị tăng giảm hiệu ứng mà thôi.

Ngoài ra, cũng xin tiết lộ một tái khám phá của tôi (hoàn toàn lý thuyết, còn cần nhiều kiểm chứng) là Khôi Việt có công năng giải cái nguy của Kỵ. Đặc biệt khi chính tinh hoặc Xương Khúc cực hãm lại hóa Kỵ, được có Khôi hoặc Việt cùng cung hoặc hội họp thì chẳng sợ cái nguy của Kỵ nữa.

Nhưng tôi muốn chia sẻ với bạn thế này. Thời còn trẻ, tôi mê Tử Vi rồi bỏ nó vì thấy nó không trả lời được nhiều câu hỏi có thể gọi là “cắc cớ” của tôi, chẳng hạn:

1. Chính tinh: Tại sao Tử Vi có 14 chính tinh? Chính tinh được đặt ra bằng lý nào? Tại sao đúng 14 chính tinh mà không phải 12 (số cung trên địa bàn) hoặc 16 (vì 16=2×8 mà 8 là bát quái)? Tại sao Tử Vi hành thổ, Thất Sát hành kim v.v…? Một số sao mỗi sách nói một hành khác nhau vậy sách nào đúng, và tại sao đúng? Tại sao Thiên Đồng hãm ở Dậu (cung chính kim, sinh tính thủy của Thiên Đồng), tại sao Tử Vi kém ở Tí mà miếu ở Ngọ v.v…

2. Tứ hóa: Tứ hóa có ý nghĩa gì? Tại sao tứ Hóa an theo can năm mà không theo chi năm, hoặc tháng, hoặc giờ? Tại sao tứ Hóa an theo sao khác thay vì theo cung? Tại sao can Giáp lại Liêm Phá Vũ Dương mà không phải Phá Liêm Dương Vũ chẳng hạn, v.v…

Khi trở lại mệnh lý rồi, đọc nhiều sách tôi vẫn chẳng tìm được lời giải, mãi khi tình cờ đọc được sách của ông Trị mới như thấy ánh sáng cuối đường hầm. Mặc dù ông Trị chưa có lời giải cho 100% mọi câu hỏi của tôi, tôi cho rằng ông đã mở được cánh cửa bí mật nghìn năm của khoa tử vi, hy vọng chúng ta sẽ nương theo đó mà đạt những bước tiến mới giúp khoa Tử Vi nhảy vọt tới trước.

Hình như bạn cũng có nhiều câu hỏi giống tôi ngày xưa. Nhưng bây giờ bạn may mắn hơn vì bạn có một cái chìa khóa quan trọng trong tay, đó là những bước khởi đầu do ông Trị đề ra. Chỉ việc đọc sách cho kỹ (gạn lọc lỗi chính tả) bạn cũng sẽ nắm được cái chìa khóa đó y như tôi vậy.

Chúc việc nghiên cứu của bạn sớm thu hoạch nhiều kết quả.

Vài dòng đóng góp.

***

Nền tảng của mọi khoa mệnh lý Á đông là thuyết âm dương ngũ hành, điểm này thiết tưởng cần nhấn mạnh, kẻo không chú ý thì bị lạc đề mà không hay.

Tinh đẩu trong Tử Vi không gì khác hơn là các lời giải của thuyết âm dương ngũ hành trong trường hợp đặc thù của Tử Vi (cũng như thần sát là các lời giải của thuyết âm dương ngũ hành trong trường hợp đặc thù của các khoa ngũ tinh khác với Tử Vi).

Bởi vậy, rất cần chú ý. Đừng nệ vào ngôn từ, mà phải nắm cái gốc. Một khi hiểu tinh đẩu chính là lời giải của âm dương ngũ hành rồi thì sẽ có cái nhìn khác về tinh đẩu.
Tinh đẩu = một cách diễn tả lý âm dương ngũ hành.

Tóm lược lại, theo tôi âm dương ngũ hành là cái lý bề sâu của khoa Tử Vi, tinh đẩu là cách diễn tả bề mặt của cái lý đó cho mọi người dễ hiểu; nên nếu bảo “Tử Vi tinh đẩu quan trọng hơn âm dương ngũ hành” tôi sẽ đồng ý, ấy bởi vì nếu đã hiểu ý nghĩa tinh đẩu rồi mà còn thêm âm dương ngũ hành vào nữa tức là áp dụng một phép tính hai lần, may lắm thì chỉ thừa thãi mà thôi, nhưng nếu xui xẻo thì phạm sai lầm to lờn.

Vậy tại sao phải đặt vấn đề âm dương trọng hay ngũ hành trọng khi xét tinh đẩu? Xin thưa là vì có nhiều vị làm việc “xét lại” ý nghĩa tinh đẩu bằng lý âm dương ngũ hành, rồi thiên về một khía cạnh nào đó mà diễn giải, tạo thành cơ nguy là càng diễn giải càng xa rời cái ý nghĩa của âm dương ngũ hành vốn đã nằm sẵn sau các tinh đẩu. Cần chú ý đến âm dương ngũ hành khi xét tinh đẩu là cốt để tránh cái nguy cơ đó.

Thí dụ: Xét cách Thiên Đồng cư Dậu. Cách này sách bảo là hãm địa. Đây là một kết quả mà người xưa đã tìm ra và đã bao hàm ý nghĩa âm dương ngũ hành ở đằng sau rồi. Thế nhưng đời sau có người không biết lại lập luận rằng “Thiên Đồng thuộc dương thủy, mà Dậu là âm kim sinh thủy, nên Thiên Đồng miếu vượng ở Dậu”. Nếu coi ngũ hành là tiêu chuẩn xét tinh đẩu thì lập luận này có vẻ đúng (nhưng thực ra nó sai). Chính vì thế mà tôi mới nhấn mạnh rằng khi xét cách cục (tức tinh đẩu) thì phải coi âm dương là chính, ngũ hành là phụ. Một khi áp dụng quy luật ấy, sẽ (tái) khám phá rằng quả nhiên Thiên Đồng hãm ở Dậu là hợp lý.

Dĩ nhiên, nếu đã nắm vững ý nghĩa của tinh đẩu rồi thì chẳng cần dùng lý âm dương ngũ hành làm gì cho thừa thãi. Nhưng mấy người trong làng nghiên cứu Tử Vi dám xưng là nắm vững ý nghĩa tinh đẩu? Riêng tôi có chủ trương hồ nghi nên phương pháp của tôi là dùng lý âm dương ngũ hành để tái lập lại ý nghĩa của mọi tinh đẩu (y như kiểu reverse engineering của người tây phương).

Tái lập ý nghĩa tinh đẩu rất tốn công sức, nhưng tôi nghĩ nó sẽ giúp chúng ta đạt một mức hiểu biết có tính gốc rễ đáng tin cậy, thay vì phải học thuộc lòng tính chất tinh đẩu theo các sách xưa, vừa mất công vừa lo ngại họa tam sao thất bổn.

Kế tiếp, xin bàn chuyện sao đồng hành với bản mệnh.

Nhận xét sơ khởi: Tinh đẩu phản ảnh lý âm dương ngũ hành theo quy luật của khoa Tử Vi (có khác với các khoa khác).

Tôi cho rằng trong bài toán Tử Vi, cần phân biệt hai lực lượng là “ta” và “ngoài ta”. Theo suy luận của tôi, trong các tinh đẩu thì “ta” được đại biểu bởi các sao liên hệ đến tháng ngày giờ gồm có chính tinh và các phụ tinh Tả Hữu Xương Khúc Hình Riêu Không Kiếp Quang Quý Thai Tọa Thai Cáo Thiên Địa Giải (Triệt thì tôi còn trong vòng suy nghĩ, chưa ra kết quả tối hậu). “Ngoài ta” thì được đại biểu bằng can năm và chi năm. Tức là Tứ Hóa, vòng Thái Tuế, vòng Lộc Tồn v.v… đều là những lực lượng “ngoài ta” cả.

Còn lại nạp âm của năm sinh, tức là “bản mệnh” thì có liên hệ thế nào với khoa Tử Vi, là “ta” hay “ngoài ta”. Ở đây tôi dùng lời giải có sẵn của thuyết tam tài, theo đó can năm đại biểu trời, chi năm đại biểu đất, “bản mệnh” là thực thể do cả trời đất cộng lại mà thành, nên đại biểu nhân, tức là “ta”. Đây là cái “ta” ngoài lá số.

Cùng ứng với cái “ta” cả thì phải ăn khớp với nhau mới tốt. Bởi vậy có nhu cầu so sánh, xem bản mệnh có phù hợp với cái “ta” trong lá số không. Phù hợp thì như hai bộ phận ráp lại ăn khớp, tất có sự tốt đẹp, không phù hợp thì như hai bộ phận trái cựa, dù tốt cũng không hoàn hảo.

Như vừa trình bảy ở trên, cái “ta” trong lá số được đại biểu bởi chính tinh, Tả Hữu Xương Khúc và các sao liên hệ. Quan trọng nhất dĩ nhiên là chính tinh.

Vấn đề là làm sao so sánh cái “ta” ngoài số (tức bản mệnh) và cái “ta” trong lá số (tức chính tinh?). Ở đây lý âm dương không có lời giải rõ rệt nào, do đó không có cách nào khác hơn là dùng lý ngũ hành.
Kế tiếp, giữa hai cái “ta” ngoài lá số và trong lá số thì cái nào gần với con người thật của ta? Thiết nghĩ phải là cái ta ngoài lá số, vì cái ta ấy phối hợp can năm và chi năm, nên có giao cảm tự nhiên với thiên (can) và địa (chi).

Từ đó suy ra:

1.-Chính tinh đồng hành với bản mệnh là lý tưởng hơn hết, vì như vậy là hai cái ta “như hai mà một”, ứng hợp hoàn toàn.
2.-Chính tinh sinh bản mệnh cũng tốt (vì cái ta thật sự được cái ta lý thuyết sinh cho) nhưng không bằng trường hợp 1, vì như vậy là hai cái ta khác nhau, thế nào cũng phải có lúc trái cựa.
3.-Bản mệnh sinh chính tinh tạm tốt, nhưng kém trường hợp 2, vì cái ta thật sự phải sinh cho cho cái ta lý thuyết, không những có lúc trái cựa, mà còn bị nhiều mệt mỏi nữa.
4.-Bản mệnh khắc chính tinh là cái ta thật khắc cái ta lý thuyết, bất lợi.
5.-Chính tinh khắc bản mệnh là cái ta thật sự bị khắc, bất lợi hơn hết.

Từ lý luận trên, có thể thấy rằng đòi hỏi tương ứng ngũ hành giữa bản mệnh và chính tinh là kết quả của một lập luận hợp lý. Chỉ có vấn đề cấp độ mạnh yếu của tương ứng này là không rõ mà thôi. Tôi cho rằng đây là một tương ứng khá mạnh, ấy bởi vì ngũ hành là cái lý duy nhất có thể xử dụng để suy ra kết quả trong trường hợp này.

Tóm lại, tôi đồng ý sự tương ứng ngũ hành giữa chính tinh và bản mệnh là một yếu tố quan trọng. Về điểm này, tôi tin theo kết luận của cụ Thiên Lương.

Nhưng vì đã coi âm dương là lý quan trọng nhất của Tử Vi- tôi không tin độ tương ứng (ngũ hành) giữa bản mệnh và chính tinh là yếu tố áp đảo. Về điểm này, chủ trương của tôi có phần khác với học phái Thiên Lương.

Vài dòng đóng góp.

1. Một vị bảo rằng tôi nói ông Tạ Phồn Trị thiền đốn ngộ 18 năm suy ra rằng can Canh Thiên Đồng hóa Kỵ.
Sự thật: Chuyện ông Trị đốn ngộ ra là cái lý của cặp sao Âm Dương, không phải cái lý của tứ Hóa. Ông cũng không hề nói rằng ông ngồi thiền 18 năm, chỉ nói là bế tắc về ý nghĩa của cặp Âm Dương 18 năm, nhờ thiền đốn ngộ mới suy ra (thời gian thiền không rõ, nhưng đốn ngộ có thể trong một giây hoặc một sát na).
Xem lại bài đầu tôi viết trong mục này sẽ thấy y hệt như thế.

2. Một vị khác bảo rằng ông Trị cho rằng thuyết ngũ hành là lời giải gần đúng của thuyết âm dương.
Sự thật: Ông Trị không hề chủ trương ngũ hành là phép tính gần đúng của âm dương (và riêng bản thân tôi nghi rằng ông Trị vẫn cho rằng thuyết ngũ hành là toàn bích như mọi người khác).
Thuyết “ngũ hành chỉ gần đúng” này là do tôi tái khám phá ra bằng phương pháp khoa học, chẳng dính líu gì với ông Trị.

3. Khá nhiều người cho rằng ông Trị chủ trương khảo sát Tử Vi bằng phương pháp hoàn toàn khoa học.

Sự thật: Chủ trương của ông Trị khó biết vì ông chỉ ra đúng một quyển sách mỏng “Chu dịch dữ tử vi đẩu số” rồi biến mất, nhưng từ sách này tôi thấy ông là một dịch lý gia theo nghĩa rất cổ điển, nào là số thái huyền, nào là cách an Tử Vi liên hệ đến “đế xuất hồ Chấn”, nào là cách Cự Nhật ứng với quẻ “thủy hỏa kí tế”, nào là Càn Tốn đối nhau, Khôn Cấn đối nhau trong hậu thiên bát quái v.v…

Thú thật đọc sách của ông Trị tôi thấy quá huyền hoặc, hiển nhiên không phải là một quyền sách khoa học.

Nhưng đời này rất lạ, có nhiều khi bằng phương pháp phi khoa học người ta lại tìm ra phát kiến mới có giá trị khoa học.

Tôi là người trọng khoa học, đọc sách của ông Trị tôi thấy cái giá trị khoa học ẩn tàng bên trong nên mới dùng ngôn ngữ khoa học để chứng minh những điều ông đã tái khám phá. Một mục đích của tôi là tạo cơ hội cho những người trong giới khoa học nhận ra rằng Tử Vi hoàn toàn phù hợp với khoa học hiện đại rồi tham dự vào việc nghiên cứu, giúp Tử Vi mau chóng tiến bộ như mọi ngành khoa học khác thay vì cứ lẩn quẩn như ngàn năm qua trong trạng thái của một khoa học phôi thai.

Nếu việc khoa học hóa những tái khám phá của ông Trị về chính tinh và tứ Hóa có tính gượng ép thì người có tội là tôi, không phải ông Trị, vì -như đã nói- ông Trị không dùng ngôn ngữ khoa học mà chỉ dùng ngôn ngữ của dịch học và thuyết âm dương ngũ hành thôi.

Cuối cùng, một điểm có tính học thuật:

Một vị viết trên vietlyso.com rằng khi can Giáp xuất hiện, cùng sát na đó các can Ất, Bính, Đinh v.v… cũng có mặt trong bài toán Tử Vi; rồi dựa vào đó mà phê bình, rằng thuyết của ông Trị không thỏa lý này.
Tôi e vị này đã hiểu lầm thuyết của ông Trị, vì sự kiện “mọi can cùng hiện” cũng chính là giả sử mà ông Trị sử dụng, không những thế nó chính là một trong những mấu chốt quan trọng nhất (theo tôi thì nó chính là điểm đột phá) giúp ông định được cách an tứ Hóa.

Không phải mọi người đều đồng ý rằng Tử Vi nên được khoa học hóa, nên thiết tưởng cần trả lời tại sao nên khoa học hóa Tử Vi.

Khởi từ nhận xét:

Ở một thời xa xưa Tử Vi chỉ có người dạy và người học. Nhưng trong vòng trăm năm trở lại đây, có lẽ thời gian thẩm thấu đã đủ, người ta bắt đầu đặt ra nhiều vấn đề với khoa này. Đặt vấn đề với Tử Vi rất dễ dàng, vì xưa nay cách học Tử Vi nặng về khẩu quyết mà thiếu nguyên lý, nên có thể nói rằng bất cứ đề tài nào liên hệ đến Tử Vi cũng có dẫy đầy câu hỏi.

Có đặt câu hỏi thì tất nhiên sẽ có trả lời câu hỏi. Ở Việt Nam trong hạ bán thế kỷ 20 có ông Thiên Lương viết hai tập Tử Vi nghiệm lý, xiển dương một số cách luận có phần khác truyền thống, trong đó quan trọng nhất là cái lý của vòng Thái Tuế. Ở Đài Loan, HK từ cuối thập niên 1970 cho đến cuối thập niên 1990 có thể gọi là một giai đoạn trăm hoa đua nở của khoa Tử Vi. Đột ngột số sách Tử Vi biến từ vài quyển thành mấy trăm quyển, kỳ nhân dị sĩ xuất hiện khắp nơi, trong đó người bảo là có bí mật gia truyền ngàn năm muốn lộ ra ngoài, người bảo mình nhờ thiền mà ngộ ra Tử Vi, nói chung đều xưng cách của mình là “đại đột phá”, “vô tiền khoáng hậu” v.v…

NÓI THÊM VỀ LÝ THIÊN VĂN CỦA CẶP ÂM DƯƠNG (theo ông Tạ Phồn Trị)

HỎI: Ông dùng điều kiện thiên văn “giữ cho hoàn cảnh của vũ trụ không đổi” để định hai sao Âm Dương. Điều kiện này có thực cần thiết không? Thiết tưởng cho cặp Âm Dương ứng với mặt trăng, mặt trời hoặc nói Thái Âm, Thái Dương đại biểu hai yếu tố âm dương cũng cho kết quả tương tự.

ĐÁP: Trước hết cần nói rõ rằng điều kiện thiên văn “để hoàn cảnh của vũ trụ không đổi” được xử dụng trong việc định hai sao Âm Dương là do ông Tạ Phồn Trị tái khám phá ra, không phải tôi. Tôi chỉ là người ghi lại sự kiện này. Cần nói rõ thế vì tôi nghĩ rằng đây là một phát hiện hết sức quan trọng, ví như chiếc chìa khóa chính; không có nó không thể mở cánh cửa đã đóng kín nghìn năm của khoa tử vi. Cái công của người tái khám phá (tức ông Tạ Phồn Trị) vì thế phải được ghi nhận rõ ràng.

Đã biết kết quả rồi thì khó cảm nhận tại sao -từ căn bản khoa học- tìm ra cái lý nằm sau cách an hai sao Âm Dương lại là một tái khám phá to lớn, nên tôi xin lùi một bước để phân tích các thuyết -liên hệ đến cặp Âm Dương- đã có mặt trước thuyết của ông Trị.

Có hai thuyết chính.

Thuyết thông thường (mà ta sẽ gọi là thuyết A) là Âm biểu tượng mặt trăng, Dương biểu tượng mặt trời.

Thuyết A có ứng hợp với thực tế, nhưng không ứng hợp hoàn toàn vì tử vi có một cách lớn là Âm Dương Sửu Mùi, thường được gọi là “Nhật Nguyệt tranh huy”, nghĩa là mặt trời mặt trăng dành ánh sáng. Vấn đề là giờ Mùi (tùy trường phái mà ứng với thời gian 1-3 hoặc 2-4 giờ chiều) trời sáng trưng thì có lý do gì để mặt trăng có uy lực mà đòi “dành sáng” mới mặt trời? Muốn có “Nhật Nguyệt tranh huy” vào buổi chiều thì tất phải là lúc hoàng hôn; tức là sớm lắm cũng phải từ giờ Thân trở đi.

Ngoài ra, từ kinh nghiệm tích lũy lâu đời, người ta biết tính miếu hãm của cặp Âm Dương ngoài yếu tố thời (Dần đến Ngọ là thời của Dương, Thân đến Tý là thời của Âm, Sửu Mùi là thời tranh tối tranh sáng) còn có yếu tố vị (Dương an cung dương đắc vị, an cung âm thất vị; Âm ngược lại). Hiển nhiên mặt trời mặt trăng không phản ảnh yếu tố “vị” khá lạ lùng này.

Kế tiếp là một thuyết khác mà ta sẽ gọi là thuyết B. Thuyết B hoàn toàn đặt trên lý luận, cho rằng cặp Âm Dương chỉ giản dị là đại biểu của hai yếu tố âm và dương, tức là hai đơn vị nền tảng của thuyết Âm Dương.

Ưu điểm lớn của thuyết B là nó giải quyết được cả hai vấn nạn của thuyết A:

- Vấn nạn thời: Dần đến Ngọ ứng với hai hành mộc hỏa đều ứng với phát triển nên là khu vực dương, Thân đến Tý ứng với hai hành kim thủy ứng với sự dừng bước, thoái hóa nên là khu vực âm; nên Thái Dương đắc thời từ Dần đến Ngọ, thất thời từ Thân đến Tý; Thái Âm ngược lại. Thế là yếu tố thời được thỏa.

- Vấn nạn vị: Từ cách thành lập địa bàn ta đã phân 12 cung thành 6 âm, 6 dương,nên cho Thái Âm ứng âm, Thái Dương ứng dương thì yếu tố vị đương nhiên được thỏa.

Đồng thời, thuyết B dẫn đến một kết quả tự nhiên là ở hai cung Sửu Mùi cả hai sao Thái Âm, Thái Dương đều không đắc thời hoặc thất thời, nên ứng với cảnh tranh tối tranh sáng của hai yếu tố âm dương. Nói cách khác, trục Sửu Mùi là trục đối xứng của hai yếu tố Âm Dương. Với kết quả này, ta có quyền đòi hỏi rằng cặp Âm Dương phải vĩnh viễn đối xứng qua trục Sửu Mùi.

Có thể thấy rằng thuyết B đạt rất gần đến cái lý tối hậu nằm sau cách an cặp Âm Dương, thế nhưng nó có một thiếu sót trầm trọng là ngoài lý âm dương ra, ta không biết các vị trí của hai sao này ứng với các yếu tố nào khác của địa bàn. Lấy thí dụ trường hợp Thái Dương cư Tý, tất Thái Âm cư Dần. Thái Âm ở Dần đại biểu gì? Khởi đầu của hành mộc? Hoặc giả phối hợp với thuyết A để nói Âm Dương cùng ứng với giờ thì bảo Thái Dương cư Ngọ cực tốt hợp lý rồi, nhưng cùng lúc ấy Thái Âm cư Thân có ý nghĩa gì? Giờ Thân chưa phải là lúc mặt trời lặn sao có thể nói Thái Âm tốt được?

Cái độc đáo của lý tương ứng Thái Âm = Tháng, Thái Dương = Giờ mà ông Tạ Phồn Trị tái khám phá ra là nó vừa ứng với thiên văn (hai sao Âm Dương phối hợp để giữ hoàn cảnh của vũ trụ y hệt như thời điểm khai sinh của địa cầu là -tiết lập xuân- tháng Giêng giờ Tý), vừa tổng hợp được các tính chất chính của hai thuyết A và B kể trên. Tức là nó giúp cái lý của cặp Âm Dương trở thành đầy đủ và nhất quán.

Theo ông Trị tiết lộ thì nhờ ngồi thiền mà cuối cùng ông ngộ ra cái lý của cặp Âm Dương sau 20 năm liên tục suy nghĩ và bế tắc. Đã chuyên tâm nghiên cứu mà phải mất 20 năm suy nghĩ, lại thêm đốn ngộ mới suy ra được một điều thì điều ấy chắc không thể tầm thường.

Vài dòng ghi nhận.

Chữ “âm dương” mà tôi nói đến trong “âm dương là chính ngũ hành là phụ” ám chỉ toàn bộ “thuyết âm dương” không chỉ là cách phân loại âm dương đặc thù (như Thiên Đồng là dương thủy).
Khi xét toàn bộ thuyết âm dương thì sự phân phối của các sao trên địa bàn đã có hàm chứa tính âm dương rồi. Cơ sở lý luận chính của tôi ở đó. Xét các tổ hợp khác nhau với điều kiện là hoàn cảnh của (hai ông tướng vùng) Âm Dương có ảnh hưởng quan trọng đến các sao tĩnh (rồi thêm ngũ hành vào sau cùng nếu cần thiết) thì sẽ thấy tại sao Thiên Đồng hãm ở Ngọ, Thìn.

GIỚI HẠN VÀ TRIỂN VỌNG CỦA VIỆC KHOA HỌC HÓA TỬ VI

Khi muốn khoa học hóa bất cứ một ngành gì đã hiện hữu, ta phải lùi thật nhiều bước để trở về một vị trí nào đó mà tập thể những người tương đối có trí tuệ và kiến thức có thể đồng thuận trên nền tảng của một hệ tư duy có lớp lang gọi là “lô gích” rồi từ đó mới lại bước đi, cũng theo các quy luật của lô gích.

Tại sao lại đặt vấn đề lô gích? Thưa vì có nhiều chuyện trên đời này không thể nào dùng lô gích mà suy được (như thánh nữ đồng trinh Maria, như hiện tượng đốn ngộ, như hiện tượng đột ngột khỏi hẳn ung thư nhờ kiên trì cầu nguyện phật, chúa v.v…); đó là những chuyện nằm ngoài lô gích. Những chuyện nằm ngoài lô gích không ở trong phạm trù của khoa học nên không thể dùng tiêu chuẩn của khoa học mà luận xét. Cần nói rõ thế, vì nhiều người tự xưng là khoa học gia cứ dùng tiêu chuẩn khoa học để lên án những hiện tượng nằm ngoài lô gích mà không biết rằng khi làm thế là chính mình đã đi ngược lại đòi hỏi của lô gích.

Bởi vậy, bước đầu của người nghiên cứu Tử Vi bằng khoa học là phải nhận biết công trình của mình có giới hạn riêng của nó, dù đạt thành công đến tột đỉnh cũng không thể nào vượt qua giới hạn ấy được. Phải biết thế để khỏi cạnh tranh vô lý với những kỳ nhân nằm ngoài lô gích, như chỉ nhìn lá số Tử Vi rồi nói vanh vách cuộc đời phải như thế nào, và đều đúng cả (có thật, cá nhân tôi đã gặp qua). Thí dụ này quan trọng, vì dùng lô gích bình thường sẽ phải dựa vào thực tế là chỉ có 500 ngàn lá số để kết luận rằng không thể nào nhìn lá số mà đoán đời người ta vanh vách được. Để khỏi loãng đề tài hiện tại tôi sẽ giải thích hiện tượng kỳ nhân mệnh lý sau (và dĩ nhiên lời giải thích ấy không thể nào hoàn toàn lô gích).

Nhưng tại sao lại bỏ quá nhiều công lao để nghiên cứu Tử Vi bằng phương pháp khoa học để rồi khi xem Tử Vi vẫn thua xa các kỳ nhân? Thưa vì người học Tử Vi thì đông mà kỳ nhân cực hiếm. Thực trạng là vì thiếu phương pháp khoa học, hầu hết giới học tử vi (kể cả giới nghiên cứu tử vi) đều ở trạng thái mò mẫm, như người trong hầm tối chẳng có lối ra. Trạng thái mò mẫm đó tạo thành cảnh vàng thau lẫn lộn, chẳng biết đâu là đúng là sai, nên người học Tử Vi sau khi đạt một mức cơ bản nào đó rồi thì tiến hay lùi thật khó mà xác định, tức là bị kẹt trong một cái vòng lẩn quẩn, không có con đường rõ ràng nào để tiến về phía trước. Giả như việc khảo sát Tử Vi bằng khoa học thành công, thì mặc dù không thể đào luyện kỳ nhân, chúng ta cũng thành công trong việc giúp người học Tử Vi liên tục tiến về phía trước thay vì dậm chân tại chỗ hoặc chạy trong cái vòng lẩn quẩn.
Đó là phần trình bày về giới hạn và triển vọng của phương pháp khoa học khi áp dụng vào Tử Vi. Kế tiếp tôi xin luận những điều kiện mà các bước đầu của khoa Tử Vi phải thỏa khi ta khảo sát nó bằng phương pháp khoa học.

TẠI SAO TÔI BÁC BỎ THUYẾT THIÊN VĂN CỦA CẶP TỬ PHỦ?

HỎI: Về cặp Tử Phủ ông bảo thuyết của ông Tạ Phồn Trị “quá huyền hoặc” và ông đề xướng thuyết của riêng ông. Thuyết này của ông không nói gì đến tính thiên văn của Tử Phủ, nhất là không nhắc đến chòm sao bắc đẩu, vốn được nhiều nhà nghiên cứu cho là thực thể thiên văn tương ứng của sao Tử Vi. Vậy có phải là thiếu sót chăng?

ĐÁP: Tôi có đọc thấy trên vài mạng mệnh lý khá nhiều lời phê bình, cho rằng tôi đã thiếu sót, sai lầm trầm trọng vì không nhận ra rằng 14 chính tinh đều có gốc ở thiên văn. Có người dựa trên sự kiện rằng tôi hay viện dẫn sách ông Trị mà kết luận rằng đây là điểm thiếu sót, sai lầm của ông Trị.

Để làm sáng tỏ vấn đề, tôi xin thưa ngay rằng ông Trị không hề đi ngược lại truyền thống thiên văn của các nhà nghiên cứu cũ. Người đi ngược truyền thống là tôi, và từ cái nhìn “ngược truyền thống” -nhưng dựa trên khoa học- tôi thấy lập luận của ông Trị về cặp Tử Phủ là huyền hoặc. Sau đây tôi xin tóm lược lập luận của ông Trị rồi trình bày lý do tại sao tôi không chấp nhận nó.
Ta đã biết vào lúc khai sinh của địa bàn, tức tháng Giêng giờ Tý thì Thiên Phủ ở Sửu, Tử Vi ở Mão.

Ông Trị nhận xét rằng ở thời điểm này nhìn lên phương bắc tất thấy sao đuôi của chòm Bắc Đẩu ở chính đông, ứng với phương Mão trên địa bàn, cùng lúc đó sao Long Đầu ứng với cung Sửu.
Vì trục trái đất gần khít với sao Bắc Cực (tức sao Alpha–UMi), một quan sát viên trên mặt đất (ở bắc bán cầu) sẽ thấy cả hai sao này cứ mỗi giờ âm lịch chuyển 30 độ theo chiều nghịch.
Chiều nghịch quan sát thấy trên trời bắc chính là chiều thuận trên địa bàn, mỗi 30 độ ứng với một cung, nên nếu đuôi chòm Bắc Đẩu đã ở Mão vào giờ Tý thì sẽ ở Thìn vào giờ Sửu, ở Tỵ giờ Dần v.v… tức là hoàn toàn phù hợp với vận trình sao Tử Vi.

Tương tự, cho ngày và giờ cố định rồi thì cứ mỗi tháng hai sao Phá Quân và Long Đầu cũng chuyển 30 độ theo chiều nghịch nên tiết lập xuân (tháng Giêng) sao Long Đầu ở cung Sửu tất tiết lập hạ (tháng 4) ở cung Thìn, lập thu (tháng 7) ở Mùi, lập đông (tháng 10) ở Tuất; tức là hoàn toàn phù hợp với vận trình của sao Thiên Phủ.

Cho nên, dùng hoàn cảnh của tiết lập xuân làm điều kiện ban đầu (initial conditions) và “giờ tháng nghịch chiều” làm cái lý vận hành để giữ hoàn cảnh của vũ trụ không đổi, ông Trị kết luận Tử Vi ứng với đuôi của chòm Bắc Đẩu thất tinh, Thiên Phủ ứng với sao Long Đầu. Đó là cái lý hình thành của cặp Tử Phủ theo ông Tạ Phồn Trị.

Mười chính tinh còn lại thì ông Trị cho rằng không dính líu gì đến các sao trên trời. Tôi đã thấy một số người suy diễn rộng hơn, cho rằng mỗi một chính tinh đều phản ảnh vận hành của một sao có thật trên trời. Nhưng dù chỉ cho cặp Tử Phủ ứng với sao thật như ông Trị hoặc cho hết thảy 14 chính tinh ứng với sao thật như một số vị khác, tựu chung thì yếu tố để liên kết vẫn là tương ứng phương vị trong một hoàn cảnh đặc thù nào đó. Chẳng hạn như trường hợp ông Trị thì hoàn cảnh đặc thù ấy là giờ Tý ngày đầu của tiết lập xuân (ứng với Tử Vi ở Mão, Thiên Phủ ở Sửu).

