Phong thuỷ phòng tắm và những điều cần lưu ý
Thiết kế kiến trúc hiện đại phần lớn tập trung nhà vệ sinh và phòng tắm vào làm một gian, bởi vậy xin được đem 2 vế hợp nhất để đàm luận về phong thuỷ.
Theo lý luận phong thuỷ truyền thống, đối với cát hung nghi kị của nhà vệ sinh, ngoài chỉ ra phương pháp tránh hung,thì những điều khác rất ít được nhắc đến, bởi vậy mà sinh ra rất nhiều cách nói. Rốt cuộc nhà vệ sinh nhà tắm có những điểm nào cần được chú ý?
Phong thuỷ phòng tắm và những điều cần lưu ý
- Nhà vệ sinh không nên nằm ở hướng Tây Nam, Đông Bắc hoặc Nam.
– Không nên đặt ở trung tâm căn nhà.
– Không nên sửa thành phòng ngủ.
– Không nên đặt ở hướng hung, nên đặt ở hướng cát.
– Địa điểm nhà vệ sinh nên ở chỗ khuất.
– Nên duy trì sạch sẽ vệ sinh.
– Nên duy trì không khí lưu thông.
Phương vị nhà vệ sinh không tốt cần cải tạo như thế nào?
Theo phong thuỷ nhà ở mà nói, hung tướng mà nhà vệ sinh dẫn đến là vô cùng nguy hại. Đặc biệt là ở hướng Bắc của nhà ở, hoặc ở hướng Đông Bắc (còn gọi là hậu quỷ môn) mà đặt nhà vệ sinh, thì sẽ dẫn đến kết quả không hay. Để cho nhà vệ sinh át được hung tướng, thì tốt nhất bạn nên đặt nó ở hướng Tây Bắc, Đông Nam hoặc phương vị Đông (xét từ trung tâm của căn nhà). Đồng thời, cũng cần phải tránh phương vị xung khắc với tuổi của nam nữ chủ nhà.
Nếu như nhà vệ sinh ở hướng Bắc hoặc phương vị Đông Bắc, nhất thiết phải chuyển sang vị trí khác. Chỉ cần tránh trung tâm Bắc 15 độ (phạm vi của Tử). Hướng Đông Bắc, thì chỉ cần tránh Bắc Đông 15 độ (phạm vi của Sửu) và trung tâm Đông Bắc 15 độ (phạm vi của Cấn). Nếu như cả nhà vệ sinh đều nằm ở phương vị Bắc hay Đông Bắc, chỉ cần di dời vị trí của bồn cầu đến phương vị cách đó 15 độ là được. Nếu như bồn cầu thuộc phạm vi này, thì chỉ cần di dời bồn cầu chứ không cần xây lại nhà vệ sinh.
Ngoài phương vị Bắc, Đông Bắc, phương vị Tây Nam cho nhà vệ sinh cũng thuộc hung tướng. Nếu cần di dời, chỉ có thể dời từ hướng Tây Nam sang Tây Bắc.
Nhà vệ sinh thuộc hướng Tây cũng không tốt lắm, có điều chỉ cần không phải là người tuổi Dậu, hoặc không có phụ nữ đang chuẩn bị kết hôn thì không cần phải lo lắng. Người cầu toàn thì có thể di dời bồn cầu đến Tây Bắc (phạm vi Nhâm hoặc Quý).
Không nên có nhà vệ sinh phía Nam, ảnh hưởng đến vận khí. Nếu như có, tốt nhất dời đến phương vị Đông, Đông Nam, Tây Bắc. Không được thiết kế nhà vệ sinh gần khu thờ cúng, không thì sẽ biến thành hung tướng.
Nhà vệ sinh không được đặt ở trung tâm căn nhà
Có 3 nguyên nhân. 1 là, theo “lạc thư” có viết thì phương vị trung tâm thuộc Thổ, còn nhà vệ sinh thuộc Thuỷ, nếu đặt ở vị trí trung tâm sẽ phát sinh Thổ khắc Thuỷ. 2 là, không khí và nước ô nhiễm từ nhà vệ sinh từ trung tâm lan ra các phòng. 3 là, trung tâm của căn nhà cũng như trái tim con người, tim mà bị ô nhiễm, thì còn có thể gọi là “cát trạch” không?
Phòng ngủ cải tạo từ nhà vệ sinh cũ:
Bởi vì người đông đất chật, nhiều gia đình sửa nhà vệ sinh thành phòng ngủ. Mặc dù tiết kiệm được không gian nhưng lại phạm phải sai lầm phong thuỷ, nghiêm khắc mà nói thì không hợp vệ sinh. Nhà vệ sinh là không sạch sẽ, cần phải tránh nằm gần kề phòng ngủ, càng không thể sửa thành phòng ngủ. Như vậy căn bản không phù hợp yêu cầu vệ sinh, thuỷ hoả bất dung.
Nhà vệ sinh không nên nằm ở hướng Nam. Điều này có liên quan đến phương vị bát quái, phương Nam là Li quái, ngũ hành thuộc Hoả, còn nhà vệ sinh lại thuộc Thuỷ. Nhà vệ sinh hướng Nam, khắc chế Hoả địa, cũng như là Bát tự của người xung khắc Lưu niên Thái Tuế, bởi vậy không may mắn. Bạn có thể tham khảo thêm cách thiết kế phong thủy phòng ngủ có lợi cho sức khỏe và vận thế.
Hướng nhà không nên cùng hướng bồn cầu
Ví dụ cửa chính căn nhà hướng Nam, thế thì hướng của bồn cầu không được hướng Nam, không thì dễ sinh bệnh cho chủ nhà. Trước mắt chưa có cuộc điều tra rõ ràng về vấn đề này, nhưng tránh được thì nên tránh.
Nhà vệ sinh không nên nằm ở cuối hành lang
Nếu như nhà bạn có hành lang tương đối dài, cần chú ý sao cho nhà vệ sinh nằm ở bên cạnh hành lang chứ không được để ở cuối hành lang, nếu không phạm phải tướng đại hung, có hại cho sức khoẻ con người.
Nhà vệ sinh phải có cửa sổ, tốt nhất là đủ ánh sáng, không khí lưu thông.
Nguyên nhân rất đơn giản, nhà vệ sinh là nơi thường xuyên ẩm thấp dễ gây nên ẩm mốc, đồng thời cũng là nơi chúng ta thường dùng để tẩy rửa tạp chất và xú uế. Do vậy nhà vệ sinh nhất thiết phải có cửa sổ hoặc cửa thông gió, đủ ánh sáng và không khí lưu không để cho mùi hôi bay đi, duy trì không khí trong sạch.
Nhà vệ sinh của biệt thự:
Thường thì khi thiết kế người ta thường nhớ đến sự phối hợp giữa các gian phòng trong cùng một tầng mà lại quên mất mối quan hệ giữa các tầng. Nếu như nhà vệ sinh nằm trên phòng ngủ thì trạch tướng vô cùng nguy hại, sức khoẻ người ở sẽ giảm sút. Theo nguyên lí “gia tướng học” Hồng Kông cổ truyền, thì nền nhà vệ sinh không được cao hơn phòng ngủ. Ngũ hành gia cho rằng, nước chảy xuống dưới, làm ẩm kết cấu bên dưới, về lâu dài phòng ngủ bị ẩm thấp, dễ phát sinh các bệnh hệ thống nội tiết. Nếu như nhất quyết phải đặt trên lầu, thì bạn nên thiết kế kéo rộng khoảng cách với phòng ngủ.
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Khánh Linh (##)