Cần ghi nhận rằng ông Tạ Phồn Trị chẳng phải là người đầu tiên cho rằng các sao trong khoa Tử Vi ứng với sao thật trên trời. Thí dụ cận đại có “Tử vi đẩu số giảng nghĩa”, một tài liệu Tử Vi nổi tiếng do tiền bối Lục Bân Triệu soạn trong thập niên 1950 cho lớp Tử Vi của ông gần đây được nhiều nhà bình chú. Trong tài liệu này, phần an sao có viết khá dài về liên hệ giữa Tử Vi và thiên văn. Đoạn đầu như sau:
“Tử Vi dựa vào sự vận chuyển biến hóa của chòm bắc đẩu, chòm nam đẩu, các sao trong Tử Vi đàn, và các tạp tinh để tượng trưng cát hung họa phúc của đời người. Nam đẩu, bắc đẩu, Tử Vi đàn nguyên là những sao quan trọng nhất và được biết tới nhiều nhất trong thiên văn cận đại…”

Tôi xin phép chỉ dịch đến đấy, bởi thiết nghĩ bấy nhiêu đủ cho ta biết thuyết cho rằng Tử Vi liên hệ mật thiết với bắc đẩu, nam đẩu v.v… không phải là mới lạ, mà đã lưu hành tối thiểu nửa thế kỷ rồi. Và rất dễ hiểu, vì tên gọi của 14 chính tinh và một số phụ tinh Tả Hữu Xương Khúc v.v… đều là tên sao có thật; nếu xưa này người ta chưa từng nối kết các sao trong Tử Vi với sao thật trên trời mới là chuyện lạ.

Bây giờ tôi xin trình bày lý do tại sao tôi cho rằng loại lập luận này là huyền hoặc. Tôi sẽ chỉ phê bình lập luận của ông Trị, nhưng lý lẽ này cũng áp dụng cho các lập luận tương tự.

Tôi sẽ nhìn nhận ngay rằng thuyết của ông Trị về cặp Tử Phủ (và các thuyết thiên văn tương tự khác) có tính hấp dẫn rất mạnh, bởi nó khơi động tính tò mò của con người về những liên hệ có thể có giữa con người và các vì sao trên trời. Chính tôi cũng bị loại thuyết này hấp dẫn, nhưng tiêu chuẩn khoa học bắt buộc tôi phải đứng về phe phản đối vì có hai vấn đề sau đây.

Vấn đề đầu tiên là: Trên trời có muôn vì sao cùng ứng hợp phương vị với Tử Vi, Thiên Phủ; tại sao chọn hai sao Phá Quân và Long Đầu làm sao tương ứng? Vì hai sao này tương đối sáng chăng? Nhưng nếu độ sáng là tiêu chuẩn thì hai sao này làm sao sáng bằng mặt trăng, mặt trời là biểu tượng của Thái Âm Thái Dương? Vậy thì lấy lý nào để nói Tử Vi là sao vua, ngự trị các chính tinh khác kể cả cặp Âm Dương?

Ngắn gọn, cách chọn sao của ông Trị không thỏa đòi hỏi độc nhất; một đòi hỏi hết sức quan trọng của khoa học. Trong thập niên 1980 đã có một danh gia mệnh lý Đài Loan là ông Phương Vô Kỵ cố gắng giải quyết vấn nạn này. Ông Vô Kỵ cho rằng hai chòm Bắc Đẩu và Nam Đẩu (tức chòm sao Nhân Mã Sagittarius) có từ trường rất mạnh nên chúng đặc biệt hơn các chòm sao khác. Nhưng như thế lại có vấn đề, vì từ lực giảm rất nhanh với khoảng cách. Nếu lấy từ lực làm tiêu chuẩn thì lực áp đảo phải là các thiên thể trong thái dương hệ; và nếu vậy thì một lần nữa ta lại gặp bế tắc là tại sao Tử Vi lại ứng với uy quyền cao hơn cặp Âm Dương, trong khi mặt trời (ứng với Thái Dương) hiển nhiên là thiên thể quan trọng nhất của thái dương hệ (chú 6). Mặt trăng có kém thế hơn mặt trời, nhưng nếu hỏi một em bé (chưa có suy nghĩ thiên vị) mặt trăng hay chùm bắc đẩu quan trọng hơn, tôi nghĩ câu trả lời hiển nhiên sẽ là mặt trăng.

Vấn đề thứ hai trình bày kế tiếp đây tôi nghĩ còn nghiêm trọng hơn nữa. Các độc giả đã đọc qua sách thiên văn hẳn biết rằng trục của trái đất (tức trục tưởng tượng xuyên qua bắc cực và nam cực) không vĩnh viễn song song với một phương cố định trong vũ trụ, mà liên tục xoay chuyển như trục của một con quay (tức con vụ, con bông vụ, con cù) lúc sắp ngã vậy. Nếu ta vẽ trên tinh cầu (một mặt cầu tưởng tượng ở trời cao) quỹ tích của các điểm mà trục trái đất vạch thành thì sẽ được một vòng tròn. Phải mất khoảng 26 ngàn năm trục trái đất mới đi hết vòng tròn này để trở lại vị trí ban đầu. Thời gian 26 ngàn năm đối với một đời người là rất dài, nhưng xét trên chiều kích của khoa học thì cũng như một tích tắc mà thôi. Và khi trục trái đất trên trời cao dời đi đủ xa thì đuôi chòm Bắc Đẩu sẽ không ở phương đông vào giờ Tý ngày đầu của tiết lập xuân nữa!

Khi ấy ta sẽ làm gì? Phải chăng là cho một sao khác ở lân cận đâu đó ứng với Tử Vi để tái lập sự ứng hợp đã mất đi giữa thời gian và vị trí? Sự điều chỉnh này, nếu có, sẽ dựa trên lý nào? Làm sao thiết lập tính độc nhất của nó?

Sự thật là chòm Bắc Đẩu hiện đang lìa xa dần vòng cung bắc cực. Chính ông Phương Vô Kỵ (đã dẫn ở trên) có nhìn nhận trong sách của ông rằng 8 nghìn năm nữa chòm Bắc Đẩu sẽ không còn ở phía trên xích đạo; lúc ấy thật khó mà cho rằng nó có vị trí thiên văn đặc biệt hơn các chòm sao khác; bảo là nó ứng với sao cao quý nhất của 14 chính tinh, tức sao Tử Vi, thì lại càng gượng ép, nếu không muốn nói là hàm hồ.

Vì những vấn nạn đã nêu trên, mọi thuyết cho rằng mỗi một chính tinh của môn Tử Vi có một sao tương ứng trên trời sẽ phải chấp nhận thêm tối thiểu một điều kiện là khoa Tử Vi chỉ có giá trị khi một số điều kiện đặc thù về phương vị của các sao này được thỏa. Như vậy, vì trục quay trái đất liên tục di chuyển, trong mỗi chu kỳ 26000 năm khoa tử vi chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian X nào đó mà thôi.

Tức là giá trị khoa học của khoa Tử Vi có tính tuần hoàn; có khi nó sai, có khi nó đúng?! Thật khó tưởng tượng là giá trị của một thuyết khoa học lại có đặc tính kỳ cục này.

Có người sẽ biện luận đời vốn không phải là cõi thập toàn nên dĩ nhiên không có thuyết tuyệt đối hoàn chỉnh; và nếu coi cái “kỳ cục” kể trên là một phần của tính không hoàn chỉnh của Tử Vi thì chẳng có vấn đề gì. Tôi xin phép hoàn toàn bất đồng. Bởi mặc dù đời này không có sự hoàn chỉnh tuyệt đối, các thuyết vẫn có độ hoàn chỉnh cao thấp khác nhau. Nếu phải lựa một trong hai thuyết, ta không thể nói vì cả hai đều không hoàn chỉnh nên tha hồ lựa chọn theo ý thích, mà phải xử dụng những tiêu chuẩn khoa học cập nhật nhất để loại thuyết kém hoàn chỉnh và giữ thuyết hoàn chỉnh hơn.

Trở lại vấn đề, tôi xin thưa rằng cái “kỳ cục” kể trên có thể tránh được nếu ta bỏ hẳn việc ép các sao có thật trên trời vào 14 chính tinh. (Chú thích tại chỗ: Mặt trời và mặt trăng là ngoại lệ vì liên hệ với trái đất rất mật thiết và có tính vĩnh hằng, nên ứng với Thái Dương và Thái Âm là hợp lý).

Vì thế tôi lập luận cặp Tử Phủ được đặt ra để phản ảnh những thay đổi mùa màng của địa cầu, vì cặp Âm Dương đã không làm được chuyện ấy. Xét rốt ráo thì cái lý mà tôi đưa ra cho cặp Tử Phủ vẫn là lý thiên văn, nhưng dựa trên kết quả hiển hiện (mùa màng) nên thỏa điều kiện độc nhất của khoa học, lại không lệ thuộc vào vị trí trục quay của trái đất nên không bị mối nguy là chắc chắn trở thành sai lạc trong vài ngàn năm nữa.
Tóm lại ta hiện có hai thuyết đều có tính thiên văn. Một thuyết thì lý tương ứng không thỏa điều kiện độc nhất, lại chắc chắn sẽ trở thành sai lầm trong vài ngàn năm nữa và vì thế khó biết có đúng trong hiện tại hay không; một thuyết hiện đã tương ứng với thực tế và sẽ tiếp tục tương ứng với thực tế ngày nào trái đất còn tự xoay quanh nó và quanh mặt trời.

Xét từ quan điểm khoa học ta phải chọn thuyết nào? Câu trả lời xin dành cho quý vị.

MUỐN KHOA HỌC HÓA MỆNH LÝ PHẢI LÀM GÌ

Sau đây là một bài viết của tôi cho các ngành mệnh lý nói chung, dĩ nhiên áp dụng cho Tử Vi.

Tính ưu việt của khoa học và thực trạng lạc hậu của mệnh lý

Trong nhiều bài rải rác khắp nơi tôi đã đưa lập luận để chứng minh rằng mệnh lý hội đủ các đặc tính của một ngành khoa học, nhưng nhận ra tính khoa học tiềm ẩn trong mệnh lý không làm cho mệnh lý biến ngay thành một phần của tri thức khoa học mà chỉ là bước đầu trong công cuộc khoa học hóa mệnh lý.

Đi từ thực trạng huyền học của mệnh lý đến cái đích khoa học là một công cuộc cải cách; muốn cải cách một hoàn cảnh đã tồn tại lâu đời ta phải bắt đầu bằng cách nhận diện rạch ròi những khó khăn trở ngại, rồi suy ra phương thức khắc phục. Điểm bắt đầu hợp lý và giản dị nhất là đi trở lùi về lịch sử để làm việc ôn cố tri tân.

Khởi từ lúc văn minh loài người hình thành, đã có một thời gian rất dài mệnh lý được coi là một phần của tri thức chính thống. Ở Á đông ngày xưa, kiến thức được quy về 4 chữ “nho y lý số”, và tiêu chuẩn trí thức cao cấp nhất là trên thông thiên văn, dưới đạt địa lý, giữa hiểu nhân sự (“thượng thông thiên văn, hạ đạt địa lý, trung tri nhân sự”); đều bao hàm mệnh lý. Ở tây phương trước đây, các nhà thiên văn học cũng thường là chiêm tinh gia; như ông Kepler nổi tiếng với ba định luật diễn tả quỹ đạo và vận tốc của các hành tinh quanh mặt trời là một điển hình.

Hạ bán thế kỷ 17, khi khoa học bắt đầu chiếm ưu thế trong các hệ tri thức của nhân loại nhờ vật lý Newton thì cũng là lúc các khoa nghiên khảo mệnh lý (gọi chung là mệnh lý học) bắt đầu bị đẩy lùi vào bóng tối, không còn được coi là kiến thức chính thống nữa. Hơn ba thế kỷ đã trôi qua, khi bài này được viết, tình hình chung đại khái vẫn thế. Nếu hỏi giới khoa học nghĩ gì về mệnh lý, e rằng câu trả lời phổ thông nhất là “mê tín dị đoan”, và câu trả lời lịch sự nhất vẫn mang nặng tính chất hồ nghi.

Tại sao mệnh lý bị coi là mê tín, tại sao giá trị của mệnh lý bị giới khoa học hồ nghi? Xin thưa đây chỉ giản dị là một trường hợp “cạnh tranh thích ứng sinh tồn” giữa hai đối thủ là khoa học và huyền học. Với phương pháp và thủ tục hiệu quả của riêng nó, khoa học đã đạt những thành tựu xuất chúng. Các bộ môn huyền học (bao gồm mệnh lý) vì không điều chỉnh để thích nghi với hoàn cảnh nên lâm vào cảnh lạc hậu. Giữa sự ưu việt và sự lạc hậu, người trí thức nên chọn cái nào? Thiết tưởng câu trả lời quá hiển nhiên; thế nên đa số giới trí thức chọn khoa học. Mà đã chọn khoa học thì nhẹ cũng phải hồ nghi giá trị của mệnh lý, nặng tất coi mệnh lý là nhảm nhí.

Nhưng chi tiết hơn thì những lý do nào khiến mệnh lý lạc hậu đến nỗi mang tiếng “mê tín dị đoan”? Theo thiển ý, có 4 lý do chính:

1. Khuynh hướng thần thánh hóa cổ nhân.
2. Phương pháp luận lỗi thời (thiếu khả năng thích nghi).
3. Tự cho mệnh lý giá trị quá cao.
4. Thiếu khả năng và thủ tục truyền đạt kiến thức.

Sau đây xin trình bày từng lý do một và đề nghị phương thức giải quyết.

Đề nghị 1: Bỏ khuynh hướng thần thánh hóa cổ nhân

Khi nghiên cứu mệnh lý, ta hay gặp hai chữ “thánh nhân”; như Chu Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử là “thánh nhân” của dịch lý; các ông Thiệu Khang Tiết, Dã Hạc là “thánh nhân” của bói dịch v.v… “Thánh nhân” đây được hiểu là “đỉnh cao trí tuệ”. Thánh nhân “phán” điều gì ta phải coi là điều ấy đúng. Dám đặt câu hỏi về một điều thánh nhân đã phán là hành động phạm thượng không thể tha thứ được. Trọng thánh nhân được coi là một đức tính phải có của người học mệnh lý, không chỉ vì “tiên học lễ hậu học văn” mà còn vì niềm tin rằng đây là điều kiện để có cảm ứng tốt đẹp giúp cho sự tiến bộ trên đường học tập.

Khác với mệnh lý, khoa học không có một thánh nhân nào cả. Xét hai khoa học gia đứng hàng đầu lịch sử là Newton và Einstein là rõ. Ông Newton tìm ra quy luật “vạn vật hấp dẫn” giải thích được đủ loại chuyển động, từ động tác rơi của một chiếc lá vàng nhỏ bé đến vận trình của các thiên thể vĩ đại; phát kiến ấy tự cổ chí kim dễ ai sánh kịp? Nhưng ông Einstein thay vì coi ông Newton là thánh nhân lại hồ nghi là thuyết của ông (Newton) còn thiếu sót. Thái độ “phạm thượng” này không những chẳng làm hại ông Einstein hoặc khiến khoa học ngừng trệ, mà dẫn đến hai thuyết Biệt Tương Đối và Tổng Tương Đối (Special Relativity and General Relativity).

Nhưng đó chưa phải là đoạn kết của câu chuyện. Trong thập niên 1920’s, khi ông Einstein đã đạt vị trí cao nhất trong giới khoa học, nhân loại lại chứng kiến một cuộc cách mạng mới, tức cuộc cách mạng của vật lý lượng tử. Lịch sử khoa học ghi rõ từ năm 1927 trở đi, người phản đối vật lý lượng tử dữ dội nhất chính là ông Einstein. Nhưng nhờ sự lãnh đạo của Neils Bohr, phái lượng tử đã thành công trong việc xiển dương những lý thuyết của họ, với kết quả (ngoài ý muốn) là ông Einstein bị đẩy từ thế tiền phong vào vị trí lạc hậu.

Giả như ông Einstein coi ông Newton là thánh nhân thì có lẽ đến ngày hôm nay nhân loại vẫn chẳng có hai thuyết Tương Đối, và chúng ta vẫn nhai lại những gì ông Newton khám phá ra hơn 300 năm trước. Giả như Neils Bohr và những người tin tưởng ông coi Einstein là thánh nhân thì vật lý lượng tử có lẽ đã không thể thành hình rõ nét để dẫn đến cuộc cách mạng điện tử, giúp máy điện toán trở thành phổ thông rồi kích khởi cuộc cách mạng truyền thông của ngày hôm nay.

Các dữ kiện có thật trăm phần trăm trên đây là minh chứng hùng hồn rằng nhiều bước tiến của khoa học xảy ra được chính vì khoa học không có “thánh nhân”. Không có thánh nhân nên chẳng có ai để tôn thờ, nương dựa; phải tự đốt đuốc mà đi thành thử chẳng thể lập lại cái cũ, như thế mới có thể tìm ra con đường mới lạ cho riêng mình. Cái lý này phật Thích Ca đã giải thích rõ trước khi ngài nhập niết bàn, trong thiền học có công án “phùng phật sát phật” đại khái cũng là lý ấy, người viết chẳng dám lạm bàn thêm nữa.

Nhìn trở lại trường hợp mệnh lý, khuynh hướng thần thánh hóa người xưa đã vô hình chung biến thành một trở ngại vô cùng to lớn, khiến mệnh lý ngày nay thay vì tiến bộ lại có phần thoái hóa so với ngày xưa. So với văn minh khoa học hiện đại, thực trạng của mệnh lý lại càng thảm hại, nói là như đom đóm so với mặt trăng chẳng phải là quá đáng. Mà cũng dễ hiểu. Thần thánh hóa người xưa thì thành tựu cao tột cũng không thể vượt quá việc diễn giải những kiến thức cũ của họ thay vì phát triển những tư duy mới. Không có tư duy mới thì dĩ nhiên không tiến bộ, mà mình không tiến trong khi người ta tiến thì bảo sao không bị tụt lại, lẽo đẽo sau lưng người ta?
Thế nên (mặc dù có thể bị lên án “phản truyền thống”) người viết cường điệu rằng đòi hỏi đầu tiên trong công cuộc khoa học hóa mệnh lý là chấm dứt thói quen thần thánh hóa người xưa. Dĩ nhiên, bởi mọi cái tồn tại lâu đời đều phải có một giá trị nào đó, ta phải biết quý trọng và chịu học hỏi, nghiền ngẫm những gì được người xưa truyền lại. Nhưng đồng thời ta phải giữ thái độ hồ nghi, luôn luôn đặt câu hỏi về giá trị của những gì người xưa để lại cho ta bởi dù siêu việt bao nhiêu thì người xưa vẫn là con người, tức là họ có thể phạm sai lầm.

Đề nghị 2: Khoa học hóa phương pháp luận của mệnh lý

Một lý do khiến khoa học vượt thắng nhiều hệ tri thức khác (kể cả triết học) là vì nó có một phương pháp đặc thù, nay được gọi là ‘phương pháp khoa học’. Phương pháp khoa học đã được bàn nhiều trong các sách giáo khoa, ở đây chỉ xin nêu ưu điểm chính của nó. Ưu điểm này có thể bao gồm trong bốn chữ “khả năng đãi lọc”!

Để thấy tại sao “khả năng đãi lọc” là một ưu điểm lớn của khoa học hãy xét trường hợp tiêu biểu là có 2 thuyết được đặt ra để giải thích cùng một hiện tượng. Hiện tượng được giải thích dĩ nhiên phù hợp với cả hai thuyết nên không thể dùng nó để đãi lọc xem thuyết nào sai. Gặp hoàn cảnh này, thủ tục đương nhiên của khoa học là suy luận thêm một bước nữa để ra hai kết quả có thể kiểm chứng được của thuyết [1] và thuyết [2] mà ta sẽ gọi lần lượt là X’ và X’’. Ta biểu diễn hoàn cảnh này như sau:

[1] => X’
[2] => X’’

Kế đó thực hiện thí nghiệm kiểm chứng, nếu kết quả là X’ thì thuyết [1] tồn tại, thuyết [2] bị đãi lọc (tức là bị bác bỏ); ngược lại nếu kết quả là X’’ thì thuyết [2] tồn tại, thuyết [1] bị bác bỏ.

Hãy giả sử là X’ được chứng nghiệm, nhờ vậy thuyết [1] tồn tại, rồi sau đó có người lập ra thuyết [3] và thuyết này cũng cho kết quả X’. Lúc ấy người ta lại phải suy ra hai kết quả khác có thể kiểm chứng được:

[1] => Y’
[3] => Y’’’

rồi xét kết quả (Y’ hay là Y’’), dựa vào đó kết luận thuyết nào nên giữ, thuyết nào phải bỏ, cứ thế cứ thế…

Mà cũng không cần phải có nhiều thuyết cạnh tranh nhau thì diễn trình đãi lọc nói trên mới xảy ra. Giả như ngày kia có khoa học gia suy được rằng nếu thuyết [1] đúng thì nó phải cho kết quả Z’. Kiểm chứng được kết quả Z’ thì thuyết [1] tiếp tục tồn tại. Kết quả phản lại Z’ người ta buộc lòng phải kết luận rằng thuyết [1] còn khiếm khuyết (xem chú 1).

Với thủ tục đãi lọc này, các thuyết tồn tại trong khoa học không có tính chất “chắc chắn đúng” mà chỉ có tính chất “tạm thời được coi là đúng”. Sau nhiều cuộc chứng nghiệm, có một số thuyết bị bỏ hẳn để thay bằng thuyết mới, nhưng cũng có một số thuyết được người đời sau bổ khuyết, trở thành hoàn bị hơn và tiếp tục tồn tại với giá trị cao hơn lúc mới được phát minh.

Có thể nói mà không sợ quá lời rằng thủ tục đãi lọc diễn tả ở trên chính là tác nhân dẫn đến sự tiến bộ liên tục của khoa học.

Quay lại mệnh lý, trên lý thuyết thì chuyện đãi lọc cũng có đấy, nhưng ta chẳng thấy một thủ tục nào tạm gọi là hữu hiệu. Vấn đề này có thể thấy rõ hơn qua một thí dụ có thật lấy từ khoa Tử Vi.
Giới nghiên cứu tử vi đều biết Tử Vi có hai cách khởi đại hạn. Cách thứ nhất là khởi đại hạn ở mệnh. Giả như nam mệnh sinh năm dương (gọi là “dương nam”) mệnh lại cư ở vị trí ứng với mộc tam cục; tất vận hạn của mười năm từ 3 đến 12 tuổi ứng với cung an mệnh, sau đó cứ đi theo chiều thuận mỗi cung ứng mười năm.

Cách thứ hai là khởi đại hạn ở huynh đệ hoặc phụ mẫu. Cũng dương nam, mộc tam cục như trên thì đại hạn 3-12 tuổi ứng với cung phụ mẫu, rồi sau có cũng thuận hành mỗi cung ứng với mười năm.
Hai cách khởi đại hạn này sai biệt nhau đúng mười năm. Mười năm là một thời gian khá dài so với đời sống của con người nên chẳng phải là chuyện nhỏ. Vậy thì ai đúng ai sai? Mặc dù trên thực tế cách thứ nhất có số người theo đông đảo hơn hẳn cách thứ hai, câu trả lời hiện tại vẫn là “ai giữ ý kiến người nấy”.

Có độc giả sẽ thắc mắc hỏi: “Tại sao lại ‘ai giữ ý kiến người nấy’? Tại sao không làm một cuộc thí nghiệm để giải quyết vấn đề có vẻ tương đối giản dị này?”

Loại câu hỏi này đã được đặt ra khá nhiều lần khi có các cuộc tranh luận đúng sai giữa các thuyết mệnh lý khác nhau. Theo kinh nghiệm của người viết, khi bị đặt câu hỏi thường thường hai phe chống đối nhau đều đồng ý là sự khác biệt chỉ có thể giải quyết được bằng cách chứng nghiệm. Nhưng khi vào chi tiết, chứng nghiệm như thế nào thì mọi sự đồng ý đều chấm dứt.

Sở dĩ có sự bất đồng ý về phương pháp chứng nghiệm là vì giới mệnh lý và giới khoa học có một khác biệt hết sức cơ bản. Trong khoa học, chứng nghiệm là một công cuộc có phương pháp rõ rệt, với những quy luật được phát triển và đãi lọc lâu đời; những phe chống đối nhau đều hiểu điều đó. Ta có thể ví thủ tục chứng nghiệm khoa học như một môn thể thao có luật chơi rõ rệt. Người thua dù không phục đối phương cũng vẫn bị trọng tài chiếu theo các luật chơi đã định mà loại ra khỏi đấu trường. Mệnh lý vì chưa từng đặt ra vấn đề đãi lọc một cách nghiêm chỉnh, nên chỉ bạ đâu đãi lọc đấy theo tiêu chuẩn cá nhân tùy hứng mà thôi.

Mà đã gọi là cá nhân tùy hứng thì phải trở lại vấn đề “thánh nhân” đã nói đến ở phần trên bài này. Muốn thực lòng chịu chứng nghiệm thì phải dám có thái độ hồ nghi đối với những cái mình học của người xưa. Nên còn giữ thái độ thần thánh hóa người xưa thì có chứng nghiệm chăng nữa cũng chỉ là hình thức, bởi nếu kết quả chứng nghiệm không được như ý muốn thì sẽ phải khống chế, biện hộ cho “thánh nhân”, vậy thì làm sao đãi lọc cái sai được?

Cho là thoát được cửa ải “thánh nhân” (tức là chịu chấp nhận bác bỏ cái sai, ngay trường hợp đó là cái do người xưa truyền lại) thì vẫn còn một cửa ải nữa, lần này là kỹ thuật. Thủ tục đãi lọc của khoa học vốn chẳng giản dị. Ngay cả các kỹ sư được huấn luyện 4 năm ở đại học, khi làm thí nghiệm đãi lọc giả thuyết còn gặp nhiều lúng túng, nói gì đến giới mệnh lý, tối thiểu trong hiện tại đa số thiên về nhân văn hơn kỹ thuật; làm sao có thể tin là có khả năng để tiến hành thủ tục đãi lọc một cách đúng đắn? (chú 2).

Giải thích như trên không phải là coi thường giới nghiên cứu mệnh lý, mà là trình bày một thực trạng cần được điều chỉnh. Theo thiển ý, chỉ có cách điều chỉnh duy nhất là học hỏi nghiêm chỉnh phương pháp đãi lọc của khoa học, rồi tùy trường hợp mà áp dụng nó vào các ngành mệnh lý cho phù hợp. Người viết hiểu rằng chuyện này chỉ có thể xảy ra khi mệnh lý đã được chấp nhận là một khoa học, có lẽ phải vài mươi năm nữa.

Đề nghị 3: Đặt lại giá trị của mệnh lý

Trong làng mệnh lý có nhiều nhân vật, kể cả một số cao thủ, thật tâm cho rằng mệnh lý có khả năng tuyệt đối. Như trường hợp khoa tử vi chẳng hạn, một số không nhỏ người nghiên cứu cho rằng “cuộc đời được in trên lá số”, tức là lá số nói tương lai ra sao thì sự thật phải diễn ra y hệt như vậy; họ bảo nếu sự thật xảy ra khác với lời đoán là vì lấy lá số sai hoặc vì ‘thầy’ tài nghệ còn kém mà thôi.

Sự thật là, có nhiều cặp sinh đôi cùng năm tháng ngày giờ sinh và phái tính nên có cùng lá số tử vi mà đời sống khác nhau (thành tựu khác nhau, lập gia đình khác năm, người đông con người ít con v.v…) Nhưng nếu đưa bằng cớ này ra, thì ta thường được trả lời rằng các cặp sinh đôi phải luận theo công thức khác.

Chuyện những người không có liên hệ máu mủ có đời sống khác nhau mặc dù sinh cùng năm tháng ngày giờ cũng chẳng hiếm. Nếu ta đưa vấn đề này ra thì thường được bảo rằng vì ông A vẫn ở nơi sinh quán, trong khi ông B xuất ngoại nên đời sống dĩ nhiên phải khác v.v…

Tóm lược lại các luận điểm kể trên:

1. Lá số ra sao cuộc đời phải như vậy.
2. Sinh đôi cùng năm tháng ngày giờ và phái tính đời sống có thể khác.
3. Không liên hệ máu mủ, nhưng sinh cùng giờ cùng phái tính, hoàn cảnh khác nhau đời sống có thể khác.

Chỉ cần nhìn thoáng qua cũng thấy ngay là hai điểm 2 và 3 mâu thuẫn với điểm 1. Vậy mà có khá nhiều người nghiên cứu tử vi, tài tử cũng như chuyên nghiệp, tin cả 3 điểm; thế mới là kỳ.
Người viết cho rằng đây là một loại hiện tượng ‘lỗ hổng tâm lý’, tức tâm lý thiếu lô gích về một mặt đặc thù nào đó. Mỗi lỗ hổng tâm lý thường phải có một nguyên ủy sâu xa. Theo thiển ý, nguyên ủy sâu xa của hiện tượng lỗ hổng tâm lý đã kể là ngay từ lúc khởi đầu người ta đã lỡ cho mệnh lý một giá trị quá cao, nên về sau dù hoàn cảnh mâu thuẫn thế nào cũng phải biện hộ cho giá trị quá cao đó. (Loại hiện tượng tâm lý này không hiếm trong tình trường; như anh A mê cô B quá độ thì dù cô B lầm lỗi đến bao nhiêu, anh A vẫn cố tìm lý lẽ để biện hộ cho cô cho bằng được.)

Muốn vượt thắng những lỗ hổng tâm lý loại này hoặc tương tự, chỉ có một cách, đó là áp dụng luận lý khoa học.

Một khi chấp thuận luận lý khoa học là tiêu chuẩn rồi, ta sẽ thấy nhu cầu bắt buộc là phải loại ngay các trường hợp mâu thuẫn. Và trong diễn trình loại bỏ mâu thuẫn, người viết chắc chắn rằng một kết quả tìm được sẽ là:

Mệnh lý không có tính tuyệt đối!

Có độc giả sẽ hỏi “Tại sao ông dám nói thế? Biết đâu đời này có số mệnh tuyệt đối thì sao?” Xin trả lời rằng “mệnh lý” không phải là “số mệnh” mà là ngành học nhắm mục đích diễn tả số mệnh. “Mệnh lý” và “số mệnh” khác nhau như hình vẽ quả cam và quả cam vậy. Nên chuyện có số mệnh tuyệt đối hay không chẳng dính líu gì đến tính thiếu tuyệt đối của mệnh lý.

Từ cái nhìn toán học, giả như ta diễn tả “số mệnh” bằng một hàm số S, và liệt kê ra tất cả những yếu tố có thể là biến số thì rất có thể năm tháng ngày giờ sinh là những biến số quan trọng nhất, như khoa Tử Vi chủ trương. Nhưng vì không có quy luật nào bảo ta rằng năm tháng ngày giờ sinh là những biến số duy nhất, nên để đầy đủ ta ký hiệu hàm số S như sau:
S(năm, tháng, ngày, giờ, X1, X2, X3,…,Xn)

Tức là ngoài năm, tháng, ngày, giờ sinh ra, S rất có thể còn lệ thuộc vào n biến số mà ta ký hiệu là X1 đến Xn; và rất có thể thứ tự ra đời trong trường hợp sinh đôi và hoàn cảnh sống là hai trong những biến số đó (chú 3).
Điểm chính yếu là, thuyết cho rằng năm tháng ngày giờ sinh định 100% cuộc sống con người không thể đứng vững được khi so sánh với dữ kiện thực tế (anh em sinh đôi, hai người khác đời cùng lá số v.v…). Nghĩa là Tử Vi không thể đúng 100%, nên nó chỉ có giá trị xác xuất mà thôi. Mà đã công nhận tử vi chỉ có giá trị xác xuất thì phải bác bỏ ngay thuyết cho rằng đời sống con người đã được in rành rành trên lá số.

Mặc dù trên đây chỉ nói đến khoa tử vi, ta có thể lý luận y hệt cho mọi ngành mệnh lý khác. Tóm lại, một khi chấp nhận luận lý khoa học thì phải đặt lại giá trị của mệnh lý, cho nó một vị trí khiêm nhường hơn nhưng đúng đắn và hợp lý hơn.

Đề nghị 4: Chọn toán học làm ngôn ngữ của mệnh lý

Là người học mệnh lý từ sách vở, chúng ta phải nhìn nhận một thực tế là các sách giáo khoa mệnh lý thiếu tính cập nhật. Ngôn ngữ trong các sách này còn bị ám ảnh bởi cái sợ thiên nhiên, quỷ thần của người xưa nên có nhiều tính huyền học hơn là khoa học. Các phần đòi hỏi tính toán thì xử dụng các phương pháp thô sơ đã lỗi thời của người xưa thay vì các phép mới mẻ hơn, tiện lợi hơn mà toán học khám phá ra sau này. Nói chung là lạc hậu, đi sau thời đại quá xa. Khuyết điểm này cần phải được tu sửa điều chỉnh thì mới mong một ngày nào đó mệnh lý có vị trí của một ngành khoa học.

Theo thiển ý, chỉ có một cách điều chỉnh hợp lý là xử dụng ngôn ngữ của khoa học, tức là diễn tả mệnh lý bằng toán học. Đây chính là ngôn ngữ mà người viết đã chọn lựa khi viết loại bài này cũng như các đề tài khác liên quan đến mệnh lý.

Tại sao chọn toán học làm ngôn ngữ để diễn tả mệnh lý? Thưa, vì toán học là một ngôn ngữ chính xác, và lịch sử khoa học đã chứng minh là nó hết sức hữu hiệu trong việc truyền đạt ý tưởng xuyên qua nhiều thế hệ. Nhờ toán học, người đời nay có thể đọc các sách khoa học viết từ mấy trăm, thậm chí cả ngàn năm trước mà không sợ hiểu lầm như trường hợp chúng ta đọc các sách mệnh lý cổ xưa (viết bằng chữ Hán cổ, với một số từ mà ngay người Trung Hoa thời nay cũng chẳng hiểu nghĩa gì). Hơn nữa, toán học lại là một khí cụ rất tiện lợi cho sự suy diễn khoa học, giúp ta có thể tìm ra những kết quả mới từ kiến thức cũ, điểm này lịch sử có dẫy đầy chứng minh thiết tưởng chẳng cần viết ra dài dòng làm gì.

Nhưng lựa chọn toán học thì phải tuân theo đòi hỏi chính xác của toán học. Vì đòi hỏi chính xác, toán học có quy luật trình bày riêng của nó. Khi mở một quyển giáo khoa vật lý dạy thuyết Tương Đối chẳng hạn, ta thấy cốt tủy những điều được giảng dạy là suy luận hiện đại, và nếu so sánh ta sẽ thấy khá nhiều khác biệt so với những gì Einstein đã viết ngày xưa, mặc dù Einstein là người khám phá ra thuyết tương đối. Ấy bởi vì ngay cả thuyết tương đối cũng không dừng lại với Einstein, mà đã được liên tục khai triển, mở rộng, điều chỉnh bởi các thế hệ đi sau ông để thành kiến thức cập nhật.

Đây chính là phương cách mà người viết đã chọn để trình bày vấn đề, tức là xử dụng lý luận cập nhật nhất, khoa học nhất, hiện đại nhất, thay vì lập lại những gì người xưa đã viết. Các độc giả đã quen với lối trình bày của các sách mệnh lý cổ có thể thấy hơi khó chịu, nhưng người viết tin rằng lần hồi ngay cả các độc giả này cũng thấy cái ưu điểm của lối trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ của khoa học. Riêng các độc giả thuộc thế hệ trẻ hoặc được huấn luyện trong môi trường kỹ thuật thì chắc chắn sẽ thấy lối trình bày này dễ hiểu hơn các sách mệnh lý cổ rất nhiều.

Dĩ nhiên đời này không có gì hoàn hảo. Ngôn ngữ toán học có ưu điểm là chính xác, dễ truyền đạt ý tưởng; nhưng nó cũng là một ngôn ngữ rất nhàm chán so với tiêu chuẩn thường ngày của chúng ta. Cũng dễ hiểu, vì khoa học chẳng phải là chỗ dụng võ của thi phú, văn chương.

CHÚ THÍCH

(1) Đây chính là diễn trình dẫn đến hai thuyết tương đối của Einstein cũng như thuyết vật lý lượng tử. Trước khi có hai thuyết tương đối của Einstein, các khoa học gia đã có một số kết quả thí nghiệm không giải thích được bằng vật lý Newton. Trước khi có vật lý lượng tử, các khoa học gia đã có một số kết quả thí nghiệm không thể giải thích được bằng vật lý cổ điển.
(2) Xét cách đãi lọc mà ta hay thấy trong làng Tử Vi chẳng hạn. Ông thầy tin cách X là “đại phú”, gặp khách hàng có cách X mà không giàu sụ ông vẫn có vài cách biện hộ, như “chắc là giờ lấy sai” hoặc “đây là ngoại lệ hiếm hoi vì…” v.v… Kết quả là với ông thầy, cách X vẫn là cách “đại phú”; tức là tưởng đãi lọc mà chẳng có đãi lọc gì cả.
(3) Nhiều trường phái Tử Vi cho rằng hoàn cảnh đã nằm trong lá số, tức là bao hàm trong năm tháng ngày giờ sinh; nhưng đây chỉ là một niềm tin, nên cũng rất có thể hoàn cảnh sống cũng là một biến số nằm ngoài lá số tử vi.


VÌ ĐÂU TÔI DÁM NÓI THUYẾT CỦA ÔNG TẠ PHỒN TRỊ KHOA HỌC HƠN CÁC THUYẾT KHÁC?

Nếu một độc giả nào đó có duyên gặp quyển “Chu dịch dữ Tử Vi đẩu số” (Chu Dịch và Tử Vi) của ông Tạ Phồn Trị (1) rồi mở ra đọc, có lẽ sẽ chẳng thấy sách này có chút khoa học tính nào cả. Ấy bởi vì trong sách ấy ông Trị vẫn dùng loại ngôn ngữ huyền hoặc như các sách mệnh lý cũ, và loại lý luận tùy hứng, hễ kẹt là mượn một câu nào đó của thánh nhân, phán ra bắt độc giả chấp nhận như chân lý.

Vậy thì tại sao tôi lại dám nói rằng thuyết của ông Trị hiện có khoa học tính cao nhất trong tất cả các thuyết được lưu hành?

Nguyên là tôi may mắn được hoàn cảnh cho phép cắp sách đến trường nhiều năm nên học được cách áp dụng “phương pháp khoa học” (2). Nhờ phương pháp này tôi có thể dùng tiêu chuẩn khoa học để làm việc đãi lọc khi đọc sách, nói theo tiếng lóng là việc “nhặt sạn” để gạn bỏ đi cái sai trái hoặc tầm thường hầu nhìn ra cái tinh hoa tuyệt học ẩn trong những công trình thoạt xét qua tưởng là không có gì cả.

Cần nói rằng tôi áp dụng phương pháp khoa học không chỉ với sách của ông Trị mà với tất cả các sách Tử Vi khác, như bộ “Tử Vi Đẩu Số Tân Biên” của ông Vân Đằng Thái Thứ Lang, “Tử Vi chỉ nam” của ông Song An Đỗ Văn Lưu, “Tử Vi áo bí” của ông Hà Lạc Dã Phu, “Tử Vi nghiệm lý” của ông Thiên Lương, như phái “huyền không tứ hóa” của ông Chính Huyền Sơn Nhân, phái tạm gọi là “âm dương” (3) của ông Liễu Vô cư sĩ, phái Trung Châu (4) do ông Vương Đình Chi đại diện, phái “Nhất Diệp Tri Thu” (5) do ông Phan Tử Ngư đại diện, gần đây hơn là sách của các ông Trịnh Mục Đức (phái Hoa Sơn), Trương Thanh Uyên (có vẻ là một chi của Trung Châu phái) v.v…

Kết quả việc đãi lọc sơ khởi của tôi là mỗi sách, mỗi phái đều có một vài tinh hoa mà người nghiên cứu khoa học nên chú ý; nhưng chỉ có ông Liễu Vô cư sĩ và ông Tạ Phồn Trị là có hy vọng thỏa đòi hỏi của khoa học hiện đại.(Chú ý tại chỗ: Sách không thỏa đòi hỏi của khoa học không có nghĩa là sách không hay, chỉ là ta khó chuyển nó sang ngôn ngữ của khoa học, thế thôi).

So sánh riêng hai ông Liễu Vô cư sĩ và Tạ Phồn Trị thì rõ là hai thái cực. Ông Liễu Vô cư sĩ ra rất nhiều sách mệnh lý (trên 20 quyển là ít, có lẽ khi bài này được viết đã trên 40), ông Tạ Phồn Trị thì cho đến khi tôi rời Đài Loan năm 2001 chỉ có đúng một quyển là “Dịch kinh dữ tử vi đẩu số” thôi. Suy tư của ông Liễu Vô cư sĩ đã được nhiều người trong giới trí thức khoa bảng của Đài Loan chấp nhận và viết sách xiển dương phát triển thêm, có thể nói rằng ông đã trở thành sư tổ của một môn phái mới ở Đài Loan; còn ông Tạ Phồn Trị có vẻ là một ẩn sĩ (theo lời tựa thì sách của ông được viết ở Los Angeles, California, Hoa Kỳ; không phải ở Đài Loan), sách không phổ biến nhiều, xác xuất được đời biết đến phải coi là không đáng kể, bảo là phường vô danh tiểu tốt cũng chẳng phải quá lời. Về cách viết thì ông Liễu Vô cư sĩ rất rành mạch khúc chiết, lập luận phù hợp khoa học hiện đại; còn ông Trị thì viết theo lối xưa, tức là hay “phán” ra những câu có tính kết luận mà thiếu dẫn chứng và bắt người đọc chấp nhận.

Tôi nhìn nhận là trên hình thức thuyết của ông Liễu Vô cư sĩ có vẻ hoàn toàn phù hợp khoa học hiện đại, nhưng có một điểm khiến tôi lo ngại là thuyết này bắt ta phải bỏ gần như phân nửa cái nền tảng cũ của Tử Vi (bỏ gần hết các sao). Suy nghĩ của tôi là người xưa có thể sai lầm, nhưng xác xuất để họ sai lầm ghê gớm đến độ như vậy mà khoa Tử Vi vẫn tồn tại đến ngày nay tôi nghĩ là nhỏ lắm.

Lại nghĩ thêm, lần hồi tôi cho rằng tôi đã tìm ra cái thiếu sót nếu không muốn gọi là sai lầm trong cơ sở tư duy của ông Liễu Vô cư sĩ.

CHÚ THÍCH

(1) Trước vì sách này thất lạc, tôi nhớ mang máng tên là “Dịch kinh dữ tử vi đẩu số”, sau may mắn tìm lại được, mới biết tên đúng là “Chu dịch dữ tử vi đẩu số”.
(2) Phương pháp khoa học là gì thì các sách giáo khoa đã nói nhiều, ở đây xin không nhắc lại.
(3) Ông Liễu Vô cư sĩ chủ trương loại bỏ tất cả mọi ảnh hưởng dính líu đến ngũ hành, kể cả sao Lộc Tồn. Phái của ông chỉ giữ chính tinh, tứ hóa, lục cát và lục sát.
(4) Tôi cho rằng phái này có cùng gốc với Tử Vi Việt Nam.
(5) Phái Nhất Diệp tri thu phối hợp thêm Thất Chính tứ dư vào Tử Vi, cách xem hết sức phức tạp.


VÌ ĐÂU TÔI DÁM NÓI THUYẾT CỦA ÔNG TẠ PHỒN TRỊ KHOA HỌC HƠN CÁC THUYẾT KHÁC? (tiếp theo)

A. Phê bình chủ trương bỏ ngũ hành của ông Liễu Vô cư sĩ

Đóng góp chính của ông Liễu Vô cư sĩ cho khoa Tử Vi có thể thu vào 5 điểm:

1. Tử Vi hoàn toàn không dính líu gì đến ngũ hành.
2. Đại hạn phải khởi ở mệnh mới đúng, khởi ở huynh đệ hoặc phụ mẫu là sai. (“Mệnh cung bất khả vô đại hạn”).
3. Tử Vi trọng lý quân bình, nên mệnh và tam phương tứ chính không có SÁT TINH không những không tốt như sách cũ nói, mà phải luận là xấu!
4. (Lưu) Tứ hóa là nền tảng của việc xem hung cát của đại hạn cũng như lưu niên.
5. Xem đại hạn chỉ cần biết đến lưu Hóa của đại hạn, bất chấp tứ Hóa nguyên thủy (thuyết “Mệnh vận phân ly”).

Mỗi điểm trên đây tự nó là một luận đề, muốn chứng minh hoặc phản biện đều đòi hỏi thời gian và công sức. Quý vị nào hứng thú xin mời tham gia phản biện. Nhưng xin lượng sức, vì ông Liễu Vô cư sĩ chẳng phải tay mơ mà là một kiện tướng của cả hai khoa Từ Vi và Tử Bình, dám viết khá nhiều sách bình chú chê người xưa là thiếu khoa học và đề nghị sửa sai (Tử Bình chân thuyên hiện đại bình chú, Thanh triều mộc bản Tử Vi đẩu số toàn tập hiện đại bình chú, Đẩu số đàn vi hiện đại bình chú v.v…) Ông cũng chẳng phải là thiếu thực nghiệm, trái lại một lý do khiến ông thành danh là đoán trước vận mệnh các nhân vật chính trị ở Đài Loan mà kết quả ra đúng phóoc, và rõ ràng trên giấy trắng mực đen, chứ chẳng phải là lời đồn đại.

Riêng về Tử Vi, giờ có thể coi ông Liễu Vô cư sĩ là sư tổ của một phái mới ở Đài Loan, được nhiều người trong giới trí thức ủng hộ nồng nhiệt, có mấy người viết hàng loạt sách khác dựa trên phương pháp của ông. Những người theo ông Liễu Vô cư sĩ có đặc điểm là xem số chỉ dùng 14 chính tinh, lục sát (6), lục cát (6), và Tứ Hóa (4), cộng lại chỉ có 30 sao. Có người bỏ luôn Quyền Khoa, còn 28.

Trong phạm vi của đề tài này, tôi chỉ phản biện điểm 1, tức chủ trương loại hẳn ngũ hành ra khỏi Tử Vi của ông Liễu Vô cư sĩ mà thôi. (Tôi cũng không đồng ý với chủ trương “mệnh vận phân ly” của ông, nhưng đó là chuyện khác).

Vì mệnh lý Á đông chỉ có hai cái nền là âm dương và ngũ hành, không cần đi vào chi tiết cũng biết là ông Liễu Vô cư sĩ phải dùng thuyết âm dương trong Tử Vi. Vậy thì điểm khiến ông khác người là trong khoa Tử Vi thay vì dùng cả âm dương lẫn ngũ hành như người ta, ông lại bỏ ngũ hành đi chỉ dùng âm dương thôi.

Muốn làm được như thế thì âm dương và ngũ hành phải là hai thuyết hoàn toàn biệt lập với nhau, vì nếu không biệt lập thì khi cắt thuyết ngũ hành ta có thể làm hỏng thuyết âm dương và ngược lại.

Nay tôi đặt câu hỏi: “Có thật âm dương và ngũ hành là hai thuyết hoàn toàn biệt lập hay không?”

Câu hỏi này nghe có vẻ cắc cớ, nhưng đừng quên rằng “cắc cớ” là một đòi hỏi rất lớn của khoa học. Chính nhờ hay hỏi “cắc cớ” mà khoa học đã liên tục tiến bộ.

Tôi biết là đa số áp đảo nếu không muốn nói là toàn thể quý độc giả đều trả lời rằng dĩ nhiên âm dương và ngũ hành là hai thuyết hoàn toàn độc lập. Đây là câu trả lời tự nhiên nhất, vì chúng ta đã được dạy như thế, và chúng ta cũng cảm thấy như thế. Chính tôi cũng từng mấy mươi năm tưởng như thế.

Nhưng bây giờ tôi xin tuyên bố với quý vị rằng “Ngũ hành chỉ là một phép tính gần đúng của âm dương mà thôi”, và đây chẳng phải là một niềm tin của tôi, mà là một “tái khám phá” của tôi, suy ra được bằng lý luận khoa học, và đây không phải là lý luận khoa học áp dụng, mà là lý luận có tính cơ sở của khoa vật lý. Vì diễn đàn này không phải là một diễn đàn vật lý tôi chỉ xin hé mớ thế này:

1-Giả sử bình thường (của mọi ngành khoa học) là ba chiều của không gian luôn luôn tương đương nhau.
2-Giả sử trên đây sai lầm, vì chiều chuyển động khác với hai chiều còn lại (có thể chứng minh bằng thuyết tương đối của Einstein).
3-Có thể chứng minh rằng thuyết ngũ hành ứng với trường hợp 1, và thuyết âm dương ứng với trường hợp 2.
4-Vì 1 là hoàn cảnh gần đúng của 2, ngũ hành là trường hợp gần đúng của âm dương.
Gần đây tôi đọc thấy một số vị phê bình thuyết “ngũ hành là thuyết gần đúng của âm dương” một cách hết sức gay gắt. Tôi không ngạc nhiên, vì cái gì mới lạ cũng phải bị chống đối trước. (Lùi lại mười năm trước thì chính tôi cũng phải chống lại thuyết này).

Nhưng tôi xin lưu ý các vị chống lại thuyết “ngũ hành = âm dương gần đúng” rằng ngoài âm dương ngũ hành ra, trên nền tảng khoa học chúng ta phải tìm chỗ đứng cho thuyết tứ nguyên tố của mệnh lý tây phương nữa.

Thuyết tứ nguyên tố có vẻ lạc loài khi ta cố xếp nó vào cạnh hai thuyết âm dương và ngũ hành, nhưng một kết quả của “tái khám phá” của tôi là tứ nguyên tố cũng chỉ là một phép tính gần đúng của âm dương mà thôi. Tóm lại:

a. Âm dương diễn tả vũ trụ chính xác nhất.
b. Ngũ hành là một cách tính gần đúng của âm dương.
c. Tứ nguyên tố là một cách tính gần đúng khác của âm dương.
Trở lại chuyện ông Liễu Vô cư sĩ loại ngũ hành ra khỏi Tử Vi. Một khi đã nhìn nhận rằng ngũ hành chỉ là một phép tính gần đúng của âm dương thì sẽ thấy ngay việc loại ngũ hành ra khỏi Tử Vi chẳng những sai lầm mà hoàn toàn không cần thiết.


THÊM CHI TIẾT VỀ TƯƠNG QUAN GIỮA ÂM DƯƠNG VÀ NGŨ HÀNH

Tôi vừa thấy một lời phản biện thuyết “ngũ hành = âm dương gần đúng” mà tôi đề xướng. Lời phản biện này rõ ràng đã dựa trên một sự hiểu lầm, dẫn đến nguy cơ là hiểu lầm chồng chất lên hiểu lầm, rồi tam sao thất bản và người ta tưởng là sự thật.

May sao, tôi còn giữ một bài cũ có nhắc sơ đến thuyết “ngũ hành = âm dương gần đúng”, nay xin cắt ráp để quý độc giả có thể thấy rõ ràng hơn cái nền chính của lập luận mà tôi đề xướng. Quý vị nào muốn phản biện xin đọc cho kỹ.

Rất tiếc, tôi đã dành thời giờ cho việc khác, nên từ chối mọi cuộc tranh luận. Tuy nhiên, quý vị nào thấy tôi sai thì cứ việc làm như các nhà khoa học (họ rất ít khi tranh luận trực tiếp, vì sợ tình cảm xen vào làm hỏng lí trí), là viết một bài luận văn giải thích tại sao quý vị lại nghĩ như vậy để quý độc giả rộng đường luận xét.

Liên hệ khoa học giữa hai thuyết âm dương và ngũ hành

Lý do tại sao soạn giả cho rằng ngũ hành chỉ là một phép tính gần đúng của thuyết âm dương đã được trình bày trong loạt bài “Mệnh lý hoàn toàn khoa học”. Tiếc rằng khi bài này được viết “Mệnh lý hoàn toàn khoa học” vẫn chưa được in thành sách. Để các độc giả chưa đọc “Mệnh lý hoàn toàn khoa học” có khái niệm tổng quát về lập luận của soạn giả mà không mất nhiều thời giờ, xin trình bày đại lược như sau:

- Vũ trụ vật chất của chúng ta gồm 4 chiều là 3 chiều không gian và một chiều thời gian. Từ kết quả của thuyết tương đối của Einstein, có thể chứng minh được rằng ba chiều không gian gồm hai chiều tương đương tạo thành chùm mặt phẳng thẳng góc với chuyển động. Chiều của chuyển động thì có lý tính khác với hai chiều kia (chú 3).

- Dùng những đặc tính kể trên để lập mô hình toán học của các hiện tượng hiện hữu, thì mô hình hợp lý nhất là các vòng tròn đại biểu hai lý tính âm dương nằm trên một mặt phẳng định hướng. Mô hình này hoàn toàn phù hợp với thuyết âm dương, vì nó dẫn đến sự hình thành tất yếu của bát quái, và sự tương ứng giữa 64 quẻ với các hiện tượng của cuộc đời.

- Trong mô hình nói trên của thuyết âm dương, mặt phẳng đại biểu hai chiều không gian tương đương nên là môi trường hiện hữu của các vòng tròn âm dương. Các vòng tròn âm dương thì chẳng gì khác hơn là biểu tượng của hai cách giao thoa giữa chiều thời gian và chiều không gian còn lại, tức chiều chuyển động. (Ngoài ra, có thêm một đòi hỏi liên hệ đến thời gian là mặt phẳng phải được định hướng và có điểm trước, điểm sau).

- Nếu đặt giả sử gần đúng rằng không có sự khác biệt giữa ba chiều không gian (chú 4), tức là không gian hoàn toàn bình đẳng thì môi trường hiện hữu không chỉ là một mặt phẳng mà là toàn thể không gian ba chiều. Hai cách giao thoa giữa không gian và thời gian vẫn tồn tại, nhưng bây giờ phải được biểu diễn bằng các hình cầu với hai lý tính âm dương khác nhau. Các thực thể trong không gian bình đẳng này ứng với kết cấu bền bỉ nhất của các hình cầu. Kết cấu bền bỉ nhất là kết cấu có tính đối xứng cao nhất, nên mỗi thực thể được tạo bởi 4 hình cầu âm dương cùng lúc tiếp xúc với nhau (bốn tâm tạo thành hình tứ diện đều). Ly kỳ làm sao, chỉ có đúng 5 cách xếp 4 hình cầu âm dương khác nhau, nên mô hình này dẫn đến sự tồn tại tất yếu của 5 thực thể phân biệt. Độc giả có thể đoán được là mô hình này hoàn toàn phù hợp với thuyết ngũ hành (xin tự vẽ hình rồi kiểm soát lấy). Cường điệu hơn, nó chính là thuyết ngũ hành được diễn tả bằng hình học.

Sau khi đã chọn 5 thực thể (ngũ hành) làm nền tảng của mọi hiện tượng trong vũ trụ thì liên hệ 2 chiều trở thành tất yếu. Đây chính là liên hệ “sinh khắc” mà mọi người nghiên cứu thuyết ngũ hành đều quen thuộc. Nhưng liên hệ một chiều “sinh khắc” không phản ảnh được nhiều hiện tượng có thật trên cuộc đời (như liên hệ hai chiều “yêu nhau” chẳng hạn), nên ngũ hành phải phối hợp với lý âm dương mới thành hệ thống hoàn chỉnh.
Có thể thấy rằng ngay trên lý thuyết không thể có thuyết ngũ hành đứng riêng rẽ mà chỉ có thuyết ngũ hành đã phối hợp với âm dương thành thuyết âm dương ngũ hành; mặc dù vì thói quen ngắn gọn ta hay gọi thuyết này là thuyết “ngũ hành” mà bỏ hai chữ “âm dương”.

Đó là mệnh lý Á đông. Nhìn sang mệnh lý tây phương (phát xuất từ trung đông) ta thấy thuyết tứ nguyên (còn gọi là thuyết “tứ nguyên tố”, tức “four elements”) thay vì thuyết ngũ hành. Hiển nhiên thuyết tứ nguyên đã lâu năm hiện diện biệt lập với thuyết ngũ hành và ngược lại. Khi truy xét kỹ, ta khám phá ra rằng thuyết tứ nguyên tố cũng đã chứa sẵn cái nền rất đậm của thuyết âm dương, mặc dù các nhà nghiên cứu chiêm tinh tây phương hình như chẳng hề chú ý đến sự kiện hiển nhiên ấy.

Tóm lại, hai thuyết ngũ hành và tứ nguyên không thể tự tồn tại mà chỉ có thể tồn tại trên cái nền của thuyết âm dương. Gọi thuyết ngũ hành là NH, thuyết tứ nguyên là TN, thuyết âm dương là AM. Ta thấy có hai thực thể tồn tại, một là tập hợp {NH, AM}, hai là tập hợp {TN, AM}, mà không hề có {NH} hoặc {TN} riêng rẽ. Dùng lý {B lệ thuộc A} => {có B tất phải có A} và {có A không nhất thiết có B} ta thấy lời giải hợp lý nhất là hai thuyết ngũ hành và tứ nguyên đều phải lệ thuộc vào thuyết âm dương, nói cách khác ngũ hành và tứ nguyên là hai thuyết phụ của thuyết âm dương.

Nhưng tại sao nhân loại không chỉ dùng thuyết âm dương mà lại sinh ra thêm hai thuyết phụ này? Để trả lời ta chỉ việc so sánh các liên hệ nội tại của ba thuyết âm dương, ngũ hành, tứ nguyên. Liên hệ “đối đãi” (vừa bổ khuyết vừa đối nghịch) của thuyết âm dương khi áp dụng vào các bài toán mệnh lý thường chỉ cho các kết luận hết sức mơ hồ, trong khi đó liên hệ “sinh khắc” của thuyết ngũ hành và “hợp xung” của thuyết tứ nguyên thường cho kết quả khá rõ nét. Vì vậy đáp án là: Hai thuyết ngũ hành và tứ nguyên cần thiết vì chúng cho ta các kết quả rõ nét hơn thuyết âm dương. Nhưng nếu ngũ hành và tứ nguyên là hai thuyết phụ, lại khác nhau, thì dĩ nhiên độ chính xác của chúng không thể nào sánh bằng thuyết mẹ của chúng là thuyết âm dương. Thành thử ta kết luận ngũ hành và tứ nguyên chỉ có thể là hai phép tính gần đúng của thuyết âm dương, tương tự như lời giải gần đúng của hai ngành kỹ sư khác nhau cho cùng một phương trình vật lý vậy.

Những điều trên đây đã được luận trong loạt bài “mệnh lý hoàn toàn khoa học”, hy vọng một ngày gần đây được in thành sách, lúc ấy mọi sự sẽ rõ ràng hơn. Phần trình bày ở trên chỉ là đại lược mà thôi.

Trở lại vấn đề. Vì ngũ hành chính là một cách tính gần đúng của thuyết âm dương (chú 2), ta không thể lấy lý do âm dương là yếu tố áp đảo trong bài toán Tử Vi mà bỏ ngũ hành. Thành thử bỏ thần sát với lý do “vì thần sát dựa trên ngũ hành” trở thành một lập luận rất khập khiễng, nếu không muốn nói là đi ngược lại cơ sở khoa học.

Mặc dù bất đồng ý với chủ trương bỏ ngũ hành của ông Liễu Vô cư sĩ, soạn giả nhìn nhận rằng ông có công đặt ra vấn đề thần sát một cách nghiêm chỉnh. Việc làm của ông khiến người nghiên cứu có quan tâm bắt buộc phải nhìn lại các thần sát dưới một lăng kính tỉ mỉ hơn, khoa học hơn.

CHÚ THÍCH

2) Chỉ nói thuyết ngũ hành là một cách tính gần đúng của thuyết âm dương, vì còn một cách tính gần đúng khá quan trọng khác là thuyết tứ nguyên tố. Những tương đồng và khác biệt giữa hai thuyết ngũ hành và tứ nguyên tố sẽ không được luận trong sách này. Các độc giả muốn tìm hiểu thêm xin đọc quyển “mệnh lý hoàn toàn khoa học” của cùng soạn giả.
3) Theo thuyết biệt tương đối (Special Relativity) của Einstein, một chiều dài L song song với chiều chuyển động sẽ lệ thuộc vận tốc chuyển động theo công thức L=L0(1-v2/c2)0.5, với L0 là một chiều dài cố định, v vận tốc chuyển động, c vận tốc không đổi của ánh sáng. Chiều dài L đại biểu không gian, nên có thể thấy theo vật lý Einstein thì chiều chuyển động không thể nào tương đương với hai chiều không gian còn lại. Có điều lạ lùng là ngay cả vật lý hiện đại cũng vẫn giả thử (một cách sai lầm rằng) 3 chiều không gian hoàn toàn tương đương nhau. Điểm này được luận kỹ hơn trong tập “kinh Dịch hoàn toàn khoa học”, tiếc là tập này chưa in khi bài này được viết.
4) Ba chiều không gian hoàn toàn tương đương chính là giả sử của vật lý Newton. Có thể thấy thuyết âm dương phù hợp với vật lý Einstein, thuyết ngũ hành phù hợp với vật lý Newton. Vì vật lý Newton có tính gần đúng so với vật lý Einstein, có thể suy ra thuyết ngũ hành có tính gần đúng so với thuyết âm dương.

VÌ ĐÂU TÔI DÁM NÓI THUYẾT CỦA ÔNG TẠ PHỒN TRỊ KHOA HỌC HƠN CÁC THUYẾT KHÁC? (kỳ 3)

B. Về lý do tại sao thuyết của ông Trị phù hợp với khoa học

Như tôi đã trình bày trong một lần trước, nếu đọc thẳng sách “Chu dịch dữ Tử Vi đẩu số” của ông Tạ Phồn Trị thì sẽ chẳng thấy tính khoa học ở đâu cả. Thế nhưng đây không phải là vấn đề vì đã có người (tức bản thân tôi) bỏ thời gian và công sức ra phân tích và xác định đặc tính khoa học ẩn tàng trong sách này. Những điều trình bày tiếp đây là cái tính khoa học mà tôi đã đào quật ra từ sách ấy cộng với những ý kiến cá nhân của tôi.
Để tránh trường hợp người khác nhận diện lầm lẫn tôi sẽ cố đề rõ ý nào của ông Trị, ý nào do tôi thêm vào.

1. Nền tảng “tuần hoàn” của bài toán Tử Vi
2. Cái lý của 14 chính tinh
3. Cái lý của tứ Hóa
4. Cái lý của các sao Tả Hữu Xương Khúc Hình Riêu Không Kiếp Thai Toạ Quang Quý Thai Cáo Thiên Địa Giải
5. Cái lý của các sao thần sát

Nay xin đi từng bước một

1. Nền tảng “tuần hoàn” của bài toán Tử Vi

Tử Vi là một trong nhiếu áp dụng của một ngành khoa học có tính cùng khắp mà ta tạm gọi là mệnh lý, tương tự như khoa kỹ sư không gian là một ứng dụng của hai ngành khoa học là lý và hóa vậy.

Mọi áp dụng đều phải khởi từ một hoặc nhiều giả sử nền tảng có tính đặc thù. Trước hết “nền tảng” có ý nghĩa nôm na là không thể bỏ được, nên “giả sử nền tảng” có nghĩa là giả sử không thể nào bỏ đi được, bất luận chiều kích hoặc phương pháp khai triển xảy ra như thế nào.

Tĩnh từ “đặc thù” ở đây rất quan trọng, vì mặc dù thuyết âm dương chắc chắn là một nền tảng của khoa Tử Vi (chú 1), nó cũng là cái nền tảng chung của nhiều ngành khác, bởi vậy “thuyết âm dương” không phải là cái nền tảng đặc thù của khoa Tử Vi.

Có người sẽ trả lời rằng cái nền tảng đặc thù của Tử Vi là nó không cần biết đến tiết khí (mà chỉ cần biết đến năm tháng ngày giờ sinh). Tôi sẽ phản biện rằng đây không phải là câu trả lời chính xác, vì ngay khi bài này được viết vẫn có nhiều người trong giới nghiên cứu đang tìm cách mang tiết khí vào khoa Tử Vi, điều đó chứng tỏ rằng “không cần biết đến tiết khí” chỉ có giá trị của một thủ tục mà không có tính nền tảng.
Vậy cái nền tảng đặc thù của khoa Tử Vi là gì? Quý vị nào có hứng thú xin cứ tự nhiên góp ý, phần tôi sẽ giải thích sau tại sao tôi cho rằng cái nền tảng ấy là lý tuần hoàn.

CHÚ THÍCH:

(1) Không vội nói đến ngũ hành vì có thể có độc giả tin vào thuyết của ông Liễu Vô cư sĩ (cho rằng Tử Vi không dính líu gì đến ngũ hành).

VDTT đã viết: 4) Ba chiều không gian hoàn toàn tương đương chính là giả sử của vật lý Newton. Có thể thấy thuyết âm dương phù hợp với vật lý Einstein, thuyết ngũ hành phù hợp với vật lý Newton. Vì vật lý Newton có tính gần đúng so với vật lý Einstein, có thể suy ra thuyết ngũ hành có tính gần đúng so với thuyết âm dương.
Phải chăng vì như các ông bà phân tâm học nói, thỉnh thoảng con người lại buột miệng ra những cái sai cũ mà tôi viết đoạn chú thích trên đây, vì đoạn này rõ ràng sai.
Nó sai vì không và thời gian được kết hợp trong cả hai thuyết âm dương và ngũ hành, mà vật lý Newton cho rằng thời gian biệt lập với không gian, nên không thể so sánh thuyết ngũ hành với vật lý Newton được.

Tôi xin tự sửa lại như sau:

- Âm dương ứng với thuyết biển thời không của Einstein khi áp dụng đúng.
- Ngũ hành ứng với thuyết biển thời không của Einstein khi áp dụng gần đúng.
Tức là tôi trước sau như một cho rằng ngũ hành là phép tính gần đúng của âm dương.
Tôi sẽ đào sâu thêm lý do trong phần sau.

VDTT đã viết: 3) Theo thuyết biệt tương đối (Special Relativity) của Einstein, một chiều dài L song song với chiều chuyển động sẽ lệ thuộc vận tốc chuyển động theo công thức L=L0(1-v2/c2)0.5, với L0 là một chiều dài cố định, v vận tốc chuyển động, c vận tốc không đổi của ánh sáng. Chiều dài L đại biểu không gian, nên có thể thấy theo vật lý Einstein thì chiều chuyển động không thể nào tương đương với hai chiều không gian còn lại. Có điều lạ lùng là ngay cả vật lý hiện đại cũng vẫn giả thử (một cách sai lầm rằng) 3 chiều không gian hoàn toàn tương đương nhau. Điểm này được luận kỹ hơn trong tập “kinh Dịch hoàn toàn khoa học”, tiếc là tập này chưa in khi bài này được viết. Tôi cứ tưởng chú thích như trên là đủ để những người có biết qua tân vật lý nhận ra sự khác biệt giữa chiều chuyển động và hai chiều kia, không ngờ kết quả không như ý muốn. Vì vậy tôi xin thêm những chi tiết sau. Quý vị nào muốn phản biện xin đọc cho kỹ trước khi kết luận.

Sự thay đổi độ dài trong chiều chuyển động theo vật lý Einstein dẫn đến kết quả là ta phải nối kết thời gian vào với không gian. Để thí dụ sự khác biệt giữa vật lý Newton và vật lý Einstein, xét một động tử A ở một thời điểm t.

Gọi (x,y,z) là tọa độ của A trong hệ thống trục bình thường, và (X,Y,Z) là tọa độ của A trong một hệ thống do (x,y,z) quay quanh gốc trục tọa độ (0,0,0) mà thành. Theo vật lý Newton:

x^2 + y^2 + z^2 = X^2 + Y^2 + Z^2 (1)

Chú ý rằng t không có mặt trong hệ thức trên bởi vì theo vật lý Newton thì thời gian không ăn nhập gì với không gian.

Nhưng theo vật lý Einstein thì thời gian cũng tùy hệ thống trục mà thay đổi, nên hệ thức đúng phải là:

x^2 + y^2 + z^2 -(ct)^2 = X^2 + Y^2 + Z^2 – (cT)^2 (2)

Chú ý rằng vế bên trái có thêm {-(ct)^2}, vế bên phải có thêm {-(cT)^2} đại biểu thời gian khác nhau của hai hệ thống trục.

Nhìn qua phương trình 2 ta có cảm tưởng là x,y,z hoàn toàn tương đương nhau, tương tự X,Y,Z cũng có vẻ hoàn toàn tương đương nhau. Nếu thế ta sẽ phát biểu là trong vật lý Einstein ba chiều không gian vẫn hoàn toàn tương đương với nhau. Đây chính là giả sử của khoa học hiện đại.

Thực tế như thế nào?

Nhờ thuyết biệt tương đối, ta biết rằng thời gian chỉ cộng hưởng với chiều chuyển động mà thôi, nên (2) mặc dù đúng nhưng còn thiếu sót (vì nó cho ta cảm tưởng rằng mọi chiều không gian đều có liên hệ bình đẳng trong tác dung của chúng với thời gian). Để có thể thấy rõ ràng hơn, ta chọn chiều chuyển động là x, khi ấy (2) trở thành:

x^2 + hằng số -(ct)^2 = X^2 + Y^2 + Z^2 – (cT)^2 (3)

Chú ý rằng y, z đã biến mất khỏi phương trình 3, và ta không thể thay x^2 bằng y^2 hoặc z^2. Nếu hỏi x, y, z có còn tương đương hay không, thiết tưởng câu trả lời đã quá rõ ràng rồi vậy.

Nếu quý vị nào thấy ý trên chưa rõ, xin thử giải đáp bài toán a,b,c khoanh dưới đây:

Trong vật lý Einstein, giả sử một vật điểm A di chuyển trên trục x, tìm câu trả lời chính xác nhất trong các câu trả lời sau đây:

(a) x^2 là yếu tố bất biến
(x^2 + y^2 + z^2 là yếu tố bất biến
© x^2 – (ct)^2 là yếu tố bất biến
(d) x^2 + y^2 + z^2 – (ct)^2 là yếu tố bất biến

Quý vị chọn c hay chọn d? Chọn c thì đồng ý với tôi (ý kiến mới), chọn d xin cứ tiếp tục giữ ý kiến (ý kiến hiện tại của giới khoa học mà tôi cho là thiếu sót).

Tôi đã bỏ công định ra mô hình của cả hai trường hợp, mô hình của thuyết âm dương ứng với ©, mô hình của thuyết ngũ hành ứng với (d). Tôi giải là © chính xác hơn (d), bởi vậy tôi mới nói ngũ hành là phép tính gần đúng của âm dương.

Nếu không thích, có thể viết lại để tránh nối kết âm dương và ngũ hành với nhau:
- Âm dương là phép tính chính xác của mệnh lý (ứng c).
- Ngũ hành là phép tính gần đúng của mệnh lý (ứng d).

Hy vọng đã rõ ràng hơn.

V/V NGŨ HÀNH CHỈ LÀ THUYẾT GẦN ĐÚNG

Khoa học không hề có ý kiến nhất thống như một số người tưởng lầm, thậm chí ngay cả cơ sở của khoa vật lý vẫn là đề tài bàn cãi sôi nổi. Chỉ có một quy luật là “cái đang nổi của ngày hôm nay chưa chắc là cái đúng của ngày hôm sau”. Quý vị còn hồ nghi có thể tìm đọc quyển “The Trouble With Physics: The Rise of String Theory, the Fall of a Science, and What Comes Next” của tiến sĩ Smolin về lý do tại sao ông cho rằng thuyết vật lý “nóng” nhất hiện nay là String theory đã đẩy lùi khoa vật lý. Sách này mới ra năm 2006.

Nhân đây xin kể một chuyện không xưa lắm. Năm 2002 sau khi tranh luận trên một diễn đàn vật lý của google, tôi được một vị cao niên người Mỹ liên lạc, xưng là đã có một thuyết có vài điểm tương đồng với tôi, từng đưa cho ông Richard Feynman xem thử và được ông Feynman bảo là sẽ liên lạc lại, tiếc thay (theo lời kể) việc liên lạc chưa xảy ra thì ông Feynman qua đời. Bản thảo này tôi còn giữ, tựa đề là “the foundation of physical reality”, soạn giả là tiến sĩ vật lý R.D. Stafford, viết năm 1982. Trong bản thảo này, tiến sĩ Stafford xét lại hiện trạng đầy mâu thuẫn nội tại của vật lý ra đề xướng một thuyết mới.

Tôi đã đọc kỹ bản thảo này và thấy nó có tính thuyết phục rất cao (dĩ nhiên có thể tôi thiên vị). Tôi nghĩ trình độ cao học vật lý trở lên đọc bản thảo này có thể hiểu, nhưng tôi cho rằng bất luận trình độ cao bao nhiêu cũng phải tốn rất nhiều công lực vì tài liệu này đòi hỏi người đọc nhiều kiến thức toán cao cấp. (Quý vị nào tò mò xin vào trang của ông Stafford, địa chỉ là http://home.jam.rr.com/dicksfiles và ấn chuột vào hình quyển sách, các chương sẽ hiện ra.)

Theo tiến sĩ Stafford kể thì ông đã về hưu. Ông bắt đầu suy nghĩ về một con đường mới cho vật lý trong thập niên 1960′s nhưng đến năm 2002 chỉ mới có TS Nobel vật lý Richard Feynman là người duy nhất thèm đọc qua ý kiến của ông mà thôi; những người khác (kể cả đồng nghiệp) cho là ông khùng điên vì dám chê Einstein, Heisenberg v.v… là còn thiếu sót.

Ông Stafford cho rằng sau cái chết của ông Feynman sẽ chẳng còn ai hiểu nổi công trình của ông nữa. Trong phần lời tựa (preface), ông than:

“I spent a substantial amount of time during the 1970′s and 80′s attempting to find interest and/or support for my work. By 1987 I had become convinced that I would find no one interested in my thoughts. What is written here is written for posterity as I strongly suspect that I will never personally meet anyone educated enough to follow my work who is also objective enough to comprehend that the academy might be wrong and that I could be right and yet not be recognized.”

Tạm dịch:

“Trong hai thập niên 1970 và 1980 tôi bỏ rất nhiều thời giờ tìm người quan tâm tới và/hoặc ủng hộ công trình của tôi. Đến năm 1987 tôi cho rằng tôi sẽ chẳng bao giờ tìm được ai quan tâm đến những suy nghĩ của tôi. Những gì tôi viết đây là cho đời sau vì tôi hết sức lo ngại rằng tôi sẽ chẳng bao giờ gặp ai đủ trình độ học vấn để hiểu công trình của tôi và đồng thời đủ vô tư để nhận ra rằng viện hàn lâm có thể sai và tôi có thể đúng mà không được công nhận.”

Theo tôi hoàn cảnh đầy thất vọng của tiến sĩ Stafford thật ra không có gì đáng ngạc nhiên, vì ông chẳng phài là người duy nhất cho rằng mình có thuyết mới; trên thế giới hiện tại chắc phải có cả ngàn, ngay cả chục ngàn người trình độ tiến sĩ đang ôm ấp một thuyết mới như ông. Vấn đề là ai chịu bỏ thời giờ để lần mò trong khu rừng lý thuyết và công thức toán dầy đặc mà xét xem quan điểm của người viết là đúng hay sai. Nhất là xưa nay sự sáng tạo và sự khùng điên chỉ cách nhau một khoảng cách nhỏ như sợi tóc.

Câu chuyên về tiến sĩ Stafford cho thấy cái khó khăn của người lập thuyết và cái khó khăn của việc đánh giá thuyết mới trong thời đại lạm phát kiến thức ngày hôm nay, khi mà khí cụ cơ bản của khoa học là toán học đã trở thành quá khó hiểu cho ngay cả những người trong giới nghiên cứu khoa học.

Cái khó khăn càng ngày càng tăng gia của toán học là một trong nhiều lý do phức tạp khiến giới khoa học chính thống, tức các giáo sư vật lý chính thức trong các đại học nổi danh thế giới, còn phải tranh cãi huyên thuyên về các ý kiến của nhau và không thể đồng ý ai sai ai đúng, nói gì đến ý kiến của một gã VDTT.

Bởi vậy tôi không hề hy vọng là ý kiến của tôi sẽ được chấp nhận trong vòng 5, 10 năm, thậm chí mấy mươi năm. Ngoài ra, vì biết rằng trong những vấn đề như thế này tranh luận thắng không có nghĩa mình đúng, tranh luận thua không có nghĩa mình sai, nên tôi đã quyết định từ chối mọi cuộc tranh luận, thời giờ xin dành cho việc khác.

Nhưng nhờ hệ thống internet những người nào biết đến khoa học giờ có thể thấy đại khái cái cơ sở lý luận của tôi (về lý do tại sao tôi cho rằng ngũ hành chỉ là phép tính gần đúng, âm dưong mới đúng) và của những người bất đồng ý với tôi. Các vị cho rằng mình có khả năng luận xét có thể đóng vai bồi thẩm đoàn bắt đầu làm việc so sánh ngay từ bây giờ. Ai nghĩ rằng tôi sai xin trình bày quan điểm của họ. Trình bày càng rõ ràng thì càng giúp việc đánh giá đúng đắn được rút ngằn thời gian.

Tối hậu thì thời gian sẽ là ông quan tòa vô tư hơn hết.

Kế tiếp xin trở lại các vấn đề của khoa Tử Vi.

VÌ ĐÂU DÁM NÓI THUYẾT CỦA ÔNG TẠ PHỒN TRỊ KHOA HỌC HƠN CÁC THUYẾT KHÁC (kỳ 4)

1. Lý tuần hoàn của khoa Tử Vi

Trước hết, như đã nói, tôi không thể nào biết ông Trần Đoàn nghĩ gì nên những điều tôi viết chẳng phải là tôi đoán ý ông Trần Đoàn mà là dựa theo những cái biết của khoa học hiện đại cộng với cái di sản khoa học đặc thù của Á đông mà người tây phương chưa được biết đến.

Theo tôi cái lý tối hậu của khoa học, kể cả khoa học tây phương, là thuyết “vạn vật đồng nhất thể” của Á đông. Nhận ra lý VVĐNT rồi thì sẽ thấy ngay rằng lý tuần hoàn là một mấu chốt để giải bài toán mệnh lý vì có thể coi đời một người chết già ứng với một chu kỳ tuần hoàn sinh thành trụ diệt, tương đồng với rất nhiều hiện tượng thiên nhiên trong cái vũ trụ vật chất mà chúng ta đang sống.

Quý độc giả có nghiên cứu Tử Bình hẳn đã nhận ra rằng khoa này dựa trên một lý tuần hoàn nhất quán, đó là lý tuần hoàn của lục thập hoa giáp. Bởi vậy năm tháng ngày giờ trong khoa bát tự đều theo một lý tuần hoàn chung với chu kỳ là 60.

Tôi xin lưu ý quý độc giả rằng khi chọn lục thập hoa giáp làm cái lý nhất quán, khoa Tử Bình đã phải trả bằng cái giá -mà tôi nghĩ khá đắt- là nó buôc lòng phải lờ đi một hiện tượng tuần hoàn có tinh rất tự nhiên, đó là hiện tượng tuần hoàn của mặt trăng. Mà đã gạt bỏ tính tuần hoàn của mặt trăng rồi thì đâu còn lý do gì để coi mỗi chu kỳ của mặt trăng là một tháng cho phải phiền toái vì tháng nhuận, vì thế tháng của khoa Tử Bình hoàn toàn dựa trên tiết khí (lệ thuộc vào góc của trục trái đất so với mặt trời) là rât hợp lý.

Khi muốn khảo sát một vấn đề bằng toán học, ta phải làm hai việc, một là tìm ra một cái lý toán học có tính xuyên suốt phù hợp với vấn đề cần khảo sát, hai là tìm giao điểm giữa cái lý ấy và thực tế để bảo đảm là có sự phù hợp giữa lý thuyết và thực tế (trong toán học gọi là điều kiện ban đầu hoặc điều kiện ngoại vi).

Bằng ngôn ngữ khoa học, có thể nói cái lý toán học của Tử Bình là luật tuần hoàn của lục thập hoa giáp, và lý này được ghép vào thực tế bằng cách chọn liên hệ tương đối giữa trái đất với mặt trời làm chủ điểm.
Câu hỏi là có cách nào vận dụng tính tuần hoàn của mặt trăng (mà khoa Tử Bình đã phải lờ đi) vào bài toán số mệnh hay không? Câu trả lời là có, và câu trả lời hùng hồn nhất mà ta biết thì chính là khoa Tử Vi vậy.

Tóm lại, Tử Vi là một cách giải bài toán số mệnh, nhưng khác với Tử Bình ở chỗ là nó áp dụng lý tuần hoàn của mặt trăng vào bài toán số mệnh. Cái giá mà nó phải trả là phải coi mỗi ngày là một phần tử của một chu kỳ của mặt trăng. Gọi một chu kỳ của mặt trăng là một tháng thì yếu tố ngày chỉ có thể lên đến tối đa là 29 hoặc 30 (ngày) nên không thể nào thỏa cái lý của lục thập hoa giáp. Bởi vậy, Tử Vi không tính can chi của ngày, chỉ tính ngày từ 1 đến 29 hoặc 30 mà thôi.

Tôi xin nhấm mạnh rằng Tử Vi bắt buộc phải coi lý tuần hoàn của mặt trăng là quan trọng, tại sao thế? Thưa, vì đó là ưu điểm chính của nó so với khoa Tử Bình. Giả như nó cũng không coi lý tuần hoàn của mặt trăng là quan trọng (tức là chủ trương như khoa Tử Bình) thì chẳng có lý do gì để nó có hy vọng chính xác tương đương với khoa Tử Bình, và như vậy thì chẳng có lý do gì để sáng lập ra khoa Tử Vi cho mệt óc.

Phải lập luận dông dai vòng vo như thế để cốt lưu ý với quý vị nghiên cứu rằng, xin đừng vội cho rằng tính tháng trong Tử Vi bằng tiết khí thì chính xác hơn, bởi nếu tính như vậy là bỏ cái nền tảng của Tử Vi mà lấy cái nền tảng của Tử Bình. Đây là trường hợp chỉ được chọn một trong hai (chọn sai thì thành “râu ông nọ cắm cằm bà kia”), nên đừng nên mong là nhờ định tháng bằng tiết khí mà Tử Vi sẽ chính xác hơn.

Hy vọng như vậy vấn đề “bất quá tiết” của Tử Vi đã được giải quyết bằng lý luận.

Ở trên ta thấy xét hiện tượng thật thì Tử Bình đã chọn mặt trời làm chủ điểm và vì thế phải lờ mặt trăng đi. Còn Tử Vi thì ta biết đã chọn mặt trăng làm chủ điểm, vậy còn liên hệ giữa mặt trời với trái đất trong khoa Tử Vi thì sao? Để trả lời ta nhận xét:

1-Các giờ trong ngày không có vấn đề gì cả. Vẫn có thể dựa theo mặt trời.
2-Các ngày trong tháng dĩ nhiên phải theo mặt trăng.
3-Các tháng trong năm thì có vấn đề trầm trọng cần giải quyết. Vì coi mặt trăng là chủ điểm thì năm phải có 12 hoặc 13 tháng, mà không thể theo đúng chu kỳ của trái đất quanh mặt trời nữa. Nhưng nếu xử dụng 13 tháng thì lại có vấn đề với môi trường dùng để giải Tử Vi, tức là địa bàn, vì địa bàn chỉ có 12 cung nên phải đổi 13 tháng thành 12, do đó phải có tháng nhuận.
Các đề mục từ 1 đến 3 trên đây chẳng có gì mới lạ mà chính là kiến thức cơ sở của khoa Tử Vi. Cần nhắc lại chỉ cốt để lưu ý với quý vị nghiên cứu rằng Tử Vi từ xưa đến nay ở hoàn cảnh không mấy gọn gàng như vậy là có lý do cả. Đừng tưởng sửa lại cho gọn gàng là giúp Tử Vi chính xác hơn, e làm nó thiếu chính xác hơn là đằng khác.

Cả hai môn Tử Vi và Tử Bình đều cố áp dụng lý tuần hoàn đến mức tối đa. Càng nhiều tương ứng với các hiện tượng tuần hoàn tự nhiên dĩ nhiên càng tốt.

- Tử Bình miễn cưỡng bỏ lý tuần hoàn của mặt trăng vì lý do đã trình bày (giữa lý tuần hoàn nhất quán của lục thập hoa giáp và lý tuần hoàn của mặt trăng phải chọn một bỏ một, quyết định bỏ mặt trăng). Vì Tử Vi thái dụng lý tuần hoàn của mặt trăng và đạt nhiều thành công to lớn, ta biết bỏ mặt trăng là một khuyết điểm lớn của khoa Tử Bình.

- Tử Vi thu nhập lý tuần hoàn của mặt trăng mà không phải bỏ lý tuần hoàn của mặt trời; đây là một ưu điểm vì định giờ theo mặt trời là lý tuần hoàn tự nhiên hơn hết (chắc chắn tự nhiên hơn là định giờ theo mặt trăng) bởi vậy dĩ nhiên cách định giờ phải theo mặt trời. Một vòng tuần hoàn của giờ thành ngày nên cách xác định khi nào đổi ngày dĩ nhiên cũng theo mặt trời. Nhưng bao nhiêu ngày thành một tháng thì lại phải theo mặt trăng, vì đó là ưu điểm to lớn nhất của Tử Vi so với Tử Bình. Mà đã theo mặt trăng như vậy thì phải chịu tháng nhuận, không thể tránh được.

Lý do phải có tháng nhuận (thay vì thỉnh thoảng cho một năm có 13 tháng) là vì Tử Vi muốn ghép tất cả mọi yếu tố vào địa bàn, mà địa bàn thì có đúng 12 cung (và 12 cung này có lý của chúng, không đổi được).
Vậy khuyết điểm của Tử Vi là không áp dụng được lý lục thập hoa giáp một cách nhất quán vào mọi đơn vị thời gian, chắc chắn phải là một nguồn sai số, tháng nhuận chắc chắn cũng là một nguồn sai số.

Có thể thấy rằng cả hai môn Tử Vi và Tử Bình đều khiếm khuyết, và đây là khiếm khuyết có tính cơ sở, tức là bất luận tiến bộ bao nhiêu khiếm khuyết ấy vẫn còn.

Ở Đài Loan nhiều phái coi Tử Vi riêng, Tử Bình riêng (chú ý: Nghĩa là coi riêng từng môn, không phải là dùng cách của Tử Vi để xem Tử Bình hoặc ngược lại), rồi theo kinh nghiệm của thầy mà phối hợp kết quả của hai môn (có điểm theo Tử Bình, có điểm theo Tử Vi, tùy kinh nghiệm của thầy); đó là một cách bổ khuyết hai môn.

- Thái Âm chỉ tương ứng với mặt trăng (theo lý “vạn vật đồng nhất thể”) nhưng không phải là mặt trăng. Dùng tiết khí hay tháng thật để luận Thái Âm không quan trọng vì hai cách tính này sai số luôn luôn nhỏ hơn 1, nhưng vì lý nhất quán khoa Tử Vi tất phải theo tháng thật (và chịu đựng xác xuất sai trong tháng nhuận). Ngày thì buộc lòng phải theo ngày âm lịch, vì đó chính là cơ sở của khoa Tử Vi (Thái Âm từ 1 đến rằm càng ngày càng mạnh, sau đó yếu đi).

Vài dòng chia sẻ.

****

THẾ NÀO LÀ CÁCH TÍNH “GẦN ĐÚNG”?

Hình như nhóm chữ “cách tính gần đúng” mà tôi xử dụng bị hiểu lầm là “cách tính ra kết quả gần đúng”, rồi từ đó diễn giải thêm ra thành những kết quả lạ lùng, kỳ dị mà bản thân tôi chẳng bao giờ tưởng tượng ra nổi.

Tôi chẳng hiểu tại sao khi bàn luận về một chuyện hết sức cơ bản lại có sự hiểu lầm này, nhưng thiết nghĩ mọi sự hiểu lầm đều nên được giải tỏa càng sớm càng tốt kẻo dần dần hiểu lầm tưởng là hiểu thật.

Xin phép dùng tiếng Anh. Cách tính gần đúng là “approximation”.

Mục đích là tìm đáp số gần đúng nên mới đặt ra cách tính gần đúng, nhưng đời này có khi lực bất tòng tâm, chẳng phải cứ đặt ra cách tính gần đúng là sẽ được kết quả gần đúng!

Sau đây tôi xin trình bày tại sao “cách tính gần đúng” chưa chắc phải cho kết quả gần đúng, nhiều khi sai rất xa, có khi cho kết quả trái ngược lại ý ta là đằng khác.

Xin chú ý kỹ, kẻo sai lầm đáng tiếc.

A. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG HẾT SỨC QUAN TRỌNG, KẺO SAI MỘT LY ĐI MỘT DẶM

Phép tính gần đúng chỉ có thể áp dụng trong điều kiện của nó, bằng không thì kết quả chẳng có gì là gần đúng cả. Đây chính là một trường hợp của ý nghĩa sai một ly đi một dặm.

Một thí dụ về phép tính gần đúng:

X= A + BC + DE (1)

Trong một điều kiện Alpha nào đó thì DE nhỏ hơn hai số kia nhiều, nên (khi điều kiện Alpha được thỏa), ta nói cách tính gần đúng ứng với (1) là:

X= A + BC (2)

Có thể thấy rằng nếu điều kiện Alpha không được thỏa mà áp dụng (2) thì có thể sẽ phạm lỗi sai một ly đi một dặm.

Tôi đã dùng thí dụ số học cốt cho mọi người dễ hiểu. Quý vị nào biết giải phương trình vi phân thuộc dạng hết sức mẫn cảm (“very stiff equations”) thì càng thấy rõ lý này hơn hết. Nhiều khi bỏ một chữ nhỏ thôi (để có phép tính gần đúng) mà kết quả ra hoàn toàn khác hẳn. Đây cũng là lý do tại sao khi dùng computer để giải phương trình vi phân (một thí dụ thực tế khác của cách tính gần đúng) người ta phải rất cẩn thận, kẻo kết quả ra hoàn toàn sai.

Các thí dụ này cho thấy tại sao “phép tính gần đúng” không chắc cho kết quả gần đúng. Cường điệu hơn kết quả của phép tính đúng và phép tính gần đúng có thể khác hẳn nhau. Ngược lại, khi thấy hai kết quả khác hẳn nhau, đừng vội nói rằng chúng không thể là kết quả của hai phép tính gần giống nhau.

B. DÙNG LƯỢNG ĐỂ ĐỊNH TÍNH GẦN ĐÚNG CÓ KHI VẪN SAI BÉT

Ngay cả khi tính ra gần đúng, kết quả vẫn có thể trái ngược. Một thí dụ là trường hợp dùng phép tính gần đúng để định lượng, nhưng kết quả lại thuộc dạng định tính.

Thí dụ: Dùng mô hình “gần đúng” để tiên đoán điểm, đoán được Phoenix Suns 113-Lakers 110. Sự thật Phoenix 112 – Los Angeles 113. Phép tính định lượng thì gần đúng (chỉ sai 0.9% cho đội Phoenix, 2.7% cho đội Los Angeles). Nhưng kết quả thì sai bét vì đoán Phoenix thắng mà sự thật Phoenix thua.

Cho nên:

1.-Ngũ hành là phép tính gần đúng của âm dương không có nghĩa âm dương có cái gì thì ngũ hành phải có một cái gần đúng như thế.
2.-Ngũ hành có vẻ khác hẳn âm dương không có nghĩa ngũ hành không thể là phép tính gần đúng của âm dương.
3.-Mặc dù là phép tính gần đúng của âm dương, ngũ hành có thể có trường hợp ra kết quả sai bét.

Đó là lý luận cơ bản của phép tính gần đúng. Xin lưu ý!

SO SÁNH BA CHIÈU KHÔNG GIAN THEO NHƯ CÁI NHÌN CỦA CẬU BÉ TRONG “CHIẾC ÁO MỚI CỦA NHÀ VUA”

Năm 1989, ông Roger Penrose, một tiến sĩ giáo sư toán lừng danh thế giới của nước Anh, ra quyển “Bộ óc mới của nhà vua” (The Emperor’s New Mind). Đây là một quyển sách bán rất chạy nhưng tương đối khó đọc vì xử dụng khá nhiều kiến thức toán và vật lý cao cấp. Đại khái ông Penrose tỏ ý không bằng lòng với hiện trạng của khoa học nói chung và khoa vật lý nói riêng.

Nhưng tại sao lại đặt tên sách là “Bộ óc mới của nhà vua”? Nguyên là sau khi đi vào rất nhiều chi tiết nhiêu khê, có khi công thức toán chằng chịt nguyên trang, ở cuối sách ông Penrose đưa ra một điểm hết sức triết lý, là có thể sự bế tắc hiện tại của khoa học một phần là do hoàn cảnh đã trở thành tương tự như truyện cổ tích “chiếc áo mới của nhà vua”, với những người thợ may nổi tiếng trầm trồ khen ngợi chiếc áo vô hình được thay bằng các khoa học gia thời nay. Vấn đề của các khoa học gia, ông Penrose nói, là có thể vì biết quá nhiều mà họ trở thành thiên kiến, nên cũng như trong truyện cổ tích “chiếc áo mới của nhà vua” người có đáp số đúng có lẽ phải như cậu bé, thứ nhất nhãn quan chưa bị những kiến thức đã học được từ trường sở hoặc cuộc đời làm cho vặn vẹo, thứ hai đầu óc thơ ngây nên chẳng biết sợ những lời chê bai, cứ thấy sao là nói vậy.

Lấy cảm hứng từ triết lý ấy, tôi xin mời các độc giả có hứng thú cố đóng vai trò của một cậu bé không thành kiến, tức là tôi yêu cầu quý vị hãy bỏ gần hết tất cả những gì quý vị đã học được trong khoa vật lý, kể cả vật lý Newton.

Tôi chỉ yêu cầu quý vị chấp nhận một điều giản dị là mọi vật thể đều có thể được diễn tả bằng các điểm trên một trục tọa độ gồm ba trục là x, y, z hỗ tương thẳng góc với nhau. Các vị nào không tin thì làm thử thí nghiệm này: Chọn một hình phẳng nào đó, bỏ nó lên một trục x,y; ghi xuống tọa độ của càng nhiều điểm càng tốt vào một tờ giấy, rồi đưa tờ giấy nhờ một anh cán sự kỹ nghệ họa vẽ xem ra hình thù gì. Tôi dám bảo đảm quý vị sẽ thấy hình vẽ ấy diễn tả khá đúng vật thể mà quý vị đã chọn. Thí nghiệm này tôi chọn hai chiều x, y thôi cho giản dị, nhưng thêm chiều thứ ba là z thì kết quả vẫn không đổi.

Kế tiếp tôi sẽ trình bày với quý vị một bảng kết quả của một thí nghiệm nhiều bước, và yêu cầu quý vị trả lời một câu hỏi.

Đối tượng của thí nghiệm này là một khối vuông mỗi cạnh 100m, với ba cạnh X, Y, Z lần lượt song song với các trục x, y, z của trục tọa độ. Nhờ lối xếp vuông vắn này, đo hình chiếu của hình vuông lên trục x ta được cạnh X, đo hình chiếu của hình vuông trên trục y ta được cạnh Y, đo hình chiếu của hình vuông trên trục z ta được cạnh Z.
Các bước của thí nghiệm như sau:

0. Giữ khối vuông đứng im không chuyển động, đo ba hình chiếu để được ba cạnh X, Y, Z.
1. Cho khối vuông chuyển động theo chiều x với vận tốc bằng phân nửa vận tốc ánh sáng. Đo ba hình chiếu để được chiều dài của ba cạnh X, Y, Z.
2. Tương tự 1 kể trên, nhưng cho khối vuông chuyển động trong chiều y (thay vì x).
3. Tương tự 1 kể trên, nhưng cho khối vuông chuyển động trong chiều z (thay vì x).

Sau đây là bảng kết quả thí nghiệm, xin trình bày cùng quý vị:

0. Không chuyển động: X=100m, Y=100m, Z=100m
1. Chuyển động chiều x: X= 87m, Y=100m, Z=100m
2. Chuyển động chiều y: X=100m, Y= 87m, Z=100m
3. Chuyển động chiều z: X=100m, Y=100m, Z= 87m

Định nghĩa: Nếu chuyển động theo chiều x thì x là chiều chuyển động, y và z là hai chiều còn lại. Hai trường hợp khác lý tương tự.

CÂU HỎI: Chiều chuyển động có giống hai chiều còn lại hay không?

Xin độc giả cho biết câu trả lời theo cái nhìn của cậu bé ngây thơ (và nếu hứng thú thì cứ tự nhiên thêm câu trả lời của cá nhân mình, nếu khác với câu trả lời của cậu bé ngây thơ).

Riêng tôi thì đã biết cậu bé trong tôi trả lời như thế nào rồi.

Chúng ta biết rằng quy luật thịnh suy và biến hóa của âm dương, quy luật thắng phục và sinh khắc của ngũ hành theo luật tuần hoàn không đầu cuối chi phối vạn vật trong gầm trời. Ví dụ:
1. Trong một năm bốn mùa xuân hạ thu đông thứ tự tuần hoàn: nếu phân âm dương thì mùa xuân hạ là dương còn mùa thu đông là âm; nếu phân ngũ hành thì mùa xuân mộc, mùa hạ hỏa, mùa thu kim và mùa đông thủy.
2. Trong một ngày thì ban ngày là dương còn ban đêm là âm; từ giờ tý nhất dương sinh ra mà tý thuộc thủy, từ giờ ngọ nhất âm sinh mà ngọ thuộc hỏa.
3. Trong hệ can chi tuần hoàn thì thiên can thuộc dương còn địa chi thuộc âm; trong thiên can lại có ngũ hành âm và ngũ hành dương, trong địa chi cũng được phân thành ngũ hành âm và ngũ hành dương.
4. Và trong họa đồ bát quái tuần hoàn cũng vậy.

Vậy theo trên có thể tách âm dương ra khỏi ngũ hành và ngũ hành ra khỏi âm dương được không, sau đem hai mảng đó so sánh với nhau rồi cho mảng này là gần đúng của mảng kia.

Theo PV thì âm dương ngũ hành bất khả phân ly. Và nhận thức không có âm dương ngoài ngũ hành cũng như không có ngũ hành ngoài âm dương.

Tối hậu bằng lô gích ta biết khoa học chỉ có thể có một thuyết. Tại sao thế? Vì nếu có hai thuyết thì hai thuyết này hoặc mâu thuẫn nhau hoặc bố cứu cho nhau, nếu mâu thuẫn nhau thì tối thiểu một phải sai loại đi còn một, nếu bổ cứu nhau thì cộng lại chính là một thuyết xuyên suốt. Cứ thế mà lý luận dần đến tận cùng sẽ suy ra tối hậu vũ trụ vật chất chỉ có thể có một thuyết mà thôi.

Gọi thuyết tối hậu là A, các thuyết khác chỉ có thể là một mặt nào đó của A hoặc là phép tính gần đúng của A. Thuyết ấy là gì? Tôi cho là thuyết âm dương. Nếu thuyết âm dương đúng là thuyết tối hậu thì nó phải hàm chứa tất cả mọi thuyết còn lại.

Trường hợp ngũ hành, tôi tính ra thấy nó là một thuyết gần đúng. Tứ nguyên cũng là một thuyết gần đúng.

Dễ hiểu vì:

Sinh khắc là liên hệ một chiều chỉ ứng với một loại hiện tượng, dù diễn giải soi rộng thế nào cũng không thể bao hàm các liên hệ hai chiều như “yêu nhau” chẳng hạn. Thuyết ngũ hành cơ bản chỉ có sinh khắc dĩ nhiên thiếu sót.

Tương tự, hợp xung là liên hệ hai chiều chỉ ứng với một loại hiện tượng, dù diễn giải soi rộng bao nhiêu cũng không thể bao hàm các liêh hệ một chiều như “thắng thua” chẳng hạn. Thuyết tứ nguyên cơ bản chỉ có hợp xung dĩ nhiên thiếu sót.

Thiếu sót thì chỉ có thể “gần đúng”, chẳng thể nào “đúng” đuợc.

Người đông phương bảo rằng âm dương ngũ hành bất khả phân thì người tây phương sẽ bất đồng ý vì họ chẳng hề có thuyết ngũ hành mà vẫn phát triển về huyền học như thường. Đừng quên như thế!
Đông phương không cần thuyết tứ nguyên mà huyền học vẫn phát triển, tại sao? Tứ nguyên có thật là thuyết tất yếu không?

Tây phương không cần thuyết ngũ hành mà huyền học vẫn phát triển, tại sao? Ngũ hành có thật là thuyết tất yếu không?

Nhắc lại câu trả lời của tôi: Ngũ hành và tứ nguyên đều không phải là tất yếu! Chúng chỉ là hai cách giải gần đúng khác nhau khởi từ cùng một thuyết lớn trùm ở trên. Thuyết ấy chính là thuyết âm dương.

Nên tôi phân định:

Huyền học đông phương: Lấy âm dương làm nền, lấy ngũ hành trợ lực, thành hệ thống thực dụng gọi là “âm dương ngũ hành”.

Huyền học tây phương: Vẫn lấy âm dương làm nền, dùng tứ nguyên (đất nước gió lửa hoặc đất nước khí lửa cũng thế) mà thành hệ thống thực dụng.

Vì thực dụng khác biệt (ngũ hành / tứ nguyên), mỗi bên có sở trường và sở đoản khác nhau.

Xin thêm rằng tôi không chỉ đoán mò mà từ nguyên lý cơ bản lập ra mô hình của từng trường hợp, rồi thấy một mô hình phản ảnh thuyết âm dương, một mô hình phản ảnh thuyết ngũ hành, một mô hình phản ảnh thuyết tứ nguyên nên mới dám nói như thế.

Chẳng hạn, như đã trình bày ỏ một bài trước, quý vị thử hai loại hình cầu màu sậm là âm, màu nhạt là dương cho chúng gộp vào nhau thành hình tứ diện đều (là hình thể cân xứng nhất trong ba chiểu có thể tạo dựng bằng các khối cầu) để đại biểu thực thể hiện hữu, quý vị sẽ thấy có đúng 5 thực thể là:

AAAA (thủy)
ADDD
AADD (thổ)
AAAD
DDDD (hỏa)

Có thể thấy mô hình này dẫn đến thuyết ngũ hành.

Vài dòng chia sẻ.

VÌ ĐÂU DÁM NÓI THUYẾT CỦA ÔNG TẠ PHỒN TRỊ KHOA HỌC HƠN CÁC THUYẾT KHÁC?

2. Lý hình thành của 14 chính tinh

Đọc các sách cổ cũng như sách gần đây ta thấy đủ loại thuyết cố giải thích sự hình thành của 14 chính tinh, nhưng thú thật khi đọc các thuyết ấy tôi lại nhớ một thí dụ mà ông giáo sư toán đệ nhất của tôi là CAH hay dùng để chỉ trích các cách chứng minh tùy hứng:

“Hôm nay trời sáng, nên hai vòng tròn trực giao”
Tức là -trên cơ sở khoa học- chẳng thấy lô gích ở đâu cả!

Độc giả nào đã đọc sách của ông Tạ Phồn Trị có lẽ cũng sẽ có cảm giác tương tự là sách này cũng chẳng rõ lô gích ở đâu, thế nhưng bản thân tôi thấy một khác biệt quan trọng, là mặc dùng không đặt nặng lô gích trong cách viết, những tái khám phá của ông Trị lại rất hợp lô gích, nghĩa là có thể được xếp đặt lại đề phù hợp với lô gích.

Về nguồn gốc 14 chính tinh ông Trị bắt đầu bằng cách giải cái lý của cặp Nhật Nguyệt với câu ‘phán’ theo kiểu sách cổ, xin dịch như sau “kỳ thật Nhật, Nguyệt chính là đại biểu của giờ và tháng” rồi ông đưa lý thiên văn cho thấy là nếu bắt đầu với tháng giêng giờ Tí, sau đó muốn thấy vũ trụ ở chỗ cũ tất tháng hai phải là giờ Hợi, tháng ba giờ Tuất v.v… chính là các cặp vị trí tương ứng của hai sao Âm Dương.

Mỗi lần ghi xuống tái khám phá này, tôi lại thêm một lần thán phục cái lý của người xưa (tức người lập ra Tử Vi) và một lần cám ơn ông Trị đã nhìn ra sự kiện này, vì tôi cho nó là chiếc chìa khóa quan trọng nhất trong cuộc hành trình tìm lại cái gốc khoa học của môn Tử Vi.

Sau đây là phần lý luận thêm của tôi để đặt cái tái khám phá của ông Trị vào khuôn mẫu khoa học.

Nhận xét sơ khởi:

1. Địa bàn thực tính là một hình tròn gắn vào địa cầu.
2. Xét giờ thì giờ nào cung ấy quay về phía mặt trời. Thí dụ giờ Tí tất cung Tí của địa bàn quay về mặt trời. Vì vậy mỗi cung của địa bàn có tương ứng tự nhiên với giờ.
3. Xét tháng thì một khi đã chọn một giờ cố định (như giờ Tí) thì tháng nào cung ấy quay về một phương cố định trong vũ trụ. Như tháng giờ Tí một ngày nào đó của tháng 1 cung Dần quay về một phương X nào đó thì đợi đúng một tháng sau tất cung quay về phương X phải là cung Mão.

Những kết quả trên đây là tái khám phá của tôi, đã giải thích ở một nơi khác, ở đây không lập lại.

VÌ ĐÂU DÁM NÓI THUYẾT CỦA ÔNG TẠ PHỒN TRỊ KHOA HỌC HƠN CÁC THUYẾT KHÁC

Từ đó có thể thấy rằng:

1. Địa bàn ứng với giờ và tháng: Mỗi cung địa bàn tương ứng với một giờ, đồng thời tương ứng với một tháng.

2. Thuận lý và nghịch lý trên địa bàn: Vì các cung cứ đi thuận theo giờ mà hướng về phía mặt trời, đi thuận theo tháng mà hướng về một phương cố định trong vũ trụ, chiều thuận trên địa bàn (chiều kim đồng hồ) chính là chiều thời gian. Thời gian chỉ đi tới mà không đi lùi, nên đi thuận trên địa bàn hợp lý hơn đi nghịch, do đó -áp dụng thuyết âm dương- ta nói đi theo chiều thuận của địa bàn là “thuận lý”, đi ngược chiều của địa bàn là “nghịch lý”. Nói cách khác, trên địa bàn “thuận lý” có nghĩa là đi theo chiều kim đồng hồ, “nghịch lý” là đi ngược chiều kim đồng hồ.
Đó là xét tháng và giờ riêng rẽ. Trường hợp phối hợp tháng giờ thì phức tạp hơn, sẽ bàn sau.

3. Nền tảng toàn không của khoa Tử Vi: Theo một tiền đề của thuyết âm dương (dưới nhãn quan khoa học) thì mọi hiện tượng trong vũ trụ này đều là giả tướng do âm dương trộn lộn với nhau mà thành, nhưng tổng số thành của âm dương trong vũ trụ thì chỉ là một con số không.

Áp dụng lý vạn vật đồng nhất thể để giả sử con người là một “tiểu vũ trụ”. Giả sử này chỉ có thể gần đúng vì con người có liên hệ mật thiết với các phần tử khác của vũ trụ (và có thể với các vũ trụ ngoài vũ trụ này nữa), nhưng ta buộc lòng phải dùng nó vì nó vẫn cho kết quả chính xác nhất có thể đạt được trong khả năng tầm thường của chúng ta. Coi con người là một tiểu vũ trụ và dùng địa bàn để biểu diễn vận mệnh con người thì tổng số thành âm dương trên địa bàn (tức lá số) phải bằng không.

Ý nghĩa thực tế của điều kiện này là: Trên lá số mọi yếu tố đều phải có lực đối trọng, sao cho tổng thành âm dương gần bằng zéro.

4. Áp dụng lý toàn không vào Tử Vi: Ở trên ta đã trình bày cái cơ sở của lý toàn không, bây giờ ta sẽ luận cách áp dụng nó vào địa bàn.

Tứ nguyên chính là tứ đại. Khi đức phật ra đời thuyết này đã thịnh hành rồi. Hiện vẫn có một số nhà nghiên cứu cho rằng thuyết tứ đại (tứ nguyên) khởi từ Ấn Độ rồi truyền sang Trung Đông (thay vì từ Trung Đông truyền sang Ấn Độ).

Phật giáo chỉ nói đến tứ đại một cách biểu tượng (đại biểu vật chất), trong khi chiêm tinh và các khoa mệnh lý khác của tây phương thì coi tứ nguyên là cái nền để phát triển ra.

Thí dụ trong chiêm tinh tây phương thì:

Đất (Earth): Capricorn (cardinal), Taurus (fixed), Virgo (mutable).
Nước (Water): Cancer (cardinal), Scorpio (fixed), Pisces (mutable).
Gió (Wind / Air): Libra (cardinal), Aquarius (fixed), Gemini (mutable).
Lửa (Fire): Aries (cardinal), Leo (fixed), Sagittarius (mutable).

Đây là điểm kỳ diệu: Cardinal có tính tương tự “sinh”, Fixed có tính tương tự “vượng”, Mutable có tính tương tự “mộ”. Xếp theo thứ tự khởi từ Aries ta được 12 cung hoàng đạo:

1. Aries (Dương Cưu): Lửa sinh
2. Taurus (Kim Ngưu): Đất vượng
3. Gemini (Song Nam): Gió mộ
4. Cancer (Bắc Giải): Nước sinh
5. Leo (Hài Sư): Lửa vượng
6. Virgo (Xử Nữ): Đất mộ
7. Libra (Thiên Xứng): Gió sinh
8. Scorpio (Hổ Cáp): Nước vượng
9. Sagittarius (Nhân Mã): Lửa mộ
10. Capricorn (Bạch Dương): Đất sinh
11. Aquarius (Bảo Bình): Gió vượng
12. Pisces (Song Ngư): Nước mộ

Kỳ diệu thay, lý này y hệt như phép tam hợp hành của ngũ hành.

Thế nên càng ngày tôi càng tin vào giả thuyết gấn đây của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử mệnh lý người Đài Loan và Hoa lục, rằng ngũ hành là do tứ nguyên cải biến mà ra (Thí dụ: Xem sách “Đường Tống âm dương ngũ hành luận tập”, La Quế Thành, Văn Nguyên Thư Cục, Đài Bắc, tái bản năm 1992).

Vài dòng đóng góp.

T.B. Nhưng vì có 4 yếu tố thay vì 5, tứ nguyên phải dùng liên hệ khác với sinh khắc, liên hệ ấy là “hợp” và “không hợp” hoặc “hợp” và “xung”. Chú ý rằng sinh khắc là liên hệ một chiều, hợp xung là liên hệ hại chiều. Sự khác biệt về liên hệ dẫn đến kết quả khác hẳn nhau. Như trên địa bàn của mệnh lý Á đông, vì lý ngũ hành mà hai cung xung có tương quan khắc, trong khi đó trên tinh bàn (thiên bàn) của chiêm tinh tây phương, vì lý tứ nguyên mà hai cung xung có liên hệ “hợp” (thay vì “xung” nếu suy diễn giản dị từ lý ngũ hành rồi vội vàng áp dụng sang một cách sai lầm).

Kết quả: Đất Nước hợp nhau, Gió Lửa hợp nhau, Đất Nước “xung” với Gió Lửa và ngược lại. Tức là mỗi cung “xung” với hai cung bênh cạnh nó và “hợp” với cung đối diện nó (tức cung mà ta thường gọi là xung chiếu).

VÌ ĐÂU DÁM NÓI THUYẾT CỦA ÔNG TẠ PHỒN TRỊ KHOA HỌC HƠN CÁC THUYẾT KHÁC (tiếp theo)

Áp dụng luật toàn không vào địa bàn

Hãy tưởng tượng 12 cung địa bàn như một cái nồi nước, bản chất không có mùi vị gì cả, còn người đặt ra khoa Tử Vi như ông đầu bếp. Bỏ bất cứ thứ gì vào cái nồi địa bàn sẽ làm cho tối thiểu một góc nào đó của địa bàn có mùi vị, cho nên nếu đã bỏ gia vị A vào thì sau đó phải tìm cách trung hòa bằng cách bỏ thêm gia vị B. Trong trường hợp B không đủ trung hòa A thì không những thêm B lại phải thêm C, có khi phải thêm D, E, F v.v…

Trung hòa xong A rồi thấy vẫn chưa được thì bỏ AA vào, bỏ AA vào thì lại phải trung hòa nó bằng BB, nếu BB không trung hòa nổi AA thì thêm CC, có khi phải thêm DD, EE, FF v.v… cứ thế cứ thế.

Theo quy luật này thì các sao trên lá số Tử Vi không thể nào đặt ra tùy hứng hay cứ nhắm mắt dựa theo các khoa cũ gắn vào địa bàn, mà phải có một thứ tự, quy luật nhất quán.
Chúng ta hãy bắt đầu.

Tại sao cái lý của khoa Tử Vi phải bắt đầu với cặp Âm Dương?

Bước đầu của việc thiết lập lá số Tử Vi bằng phương pháp khoa học ví như việc bỏ gia vị A vào cái nồi nước địa bàn còn đang trống rỗng. Vấn đề của người đầu bếp là bỏ gia vị nào vào nồi. Vấn đề của người lập ra khoa Tử Vi là bắt đầu với sao gì, và tại sao lại bắt đầu như thế?

Câu trả lời là cặp Âm Dương. Ấy bởi vì cặp Âm Dương đại biểu một cặp tháng giờ lý thuyết thỏa điều kiện cơ bản là giữ phương của trái đất y như lúc tháng giêng giờ Tí. Nhưng tại sao lại muốn giữ phương của trái đất y như lúc tháng giêng giờ Tí. Thưa vì bài toán Tử Vi giả sử rằng thời điểm khai sinh đã chứa tín hiệu họa phúc của đời người, thời điểm khai sinh của con người thì tương ứng với lúc mùa xuân bắt đầu, tức là tháng giêng giờ Tí, nên vì lý vạn vật đồng nhất thể phải giữ trái đất ở phương hướng y như lúc khai sinh của nó, và cặp Âm Dương là công cụ bảo đảm rằng điều kiện ấy luôn luôn được thỏa.

Bởi vậy Tử Vi bắt đầu với cặp Âm Dương mà không phải bất cứ sao nào khác (kể cả cặp Tử Phủ).

Mỗi áp dụng khoa học đều phải bắt đầu ở một điểm mấu chốt. Từ trước đến giờ đọc các sách Tử Vi tôi đều chỉ thấy cành lá, ngọn, không thấy gốc. Đến giờ phút này tôi vẫn chỉ thấy thuyết trên đây giải thích cái lý của cặp Âm Dương hợp lý hơn hết, chưa kể là nó thỏa tính tất yếu, một tính tối quan trọng của mọi công trình khoa học.

Chú thích tại chỗ: Tôi đã từng đọc thấy rải rác trên các mạng vài vị phê bình cái lý của cặp Âm Dương do ông Trị đề xướng. Vấn đề là các lời phê bình này đều có tính đại khái, không đưa lập luận. Vì đang khảo sát vấn đề trên nền tảng khoa học, tôi buộc lòng phải coi đây là những lời phê bình cho vui, có tính trà dư tửu hậu.

Các vị nào cho rằng thuyết về cặp Âm Dương của ông Trị sai tôi đề nghị các vị ấy ghi rõ lập luận của mình ra. Các vị nào có sẵn thuyết về cặp Âm Dương tôi đề nghị tự nhìn lại thuyết của mình, xem có nền tảng khoa học gì không, trước khi làm chuyện phê bình.

Còn các vị nào bất chấp khoa học thì xin cứ tiếp tục giữ quan điểm. Tôi xin dĩ hòa vi quý và không bàn đến tử vi với các vị ấy.

VÌ ĐÂU DÁM NÓI THUYẾT CỦA ÔNG TẠ PHỒN TRỊ KHOA HỌC HƠN CÁC THUYẾT KHÁC

Tính “giản dị” của dịch lý, khoa học và bài toán Tử Vi

Cặp Âm Dương cũng như gia vị A cho cái nồi nước Tử Vi mùi vị đầu tiên của nó. Trước khi làm việc trung hòa gia vị A ta cần xét lại xem còn có đặc điểm quan trọng nào của thiên nhiên mà cặp Âm Dương không phản ảnh được hay không. Kiểm soát lại ta sẽ thấy đó là mùa màng trên trái đất. Thí dụ tháng 2 là tiết xuân phân trời đất thái hòa tươi đẹp, hoàn cảnh của Âm Dương là Âm (tháng) cư Mão, Dương (giờ) cư Hợi. Giờ Hợi của tháng 2 thái hòa chẳng thấy đẹp đẽ ở chỗ nào cả.

Bởi thế phải thêm sao để phản ảnh đúng đắn mùa màng trên trái đất. Luật thêm sao phải có tính khoa học, tức là phải có tính giản dị.

Có độc giả sẽ thắc mắc tại sao lại có điều kiện “giản dị” kỳ cục này. Đây là một vấn đề có tính triết lý hết sức lý thú. Luận về dịch, ta đã nghe “dịch có ba nghĩa: Biến dịch, bất dịch, và giản dịch”. Biến dịch thì chính là ý nghĩa cơ bản của dịch nên không cần nói đến. Bất dịch đây có nghĩa là sự biến đổi (dịch) không phải tùy hứng mà phải theo những quy luật bất biến (tức là có tính khoa học).

Riêng về “giản dịch” thì tôi chưa thấy sách nào luận cả (chỉ đưa ý nghĩa là “phải giản dị” mới đúng), nên nhân đây lạm bàn. Nguyên “dịch” và “dị” chữ Hán viết y hệt nhau, nên “giản dịch” chính là “giản dị”. Tại sao “giản dị” lại dính líu đến dịch? Có lẽ cách diễn giải hay nhất là mượn một tư triết lý tương đồng của tây phương, gọi là “dao cạo Occam”. Triết lý “dao cạo Occam” nói rằng khi lập thuyết, nếu phải chọn giữa vài ba thuyết cùng giải thích được một vấn đề thì thuyết nên chọn phải là thuyết giản dị nhất. Nhìn từ một mặt khác, nếu lời giải thích của ta cho một vấn đề quá rắc rối thì có xác xuất cao là lời giải thích ấy sai. Trong phạm vi của bài viết này tôi sẽ không luận tới cái lý đằng sau “dao cạo Occam”, chỉ nhấn mạnh rằng nó đã trở thành một khuôn vàng thước ngọc cho khoa học tây phương.

Tôi cho rằng đây chính là ý nghĩa của hai chữ “giản dị” trong dịch lý.

Tuân theo khuôn vàng thước ngọc “giản dị” ta sẽ tìm cách giản dị nhất để phản ảnh mùa màng trên trái đất, rồi sẽ tính sau.

Dùng lý “giản dị” để thêm cặp sao Tử Phủ

Lý “giản dị” cộng với hoàn cảnh sẵn có (cặp Âm Dương) dẫn đến sự hình thành của cặp sao Tử Phủ. Cặp này thỏa tính giản dị vì chỉ cần nhìn tính tụ tán của chúng ta biết ngay khí hậu lúc nào thái hòa, lúc nào khắc nghiệt. Tức là chúng giúp ta diễn tả hoàn cảnh của địa cầu.

Cái lý chi tiết dẫn đến cặp Tử Phủ dĩ nhiên dài dòng hơn thế nhiều, nhưng ở đây tôi chỉ chú trọng đến tính tất yếu có tính cơ sở của khoa Tử Vi, nên sẽ không vào chi tiết.

Cần nói rằng lý “giản dị” trên đây của cặp Tử Phủ là do tôi đề xướng, vì ông Trị cho rằng cặp Tử Phủ ứng với hai sao Phá Quân (trong chòm Bắc Đẩu) và Long Đầu. (Tôi đã phê bình ý kiến này của ông Trị trong một bài trước đây, nên không lập lại).

Dùng lý “giản dị” và “quân bình” để thêm 10 chính tinh còn lại

Thế nhưng thêm cặp Tử Phủ rồi vẫn không ổn lắm vì nếu xét toàn thể địa bàn thì hoàn cảnh thái hòa của tháng 2 (xuân phân) và tháng 8 (thu phân) không thấy khác gì cảnh cực đoan của tháng 5 (hạ chí) và tháng 11 (đông chí).
Cách giải quyết giản dị nhất là thêm một số sao để cho:

1-Tháng 2 và tháng 8 mọi cung đều có sao, phản ảnh cảnh bình hòa của trái đất.
2-Tháng 5 và tháng 11 số cung có hai sao và không sao đạt mức tối đa, phản ảnh cảnh cực đoan của trái đất.

Xem lại tháng 2 (tức Thái Âm cư Mão) thấy còn 9 cung trống. Vì đòi hỏi âm dương số sao thêm phải chẵn, tức phải là 10, 12, 14 v.v… Vì đòi hỏi giản dị phải chọn 10. Tổng số chính tinh do đó là 4+10=14.

Vậy là giải thích được tại sao có 14 chính tinh một cách hết sức giản dị, chẳng cần phải mượn câu này câu nọ của “thánh nhân” hoặc đưa ra một lý do mơ hồ nào đó để rồi tranh cãi chẳng bao giờ chấm dứt.
Còn tại sao chùm Tử Vi có 6 sao, chùm Thiên Phủ có 8 sao, tại sao sao X ở trong chùm Tử Vi, sao Y trong chùm Thiên Phủ v.v… đều là những kết quả tất yếu có thể suy ra được từ lý âm dương và hai điều kiện kể trên. Ở đây chỉ bàn cái cơ sở của khoa Tử Vi, nên không nói đến.

Tự trong nội bộ 14 chính tinh phải thỏa lý “toàn không”, đây là một mấu chốt quan trọng của bài toán Tử Vi. Phối hợp mấu chốt này với tính xung hợp của địa bàn (không luận trong loạt bài này) thì có thể suy ra tính đối đãi của một số sao, tức là đạt được bước đầu trong việc xác định cá tính của 14 chính tinh.

Nhưng bước đầu ấy không đủ để xác định cá tính của 14 chính tinh.

Bước tiến quan trọng kế tiếp của bài toán Tử Vi là luận ra sự hiện hữu của tứ Hóa.

VÌ ĐÂU DÁM NÓI THUYẾT CỦA ÔNG TẠ PHỒN TRỊ KHOA HỌC HƠN CÁC THUYẾT KHÁC (tiếp theo)

Ý nghĩa của 14 chính tinh từ đâu ra?

Nguồn gốc của chính tinh có rất nhiều thuyết. Cá nhân tôi cho là đa số các thuyết này có tính “ráp nối” tức là được thiết lập một cách tùy hứng, nhưng dĩ nhiên người tin thuyết X phải cho thuyết X là đúng. Từ trước đến nay khuynh hướng chung là nhìn Tử Vi bằng con mắt huyền học nên không có tiêu chuẩn nào rõ rệt để biết thuyết nào đúng hay sai thành ra chỉ có cách là mỗi người giữ ý của riêng mình.

Nhưng một khi nhìn vấn đề bằng con mắt khoa học thì sẽ nhận ra điểm chung của các thuyết này là chúng không có manh mối rõ rệt nào có thể giúp ta suy ra tính chất của 14 chính tinh.

Giả như hỏi:

-Tại sao Tử Vi là sao tôn quý nhất, mà không phải là Liêm Trinh, Vũ Khúc, Phá Quân v.v…
-Tại sao Cự Môn là ám tinh?
-Tại sao Tham Lang là sao chính đào hoa?
-Tại sao Thiên Lương có tính “thày đời”?

v.v… và nhiều tính chất khác của 14 chính tinh được ghi rõ trong sách vở thì tôi cho là các thuyết ấy sẽ đều không trả lời được.

“Trả lời được” ở đây phải hiểu theo nghĩa nhất quán, bởi có rất nhiều thuyết giải thích được một vài điểm nên mới thịnh hành; vấn đề là có giải thích được một số phần trăm đáng kể, như 80, 90% các điểm hay không?Nếu độc giả nào biết một thuyết -ngoài thuyết của ông Trị- giải thích được một số phần trăm đáng kể các tính chất của 14 chính tinh thì xin cho tôi biết vì đó quả là một cơ hội học hỏi, mở mắt cho tôi.

Một trong những ưu điểm lớn mà tôi nhận thấy trong thuyết của ông Tạ Phồn Trị là ta có thể nương theo nó để suy ra tính chất của 14 chính tinh một cách thứ tự lớp lang, tức là “có khoa học”.

Tự trong nội bộ 14 chính tinh phải thỏa lý “toàn không”, đây là một mấu chốt quan trọng của bài toán Tử Vi. Phối hợp mấu chốt này với tính xung hợp của địa bàn (không luận trong loạt bài này) thì có thể suy ra tính đối đãi của một số sao, tức là đạt được bước đầu trong việc xác định cá tính của 14 chính tinh.

Nhưng bước đầu ấy không đủ để xác định cá tính của 14 chính tinh vì nó chỉ là… bước đầu. Phương pháp của Tử Vi (mà tôi tình cờ tái khám phá ra) là cứ mỗi lần thêm một bài toán là mỗi lần xét lại lý toàn không, một lần tìm thêm ra một vài tính chất của chính tinh. Nói theo toán học, chính tinh giữ vai trò của những yếu tố điều chỉnh (optimization factors) trong bài toán tử vi cốt cho lý “toàn không” được thỏa. Giải xong hết các con toán cần thiết của Tử Vi rồi thì thấy đủ mọi mặt của các yếu tố điều chỉnh, tức là định được mọi đặc tính của 14 chính tinh như chúng ta đã biết.

Đi vào thực tế, từ cách hình thành ta đã thấy:

1. Bốn sao Âm Dương Tử Phủ (được đặt ra để phản ảnh vũ trụ và hoàn cảnh của địa cầu) phải khác với 10 sao còn lại (được đặt ra để lý quân bình đưọc thỏa).
2. Tử Phủ có liên hệ thực tế rõ rệt (dễ thấy) với hoàn cảnh nhìn thấy trên mặt đất, trong khi Âm Dương có liên hệ (khó thấy) với phần vũ trụ bên ngoài trái đất.
Từ đó có thể suy diễn ra một số tính chất đã biết của 14 chính tinh (và chính là lý do tại sao tôi dám nói Âm Dương Tử Phủ là bốn đế tinh, Tử Phủ lãnh đạo nhóm sao động, Âm Dương lãnh đạo nhóm sao tĩnh).
Từ các luật nhị hợp lục hại, liên hệ hợp xung trên địa bàn v.v… lại suy thêm một số tính chất nữa.
Một số tính chất quan trọng của chính tinh được suy ra từ bài toán kế tiếp, đó là bài toán tứ Hóa.

VÌ ĐÂU DÁM NÓI THUYẾT CỦA ÔNG TẠ PHỒN TRỊ KHOA HỌC HƠN CÁC THUYẾT KHÁC

Tại sao tứ Hóa được định bằng can năm? Tứ Hóa có tác dụng gì?

Xem lại các yếu tố được dùng để xác định vị trí 14 chính tinh ta thấy:

-Tháng và giờ (dùng để xác định vị trí cung mệnh, tức là địa chi của cung mệnh, trên địa bàn).
-Can của các tháng (dùng để xác định can của cung mệnh, rồi phối hợp với chi cung mệnh cho ngũ hành nạp âm, suy ra cục số).
-Ngày sinh (phối hợp với cục số để định vị trí sao Tử Vi).

Tóm lại, thấy có can tháng, chi tháng, ngày, giờ. Tức là mọi yếu tố liên hệ đến tháng ngày giờ đều được xử dụng cả, nhưng yếu tố năm thì hoàn toàn vắng bóng.

Đây là một sự tình cờ hay là hữu ý? Tôi cho rằng hoàn toàn hữu ý. Rõ ràng hơn, tôi cho rằng bài toán Tử Vi được phân ra làm hai vế, một vế lá “ta”, một vế là “ngoại cảnh”. Vế “ta” gồm tháng, ngày, giờ, vế “ngoại cảnh” chỉ có năm mà thôi.

Tôi sẽ trở lại vấn đề này trong một dịp khác. Ở đây chỉ muốn đưa ra luận đề, để có thể tiếp tục đi tới sau khi đã có 14 chính tinh. Theo luận đề này (mà tôi đề nghị) thì 14 chính tinh đại biểu “ta”, sự kiện này chỉ ghi ra cho đầy đủ bởi nó chẳng có gì mới lạ (có lẽ bất cứ ai mới nghiên cứu Tử Vi cũng đều có cảm tưởng rằng quả nhiên trong khoa Tử Vi các chính tinh chính là đại biểu của “ta”).

“Phân biệt” là mục đích của mọi ngành khoa học. Nói nôm na, “phân biệt” là xác định sự khác biệt. Như khi khảo sát hai thực thể, người nghiên cứu sẽ tức thì đặt câu hỏi “chúng giống nhau ở điểm gì? khác nhau ở điểm gì?” Khi khảo sát hai thực thể có vẻ giống nhau, người nghiên cứu phải hỏi “chúng có thật giống nhau không, chúng có điểm nào khác nhau không?”

Nhìn lại các yếu tố xác định 14 chính tinh, câu hỏi của ta là khoa Tử Vi đã phân biệt đến tận cùng hay chưa. Câu trả lời là chưa vì cùng can tháng, chi tháng, ngày, giờ có thể có hai năm khác nhau.

-Tháng khởi ở Giáp Dần có thể là năm Quý hoặc năm Mậu.
-Tháng khởi ở Bính Dần có thể là năm Giáp hoặc năm Kỷ.
-Tháng khởi ở Mậu Dần có thể là năm Ất hoặc năm Canh.
-Tháng khởi ở Canh Dần có thể là năm Bính hoặc năm Tân.
-Tháng khởi ở Nhâm Dần có thể là năm Đinh hoặc năm Nhâm.

Có thể thấy rằng, nhu cầu phân biệt bắt ta phải thêm tác dụng của can năm vào khi khảo sát các chính tinh. Nói cách khác, bước kế tiếp của ta là phải tìm cách nào đó phối hợp can năm với các chính tinh. Vì vị trí chính tinh đều đã định rồi nên can năm chỉ có thể phối hợp với tính chất của chính tinh. Suy ra can năm phải có tác dụng trên tính chất của chính tinh, nói cách khác can năm có tác dụng thay đổi tính chất của chính tinh.

Đó là lý luận sơ khởi dẫn đến bài toán tứ Hóa. Nó cho ta hai kết quả sơ khởi: Một là tứ Hóa phải được định bằng can năm; hai là tứ Hóa có tác dụng thay đổi tính chất của chính tinh.

Kết quả thứ nhất trước nay chúng ta chỉ nhắm mắt xử dụng, nhưng bây giờ thì chúng ta đã tái khám phá ra cái gốc khoa học của nó, tức là chúng ta hiểu tại sao tứ Hóa phải an bằng can năm, mà không thể bằng chi năm, can tháng, chi tháng v.v…

Kết quả thứ hai thì có phần “bất thường” so với lối xem Tử Vi truyền thống của đa số các thầy người Việt, theo đó tứ Hóa là bốn sao quan trọng, nhưng không có gì đặc biệt hơn các sao khác. Kết quả thứ hai đòi hỏi ta phải điều chỉnh lại cách xem này, vì tứ Hóa không chỉ giản dị là bốn sao đóng cùng cung với chính tinh, mà là bốn yếu tố phản ảnh sự đổi thay tính chất của chính tinh, nên không thể tách rời ra khỏi chính tinh được.

(Mỗi làng Tử Vi có ưu khuyết điểm khác nhau, nhưng riêng về cách xem tứ Hóa ưu điểm phải về tay các làng tử vi ngoài Việt Nam, vì họ đã nhìn ra rằng tứ Hóa là một phần bất khả phân của các chính tinh).

VÌ ĐÂU DÁM NÓI THUYẾT CỦA ÔNG TẠ PHỒN TRỊ KHOA HỌC HƠN CÁC THUYẾT KHÁC

Tại sao là tứ Hóa?

Đồng ý là cần thêm yếu tố của can năm vào bài toán chính tinh, đồng ý là can năm có tác dụng thay đổi tính chất của chính tinh ta vẫn có thể hỏi “Nhưng tại sao lại là tứ hóa, tại sao không là bát Hóa, thập Hóa, thập nhị Hóa, hoặc thập tứ Hóa v.v…?” Câu hỏi này quan trọng, vì nếu 4 hóa không phải là câu trả lời hợp lý duy nhất, thì tử vi vẫn có vấn đề trầm trọng khi nhìn dưới nhãn quan khoa học.

Tôi sẽ trở lại câu hỏi này sau.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tử Vi hoàn toàn khoa học

Các ngày “Hỏa tai” (xấu) kiêng làm nhà –

Tháng Giêng kỵ ngày Sửu Tháng Bảy kỵ ngày Thìn Tháng Hai kỵ ngày Mùi Tháng Tám kỵ ngày Tuất Tháng Ba kỵ ngày Dần Tháng Chín kỵ ngày Tị Tháng Tư kỵ ngày Thân Tháng Mười kỵ ngày Hợi Tháng Năm kỵ ngày Mão Tháng Mười một kỵ ngày Tý Tháng Sáu kỵ ngày Dậu

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

kinh-nghiem-xay-nha

  1. Tháng Giêng kỵ ngày Sửu
  2. Tháng Bảy kỵ ngày Thìn
  3. Tháng Hai kỵ ngày Mùi
  4. Tháng Tám kỵ ngày Tuất
  5. Tháng Ba kỵ ngày Dần
  6. Tháng Chín kỵ ngày Tị
  7. Tháng Tư kỵ ngày Thân
  8. Tháng Mười kỵ ngày Hợi
  9. Tháng Năm kỵ ngày Mão
  10. Tháng Mười một kỵ ngày Tý
  11. Tháng Sáu kỵ ngày Dậu
  12. Tháng Chạp kỵ ngày Ngọ


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Các ngày “Hỏa tai” (xấu) kiêng làm nhà –

Chọn ngày hợp với bản thân –

Trong xã hội hiện tại, những ngày được ghỉ là "đại cát" hoặc "đại hung" trong Hoàng lịch lưu truyển đã không còn đúng nữa. Mỗi người đều có sự khác nhau về bản mệnh, tứ trụ. Trong Hoàng lịch ghi "đại cát" và "đại hung" không thể thích hợp với tất cả

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Trong xã hội hiện tại, những ngày được ghỉ là “đại cát” hoặc “đại hung” trong Hoàng lịch lưu truyển đã không còn đúng nữa. Mỗi người đều có sự khác nhau về bản mệnh, tứ trụ. Trong Hoàng lịch ghi “đại cát” và “đại hung” không thể thích hợp với tất cả mọi người, xem nhẹ sự khác nhau này mà chỉ đơn giản lấy ngày “cát” “hung” để phán đoán đó là không thực tế.

Sách phong thuỷ cổ có viết: Thầy phong thuỷ cao tay là người biết tổng hợp và xem xét sự khác biệt của nhiều mặt và nhiều nhân tố, và từ đó chọn ra được ngày thích hợp với một người. Trong Hoàng lịch viết ngày này là “đại hung”, nhưng chỉ cần thầy phong thủy đủ cao tay, có thể hóa giải được ngày không tốt, dùng ngày này sẽ mang lại phú quý, sự nghiệp thịnh vượng, vạn sự hanh thông.

chon-ngay-cuoi-thuan-loi

Trong sách Hoàng lịch cổ có viết câu như sau: “Muốn phát, đấu tam sát; muốn phúc đấu bạch hổ”. Thông thường, ngày phạm vào tam sát và bạch hổ theo Hoàng lịch ghi chép là rất bất lợi, không thể dùng được, nếu có dùng có thể mang lại tai hoạ. Tuy nhiên cũng chính ngày này, tuy rất hung hiểm, nhưng người dùng ngày này có mệnh cách tương hợp với nó thì có thể thu được phú quý từ trong hung hiểm đó, giúp ta khoẻ mạnh và thịnh vượng.

Trong cuộc sống hàng ngày, hai người cùng chọn một giờ như nhau để mở cửa hàng kinh doanh, một cửa hàng thì vắng vẻ, không thể kinh doanh, còn cửa hàng kia thì ngược lại, có quý nhân phù trợ, mọi sự thuận buồm xuôi gió. Lấy một ví dụ như vậy để so sánh, điều đó thể hiện chính là ở chỗ chọn ngày cho người nào cần phải ứng hợp với người đó.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chọn ngày hợp với bản thân –

Mua nhà nên lưu ý đến cổng hoa

Khi mua nhà cũng cần xem xét đến cổng. Khí nạp vào ở cổng cửa chia làm hai loại cát hung chủ quản vấn đề hoạ phúc của cả một gia trạch.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Cổng cửa quan trọng bởi lẽ nó quyết định đầu vào của khí, giống như sự hít thở hô hấp rất quan trọng của con người thông qua mũi miệng.


Phương pháp xem xét phải lấy phi tinh Huyền Không làm cơ bản cốt yếu, lấy khí sinh vượng của đương vận.

Ví dụ như vận 8 sao Bát Bạch vượng tinh, lấy khí của sao Bát Bạch hoặc Cửu Tử, Nhất Bạch thì khí được sinh vượng. Tránh khí suy tử, khí Ngũ Hoàng, Bệnh Phù Nhị Hắc tối độc.

Kết hợp phi tinh Huyền Không với Bát Trạch làm yếu tố bổ trợ. Cổng cửa ở  phương vị cát lành, tránh phương xấu như Tuyệt Mệnh, Ngũ Quỷ, Lục Sát, Hoạ Hại.

Nếu kết hợp một yếu tố xấu với một yếu tố tốt thì có thể bổ trợ tránh được phần nào hung hoạ. “Bảo chiếu kinh” nói :

“Thiên cơ diệu quyết bổn bất đồng, bát quái chích hữu nhất quái thông, kiền khôn cấn tốn triền hà vị, ất tân đinh quý lạc hà cung, giáp canh nhâm bính lai hà địa, tinh thần lưu chuyển yếu tương phùng, mạc bả thiên cương xưng diệu quyết, thác tương bát quái tác tiên tông”.

Cổng cửa ví như xương sống, đường đi ví như gân cốt, nếu xương tốt nhưng gân cốt không tốt thì không thể đem lại sự tốt lành cho ngôi nhà.


Đường đi dẫn khí phải tính toán sao cho việc dẫn khí đảm bảo tối đa hiệu quả, tránh những xung sát như cách xuyên tâm sát, liêm đao sát, thiên trảm sát.

Xét cổng cửa, đường đi theo cửu cung bát quái, lấy phương suy vượng, tránh phương suy tử, lấy việc bài trí Phong Thuỷ xem như việc dưỡng sinh cho một cơ thể khoẻ mạnh.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Mua nhà nên lưu ý đến cổng hoa

Làm lễ chung thất (49 ngày) và tốt khốc (100 ngày), có phải chọn ngày không ?

Theo "Thọ mai gia lễ", thì cứ đúng ngày quy định trong gia lễ mà làm, không có sự chuyển dịch tuỳ tiện theo lời thầy lễ hay thầy bói nào cả. Chỉ trừ ngày làm lễ an táng và ngày làm lễ trừ phục (hết tang) trong gia lễ có ghi chọn ngày lành.
Làm lễ chung thất (49 ngày) và tốt khốc (100 ngày), có phải chọn ngày không ?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Người ta không ai có thể chọn ngày chết, vậy nên từ xưa tới nay, hàng năm cứ đến ngày mất thì làm giỗ, dù cho có những năm, ngày đó rất xấu, có cả trùng phục, trùng tang, sát chủ, quả tú, cô thần.v.v... theo gia lễ: Lễ chung thất, Tốt khốc, Tiều tường, Đại tường cứ theo đúng ngày mà làm lễ.

Con cháu ở xa nhớ ngày về làm lễ, thân nhân ở chỗ khác sắm sửa lễ đúng ngày tới dự, chẳng lẽ đến nơi thấy hương lạnh khói tàn, gạt nước mắt lủi thủi ra về hay sao? người chủ sự báo lại rằng: theo lời thầy lễ đã lễ xong xuôi đâu đấy rồi, hoặc đợi thêm và ngày nữa, được chăng?  Xin lưu ý tang tế theo ngày định sẵn, thân bằng, cố hữu ai lưu luyến đến thăm viếng, không đợi thiệp mời như lễ mừng, lễ cưới, không chuỵện "Hữu thỉnh hữu lai, vô thỉnh bất đáo" (mời thì đến, không thì thôi).


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Làm lễ chung thất (49 ngày) và tốt khốc (100 ngày), có phải chọn ngày không ?

Cửa nhà và phong thuỷ có mối quan hệ như thế nào? –

Cửa thường được gọi là bộ phận quan trọng nhất của nhà ở Thuật phong thuỷ rất quan trọng cửa vì nó là tiêu chí của sự thịnh suy Nó nôi liền hai không gian trong nhà với ngoài nhà, nó là “khí khẩu” và “khí đạo”. Thông qua cửa, thượng tiếp thiên khí, h

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

ạ tiếp địa khí, đón lành tránh dữ. Cửa có vượng môn và suy môn. Cửa coi trọng chỗ thông với đường lớn, vì khí sinh hộ thượng, vừa mở cửa là khí vào ngay.

Làm cửa là cả một nghệ thuật Theo nguyên lý “tụ khí” của thuật phong thuỷ, cửa phải vừa đắc khí vừa tụ khí lại không được đóng chết khí. Do đó các nhà phong thuỷ thường dùng la bàn để dẫn khí theo vượng phương, rồi mới quyết định mở cổng lớn. cổng phía trong cổng lớn phải thiết kế theo nguyên tắc ngũ hành tương sinh, tránh tương khắc. Nhưng các cổng lại không được bố trí cùng một hướng, vì như vậy “khí” sẽ bị đại lậu.

mausaccuachinh

Người Phương Đông rất chú trọng kiến trúc và cảnh quan. Họ coi cửa sổ là nơi để quan thưởng cảnh tự nhiên, bồi bổ sức khoẻ, di dưỡng tinh thần. Do đó thuật phong thuỷ rất chú ý chọn hướng có sinh khí.

Các nhà Phong thuỷ còn cho rằng nhà lớn cửa nhỏ không hay, bất lợi cho thông khí, ra vào. Nhà nhỏ cửa to cũng không hay, tại cổng lớn tránh để đá dải trước.

Phía Nam nhà có cửa hoặc cửa sổ, tốt nhất nên có mái hiên che mặt trời.

Cửa sổ trên mái nhà không nên mở ở góc Tây Nam và Đông Bắc. Cũng không nên mở cửa quá nhiều vì dương khí quá thịnh.

Cửa sổ mở phía Bắc sẽ làm cho phụ nữ kinh nguyệt không đều.

Cửa cần phải mở, nước cần phải phóng ra, nếu thấy ở Phương Kiền, Khôn, cấn, Tốn, Dần, Thân, Kỷ, Hợi có núi vuông hoặc tròn trịa xinh tươi thì họ bảo khang ninh phú quý lâu dài không dứt.

Kích thước cổng và cửa rộng hay hẹp tuỳ ta lựa chọn, nhưng phải theo đúng thước tấc của cổ nhân, thì mới mong gia tài hưng thịnh. Tường vây ở hai bên cổng lớn không được thiên lệch, chếch xéo. Rất kỵ ba cửa thông liền một trục, sẽ bị tà ma, trộm cướp.

Mí cửa cao to mà tường vách thấp nhỏ là không thích hợp. Nếu cổng lớn mà vượt qua mí cửa, tai hoạ sẽ liên tiếp xảy ra, có tai hoạ kiện tụng, hình ngục, anh em bất hoà cổng lớn, bên trái nhỏ hẹp, nữ nhân gặp nạn; nếu hai bên đều đặn, tiền tài mới tăng tiến.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Cửa nhà và phong thuỷ có mối quan hệ như thế nào? –

Vì sao không nên cắt móng tay vào ban đêm?

Tâm linh dân gian cho rằng, không nên cắt móng tay vào ban đêm. Tưởng như đây chỉ là kiêng kị truyền miệng, nhưng thực chất lại xuất phát từ nguyên lý âm dương ngũ hành của phong thủy.
Vì sao không nên cắt móng tay vào ban đêm?

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Năm mới 2016 của bạn như thế nào? Hãy xem ngay TỬ VI 2016 mới nhất nhé!

Tâm linh dân gian cho rằng, không nên cắt móng tay vào ban đêm. Tưởng như đây chỉ là kiêng kị truyền miệng, nhưng thực chất lại xuất phát từ nguyên lý âm dương ngũ hành của phong thủy

Theo quan niệm dân gian, không nên cắt móng tay vào ban đêm, đặc biệt với trẻ nhỏ còn không nên cắt vào lúc đang ngủ. Việc tưởng chừng như mang tính tâm linh này lại có cách lý giải theo phong thủy ngũ hành.

Theo khoa học, móng tay của con người là chất sừng, có tác dụng bảo vệ phần thịt mềm ở các đầu ngón tay, ngón chân phải tiếp xúc nhiều với các vật. Nó giống như tấm lá chắn, giữ gìn tính ổn định và an toàn cho các chi, tăng cường sự mẫn cảm cho các ngón tay trong khi tiếp xúc. Không những vậy, móng tay lại cần các dây thần kinh đầu ngón tay, có tác dụng điều tiết mạch máu và điều hòa nhiệt độ cơ thể. 

Vì thế mà nên cắt móng tay vào ban ngày, khi hệ thần kinh của con người khá mẫn cảm, buổi tối thần kinh mệt mỏi lại tác động đến nơi này thì không nên. 

Còn dân gian thì thường truyền nhau, nếu cắt móng tay vào ban đêm sẽ dễ bị nấm móng hoặc bị mất hồn. Nguyên nhân của điều này là những câu chuyện dân gian mang đậm tính chất tâm linh, huyền bí hoặc dựa trên nguyên lý phong thủy âm dương ngũ hành.

>>> Năm mới 2016 AI xông đất nhà bạn? Sẽ mang lại nhiều may mắn tài lộc?

Xem ngay XEM TUỔI XÔNG ĐẤT 2016 mới nhất>>>

Về phong thủy, khi đứa trẻ chưa đủ 12 tuổi, tức là chưa hoàn tất một vòng cầm tinh thì chính là hồn xác chưa hoàn thiện. Nếu nửa đêm mà cắt móng tay thì “điệu hồn” sẽ bay mất, khiến đứa trẻ ốm đau bệnh tật, thậm chí mất mạng. Kị nhất là sau 11 giờ đêm. Sau lan ra áp dụng cả với người trưởng thành.

Về mặt truyền thuyết, bắt nguồn từ câu chuyện một người phụ nữ xinh đẹp nhưng bị chồng mưu sát, trước khi chết người chồng cắt hết những chiếc móng xinh đẹp của nàng. Vì thế, nếu nửa đêm mà cắt móng tay thì oan hồn người phụ nữ với đôi bàn tay cụt móng sẽ xuất hiện đòi báo thù. Tất nhiên, đây chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng nhưng chúng ta hãy chú ý không nên cắt móng tay vào ban đêm.

>> Đã có VẬN HẠN 2016 mới nhất. Hãy xem ngay, trong năm 2016 vận mệnh bạn như thế nào nhé! >>


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Vì sao không nên cắt móng tay vào ban đêm?

Chọn gương phong thủy "trị" đúng bệnh

Gương có tác dụng rất lớn trong việc điều chỉnh phong thủy và bài trí không gian. Nhưng mỗi loại gương phong thủy có ý nghĩa và công dụng khác nhau. Vậy gương
Chọn gương phong thủy "trị" đúng bệnh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

loại nào, dùng làm gì? Cùng tham khảo nhé.

Chon guong phong thuy tri dung benh hinh anh
 
Gương phong thủy hình rồng là loại gương chuyên dùng trong phòng vợ chồng, giúp hạn chế nguy cơ tan vỡ, xua đuổi người thứ ba, duy trì tình cảm vợ chồng hòa hợp. Nên đặt ở đầu giường ngủ.   Gương phong thủy hình lọ bình an được thiết kế đặt ở phòng ăn để giải quyết hướng xấu của phòng ăn hay vấn đề sức khỏe gây ra do đối diện với phòng ăn hoặc hướng xấu của nhà bếp. Nhưng nó chủ yếu là để trấn áp ở phòng ngủ của người già và trẻ nhỏ có phong thủy không tốt.   Gương phong thủy đầu thú thiết kế ở cửa phòng vệ sinh để giải quyết vấn đề phòng vệ sinh đối diện với cửa phòng ngủ, chiếm vị trí cát tinh.   Gương phong thủy vận tốt hóa giải phong thủy cho cửa không theo quy tắc, phòng ở chính Nam, chính Bắc có hình thù kì quái gây ra vận khí xấu. Nên đặt ở cửa chính phòng khách.   Gương phong thủy hình cá mang lại sức khỏe, bình an, là món quà ý nghĩa. Đặt ở phòng khách, đối diện phòng ngủ là thích hợp.   Gương phong thủy hình đồng tiền lớn đại diện cho tiền tài gia đình. Đặt đối diện giường ngủ của chủ nhà giúp giải quyết vấn đề thất thoát tài chính. Gương phong thủy có hình hai con rồng nhỏ dùng trong công ty, văn phòng để tăng tài vận.   Gương phong thủy có hình hai con rồng lớn là vật lưu giữ tài khí, phong khí. Đặt ở phòng khách lớn của công ty, đối diện cửa chính có tác dụng tích tụ tài nguyên, tiền tài, sự nghiệp.

Theo Thuận phong thuận thủy
     
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chọn gương phong thủy "trị" đúng bệnh

Chùa Cái Bầu - Thiền Viện Trúc Lâm Giác Tâm

Chùa Cái Bầu hay còn gọi là Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm. Nơi đây là một trong 2 Thiền Viện ở tỉnh Quảng Ninh sau thiền viện trúc lâm yên tử
Chùa Cái Bầu - Thiền Viện Trúc Lâm Giác Tâm

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Chùa Cái Bầu hay còn gọi là Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm. Nơi đây là một trong 2 Thiền Viện ở tỉnh Quảng Ninh. Chính xác Chùa Cái Bầu tọa lạc tại thôn 1, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh do Ni sư Hạnh Mã trụ trì.

Đây là một ngôi chùa nằm rất xa khu dân cư, tựa sơn nhìn ra biển xanh. Tựa lưng vào núi, hướng mặt ra vịnh Bái Tử Long mênh mông sóng nước, Thiền viện Trúc lâm Giác Tâm được bao trùm bởi không khí thanh bình, tĩnh lặng khiến cho mỗi tiếng chuông chùa, mỗi tiếng tụng kinh gõ mõ như càng ngân vang hơn. Thiền viện được xây dựng trên nền ngôi Phúc Linh Tự (cách đây trên 700 năm), thờ các vị tướng nhà Trần trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông từ thế kỷ XIII.

Trải qua thời gian và những thăng trầm của lịch sử, chùa đã bị hư hỏng nặng. Năm 2007, chùa Cái Bầu – Thiền viện Trúc lâm Giác Tâm được khởi công xây dựng trên tổng diện tích 20 ha thuộc xã Hạ Long (Vân Đồn). Sau 2 năm, đến năm 2009, chùa Cái Bầu – Thiền viện Trúc lâm Giác tâm được khánh thành khang trang, xứng tầm với những giá trị lịch sử, văn hoá nơi đây.

Chùa Cái Bầu dấu ấn giống các ngôi chùa cổ về cả kiến trúc, trang trí, phù điêu, hoa văn trang trí, bậc thang… Hiện tại Chùa đã hoàn thành các hạng mục: thiền viện – Chánh điện cao 2 tầng rộng 6.000 m2, cổng tam quan, nhà tổ, lầu chuông, thất ở hòa thượng, nhà khách chư tăng- chư ni, bến bãi đỗ xe… Giai đoạn II chùa Cái Bầu sẽ được tiếp tục đầu tư gồm: Thất đường trụ trì, thất chuyên tu, thiền đường, nhà trưng bày trai đường và dựng 1 tượng Phật cao 50 m trên đỉnh núi sau Thiền Viện.

Chùa Cái Bầu không chỉ lạ về kiến trúc (đền kết hợp với chùa) mà nơi ở nơi đây không có chuyện đốt vàng mã, không có cảnh xô bồ bán hàng dong, bởi bất cứ ai đến nơi đây cũng chỉ lễ Phật bằng chính lòng thành kính của mình. Các du khách, phật tử thập phương đến chùa nếu muốn đều được phục vụ cơm chay miễn phí.

Chánh điện có tổng diện tích 6.000m2, gồm hai tầng; tầng trên đặt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, phía sau là phù điêu bằng đồng mô tả lại quang cảnh của gốc cây Bồ đề, nơi Ngài giác ngộ. Hai bên là tượng của Văn Thù Sư Lợi và Phổ Hiền Bồ Tát, tượng trưng cho trí tuệ và từ bi.

Trên bức tường quanh Chánh điện là các bức phù điêu tinh xảo bằng đồng, mô tả lại cuộc đời Đức Phật kể từ lúc Ngài đản sanh tại vườn Lâm Tì Ni cho đến khi nhập cõi Niết bàn.

Tầng dưới hiện nay là nhà tổ, thờ các chư vị tổ sư, Bồ Đề Đạt Ma khai sinh ra thiền phái Trúc Lâm, Phật hoàng Trần Nhân Tông, Pháp Loa đại sư, Huyền Trang đại sư là các vị có công phát triển và duy trì thiền phái Trúc Lâm tại Việt Nam. Từ đây nhìn xuống, thấy vịnh Bái Tử Long mênh mông sóng nước trong không khí tĩnh lặng trong tiếng chuông chùa thanh tịnh, bao nhiêu muộn phiền, những toan lo của đời thường đều được xoá tan.

chua cai bau
Thiền Viện Trúc Lâm Giác Tâm

Chùa Cái Bầu – Thiền viện Trúc lâm Giác tâm được đánh giá là một công trình văn hoá tâm linh có kiến trúc và cảnh quan đẹp. Chùa được xây dựng trên núi cao khang trang, thoáng mát. Phong cảnh nơi đây thật sơn thuỷ hữu tình.

Từ trên chùa, du khách có thể phóng tầm mắt ra Vịnh Bái Tử Long để chiêm ngưỡng đảo núi đá chập chùng giữa biển cả bao la, những con thuyền rẽ sóng ra khơi và tận hưởng những làn gió mặn mòi từ khơi xa mang lại.

Quang cảnh trời nước tuyệt đẹp nơi đây sẽ đem lại cho du khách cảm giác bình yên, thanh thản, trải lòng với thiên nhiên khi vãn cảnh chùa. Thêm nữa, điều tạo cho du khách cảm giác ấn tượng đặc biệt khi đến đây, đó là tất cả những công trình kiến trúc xây dựng xung quanh chùa đều được bố trí khá tinh tế, hài hoà với cảnh trí xung quanh từ những con đường, bậc thang, những ngôi nhà lá, vườn cây… tất cả đều rất hài hoà.

Chùa Cái Bầu – Thiền viện Trúc lâm Giác tâm là một điểm đến du lịch hấp dẫn không thể thiếu trong hành trình của mỗi du khách khi đến huyện đảo Vân Đồn…


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Chùa Cái Bầu - Thiền Viện Trúc Lâm Giác Tâm

Tướng phụ nữ hiếm muộn –

Tướng người phụ nữ hiếm con hoặc không có con thể hiện qua các đặc điểm khuôn mặt và thân hình như sau: - Tóc thô vàng và khô; lông mày ngắn, hẹp, thưa và mỏng, hầu như không có. - Trán nhô quá cao; mắt lõm sâu, khu vực Lệ Đường (dưới mắt)
Tướng phụ nữ hiếm muộn –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tướng phụ nữ hiếm muộn –

Vận trình tử vi trọn đời Ất Mão nam mang chi tiết

Ất Mão nam mạng xem vận trình tử vi của bản thân hàng năm ra sao, cuộc sống, tình duyên, gia đạo, công danh, những tuổi hợp làm ăn, lựa chọn vợ chồng

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Ất Mão nam mạng xem vận trình tử vi của bản thân hàng năm ra sao. Cuộc sống, tình duyên, gia đạo, công danh, những tuổi hợp làm ăn, việc lựa chọn vợ chồng thế nào được trình bày chi tiết trong lá số tử vi trọn đời này.

Sanh năm: 1915, 1975 và 2035
Cung TỐN. Trực BẾ
Mạng ĐẠI KHÊ THỦY (nước khe lớn)
Khắc SƠN HẠ HỎA
Con nhà HẮC ĐẾ (phú quý)
Xương CON MÈO. Tướng tinh CON DƠI

Ông quan Đế độ mạng

Số tuổi Ất Mão như vầy,
Đại Khê nước lớn chảy về thiên nhiên.
Thu Đông sanh thuận mới yên,
Thanh nhàn sung sướng sáng kiến nhiều nghề.
Xuân Hạ lỗi số bị chê,
Giàu có làm đặng công thần cũng lo.
Xét qua trong đạo vợ chồng,
Hoa thơm hương nhụy, trăng vòng tròn gương.
Chẳng qua gãy gánh giữa đường,
Duyên sau chắp nối mới yên gia đàng.
Tiền bạc làm có trong tay,
Ba chìm bảy nổi đổi thay gia đình.
Số phải xa mẹ khắc cha,
Tha phương lập nghiệp tiền tài thạnh hưng.

xem bói tử vi tuổi Mão

CUỘC SỐNG

Tuổi Ất Mão cuộc đời gặp nhiều hay đẹp tuy không được sung sướng về thể xác, nhưng được sung sướng về tinh thần, cuộc đời không lấy gì làm cực khổ cho lắm. Số hưởng được sự giàu sang và có thể được nhiều kết quả tốt. Trong thời gian tuổi già, tiền bạc đầy đủ, gia cảnh êm đềm.

Tuổi Ất Mão hưởng thọ trung bình từ 55 đến 60 tuổi là mức tối đa. Nhưng muốn sống lâu hơn cần phải làm phúc đức thật nhiều.

TÌNH DUYÊN

Tuổi Ất Mão nếu sanh vào những tháng này thì có nhiều thay đổi về vấn đề tình duyên và tối thiểu là ba lần, đó là tuổi Ất Mão sanh vào những tháng 8 và 12 Âm lịch. Nếu sanh vào những tháng này thì việc thay đổi tình duyên cũng phải hai lần thay đổi, đó là những người sanh vào tháng 1, 2, 3, 4, 5, 9 và 10 Âm lịch. Nếu sanh vào những tháng này thì việc tình duyên được chung thủy đó là sanh vào những tháng 6, 7 và 11 Âm lịch. Cứ căn cứ vào những tháng sanh, bạn có thể biết được mình thay đổi mấy lần về tình duyên của cuộc đời bạn.

GIA ĐẠO, CÔNG DANH

Tuổi Ất Mão, tiền tài được dư dả không có sự thiếu thốn, số sống an nhàn, sự nghiệp rất vững chắc và lưu truyền lâu bền về sau, cả hai vấn đề được hoàn toàn thành tựu lâu bền, cuộc đời được hưởng sự sung sướng trọn vẹn.
NHỮNG TUỔI HẠP LÀM ĂN

Trong sự làm ăn, tuổi Ất Mão cần lựa chọn những tuổi này mà hợp tác làm ăn thì mang nhiều thắng lợi, đó là các tuổi: Bính Thìn, Kỷ Mùi, Nhâm Tuất và Quý Sửu. Những tuổi này rất hạp với tuổi Ất Mão. Nên hợp tác làm ăn thì khỏi lo thất bại.

LỰA CHỌN VỢ, CHỒNG

Tuổi Ất Mão cần lựa chọn những tuổi này thì sự sống được cao sang và phú quý, vì những tuổi này rất hạp cho mọi khía cạnh của tuổi Ất Mão, đó là các tuổi: Bính Thìn, Kỷ Mùi, Nhâm Tuất, và Quý Sửu. Kết hôn với những tuổi kể trên sẽ có nhiều thắng lợi và triển vọng tiền bạc được tốt đẹp.

Kết hôn với những tuổi này, tuổi Ất Mão chỉ có được một cuộc sống trung bình mà thôi, đó là tuổi Ất Mão kết hôn với các tuổi: Ất Mão (đồng tuổi), Tân Dậu, Mậu Thìn.

Tuổi Ất Mão kết hôn với những tuổi này thì sự làm ăn trở lên khó khăn, sống một cuộc sống bần hàn và việc làm ăn gặp nhiều trắc trở, đó là tuổi Ất Mão kết hôn với các tuổi: Quý Tỵ, Mậu Ngọ, Quý Hợi.

Tuổi Ất Mão không nên cưới vợ vào những năm tuổi: 16, 22, 28, 34, 38 và 40 tuổi, vì những năm này xung khắc khó thành công về sự nghiệp cũng về tiền bạc.

Tuổi Ất Mão sanh vào những tháng này thì số nhiều vợ nhứt, đó là sanh vào những tháng: 2, 4, 8, 9, 10 và 12 Âm lịch. Sanh vào những tháng này có số lưu thê hay đau khổ nhiều về đ àn bà.

NHỮNG TUỔI ĐẠI KỴ

Tuổi Ất Mão đại kỵ trong cuộc đời với những tuổi Canh Thân, Giáp Tý, Bính Dần, NhâmThân, Giáp Dần, Nhâm Tý, Mậu Thân, những tuổi này rất đại kỵ, nếu làm ăn với nhau thì sẽ thất bại, kết duyên thì xảy ra cảnh biệt ly tuyệt mạng.

Khi gặp tuổi kỵ và năm hạn, trong việc làm ăn phải cúng sao cho đúng ngày tháng và phải thành tâm cúng dâng đầy đủ nhang đ èn hoa quả. Nếu gặp tuổi kỵ trong con cháu gia đình thì nên cầu phước, và van vái Trời, Phật thì sẽ được giải hạn.
NHỮNG NĂM KHÓ KHĂN NHẤT

Tuổi Ất Mão đại kỵ trong cuộc đời với những tuổi Canh Thân, Giáp Tý, Bính Dần, NhâmThân, Giáp Dần, Nhâm Tý, Mậu Thân, những tuổi này rất đại kỵ, nếu làm ăn với nhau thì sẽ thất bại, kết duyên thì xảy ra cảnh biệt ly tuyệt mạng.

Khi gặp tuổi kỵ và năm hạn, trong việc làm ăn phải cúng sao cho đúng ngày tháng và phải thành tâm cúng dâng đầy đủ nhang đ èn hoa quả. Nếu gặp tuổi kỵ trong con cháu gia đình thì nên cầu phước, và van vái Trời, Phật thì sẽ được giải hạn.

NGÀY GIỜ XUẤT HÀNH HẠP NHẤT

Tuổi Ất Mão xuất hành vào những giờ lẻ ngày lẻ và tháng lẻ, là những ngày, giờ và tháng hạp nhứt trong cuộc đời bạn. Vậy nên xuất hành vào những ngày giờ nói trên thì khỏi sợ bị thất bại, trong việc làm ăn cũng như nghề nghiệp.

VẬN TRÌNH TỬ VI TỪNG NĂM

Từ 20 đến 25 tuổi: 20 tuổi, đầy triển vọng của tình duyên và yêu thương, tài lộc yếu kém, 21 và 22 tuổi, năm này có nhiều tốt đẹp về tài lộc công danh, 23 và 24 tuổi, có thể thành công về công danh và tình duyên trong khoảng thời gian này, tuổi 23 không nên đi xa vào tháng 4, 6, và 8, 25 tuổi, năm trung bình.

Từ 26 đến 30 tuổi: Nên cẩn thận về tình duyên có nhiều rối rắm, số có nhiều lo buồn vào khoảng thời gian này. 26 tuổi, năm bình thường, 27 tuổi, không mấy tốt. 28 và 29, năm có nhiều triển vọng về tài lộc, cuộc sống. Năm 30 tuổi tạm yên tĩnh, năm này lo buồn nhiều hơn hết.

Từ 31 đến 35 tuổi: Năm này không mấy tốt đẹp số có nhiều lo nghĩ, cuộc sống có nhiều lao đao, đó là năm 31 và 32 tuổi. Năm 33 và 34 tuổi, đầy triển vọng tốt đẹp về tình thương yêu và phần tài lộc, nên cẩn thận cho việc làm ăn. 35 tuổi, hay đẹp và nhiều tốt đẹp, cuộc sống được đầy đủ và có cơ hội kết quả về tài lộc.

Từ 36 đến 40 tuổi: 36 tuổi, yên tĩnh. 37 tuổi đau nặng hay gặp đại nạn trong gia đình thân tộc. 38 và 39, hai năm này nên phát triển làm ăn hay hùn hạp làm ăn rất tốt. 40 tuổi, tốt về phát triển công danh và sự nghiệp.

Từ 41 đến 45 tuổi: 41 tuổi, có nhiều hay, việc làm ăn bị ngưng trệ đôi chút, việc công danh và sự nghiệp có phần suy yếu, 42 và 43 tuổi, năm này kỵ đi xa, làm ăn lớn sẽ bị thất bại, 44 và 45 tuổi, nên giao dịch về tiền bạc có lợi to.

Từ 46 đến 52 tuổi: Tuổi 46 và 47, hai năm này bổn mạng không được vững, nên cẩn thận tiền bạc cũng như việc làm ăn, 48 và 49 tuổi, hai năm này thâu hoạch được tiền bạc và có triển vọng về cuộc đời. 50 và 51 tuổi, khá tốt, có phần phát triển về tài lộc công danh, cuộc sống khá đầy đủ, 52 tuổi, coi chừng có tai nạn, toàn năm không thắng lợi về tại lộc, kỵ đi xa vào tháng 9, tháng 11 hao tài.

Từ 53 đến 55 tuổi: 53 tuổi, khá hay đẹp và con cháu có phần hưởng lộc, 54 tuổi kỵ vào tháng 9 và 11 Âm lịch, coi chừng bệnh hoạn hay hao tài tốn của. 55 tuổi tình trạng gia cảnh và tài lộc vẫn ở mức độ bình thường.

Từ 56 đến 60 tuổi: Năm năm này không có trở ngại về việc làm ăn, mà chỉ có đề phòng việc đau bịnh.

Vận trình tử vi trọn đời 12 con giáp chi tiết

Xem bói tử vi tuổi Mão

Xem tử vi năm mới


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Vận trình tử vi trọn đời Ất Mão nam mang chi tiết

Những điều cấm kỵ với tủ đựng giày –

Các dịp lễ tết hay sinh nhật một ai đó, người ta không bao giờ chọn giầy để làm quà vì có quan điểm cho rằng nếu tặng nhau giầy sẽ không tránh khỏi gặp phải những điều đen đủi. Nhưng giầy là một thứ nhu yếu phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng n

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

tu1jpg13839041220

Các dịp lễ tết hay sinh nhật một ai đó, người ta không bao giờ chọn giầy để làm quà vì có quan điểm cho rằng nếu tặng nhau giầy sẽ không tránh khỏi gặp phải những điều đen đủi.

Nhưng giầy là một thứ nhu yếu phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày, mỗi người chúng ta thông thường đều có ít nhất một đến hai đôi giầy trở lên để có thể dùng thay đổi, vì thế, trong hầu hết các gia đình đều có một chiếc tủ chuyên dùng để đựng giầy.

Thông thường, các gia đình hay kê tủ giầy ở vị trí cách cửa ra vào không xa, như vậy vừa tiện cho việc cất giữ lại tiện cho việc thay đổi giầy. Nhưng, tuyệt đối nhớ không để tủ giầy phía bên trái cửa (nếu đứng từ bên trong nhà nhìn ra), vì đó là vị trí của thần Thanh Long. Do đó, nếu tủ giầy nhà bạn đang nằm phía bên trái cửa ra vào thì bạn hãy chuyển nó sang bên phải ngay lập tức.

Dựới đây là một số điểm cần lưu ý:

–  Tủ giầy không hướng thẳng ra cửa.

–  Không để giầy ở phía trước hoặc phía sau cửa ra vào. Nếu không ngưòi trong nhà sẽ dễ bị sinh bệnh hoặc bị bệnh lâu ngày không khỏi. Cách xử lý tốt nhất là xếp tất cả các đôi giầy vào trong tủ đựng giầy.

–   Tủ giầy phải kín, không lọt gió nhưng phải thông khí.

–  Thường xuyên lau chùi và chú ý vệ sinh tủ giầy.

Nếu tủ giầy bị bụi bẩn thì phải lau sạch tủ trước khi xếp giầy vào.

Thực ra, tủ giầy cũng giống như tủ quần áo cần phải được thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, thậm chí tủ giầy còn cần phải được chú trọng hơn, vì giầy sẽ mang theo những khí không tốt bên ngoài vào trong nhà. Nếu không được xử lí hợp lí sẽ làm cho các khí xấu trong nhà tăng lên, từ đó phá vỡ toàn bộ quy luật phong thủy nhà ở.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Những điều cấm kỵ với tủ đựng giày –

Tướng mạo con giáp nào đẹp nhất

Trong 12 con giáp, loài ngựa có dáng vẻ bề ngoài được coi là đẹp nhất, có khí phách nhất.
Tướng mạo con giáp nào đẹp nhất

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Từ cổ chí kim, người ta coi ngựa là biểu trưng cho dòng dõi quý tộc và được nhắc nhiều đến trong văn thơ và họa đồ. 

  1. Tuổi Ngọ
 
Từ cổ chí kim, người ta coi con vật này là biểu trưng cho dòng dõi quý tộc và được nhắc nhiều đến trong văn thơ và họa đồ. 

Tuong mao con giap nao dep nhat hinh anh
Tuổi Ngọ

Người cầm tinh ngựa có tính cách phóng khoáng, thông minh, cầu tiến và có tài làm lãnh đạo. Tướng mạo con giáp này lại đẹp, ưa nhìn. Trong tình yêu, con giáp này khá lãng mạn, mạnh dạn bày tỏ tình cảm của mình. Tuy nhiên, họ lại mắc chứng “kén cá chọn canh”, thiếu kiên nhẫn nên khó ổn định cuộc sống gia đình, thường kết hôn muộn.
  2. Tuổi Thìn
 
Trong văn thơ cổ, người xưa đã dùng hình tượng con rồng để ví von với những gì tốt đẹp, cao quý và giàu có. Do đó, rồng là biểu tượng cho tầng lớp quý tộc, sống cuộc đời vinh hoa phú quý. 

Tuong mao con giap nao dep nhat hinh anh 2
Tuổi Thìn

Người tuổi Thìn hoạt bát
, hào phóng, đa số văn võ song toàn và có ý chí kiên cường. Do đó, con giáp này được xếp vào hàng quý tướng, không chỉ vẻ ngoài tốt đẹp mà khí phách bên trong cũng rạng ngời. 
  Thực tế cho thấy, phần lớn đàn ông tuổi Thìn đều có sức hút khó tả với người khác giới. Khả năng sử dụng ngôn từ linh hoạt, khéo léo lại vô cùng hài hước khiến họ dễ dàng chinh phục phái yếu. Tự bản thân họ đã toát lên vẻ hào hoa xuất chúng, nên sức quyến rũ vô cùng mạnh mẽ. Khi đã lọt vào mắt xanh của chàng trai tuổi Thìn, quý cô khó lòng cưỡng lại mê lực đặc biệt ấy.   3. Tuổi Dần
 
Tướng mạo người tuổi Dần đoan trang, đầy khí chất oai hùng và là tướng phú quý, giàu sang. Hơn thế, người tuổi Dần tính tình hào phóng, lạc quan yêu đời. Họ sinh ra đã có tài lãnh đạo, dẫn dắt tập thể. Trong văn tự cổ xưa, hổ được liệt vào hàng quân vương tôn quý. Người cầm tinh hổ theo đó cũng mang những đặc trưng và phẩm chất tốt đẹp.

Tuong mao con giap nao dep nhat hinh anh 3
Tuổi Dần
  Người tuổi Dần luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành các mục tiêu sự nghiệp đã đề ra. Họ có tư duy sáng tạo phong phú, tinh thần cầu tiến cao độ nên dễ lập nên đại nghiệp. Tuy nhiên, nhược điểm của họ chính là sự nóng vội và tính bướng bỉnh, nên đôi khi không tránh khỏi thất bại trong sự nghiệp. Nhưng với ý chí kiên định, họ sớm tỉnh ngộ và làm lại từ đầu.   Tâm Nhân (Theo DYXZ)  
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tướng mạo con giáp nào đẹp nhất

Tại sao treo tranh ảnh lại tăng thêm may mắn cho gia đình? –

Phong thủy học truyền thống cho rằng: khi trong phòng có ánh sáng tự nhiên không đầy đủ, có thể bổ sung bằng cách treo thêm các bức thư pháp, câu đôi, hoành phi, tranh phong cảnh, tranh về cảnh thiên nhiên, muông thú. Sở dĩ như vậy vì màu sắc, nội du

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

ng của các bức tranh mang đến cho nhà bạn sự may mắn, vui tươi, khiến các thành viên trong gia đình có được một tinh thần sảng khoái, vui vẻ bù đắp thêm phần sinh khí thiếu hụt của căn phòng.

BZG178

Dưới đây là ý nghĩa của một ố bức tranh mang lại may mắn, bạn có thể tham khảo để mua về treo trong nhà:

–    Các bức thư pháp, câu đối, hoành phi mang ý nghĩa chúc phúc, cầu may mắn cho gia đình

–  Tranh tường lớn vẽ hoa mẫu đơn tượng trưng cho vinh hoa phú quý.

–   Tranh vẽ hoa hướng dương làm cho căn phòng thêm dương khí, bù đắp lượng ánh sáng không đủ, làm cho sinh khí có sư biến đổi, lơi cho cư trú.

–  Tranh vẽ hoa sen, cá chép tượng trưng cho sự no đủ, có của ăn của để.

–  Tranh tùng bách xanh tươi bô”n mùa tượng trưng cho sức khỏe trường tồn.

Khi treo tranh, cần chú ý:

–   Nội dung và kích cỡ tranh, chữ của các bức thư pháp, câu đối, hoành phi phải tương xứng, cân đối với căn phòng, phù hợp với thân phận, địa vị của bạn với nguyên tắc là nghề nghiệp và chức vị khác nhau thì treo chữ, tranh khác nhau, sao cho phù hợp, hài hòa thông nhất. Đương nhiên cũng có thể chọn treo những bức thư pháp tỷ lệ hài hòa khiến không gian rộng thêm ra.

–  Khi treo tranh vẽ các loài mãnh thú như rồng, hổ, báo, sư tử, hay chim ưng thì bạn nên chú ý chọn các tranh mà đầu mãnh thú, mãnh điểu đang hướng lên phía trên, ở tư thế sẵn sàng tự vệ, không nên chọn hình ảnh chúng đang nhìn bạn như thể chuẩn bị tấn công bạn.

–   Những bức tranh màu nặng nề, u tối như tranh tả cảnh nắng quái chiều hôm, hoàng hôn âm u, không nên treo tùy ý, bởi dễ gây cho người xem cảm giác bi quan và thiếu động lực làm việc.

–  Không nên treo tranh trừu tượng vì loại tranh này thường gây cho người xem tâm lý mất cân bằng, loạn thần kinh.

–  Nên cất ảnh chân dung của những người thân đã quá cố vào một góc vì nếu treo tùy tiện sẽ tạo cảm giác nặng nề cho gia đình

Treo tranh sơn thủy cần chú ý đến thế nước chảy phải hướng vào nhà chứ không hướng ra ngoài.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tại sao treo tranh ảnh lại tăng thêm may mắn cho gia đình? –

Bát Tự luận Mệnh bí kíp (3)

Bài tập: Nhạc Phi:quý ất giáp kỷ Mùi mão tử tị Cùng một khác nam mệnh: quý ất giáp canh Mão mão dần ngọ
Bát Tự luận Mệnh bí kíp (3)

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Một người vốn là dân tộc anh hùng, minh tái sử sách, một người bình thường cán bộ. Bọn họ đích dụng thần đều là thủy, quý mão tạo tân hợi vận ất hợi năm lên chức chức. Hai người bọn họ vì sao giống như này đại đích khác biệt?

Đề kỳ: dụng "Có" cùng "Không có" đích lý luận.

Thứ mười kỳ, bát tự trung tam hình đích cái nhìn

Dần tị thân, sửu tuất mùi, tử mão tam hình, có thư trung nói gặp tam hình lấy hung đoạn, hơn nữa đem tam hình nói xong rất đáng sợ. Kỳ thật tam hình cùng loại vu lục xung, 《 Tích Thiên Tủy 》 nói hình vi hình động cùng hình khai, không nhắc tới kỳ hung. Dần hình tị, lấy mộc động hỏa, hỏa hỉ vượng thì cát, hỏa kỵ vượng thì hung; tị hình dần, dần động mà tiết, chủ dần viện đại biểu chuyện vật bị nạn, nếu dần vi kỵ phản chủ cát, nhưng dần vượng tị suy thì dần động; dần thấy thân cùng thân thấy dần lấy xung luận; mà tị thấy thân thì vi hình hợp, tị có thể đem thân hợp mang hình không có tác dụng, thân cũng có thể đem tị hợp bán mang hình, đánh mất tác dụng. Sửu tuất mùi tam hình cùng xung đích cái nhìn cực kỳ tương tự, gần thì hình phá hư mộ trung vật, xa thì có thể hình khai mộ khố mà được dụng. Tử mão hình vi bại hình, tử thủy đem mộc  cây hủ bại mà không dậy nổi sinh đích tác dụng; mão hình tử thì tử thủy chết vào mão, tử bị hao tổn thương.

Lệ càn tạo:

Kỷ đinh ất bính

Sửu sửu mão tử

Đại vận:

Bính ất giáp quý nhâm

Tử hợi tuất dậu thân

Này mệnh xem tử tức, lấy thực thương bính đinh vi con gái tinh, đinh thực thần vi tử, bính thương quan vi nữ. Thực đinh thấy sửu tài nhất định tiên sinh tử. Mà đại vận hành quý dậu vận kiêu thần đoạt thực, tình hình có khi thấy thương quan sớm tử khó khăn tồn đích tin tức, cố ngoài tử vu 10 tuổi thời chết vào bỏ mạng. Gặp tử mão hình, mão cùng tử lưỡng thương, cùng lúc nói rõ cả đời vi con gái mà thương tâm * lao; về phương diện khác tỏ vẻ có tử nhất định vi qua phòng, tử mão chi hình tị không cách nào hình thành huyết thống quan hệ, mão bị hình phá hư thê tử cũng không có cách tái sinh dục.

"Mệnh Lý Chỉ Yếu" và "Tích Thiên Tủy" là có đóng hình đích ví dụ rất nhiều, đệ tử tại đọc thời nói chú ý lĩnh hội tức có thể.

Bài tập: rất nhiều đệ tử đích dụng thần chưa vượt qua kiểm tra, cố ở lâu này phương diện bài tập.

Càn tạo:

Ất quý đinh mậu

Tị mùi sửu thân

Khôn tạo:

Giáp giáp quý tân

Ngọ tuất hợi dậu

Khôn tạo:

Bính quý tân quý

Dần tị dậu tị

Tốt nhất nói ra 2, 3 lệ này hai người vốn là đang làm gì.

Thứ mười một kỳ, thập can hỉ kỵ khái luận

"đạo đọc" ngàn dặm lãng một thiên Hác tiên sinh một câu khẩu quyết: giáp sinh dậu nguyệt hỉ thủy nhuận, ất sinh dậu nguyệt dụng hỏa công, là đúng giáp ất mộc tại thu sinh đích hỉ kỵ nhất tinh ích đích khái quát. Đối với thập can hỉ kỵ đích một lần nữa nhận thức vốn là bát tự lấy dụng thần đích mấu chốt! Rất nhiều đệ tử dùng  Lý hồng thành đích nhật chủ suy vượng pháp lấy dụng thần, có mấy người khuyết điểm, ⒈ có khi đối với nhật chủ suy vượng nhận thức không rõ;⒉ suy thời dụng ấn hay là dụng tỉ kiếp, hay là kiếp ấn cũng khả dụng nhận thức không rõ;⒊ nhật chủ vượng thời chỉ dùng để tiết hay là dụng khắc dụng háo không đổi nắm giữ;⒋ đối với một ít đặc thù cách cục, dụng thần cùng nhật chủ suy vượng không có vấn đề gì. Nhưng nếu như chúng ta vứt bỏ này đó, hết thảy cũng được dễ dàng hơn nhiều.

Giáp mộc sinh vu dần mão nguyệt, có thủy sinh trợ giúp có thể thành che trời chi mộc, dụng hỏa tiết vi nghi; nhưng đầu mùa xuân mộc nộn, nhất úy cường kim khắc hại, cố có "Giáp mộc che trời, thoát thai nên hỏa, xuân không tha kim" nói đến. Đặc thù tòng người mạnh, thì thấy hỏa nghi khứ ( như Nhạc Phi ); nếu xuân mộc không có thủy thì khô, phản không nên thấy hỏa.

Ất mộc sinh dần mão nguyệt, thì nghi thủy không nên hỏa, nghi kết đảng hội cục, loại tụ thành xu thế, có thủy thấy hỏa cũng cát.

Giáp ất mộc sinh mùa hè thì vi lúa giá, nhất nghi thấy thủy, có thủy thì quý, không có thủy thì bần.

Giáp ất mộc sinh trời mùa thu, như khẩu quyết trung viện nói "Giáp mộc hỉ thủy sợ thổ, ất mộc thì hỉ hỏa sợ thủy."

Giáp ất mộc sinh mùa đông vi hàn mộc, hoan hỷ nhất dụng hỏa tối cục điều hậu, không có hỏa thì bần tiện.

Bính đinh hỏa đích đặc điểm đối với bốn mùa cũng không hết sức mẫn cảm, sợ nhất ẩm ướt thổ hối hỏa, còn sợ táo thổ hối hỏa, ngộ này hai loại tình hình thì hỉ dụng mộc. Không có mộc thì bần tiện. Bính đinh hỏa thấy thổ không chủ tú khí, nguyên nhân thổ vi ngũ hành trung nhất tiện gì đó. Bính hỏa hình như mặt trời, sợ qua vượng mộc suy không có thủy thì đốt tẫn mà chết, cố bính hỏa nên ức ngoài tính chất, không thể trợ giúp ngoài uy. Đinh hỏa hình như chúc đăng, gặp tị ngọ tái sợ thấu bính thì đoạt ngoài quang; suy thời nhất nghi giáp ất sinh trợ giúp.

Mậu thổ như mặt đất, sinh vu xuân hoặc sinh vu thu ( không kể cả tuất nguyệt ) vi bạc thổ, yêu nhất bính hỏa mặt trời chiếu khắp. Sinh vu hạ người rất ít có thể có quý cách. Thấy tuất thổ thông căn thì ngoan cố, lại sợ thấy hỏa, nghi tiết chi háo chi vi nghi. Sinh vu đông càng hỉ thấy bính hỏa.

Kỷ thổ đối với bốn mùa cũng không hết sức mẫn cảm. Một bực như nhau vượng thì hỉ tân kim, suy thì hỉ lộc. Đinh vi kỷ thổ lộc, đa số kỷ thổ cũng hỉ đinh hỏa.

Canh kim vốn là một loại khó nhất nắm lấy gì đó. Nó ngoan cố mà thô tháo, sẽ thuận theo tính chất, sẽ nghịch ngoài tính chất, không thể cũng thuận cũng nghịch, thì tiện không thể nói. Tức, nên khắc hay dùng vượng hỏa, nên tiết hay dùng vượng thủy, nên sinh sẽ vượng chi ẩm ướt thổ; canh kim chế hóa thích hợp, tức có thể thành tài.

Tân kim vốn là một loại rất tú khí gì đó, nghi cẩn thận trân trọng. Hạ tân kim gặp khắc, hoan hỷ nhất thấy quý thủy; đông tân kim ngộ hàn, nhất nghi thấy đinh hỏa. Tân kim không nên nhiều, nhiều thì không tú, lại sợ thổ trọng, mai một mà không ánh sáng. Tân kim ái thực thần cùng lộc thần, rất ít ái ấn thụ đích tình huống.

Nhâm thủy yêu nhất dần mộc, suy thủy thấy dần mộc có thể dựa vào, vượng thủy thấy dần mộc có thể tiết tú. Nhưng không thích mão mộc. Đồng lý nó yêu thích giáp mộc, nhưng lại chưa chắc ái ất mộc.

Quý thủy âm trung chi âm, nếu như có thể tòng mộc hỏa hoặc hóa khí vốn là tốt nhất bất quá đích. Một bực như nhau thấy canh tân thân dậu chi kim trợ giúp, bất quá bình thường mệnh mà kỷ.

Lấy thượng viện thuật, chỉ là thập can hỉ kỵ đích một bực như nhau cái nhìn, thiết không thể dùng làm tử che. Hác tiên sinh nói, mỗi một can đều có nó hỉ đích cùng kỵ gì đó, nhân tiện tượng người của chúng ta  đích tính cách giống nhau, thập can là có người tính chất gì đó, thiết không thể dụng một loại suy vượng đích khuôn mẫu đến che, như vậy ngươi vĩnh viễn không cách nào hiểu rõ nó. Có thể thấy được mệnh học đích khó khăn điểm cùng yếu điểm tại "Nghiền ngẫm" nhân tính thượng.

Mệnh học lớn nhất đích lầm lẫn vốn là không biết chúng ta nhất trụ cột tựa hồ nhất hiểu biết gì đó.

Bài tập: càn tạo:

Giáp bính bính giáp

Tử dần dần ngọ

Nói ra hắn đích quý tiện và dụng thần, này nói đề tài dường như khó khăn, ta khảo qua người khác, rất ít có trả lời đích.

Thứ mười nhị kỳ   mệnh đàn sai luận

A, có sai nhất định củ

Ta đề xướng mệnh học nghiên cứu trung đích thảo luận cùng biện bác, có đệ tử phát hiện ta tác phẩm trung đích một ít sai lầm, phi thường tốt. Hiện đem sai đích địa phương đưa ra tu chỉnh.

1, tại thứ hai giữa kỳ có một gã nói: "Đại vận xung bát tự cực vượng chi thần không vi xung vượng, cát hung ứng xem tình huống. Bát tự trung vốn có hung thần không có chế hóa, tại đại vận trung đắc căn chủ đại hung; bát tự trung vốn có hung thần bị chế hóa, tại đại vận trung đắc căn chủ khứ hung thần chi ứng kỳ, chủ cát." Có đệ tử yêu cầu giơ lệ.

Lệ: 《 Mệnh Lý Chỉ Yếu 》 như nhau (161 trang ):

Càn tạo:

Đinh nhâm nhâm tân

Sửu tử thân hợi

Đây là mỗ thị trưởng. Hành bính ngọ vận đại vận xung bát tự trung cực vượng chi tử thủy, nguyên cục trung kỵ thần đinh hỏa bị nhâm thủy hợp khứ, nay gặp kỵ thần đắc căn to lớn vận chủ kỵ thần chế hóa đích ứng kỳ ( thực tế này tạo đích đinh hỏa không vi kỵ thần, ứng gọi là "Kẻ trộm thần ", phía sau có tế nói ). Này vận lên chức cho dù giáo ủy chủ nhiệm, sau khi lên chức thị trưởng.

2, đáng đệ tử thêm phát hiện 《 Mệnh Lý Chỉ Yếu 》 trung 《 người giám 》 bộ phận, có mệnh đích giải thích tồn tại vấn đề. Quả thật, ta làm này thư thời tại ba năm trước đây, khi đó ta đối với một ít vấn đề chưa chuẩn bị rõ ràng, không thể quá khứ đích giải thích vi "Pháp" . Đệ tử khả dụng bây giờ đích quan điểm phê phán tính chất mà đi xem 《 người giám tân giải 》. 《 cách cục thông biện 》 bộ phận sai lầm ít.

Triệu bỉnh quân lệ:

Mậu ất nhâm ất

Ngọ sửu thân tị

Đại vận canh ngọ, lưu niên ất tị. Tị thân hợp bán, tị sửu không có khả năng tái củng. Tuế vận ất canh kết hợp hợp khứ ấn tinh, sẽ không hợp vượng. Này tạo có thể thời thìn có lầm, có khả năng vốn là giáp giờ Thìn, dụng thần vi mộc, hàn mộc không dài, điều hậu dụng thần. Canh vận xung giáp, ất canh kết hợp khứ canh, chủ đại cát.

Trịnh hiếu tư lệ:

Canh canh bính mậu

Thân thìn ngọ tuất

Ất dậu đại vận, quý mão lưu niên. Mão dậu xung, nguyên văn trung nói xung động thái tuế mão trợ giúp nhật nguyên, đây là không đúng đích. Mão mộc không có gốc chủ bị xung phá, phản đem dậu kim kỵ thần xung động. Có thể này tạo thời thìn có lầm, kỷ giờ Hợi tượng. Nguyên cục bát tự không có ấn tinh vô luận như thế nào cũng không phải một làm quan đích, kỷ giờ Hợi ấn rơi quan trung, có thể làm quan. Như vậy ất dậu vận kỵ thần dậu kim hợp bán kỵ thần thìn thổ, chủ cát; quý mão hợi mão củng mộc, dẫn ra quan trung ấn tinh, mão có gốc sẽ không bị phá, phản có thể xung động dậu kim, thìn dậu kỵ thần hợp, xung năm vi ứng kỳ, chủ cát ( hợp trung hỉ xung chi ứng ).

B, mệnh đàn không phải là

Đương kim mệnh đàn "Đại sư" cao thủ rất nhiều, ta từng nhắc nhở đệ tử muốn học hội biện thức mệnh lý thật giả. Ta tại công khai trường hợp một bực như nhau không đi đánh giá người khác không phải là. Nhưng tại chúng ta đệ tử bên trong, có chút nói hay là muốn nói đích.

A mỗ đích thích mệnh hệ thống có nghiêm trọng sai lầm, không cần ta tế nói đệ tử cũng có thể phân biệt rõ, hắn đích đồ tử đồ tôn các rất nhiều, so với hắn mạnh hơn một ít. B mỗ học triết học sinh ra, hội bày ra, thiện biên ngụy biện, không có nghiêm cẩn đích quy luật gì đó. Hắn đích đệ tử đại khái gần vạn, không có nghe nói người theo hắn có thể học thành đích, một vị ở nơi nào ngây người nửa năm đích đồng hành theo ta nói, hắn bản thân căn bản sẽ không đoạn mệnh. C mỗ có thể thêm tỉ B mỗ cường một điểm, hắn cũng thiện biên ngụy biện, hắn thích đem đơn giản gì đó phức tạp hóa, đem phức tạp gì đó đơn giản hóa, ta xem không hiểu hắn làm đích thư. D mỗ so với bọn hắn hoàn lại cường một điểm, học thức độ sâu cùng ngộ tính cũng không cao, hoàn lại dường như thành thật, thích mệnh sơ hở tuy nhiều, còn có có thể lấy đích địa phương.

E mỗ vốn là đương kim đối với mệnh lý đích nhận thức cùng ngộ tính cao nhất đích một vị, hắn đích thư cũng hết sức có giá trị.

Đầu tiên, hắn lần đầu tiên đưa ra "Khứ kỵ thần thời được kỵ thần hỉ" đích trọng yếu mệnh lý tư tưởng, này một cái mặc dù Hác tiên sinh đoạn mệnh trung cũng thường sử dụng, nhưng hắn không có hình thành phổ biến áp dụng đích lý luận quy tắc.

Tiếp theo, hắn hữu ích rồi bát tự ứng kỳ đích cách, bát tự thực tế vốn là một người cát hung cùng ứng kỳ đích quy luật hệ thống, tại hắn trước tất cả đại lục đích mệnh sư cũng không có nhận thức đến điểm này. Ta là hai năm tiền ngộ đến đích, cùng theo Vương Hổ Ứng sư phụ học tập sáu hào có liên quan.

Lần nữa, đối với mệnh lý can chi hư thật và sắp đặt đích hữu ích, E mỗ nhận thức đến này một cái.

Nhưng E mỗ đích luận mệnh hệ thống cũng tồn tại nghiêm trọng không đủ.

Đầu tiên, hắn không nói bát tự đích tân chủ, mà thống thống nói hợp bán, như vậy dễ dàng xuất hiện khác biệt.

Thứ hai, chối bỏ điều hậu dụng thần, thực tế điều hậu vốn là hết sức ứng hiểm đích. Ta đến nay không biết dụng hắn đích lý luận, ta đích bát tự đáng thấy thế nào.

Thứ ba, đem tam hội cục nói thành hợp bán, đó là một nghiêm trọng sai lầm, cùng Tống Anh Thành đích "Gặp mộ kỵ yêu" rất tương tự.

Thứ tư, đem dụng thần kỵ thần cuối cùng thân hóa cùng tuyệt đối hóa. Hắn chối bỏ bát tự có đến gần thăng bằng đích kết cấu, chối bỏ nhàn thần đích tồn tại, hơn nữa xem lục thân cũng dụng hỉ kỵ thần, này cùng ta đích phương pháp bất đồng.

Thứ năm, hắn đem chính mình đích hệ thống dâng tặng tuyệt đối chính xác, không tha nạp đồ vật khác , đây là làm học vấn đích tối kỵ. Mệnh lý là có rất nhiều đặc thù gì đó, hội du cách vu quy luật chung ở ngoài, có rất nhiều đích lý cùng cách. Theo hắn đích đệ tử F nói, E mỗ đích chuẩn xác suất 70%. Mà thêm theo khác đồng hành nói, hắn cấp một vị mộ danh cầu trắc người chích đoạn được rồi 30%, cơ hồ nguyên nhân ngôn ngữ không đúng mà đánh lớn một trận. Có thể thấy được hắn thích mệnh hệ thống đích vấn đề rất nhiều.

Ta tùy theo giơ như nhau, quê quán của ta năm bàn xuất đích một vị nhân vật diêm tích sơn:

Càn tạo:

Quý tân ất đinh

Mùi dậu dậu sửu

Theo Hác tiên sinh nói, hắn đích manh người sư gia lưu khai thành tại diêm mười tám, chín tuổi đích lúc cho hắn tính qua mệnh, lúc ấy diêm cùng phụ thân việc buôn bán thất bại nghèo túng thời tính đích. Lúc ấy khuyên hắn nên xuất dương lưu học, tương lai có thể ngồi nửa bích thiên hạ, thêm khuyên hắn mọi việc không nên bốc lên đầu, như vậy hội gặp tới tai họa. Tiên sinh theo diêm nói: "Ấn mạng của ngươi ngươi nên phó ta 300 đại dương đích quẻ tiền, ta biết ngươi bây giờ không có tiền, đánh một nợ điều đi" . Diêm lúc ấy cũng không tin, tưởng rằng tiên sinh theo hắn hay nói giỡn, liền tiện tay đánh một 300 đại dương đích nợ điều. Vài chục năm sau khi, diêm làm đô đốc, lưu khai thành cầm nợ điều tìm được diêm, diêm vui vẻ xuất ra.

Này đoạn chuyện xưa ứng đáng có thể tín tính chất, bởi vì Hác tiên sinh có thể báo xuất diêm đích ngày sinh tháng đẻ. Cái này bát tự cùng thư trung lưu hành đích giờ Hợi thời thìn bất đồng, thực tế thư trung có lầm. Theo dân bản xứ nói, diêm mẫu mộng thấy một viên sao rơi vào nhà nàng đích củi phòng sau khi tỉnh lại sinh đích diêm, phụ hợp giờ sửu. Diêm mẫu tuyệt không hội ban ngày làm mộng.

Ấn E mỗ đích lý luận, diêm mệnh sát vượng thân cực nhược, ứng đáng tòng sát, lấy sát vi dụng tài vi hỉ. Ứng hỉ quan tinh vừa người. Thực tế diêm canh thân vận mọi sự không được, việc buôn bán thất bại. Phản tại mậu ngọ vận khắc sát chi vận làm đô đốc. Nếu như quý thủy vi kỵ mậu hợp khứ quý vi khứ kỵ, như vậy vì sao hắn ất tị vận vẫn như cũ có thể cầm quyền? Tại quân phiệt hỗn chiến rung chuyển đích năm tháng, diêm có thể chưởng quản Sơn Tây 36  nhiều năm, như thế nào giải thích hợp lý đây?

Vốn kỳ đích bài tập chính là: như thế nào hợp lý giải thích diêm tích sơn đích mệnh tạo.

Thứ mười ba kỳ, điều hậu chính giải

Điều hậu lấy dụng thần vốn là bát tự lấy dụng thần đích trọng yếu nội dung, nhưng rất nhiều thư trung nó đích giải thích cũng không thấu triệt, ta ở đây làm tân đích chính giải. Đầu tiên điều hậu nên trọng định nghĩa mới, tiếp theo điều hậu có nghiêm khắc đích sử dụng điều kiện.

Một, điều hậu lấy chi vu thời kỳ đích hàn ấm, táo ẩm ướt, lấy lễ làm là việc chính, xứng xem nó chi. Tức chỉ có đông sinh, hạ sinh dụng chi hàn ấm điều hậu; mùi, tuất nguyệt sinh gặp lại hỏa, sửu thìn nguyệt sinh gặp lại thủy dụng chi táo ẩm ướt điều hậu, khác xuân thu chi sinh không cần điều hậu.

Nhị, điều hậu giới hạn vu bộ phận thiên can mà không thích hợp vu tất cả thiên can. Giáp ất mộc đối với hàn ấm thời kỳ nhất mẫn cảm, cố phàm giáp ất mộc làm nhật chủ hoặc tác dụng thần, kỵ thần thêm đông sinh hoặc hạ sinh người đầu tiên lo lắng điều hậu. Tiếp theo canh tân kim đối với hàn ấm, táo ẩm ướt cũng rất mẫn cảm. Mậu kỷ thổ chuyển đổi hậu không mẫn cảm. Về phần bính đinh nhâm quý chúng nó thân mình đối với hàn ấm cũng không mẫn cảm, nhưng có ỷ lại mộc sinh, có ỷ lại mộc tiết, cố có mộc thời dụng điều hậu, không có mộc thời không xem điều hậu.

Tam, điều hậu đích cách dùng nên đồng dụng hỏa, dụng thủy khu tách ra đến, không thể hỗn làm một đàm. Tỷ như ba tháng vi thìn, dụng hỏa nói thìn thổ hối hỏa vừa là thủy khố, không cát, nhưng dụng điều hậu ba tháng xuân ấm hoa thiên, dương khí ban đầu tiến, thì cát. Cũng có đích bát tự vốn là vừa dụng hỏa, cũng dụng ấm điều hậu, hoặc vừa dụng thủy, cũng dụng hàn điều hậu, có thì đơn độc dụng một loại, đệ tử phải chú ý khu phân chúng nó đều tự đích cách dùng. Hiện trạch lệ mà nói: ( Lý hàm thìn 《 chân tung 》221 trang lệ )

Khôn tạo:

Kỷ đinh đinh nhâm

Hợi sửu mùi dần

Đại vận:

Mậu kỷ canh tân nhâm

Dần mão thìn tị ngọ

Đây là hàm Trữ một vị thị trưởng. Lý hồng thành nói thân nhược dụng hỏa, Lý hàm thìn nói tòng quan. Lý hàm thìn khẳng định nói đích không đúng, tòng quan, quan vi dụng thần, quan tinh nhâm thủy nhược vi hỉ thần nhược, quyết chủ không có quan; hơn nữa dần mộc trường sinh hỏa, thêm không gặp phá, đinh hỏa có khí có sinh, không thể tòng. Thực tế này tạo cũng không tòng quan, cũng không phải thân nhược dụng hỏa, xác nhận điều hậu dụng ấm. Đinh hỏa thân mình đối với thời kỳ không mẫn cảm, nhưng nó viện ỷ lại đích dần mộc nhưng lại rất hàn không dài, cố hỉ hành ấm mà, đại vận đoạn đường tẩu ấm, cố cát. Canh thìn vận mặc dù thìn thổ hối hỏa, nhưng chuyển đổi hậu đến nói nhưng lại cát, cố quyết không sẽ ở này vận xui xẻo, phản lấy cát đoạn. Có người sẽ nói ất hợi năm tị hợi xung hội xung khứ tị hỏa không cát, thực tế điều hậu dụng thần còn có một đặc tính, nhưng lại không sợ hình xung phá hại và hợp hóa biến chất, có hình đích ngũ hành kim mộc thủy hỏa thổ cũng sợ hãi bị phá hư điệu, duy có điều hậu vốn là một loại thời kỳ, một loại thời gian, vốn là vô hình đích, cho nên không sợ bị phá phá hư.

Thêm lệ giáp tạo:

Đinh nhâm đinh tân

Mùi tử tị hợi

Ất tạo:

Đinh tân ất đinh

Mùi hợi tị sửu

Đại vận:

Canh kỷ mậu

Tuất dậu thân

Giáp tạo dụng thần ứng nên mộc hỏa, ất tạo đích dụng thần vốn là điều hậu. Cũng nên có khác biệt. Canh tuất vận vốn là giáp tạo hỏa đắc căn, học tập nổi danh nhóm tiền vài tên; ất tạo ở đây vận vẫn trung bình. Kỷ dậu vận chi giáp tuất năm, giáp tạo dụng hỏa vô cùng tốt, này một năm khai trương rồi hán tử; ất tạo dụng giáp không cần tuất, tiền nửa năm xui xẻo, giáp tuất nguyệt sau lúc buôn bán lời mấy ngàn nguyên, khác biệt rất lớn. Đến ất hợi năm, giáp tạo dụng hỏa ất mộc có thể nhóm lửa, dậu bán tị, hợi xung tị, cát hung hỗ có, viện cát người hợi xung tị, dậu không thể bán tị, dụng thần xung xuất chủ cát, viện hung người hợi qua vượng thêm cuối cùng đem tị cũng xung điệu, kết quả tiền nửa năm buôn bán lời mười mấy vạn, sau khi nửa năm hán tử đóng cửa, nhận được quán tử. Mà ất tạo nhưng lại ở này một năm nhất xui xẻo, thu vào đặc biệt ít còn phải rồi một năm bệnh, ất tạo tòng 98 năm sau lúc dần dần ấm, trục năm chuyển biến tốt đẹp, giáp tạo cũng không thấy khởi sắc, tới canh thìn năm giáp tạo càng ngày càng tốt, hắn bình thản, phụ thân hoàn lại bị bệnh. Mậu thân vận vi thổ kim, đối với giáp tạo dụng điều hậu đến nói vốn là rơi vào ấm mà, mà ất nhưng lại chưa chắc có thể sống khá giả giáp tạo.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Bát Tự luận Mệnh bí kíp (3)

Lựa chọn bố cục nghênh Thủy thế nào để vượng tài? –

“Bạch Hổ nghênh Thuỷ pháp” còn gọi là “Tả lai Hữu thu pháp”. Như chúng ta đã biết, đường đi hoặc hành lang nằm bên trái căn nhà là hướng Thanh Long, đường đi hoặc hành lang bên phải căn nhà là hướng Bạch Hổ. Nếu bên trái dài hơn bên phải thì bên trái

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

chính là hướng Thuỷ đến còn bên phải là hướng Thuỷ đi. Đây là bố cục “trái đến phải tiếp”. Loại nhà này thích hợp mở cửa bên phải để nghênh đón Thuỷ thúc vượng tài vận. Bên phải thuộc vị trí Bạch Hổ, cho nên cách này gọi là “Bạch Hổ nghênh Thuỷ pháp”.

p74

“Thanh Long nghênh Thuỷ pháp” còn gọi là “Hữu lai Tả thu pháp”. “Thanh Long nghênh Thuỷ pháp” tương phản với “Bạch Hổ nghênh Thuỷ pháp”. Khi đường đi hoặc hành lang phía bên phải căn nhà dài hơn bên trái thì bên phải là hướng Thuỷ đến còn bên trái là hướng Thuỷ đi. Đây là bố cục “Phải đến trái tiếp”. Với căn nhà có bố cục này thì nên mở cửa bên trái để thúc tài vận. Bên trái là vị trí của Thanh Long nên cách này gọi là “Thanh Long nghênh Thuỷ pháp”.

“Chu Tước nghênh Thủy pháp” còn gọi là “Tiền lai trung thu pháp”. Nếu phía trước mặt của căn nhà là khoảng không bằng phẳng hoặc kiểu dạng như công viên thì khoảng không đó gọi là Minh đường. Trong Phong thuỷ học, bố cục kiểu này gọi là “Minh đường tụ khí cục”. Căn nhà có bố cục này thích hợp mở cửa ở giữa để đón Thuỷ , do đó còn gọi là bố cục “trước đến giữa thu”. Minh đường còn có tên là Chu Tước, vì thế cách này cũng có tên là “Chu Tước nghênh Thuỷ pháp”


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Lựa chọn bố cục nghênh Thủy thế nào để vượng tài? –

Xem bói -xem tướng tay của người xưa

Dường như đôi tay hàm chứa toàn bộ ý nghĩa cuộc đời và sự thăng trầm chủ yếu trong vận mệnh.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Xem bói, xem tướng tay là một thuật xem tướng xa xưa, mức độ phức tạp của nó dường như có thể tương đương với tướng mặt. Độ to nhỏ, dày mỏng của bàn tay, độ dài ngắn, to nhỏ của nắm tay tương quan giữa các ngón tay, đường vân tay đều liên quan đến nhiều học thuyết mệnh lý.

Các nhà xem tướng thuật cho rằng, tay bên ngoài nối với tứ chi, trong nốì với nội tạng, dự báo được mất. Do đó từ xem bói tướng tay tốt xấu có thể đoán được thọ yểu, quý tiện, hiền ngu. Trong các điển tập tướng thuật cổ xưa có nhiều luận thuật về tướng tay, phần lớn dựa vào các vị trí trên tay để luận.

Dường như đôi tay hàm chứa toàn bộ ý nghĩa cuộc đời và sự thăng trầm chủ yếu trong vận mệnh. Lấy hình tay để luận thì thường cho rằng tác dụng của tay là “giữ” và “cầm”. Do đó cho rằng, người có tay dài thanh mảnh có tính tình lương thiện, thích cho đi. Người có tay dày ngắn tính tình keo kiệt. Thân người nhỏ tay to thì phúc thọ, người có thân to tay nhỏ bần cùng và đoản mệnh. Người có tay nhỏ mềm là thanh quý, người có tay thô cứng là hạ tiện. Người có tay như bàn chân của gà thì không có trí tuệ, như móng lợn thì ngu đần, mu bàn tay lộ gân là ngưòi gian khó. Ngưòi có tay trái ngắn ít tài năng, người có tay phải ngắn giỏi võ lược. Ngón tay nhỏ dài thông minh, ngón tay ngắn thì bần tiện ngu đần.

Bàn tay dày khít thì nhiều của, người có bàn tay cứng và ngón tay tách ròi nhau là phá bại. Bàn tay trong tướng thuật được coi là hình ảnh thu nhỏ của toàn bộ vũ trụ, phân thành Tam tài, Bát quái, Ngũ hành tương ứng với thiên tượng và nhân sự. Thuyết mệnh lý trong nó được khắc họa khá tỉ mỉ với đặc điểm chủ yếu là vân bàn tay, sau đó là vân mu bàn tay và vân nắm tay, vân ngón tay. Trong Ngọc quản chiếu thần cục của Tống Tề Khưu thời Nam Đường liệt kê 72 loại vân bàn tay, mỗi loại đều có các ca quyết, được các thuật sỹ đều coi là pháp điểm, lưu truyền rộng khắp.

Thuật xem bói tay cổ đại Trung Quốc xuất hiện vào khoảng thời Xuân thu cùng với thuật xem bói tướng mặt. Ban đầu là xem chân tay, sau là xem bàn tay, tiếp đến xem ngón, xem vân, dần dần phát triển thành một tướng pháp cực kỳ quan trọng trong tướng thuật. Lý luận tướng tay cổ đại thường kêt hợp với lý luận Đông y, học thuyết Âm dương Ngũ hành, Bát quái, từ đó mà có tác dụng trong nhiều phương diện như chân đoán điều trị bệnh và dự đoán 3 vận mệnh.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Xem bói -xem tướng tay của người xưa

Đền Lý Bát Đế - Bắc Ninh

Đền Lý Bát Đế hay còn gọi là Đền Đô nằm tại xóm Thượng, làng Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đền Lý Bát Đế có tên gọi khác là Cổ Pháp điện

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Đền Lý Bát Đế nằm tại xóm Thượng, làng Đình Bảng (nay là phường Đình Bảng), thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tại đây hàng năm sẽ tổ chức một lễ hội hoành tráng kéo dài 3 ngày bắt đầu từ ngày 14-16 tháng 3 âm lịch. Tuy ngôi đền này không có phong cảnh thiên nhiên tuyệt mĩ nhưng lại lưu lại nhiều nét văn hóa cổ kính, độc đáo.

Đền Lý Bát Đế hay còn có tên gọi khác là Đền Đô hay Cổ Pháp điện là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý:

  1. Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009 – 1028).
  2. Lý Thái Tông (1028 – 1054).
  3. Lý Thánh Tông (1054-1072).
  4. Lý Nhân Tông (1072-1128).
  5. Lý Thần Tông (1128-1138).
  6. Lý Anh Tông (1138-1175).
  7. Lý Cao Tông (1175-1210).
  8. Lý Huệ Tông (1210-1224).

Đền nằm cách thủ đô Hà Nội gần 20 km về phía Bắc, thuộc địa phận hương Cổ Pháp, châu Cổ Pháp (làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) nên còn gọi là đền Cổ Pháp (Cổ Pháp Điện). Năm 1991, Đền Lý Bát Đế công nhận là di tích lịch sử – văn hóa.

đền lý bát đế
Thủy đình – Đền Lý Bát Đế

Lịch sử đền Lý Bát Đế

Từ xưa, Cổ Pháp được liệt vào làng “tam cổ”: “Thứ nhất Cổ Bi, thứ nhì Cổ Loa, thứ ba Cổ Pháp”. Đất Cổ Pháp là nơi thắng địa bậc nhất Kinh Bắc, vượng khí, linh thiêng. Làng Cổ Pháp được cho là nơi phát tích của triều đình nhà Lý, kéo dài hơn 200 năm.

Đền Lý Bát Đế được khởi công xây dựng từ ngày 3 tháng Ba năm Canh Ngọ 1030 bởi Lý Thái Tông khi vị hoàng đế này về quê làm giỗ cha. Sau này, đền được nhiều lần trung tu và mở rộng. Lần trùng tu lớn nhất là vào năm thứ hai niên hiệu Hoàng Định của vua Lê Kính Tông (tức năm 1602), khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triều Lý.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, quân Pháp đã phá hủy nhiều di sản văn hóa ở Cổ Pháp. Năm 1952, quân Pháp dội bom, phá hủy hoàn toàn đền. Đến năm 1989, đền đã được khởi công xây dựng lại, theo đúng hình dáng và kiến trúc phác thảo, căn cứ vào dấu tích còn lại và các tài liệu lưu trữ.

Kiến trúc đền Lý Bát Đế

Đền Đô rộng 31.250 m², với hơn 20 hạng mục công trình, chia thành: nội thành và ngoại thành. Tất cả đều được xây dựng công phu, đắp vẽ chạm khắc tinh xảo.

Khu vực nội thành có kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Cổng vào nội thành gọi là Ngũ Long Môn vì hai cánh cổng có trạm khắc hình năm con rồng. Trung tâm của Khu nội thành và cũng là trung tâm đền là chính điện. Chính điện gồm trước tiên là Phương đình (nhà vuông) 8 mái 3 gian rộng đến 70 m². Tiếp đến nhà Tiền tế 7 gian rộng 220 m². Tại đây có điện thờ vua Lý Thái Tổ. Phía bên trái điện thờ có treo tấm bảng ghi lại “Chiếu dời đô” của vua Lý Thái Tổ với đúng 214 chữ, ứng với 214 năm trị vì của 8 đời vua nhà Lý. Phía bên phải có treo tấm bảng ghi bài thơ nổi tiếng “Nam quốc sơn hà Nam đế cư…”. Sau cùng là Cổ Pháp điện gồm 7 gian rộng 180 m² là nơi đặt ngai thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý. Gian giữa là nơi thờ Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông; ba gian bên phải lần lượt thờ Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lý Thần Tông; ba gian bên trái lần lượt thờ Lý Anh Tông, Lý Huệ Tông và Lý Cao Tông.

Trong nội thành còn có nhà chuyển bồng, kiến trúc theo kiểu chồng diêm 8 mái, 8 đao cong mềm mại, nhà tiền tế, nhà để kiệu thờ, nhà để ngựa thờ. Đặc biệt, phía Đông đền có nhà bia, nơi đặt “Cổ Pháp Điện Tạo Bi” (bia đền Cổ Pháp). Tấm bia đá này cao 190 cm, rộng 103 cm, dày 17 cm, được khắc dựng năm Giáp Thìn (1605), do tiến sĩ Phùng Khắc Khoan soạn văn bia, ghi lại sự kiện lịch sử nhà Lê xây dựng lại đền và ghi công đức của các vị vua triều Lý.

Khu ngoại thất đền Đô gồm thủy đình trên hồ bán nguyệt. Đây là nơi để các chức sắc ngày trước ngồi xem biểu diễn rối nước. Hồ này thông với ao Cả trên và ao Cả dưới và sông Tiêu Tương xưa. Thủy đình ở phía Bắc hồ rộng 5 gian có kiến trúc chồng diêm 8 mái, 8 đao cong. Thủy đình đền Lý Bát Đế từng được Ngân hàng Đông Dương thời Pháp thuộc chọn là hình ảnh in trên giấy bạc “năm đồng vàng” và là hình in trên đồng tiền xu 1000 hiện nay.

Nhà văn chỉ ba gian chồng diêm rộng 100 m² nằm bên trái khu nội thành thờ Tô Hiến Thành và Lý Đạo Thành, những quan văn đã có công lớn giúp nhà Lý. Nhà võ chỉ có kiến trúc tương tự nhà văn chỉ, ở bên phải khu nội thành thờ Lê Phụng Hiểu, Lý Thường Kiệt, Đào Cam Mộc, những quan võ đã có công lớn giúp nhà Lý. Ngoài ra, ở khu vực ngoại thành còn có nhà chủ tế, nhà kho, nhà khách và đền vua Bà (thờ Lý Chiêu Hoàng, còn gọi là đền Rồng), v.v…

đền lý bát đế
Chiếu Dời Đô tại Đền Lý Bát Đế

Lễ hội Đền Đô được tổ chức vào các ngày 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch nhằm kỷ niệm ngày Lý Công Uẩn đăng quang (ngày 15/3 năm Canh Tuất 1009), ban “Chiếu dời đô”. Đây là ngày hội lớn mang tính quốc gia, thu hút hàng vạn khách hành hương thể hiện lòng thành kính và nhớ ơn của người dân Việt đối với các vua Lý. Đó còn là lễ hội truyền thống có từ lâu đời và trở thành phong tục được nhân dân xã Đình Bảng tự nguyện lưu giữ, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đền Lý Bát Đế - Bắc Ninh

Đọc nốt ruồi may mắn trên lưng - Nhân tướng - Xem Tử Vi

Đọc nốt ruồi may mắn trên lưng, Nhân tướng, Xem Tử Vi, xem bói, xem tử vi Đọc nốt ruồi may mắn trên lưng, tu vi Đọc nốt ruồi may mắn trên lưng, tu vi Nhân tướng

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Đọc nốt ruồi may mắn trên lưng

Nếu có nốt ruồi ở sau lưng, hãy vui vì điều đó bởi lẽ chúng thể hiện sự tài vận thành đạt, phú quý và trường thọ.

Chính giữa cột sống: Sự nghiệp tươi sáng 

Vận mệnh của những ai có nốt ruồi ở chính giữa cột sống sẽ tươi sáng ngay từ nhỏ. Dù là nam hay nữ, đặc biệt nếu là con trai, bạn càng được bố mẹ, gia đình bao bọc, chiều chuộng. Mọi người sẽ dồn mọi điều tốt đẹp cho bạn, thậm chí để bạn thừa kế cả gia tài. Khi trưởng thành, dù có khởi đầu không mấy suôn sẻ, nhưng bạn sẽ sớm gặp nhiều quý nhân phù trợ trong sự nghiệp. Cùng với tài ăn nói khéo léo, sống tình cảm, bạn càng được nhiều người quý mến và giúp đỡ.

Cuối xương cụt: Học vấn rộng 

Nốt ruồi ở xương cụt chứng tỏ học vấn của bạn khiến nhiều người đáng ngưỡng mộ. Ngay từ nhỏ, bạn đã có đam mê học hành. Bạn được thửa hưởng tinh thần đó chủ yếu từ bố, bồi dưỡng lòng hiếu học để đi theo con đường học vấn. Sau này, nhờ học rộng, biết nhiều, bạn sẽ có số xuất ngoại, thực hiện mơ ước nghiên cứu. Người yêu cũng là một trong nhiều người hâm mộ tài năng học thức của bạn, từ đó nảy sinh tình cảm lứa đôi.

Sống lưng, đối diện là rốn: Sức khỏe trường thọ 

Dù bạn là boy hay girl, sở hữu nốt ruồi này thì sẽ có sức khỏe dồi dào và sống trường thọ. Bạn có lối sống tích cực, để ý tới sức khỏe một cách chủ động. Đôi lúc, bạn bè gán cho mác “ông già, bà già” vì kiểu chăm chút thái quá. Ngoài ra, bạn thể hiện tâm hồn lương thiện, phóng khoáng, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp trở ngại.

Cuối xương bả vai: Vận may tràn trề 

Nốt ruồi ở vị trí dưới cùng xương bả vai, càng gần xương sống thì chủ nhân của nó càng gặp nhiều vận may. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tưởng chừng như đứng trước bờ vực thẳm, bạn vẫn được thần may mắn gõ cửa và đưa ra lối thoát. Hơn nữa, bạn còn biết cách nắm bắt cơ hội, nên sẽ phát cả về tài chính, lẫn danh vọng. Bù lại, con đường tình duyên sẽ phải trải qua nhiều thử thách mới đến được điểm đích hạnh phúc cuối cùng.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Đọc nốt ruồi may mắn trên lưng - Nhân tướng - Xem Tử Vi

Tránh xa 3 nghiệp báo khiến hôn nhân tan vỡ

Nhân duyên viên mãn là điều ai cũng mong mỏi và hướng đến. Vậy, hãy tránh xa 4 nghiệp báo khiến hôn nhân tan vỡ dưới đây nhé!
Tránh xa 3 nghiệp báo khiến hôn nhân tan vỡ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo

Nhân duyên viên mãn là điều ai cũng mong mỏi và hướng đến. Vậy, hãy tránh xa 3 nghiệp báo khiến hôn nhân tan vỡ dưới đây nhé!


=> Đọc thêm: Thế giới tâm linh huyền bí bốn phương

Tranh xa 3 nghiep bao khien hon nhan tan vo hinh anh
 
Tình yêu và hạnh phúc là những điều không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Ai cũng muốn mình sẽ tìm được người yêu thương hết mực, nắm tay nhau đi tới trọn đời. Mà Phật giáo tin vào nhân quả, gieo nhân nào gặt quả ấy, nên muốn nhân duyên tốt, hôn nhân như ý thì trước khi kết hôn và cho đến suốt cuộc đời hãy nhớ kĩ, đừng bao giờ phạm phải 3 nghiệp báo khiến hôn nhân tan vỡ.   1. Tà dâm   Phật giáo dạy rằng “vạn ác dâm cầm đầu”, trong những tội ác thì tội tà dâm là nặng nhất, là nghiệp báo khiến hôn nhân tan vỡ lớn nhất. Đừng nghĩ rằng trước khi kết hôn thì sao cũng được, kết hôn rồi mới chỉn chu, tất cả đều có nhân quả phải gánh. Cũng đừng nghĩ rằng, kết hôn rồi vẫn qua lại với người khác mà đối phương không hay thì không sao, có trời biết đấy. Càng không nên nghĩ, lừa gạt tình cảm của người khác rồi có thể hạnh phúc đến trọn đời.   Phật giáo đề xướng, không tà dâm, không quan hệ bất chính, không lươn lẹo dối trá trong chuyện tình cảm, giữ gìn tinh thần trong sáng, thanh sạch và tác phong đàng hoàng. Đó không chỉ đúng với thuần phong mĩ tục, pháp luật, đạo đức mà còn mang ý nghĩa tâm linh.   3 điểm vàng Phật chỉ để hàn gắn hôn nhân
Không phải oan gia không gặp nhau, hôn nhân không phải khi nào cũng êm đẹp. Để nắm tay nhau đi tới cuối đời, hãy nghe lời Phật dạy cách hàn gắn hôn nhân.

2. Bất hiếu
  Phật dạy rằng “trăm thiện hiếu vi trước”, trong muôn vàn điều thiện, lấy chứ hiếu làm đầu, và trong muôn vàn điều ác, ác nhất chính là bất hiếu. Ngay cả cha mẹ - đáng sinh thành dưỡng dục còn không đối xử tốt thì không thể tốt với ai khác, không thể hòa hợp mà chung sống cùng ai.    Nhân duyên chính là một loại phúc báo, nhân duyên tốt là do phúc báo lành, nhân duyên xấu là vì gieo nghiệp ác. Nên hiếu thuận cha mẹ thì tâm ắt rộng rãi, nhân duyên tốt tự dưng sẽ đến.   
Tranh xa 3 nghiep bao khien hon nhan tan vo hinh anh
 
3. Sát sinh
  Sát sinh là ác duyên, kết ác duyên thì sao có thể gặp được nhân duyên tốt đẹp. Kết ác duyên chỉ có thể gặp oan gia hoặc kẻ thù. Hơn nữa, sát nghiệp rất nặng, đối với các phương diện nhân sinh đều bị ảnh hưởng. Bởi vậy, muốn cầu duyên thì hãy giới sát, bản thân mình không sát sinh và khuyên nhủ người khác không nên sát sinh.   Tâm Lan
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Tránh xa 3 nghiệp báo khiến hôn nhân tan vỡ

Ý nghĩa thú vị sau mỗi giấc mơ

Mơ thấy biến thành kẻ trộm có nghĩa tài vận của bạn sắp đến, mơ thấy người keo kiệt ám chỉ bạn sắp cãi nhau với bạn bè.
Ý nghĩa thú vị sau mỗi giấc mơ

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói, Phong Thủy, 12 con giáp, 12 cung hoàng đạo


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem thêm: Ý nghĩa thú vị sau mỗi giấc mơ

Tiktok channel

Click to listen highlighted text! Powered By DVMS co.,ltd